Xem mẫu

  1. 77 BÀI 6: TRÁT TRỤ TIẾT DIỆN CHỮ NHẬT Mã mô đun: 26-06 Giới thiệu Để trát được trụ tiết diện chữ nhật đúng vị trí, hình dáng, kích thước theo thiết kế. Ta cần làm mốc trước khi trát . I. Mục tiêu của bài: - Nêu được yêu cầu kỹ thuật của mặt trát trụ. - Trình bày được trình tự các bước trát trụ. - Trát được trụ đạt các yêu cầu kỹ thuật. - Kiểm tra, đánh giá được chất lượng của mặt trát trụ. - Có tính tự giác, kiên trì. II. Nội dung chính: 1. Yêu cầu kỹ thuật. 2. Công tác chuẩn bị trước khi trát. 3. Trình tự các bước trát trụ tiết diện chữ nhật. 4. Các lỗi và cách khắc phục. 5. An toàn lao động. 1. Yêu cầu kỹ thuật 1.1. Yêu cầu về vật liệu Chủng loại vữa trát phải đảm bảo theo yêu cầu 1.2. Yêu cầu về chất lượng: Trụ tiết diện chữ nhật sau khi trát song phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau: - Độ dày của lớp vữa trát theo thiết kế. - Đúng vị trí, hình dáng và kích thước theo thiết kế. - Các mặt trụ phải phẳng,đứng và nhẵn bóng. - Các cạnh góc phải thẳng và sắc nét. - Lớp vữa trát phải bám chắc vào bề mặt trụ. Không rạn nứt, bong rộp. 2. Công tác chuẩn bị 2.1. Chuẩn bị vật liệu - Dựa vào hình vẽ mà chuẩn bị khối lượng vữa cho phù hợp.
  2. 78 - Dựa vào chủng loại vữa theo yêu cầu mà chuẩn bị lượng xi măng, cát, vôi nhuyễn (nếu có).Vữa trát trụ được lọc kỹ và có độ dẻo theo yêu cầu. 2.2. Chuẩn bị dụng cụ Bay, bàn xoa, thước tầm, thước vuông, nivô, quả dọi, gông thép phi 6, bình xịt nước 2,5 lít. 2.3. Chuẩn bị phương tiện Nếu trụ trát có cao độ lớn hơn một đợt công tác (một tầm giáo). Ta phải lắp dựng giàn giáo, nếu giàn giáo có độ cao lớn hơn 4m ta phải lắp lan can bảo vệ. 2.4. Chuẩn bị hiện trường - Kiểm tra vị trí, kích thước cơ bản của từng trụ và dãy trụ. - Đục tẩy những vị trí nhô ra cục bộ, đắp tạo phẳng những vị trí lõm. - Với trụ bê tông cốt thép: Nếu mặt trụ bị rỗ, dùng vữa xi măng cát vàng mác 150 phủ kín, dùng vữa xi măng bạ dầy 1mm cho toàn mặt trụ, để tăng độ bám dính của vữa, tránh bong bộp. - Với trụ gạch: Ta phải kiểm tra độ ẩm và tưới nước tạo ẩm (nếu cần). 3. Trình tự các bước trát trụ tiết diện chữ nhật 3.1.Trát trụ đốc lập tiết diện chữ nhật, vữa ximăng cát, lớp vữa nhỏ hơn hoặc bằng 1,5cm 3.1.1. Làm mốc a a mÆt c¾t a-a Hình 26-77: Mốc trụ TDCN Hình 26-78
  3. 79 - Căn cứ vào tim trục dưới chân trụ truyền lên đỉnh trụ bằng dây dọi hoặc nivô.( ở cả 4 mặt trụ) - Đắp mốc ở đầu trụ: Dựa vào kích thước tiết diện trụ theo thiết kế, từ tim đo ra hai bên để xác định chiều dày của mốc. Đắp mốc ở đầu trụ xong, dùng thước vuông kiểm tra lại độ vuông góc của các mốc vừa đắp. - Dọi từ mốc trên đỉnh trụ xuống để đắp mốc chân trụ. Nếu chiều cao trụ lớn hơn chiều dài thước tầm phải đắp mốc trung gian, khoảng cách các mốc trung gian nhỏ hơn chiều dài thước tầm 15cm. 3.1.2. Lên vữa lớp lót: Do chiều dày của lớp vữa lót từ 3- 5mm ta dùng bay lên vữa từ vị trí cạnh góc, sau đó miết nhẹ vào giữa trụ, bay đưa từ dưới lên, từ cạnh trụ vào trong. Trát đều cho cả bốn mặt trụ. (Xem hình 26-79) Hình 26-79: Lên vữa lớp lót 3.1.3. Lên vữa lớp mặt - Dùng hai thước tầm dựng ở hai mặt trụ đối nhau. Sao cho cạnh thước tầm ăn phẳng với mặt dải mốc. Dùng gông thép phi 6 để giữ thước cố định . - Dùng bàn xoa lên vữa lớp mặt theo hai cạnh thước tầm. Lên từ trên xuống dưới, lên phủ kín cho 1 tầm thước. Các mặt còn lại thực hiện tương tự. ( Xem hình 26-80 và hình 26-81).
  4. 80 Hình 26-80: Định vị thước tầm Hình 26-81: Lên vữa lớp mặt 3.1.4. Cán vữa - Dùng thước khẩu(Thước ngắn) dựa vào hai cạnh của thước tầm cán ngang từ dưới lên chỗ nào thiếu vữa bù thêm rồi cán lại cho phẳng. Các mặt còn lại thực hiện tương tự. (Xem hình 26-82) Hình 26-82: Cán vữa
  5. 81 3.1.5. Xoa nhẵn - Dùng bàn xoa xoa dọc theo cạnh thước tầm để cạnh trụ thẳng và nét, khi xoa ở giữa mặt trụ ta xoa tròn dựa theo. (Xem hình 26-83) Hình26-83: Xoa nhẵn 3.1.6. Sửa cạnh Trát xong mỗi cạnh, dùng bàn xoa sấp nước áp vào mặt trụ tại vị trí cạnh góc, vuốt nhẹ vào phía trong thân trụ. Sửa hai mặt đồng thời cho từng đoạn, để cạnh trụ được sắc và nét. (Xem hình 26-84) Hình 26-84: Sửa cạnh
  6. 82 3.2. Trát trụ liền tường vữa ximăng cát, nhỏ hơn hoặc bằng 1,5cm 3.2.1. Làm mốc: (Xem hình 26- 85) - Căn cứ vào tim trục dưới chân trụ truyền lên đỉnh trụ bằng dây dọi hoặc nivô. - Dựa vào kích thước tiết diện trụ theo thiết kế, từ tim đo ra hai bên để xác định chiều dày của mốc. - Đắp mốc ở đầu trụ xong, dùng thước vuông kiểm tra lại độ vuông góc của mốc mặt trụ với mốc cạnh trụ, mốc cạnh trụ với mặt tường. - Dóng từ mốc trên đỉnh trụ xuống để đắp mốc chân trụ. Nếu chiều cao trụ lớn hơn chiều dài thước tầm phải đắp mốc trung gian, khoảng cách các mốc trung gian nhỏ hơn chiều dài thước tầm 15cm. Hình 26-85: Làm mốc 3.2.2. Lên vữa lớp lót Do chiều dày của lớp vữa lót từ 3- 5mm ta dùng bay lên vữa từ vị trí cạnh góc, sau đó miết nhẹ vào giữa trụ, bay đưa từ dưới lên, từ cạnh trụ vào trong. Trát đều cho cả ba mặt trụ. (Xem hình 26-86) Hình 26-86: Lên vữa lớp lót
  7. 83 3.2.3. Lên vữa lớp mặt - Lên vữa lớp mặt của mặt trụ song song với mặt tường, tương tự như trát trụ độc lập. Nhưng khi tiến hành trát hai mặt trụ vuông góc với mặt tường, lúc này vữa mặt vừa trát còn ướt ta dựa thước tầm ở mặt ngoài theo cạnh dải mốc. Nhờ sự kết dính của lớp vữa mặt ngoài với thước tầm thước tự ổn định trong quá trình trát lớp mặt của hai mặt còn lại. (Xem hình 26-89) Hình 26-89: Lên vữa lớp mặt 3.2.4. Cán vữa Dùng thước khẩu dựa vào hai cạnh của thước tầm cán ngang từ dưới lên, chỗ nào thiếu vữa bù thêm rồi cán lại cho phẳng. (Xem hình 26- 90) Hình 26-90: Cán vữa 3.2.5. Xoa nhẵn
  8. 84 - Dùng bàn xoa xoa dọc theo cạnh thước tầm để cạnh trụ thẳng và nét, khi xoa ở giữa mặt trụ ta xoa tròn dựa theo hai cạnh thước, để mặt trụ phẳng, tránh tình trạng mặt trát bị lõm giữa. (Xem hình 26-91) Hình 26-91: Xoa nhẵn 3.2.6. Sửa cạnh Trát xong mỗi cạnh, dùng bàn xoa sấp nước áp vào mặt trụ tại vị trí cạnh góc, vuốt nhẹ vào phía trong thân trụ. Sửa hai mặt đồng thời cho từng đoạn, để cạnh trụ được sắc và nét. (Xem hình 26-92) Hình 26-92: Sửa cạnh 3.3. Trát trụ độc lập tiết diện chữ nhật, vữa tam hợp nhỏ hơn hoặc bằng 1,5cm Vữa tam hợp là loại vữa chứa nhiều chất kết dính (vôi và ximăng) khi kết rắn chúng có độ co ngót tương đối lớn, do vậy chiều dày của mỗi lớp vữa trát không quá 5mm. Nếu độ dày của lớp vữa lớn hơn 5mm, khi kết rắn mặt trát sẽ bị nứt rạn hoặc bong bộp. Do vậy khi trát trụ độc lập và trụ liền tường tiết diện chữ nhật bằng vữa tam hợp, lớp vữa nhỏ hơn hoặc bằng 1,5cm ta phải trát làm 3 lớp (vữa lớp lót, vữa lớp nền, vữa lớp mặt). 3.3.1. Làm mốc - Căn cứ vào tim trục dưới chân trụ truyền lên đỉnh trụ bằng dây dọi hoặc nivô.
  9. 85 - Dựa vào kích thước tiết diện trụ theo thiết kế, từ tim đo ra hai bên để xác định chiều dày của mốc. - Đắp mốc ở đầu trụ xong, dùng thước vuông kiểm tra lại độ vuông góc của các mốc vừa đắp. - Dóng từ mốc trên đỉnh trụ xuống để đắp mốc chân trụ. Nếu chiều cao trụ lớn hơn chiều dài thước tầm phải đắp mốc trung gian, khoảng cách các mốc trung gian nhỏ hơn chiều dài thước tầm 15cm. 3.3.2. Lên vữa lớp lót Do chiều dày của lớp vữa lót từ 3- 5mm ta dùng bay lên vữa từ vị trí cạnh góc, sau đó miết nhẹ vào giữa trụ, bay đưa từ dưới lên, từ cạnh trụ vào trong. Trát đều cho cả bốn mặt trụ. 3.3.3. Lên vữa lớp nền Khi vữa lớp lót se mặt thì tiến hành lên vữa lớp nền. Vữa lớp nền có độ dày từ 5-7 mm, vữa lớp nền được lên tương đối phẳng để khi lớp vữa mặt được khô đồng đều. Trình tự thao tác giống như lên vữa lớp lót. 3.3.4. Lên lớp vữa mặt - Dùng hai thước tầm dựng ở hai mặt trụ đối nhau. Sao cho cạnh thước tầm ăn phẳng với mặt dải mốc. Dùng gông thép phi 6 để giữ thước cố định . - Dùng bàn xoa lên vữa lớp mặt theo hai cạnh thước tầm. Lên từ trên xuống dưới, lên phủ kín cho 1 tầm thước. Các mặt còn lại thực hiện tương tự. 3.3.5. Cán vữa Dùng thước khẩu dựa vào hai cạnh của thước tầm cán ngang từ dưới lên chỗ nào thiếu vữa bù thêm rồi cán lại cho phẳng. Các mặt còn lại thực hiện tương tự. 3.3.6. Xoa nhẵn - Dùng bàn xoa xoa dọc theo cạnh thước tầm để cạnh trụ thẳng và nét, khi xoa ở giữa mặt trụ ta xoa tròn dựa theo hai cạnh thước, để mặt trụ phẳng, tránh tình trạng mặt trát bị lõm giữa. 3.3.7. Sửa cạnh Dùng bàn xoa xoa dọc theo cạnh thước tầm để cạnh trụ thẳng và nét, khi xoa ở giữa mặt trụ ta xoa tròn dựa theo hai cạnh thước, để mặt trụ phẳng, tránh tình trạng mặt trát bị lõm giữa.
  10. 86 3.4. Trát trụ liền tường tiết diện chữ nhật, vữa tam hợp nhỏ hơn hoặc bằng 1,5cm 3.4.1 . Làm mốc - Căn cứ vào tim trục dưới chân trụ truyền lên đỉnh trụ bằng dây dọi hoặc nivô. - Dựa vào kích thước tiết diện trụ theo thiết kế, từ tim đo ra hai bên để xác định chiều dày của mốc. - Đắp mốc ở đầu trụ xong, dùng thước vuông kiểm tra lại độ vuông góc của mốc mặt trụ với mốc cạnh trụ, mốc cạnh trụ với mặt tường. -Dóng từ mốc trên đỉnh trụ xuống để đắp mốc chân trụ. Nếu chiều cao trụ lớn hơn chiều dài thước tầm phải đắp mốc trung gian, khoảng cách các mốc trung gian nhỏ hơn chiều dài thước tầm 15cm. 3.4.2. Lên lớp vữa lót Do chiều dày của lớp vữa lót từ 3-5mm ta dùng bay lên vữa từ vị trí cạnh góc, sau đó miết nhẹ vào giữa trụ, bay đưa từ dưới lên, từ cạnh trụ vào trong. Trát đều cho cả ba mặt trụ. 3.4.3.Lên lớp vữa nền Khi vữa lớp lót se mặt thì tiến hành lên vữa lớp nền. Vữa lớp nền có độ dày từ 5-7mm, vữa lớp nền được lên tương đối phẳng để khi lớp vữa mặt được khô đồng đều. Trình tự thao tác giống như lên vữa lớp lót. 3.4.4. Lên lớp vữa mặt Lên vữa lớp mặt của mặt trụ song song với mặt tường, tương tự như trát trụ độc lập. Nhưng khi tiến hành trát hai mặt trụ vuông góc với mặt tường, lúc này vữa mặt vừa trát còn ướt ta dựa thước tầm ở mặt ngoài theo cạnh dải mốc. Nhờ sự kết dính của lớp vữa mặt ngoài với thước tầm thước tự ổn định trong quá trình trát lớp mặt của hai mặt còn lại. 3.4.5. Cán vữa Dùng thước khẩu dựa vào hai cạnh của thước tầm cán ngang từ dưới lên, chỗ nào thiếu vữa bù thêm rồi cán lại cho phẳng. 3.4.6. Xoa nhẵn - Dùng bàn xoa xoa dọc theo cạnh thước tầm để cạnh trụ thẳng và nét, khi xoa ở giữa mặt trụ ta xoa tròn dựa theo hai cạnh thước, để mặt trụ phẳng, tránh tình trạng mặt trát bị lõm giữa. 3.4.7. Sửa cạnh
  11. 87 Trát xong mỗi cạnh, dùng bàn xoa sấp nước áp vào mặt trụ tại vị trí cạnh góc, vuốt nhẹ vào phía trong thân trụ. Sửa hai mặt đồng thời cho từng đoạn, để cạnh trụ được sắc và nét. 4. Các lỗi và cách khắc phục - Lớp vữa trát trụ bị rạn nứt hoặc bong bộp: + Nguyên nhân: Do lớp vữa lớp lót dày quá 5mm, lớp vữa lót chưa se đã lên lớp vữa mặt, nhất là lớp vữa tam hợp, vữa trộn nhão quá theo yêu cầu, không tạo ẩm kỹ đối với trụ xây bằng gạch, không bạ lớp vữa xi măng lót dày 1mm đối với trụ bê tông cốt thép. + Khắc phục: Thực hiện trát từng lớp theo trình tự, mỗi lớp trát xong phải se mặt với trát lớp tiếp theo (nhất là vữa tam hợp). Vữa trộn có sụt theo thiết kế, tưới nước tạo ẩm kĩ đối với trụ gạch, bạ lớp vữa ximăng dày 1mm trước khi trát đối với trụ bê tông cốt thép. - Cạnh trụ bị nứt nẻ, không sắc nét: + Nguyên nhân: Khi trát xong lúc tháo thước không sửa lại cạnh. + Khắc phục: Tháo thước xong, dùng bàn xoa sấp nước, để sửa lại cạnh trụ cho thẳng và sắc nét. - Mặt vữa trát trụ bị sùi nổ có đốm trắng hoặc vàng: + Nguyên nhân: Trong vữa tam hợp còn có những hạt vôi sống lẫn vào. + Khắc phục: Dùng lưới có mắt 0,5 x 0,5mm để lọc vôi trước khi trộn vữa, cát trát phải được sàng kỹ. 5. An toàn lao động - Kiểm tra giàn giáo: Kiểm tra độ ổn định của giàn giáo, thanh giằng và các mối neo giữ. Nếu thấy chưa đủ đảm bảo thì phải bổ sung ngay. Với các sàn công tác có độ cao lớn hơn 4m phải lắp lan can bảo vệ. - Kiểm tra an toàn khi thao tác: - Khi làm việc trên cao, không được với để thao tác dễ bị hụt hẫng gây tai nạn. - Phải có đủ các trang thiết bị phòng hộ lao động phù hợp với loại công việc và ăn mặc phải gọn gàng để dễ dàng thao tác. - Trong quá trình làm việc cấm không được sử dụng các chất kích thích như rượi, bia… - Những người không đủ sức khoẻ, không được lên giáo cao để trát. - Chấp hành mọi quy định về an toàn lao động tại nơi làm việc .
  12. 88 ĐỀ LUYỆN TẬP ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG THỰC HÀNH Bài 1: Trát trụ độc lập tiết diện vuông. A. Yêu cầu đề thi: Đọc bản vẽ, chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, hiện trường để trát trụ độc lập tiết diện vuông theo yêu cầu của đề bài. 1. Câu hỏi: Mỗi nhóm (2 học sinh) trát một trụ độc lập tiết diện vuông bằng vữa vôi: Có hình dáng, kích thước như hình vẽ. 10 a a 1410 330 350 10 10 330 10 350 350 mÆt ®øng mÆt c¾t a-a 2. Yêu cầu kỹ thuật (mô tả công việc): - Trát trụ độc lập đảm bảo đúng vị trí, hình dáng và kích thước theo thiết kế. - Một nhóm (2 học sinh) thực hiện 1 bài. - Thời gian thực hiện công việc: 120 phút. - Địa điểm thực hiện: Tại xưởng thực hành. B. Trình tự thực hiện công việc: - Lên vữa lớp lót. - Lên vữa lớp mặt. - Cán phẳng vữa. - Xoa nhẵn. - Sửa cạnh, góc. C. Trang thiết bị, dụng cụ, vật tư dùng cho đề thi: - Chuẩn bị vật liệu: Mỗi nhóm (2 học sinh) chuẩn bị 15 lít vữa vôi. - Chuẩn bị dụng cụ: Ngoài dụng cụ trát thông thường, mỗi nhóm (2 học sinh) chuẩn bị thêm một thước vuông có cạnh 50cm. - Chuẩn bị hiện trường: Mỗi nhóm (2 học sinh) chuẩn bị một sản phẩm giả định (trụ tiết diện vuông có cạnh là 330mm). Tại xưởng trường theo sơ đồ vị trí đã phân công.
  13. 89 D. Tiêu chí đánh giá, thang điểm: Mẫu phiếu đánh giá bài luyện tập: Kết quả Điểm Thang Yêu cầu - STT Mô tả tiêu chí hoặc số đạt điểm Định mức liệu được thực tế Sai 1mm trừ 1 1.5 Kích thước chiều cao. 0.1 điểm. Sai 1mm trừ 2 1.5 Kích thước tiết diện. 0.1 điểm. Sai 1mm trừ 3 1.5 Độ phẳng mặt trụ trát. 0.1 điểm. Sai 1mm trừ 4 1 Độ nhẵn bóng mặt trụ trát. 0.1 điểm. Sai 1mm trừ 5 0.5 Mức sắc cạnh của góc trụ. 0.1 điểm. Sai 1mm trừ 6 1 Độ thẳng đứng mặt trụ trát. 0.1 điểm. Độ vuông góc của hai mặt trát Sai 1mm trừ 7 1.5 liền kề. 0.1 điểm. Điểm chủ 8 0.5 Thao tác. quan. Điểm chủ 9 0.5 ATLĐ và vệ sinh công nghiệp. quan. Điểm chủ 10 0.5 Năng suất. quan. Tổng điểm là 10 Tổng điểm đạt được KHOA/BỘ MÔN GIÁO VIÊN RA ĐỀ (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
  14. 90 Bài 2: Trát trụ liền tường tiết diện chữ nhật. A. Yêu cầu đề thi: Đọc bản vẽ, chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, hiện trường để trát trụ liền tường tiết diện chữ nhật theo yêu cầu của đề bài. 1. Câu hỏi: Mỗi nhóm (2 học sinh) trát một trụ liền tường tiết diện chữ nhật bằng vữa vôi: Có hình dáng, kích thước như hình vẽ. 150 250 150 10 105 110 105 a a 150 250 150 mÆt c¾t a-a ± 0.000 mÆt ®øng 2. Yêu cầu kỹ thuật (mô tả công việc): - Trát trụ liền tường tiết diện chữ nhật đảm bảo đúng vị trí, hình dáng và kích thước theo thiết kế. - Một nhóm (2 học sinh) thực hiện 1 bài. - Thời gian thực hiện công việc: 120 phút. - Địa điểm thực hiện: Tại xưởng thực hành. B. Trình tự thực hiện công việc: - Lên vữa lớp lót. - Lên vữa lớp mặt. - Cán phẳng vữa. - Xoa nhẵn. - Sửa cạnh, góc. C. Trang thiết bị, dụng cụ, vật tư dùng cho đề thi: - Chuẩn bị vật liệu: Mỗi nhóm (2 học sinh) chuẩn bị 15 lít vữa vôi. - Chuẩn bị dụng cụ: Ngoài dụng cụ trát thông thường, mỗi nhóm (2 học sinh) chuẩn bị thêm một thước vuông có cạnh 15x30cm. - Chuẩn bị hiện trường: Mỗi nhóm (2 học sinh) chuẩn bị một sản phẩm giả định (trụ liền tường tiết diện chữ nhật như hình vẽ). Tại xưởng trường theo sơ đồ vị trí đã phân công.
  15. 91 D. Tiêu chí đánh giá, thang điểm: Mẫu phiếu đánh giá bài luyện tập: Kết quả Điểm Thang Yêu cầu - STT Mô tả tiêu chí hoặc số đạt điểm Định mức liệu được thực tế Sai 1mm trừ 1 1.5 Kích thước chiều cao. 0.1 điểm. Sai 1mm trừ 2 1.5 Kích thước tiết diện. 0.1 điểm. Sai 1mm trừ 3 1.5 Độ phẳng mặt trụ trát. 0.1 điểm. Sai 1mm trừ 4 1 Độ nhẵn bóng mặt trụ trát. 0.1 điểm. Sai 1mm trừ 5 0.5 Mức sắc cạnh của góc trụ. 0.1 điểm. Sai 1mm trừ 6 1 Độ thẳng đứng mặt trụ trát. 0.1 điểm. Độ vuông góc của hai mặt trát Sai 1mm trừ 7 1.5 liền kề. 0.1 điểm. Điểm chủ 8 0.5 Thao tác. quan. Điểm chủ 9 0.5 ATLĐ và vệ sinh công nghiệp. quan. Điểm chủ 10 0.5 Năng suất. quan. Tổng điểm là 10 Tổng điểm đạt được KHOA/BỘ MÔN GIÁO VIÊN RA ĐỀ (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
  16. 92 Bài 3: Trát trụ độc lập tiết diện vuông chữ nhật. A. Yêu cầu đề thi: Đọc bản vẽ, chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, hiện trường để trát trụ độc lập tiết diện vuông chữ nhật theo yêu cầu của đề bài. 1. Câu hỏi: Mỗi nhóm (2 học sinh) trát một trụ độc lập tiết diện vuông chữ nhật bằng vữa vôi: Có hình dáng, kích thước như hình vẽ. 350 80 70 55 240 55 60 470 350 1410 60 a a 1260 mÆt b»ng 10 330 350 10 mÆt ®øng 10 220 10 240 mÆt c¾t a-a 2. Yêu cầu kỹ thuật (mô tả công việc): - Trát trụ độc lập tiết diện vuông chữ nhật đảm bảo đúng vị trí, hình dáng và kích thước theo thiết kế. - Một nhóm (2 học sinh) thực hiện 1 bài. - Thời gian thực hiện công việc: 120 phút. - Địa điểm thực hiện: Tại xưởng thực hành. B. Trình tự thực hiện công việc: - Lên vữa lớp lót. - Lên vữa lớp mặt. - Cán phẳng vữa. - Xoa nhẵn. - Sửa cạnh, góc. C. Trang thiết bị, dụng cụ, vật tư dùng cho đề thi:
  17. 93 - Chuẩn bị vật liệu: Mỗi nhóm (2 học sinh) chuẩn bị 15 lít vữa vôi. - Chuẩn bị dụng cụ: Ngoài dụng cụ trát thông thường, mỗi nhóm (2 học sinh) chuẩn bị thêm một thước vuông có cạnh 15x30cm. - Chuẩn bị hiện trường: Mỗi nhóm (2 học sinh) chuẩn bị một sản phẩm giả định (trụ liền tường tiết diện chữ nhật như hình vẽ). Tại xưởng trường theo sơ đồ vị trí đã phân công. D. Tiêu chí đánh giá, thang điểm: Mẫu phiếu đánh giá bài luyện tập: Kết quả Điểm Thang Yêu cầu - STT Mô tả tiêu chí hoặc số đạt điểm Định mức liệu được thực tế Sai 1mm trừ 1 1.5 Kích thước chiều cao. 0.1 điểm. Sai 1mm trừ 2 1.5 Kích thước tiết diện. 0.1 điểm. Sai 1mm trừ 3 1.5 Độ phẳng mặt trụ trát. 0.1 điểm. Sai 1mm trừ 4 1 Độ nhẵn bóng mặt trụ trát. 0.1 điểm. Sai 1mm trừ 5 0.5 Mức sắc cạnh của góc trụ. 0.1 điểm. Sai 1mm trừ 6 1 Độ thẳng đứng mặt trụ trát. 0.1 điểm. Độ vuông góc của hai mặt trát Sai 1mm trừ 7 1.5 liền kề. 0.1 điểm. Điểm chủ 8 0.5 Thao tác. quan. Điểm chủ 9 0.5 ATLĐ và vệ sinh công nghiệp. quan. Điểm chủ 10 0.5 Năng suất. quan. Tổng điểm là 10 Tổng điểm đạt được KHOA/BỘ MÔN GIÁO VIÊN RA ĐỀ (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
  18. 94 BÀI 7: TRÁT DẦM Mã bài: 26-07 Giới thiệu Dầm là cấu kiện chịu lực chính, nhờ có dầm thì sàn, mái, bê tông cốt thép ổn định dễ dàng, giúp con người sinh hoạt và làm việc hàng ngày. Chính vì vậy người ta thường trát lên mặt giầm, một lớp vữa xi măng cát hoặc vữa tam hợp làm tăng tuổi thọ và giá trị thẩm mĩ cho công trình xây dựng. I. Mục tiêu của bài - Nêu được yêu cầu kỹ thuật của mặt trát dầm. - Trình bày được trình tự các bước trát dầm. - Trát được dầm đạt các yêu cầu kỹ thuật. - Kiểm tra, đánh giá được chất lượng của mặt trát dầm. - Có tính tự giác, kiên trì trong học tập. II. Nội dung chính: 1. Yêu cầu kỹ thuật 2. Công tác chuẩn bị trước khi trát 3. Trình tự các bước trát dầm 4. Những lỗi thường gặp 5. An toàn lao động 1.Yêu cầu kỹ thuật 1.1.Yêu cầu về vật liệu Chủng loại vữa và chiều dày lớp vữa trát dầm, phải đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế. 1.2.Yêu cầu về chất lượng Mặt dầm sau khi trát xong phải phẳng, nhẵn, không bong bộ đúng hình dáng, kích thước theo thiết kế. Thành dầm phải phẳng đứng, mặt đáy dầm phải ngang bằng. Các cạnh góc của dầm phải thẳng và sắc nét. 2. Công tác chuẩn bị 2.1. Chuẩn bị vật liệu Dựa vào hình vẽ của bài luyện tập, dựa vào chủng loại vữa và chiều dày lớp vữa trát theo yêu cầu mà chuẩn bị khối lượng vữa.
  19. 95 2.2. Chuẩn bị dụng cụ Bay, bàn xoa, bàn tà lột, thước tầm, thước vuông, nivô, thước mét, gông thép phi 6, xô nước, chổi đót, dây ni lông 2.3. Chuẩn bị phương tiện Nếu dầm trát nằm trên cao độ, lớn hơn 1 đợt công tác (một tầm giáo). Ta phải lắp dựng giàn giáo, nếu sàn công tác trát nằm trên cao độ lớn hơn 4m ,ta phải lắp lan can bảo vệ. 2.4. Chuẩn bị hiện trường Mặt dầm phải sạch, không có dầu mỡ hoặc các chất hữu cơ khác, nếu có thì phải dùng bàn chải sắt vệ sinh. Kiểm tra hình dáng, kích thước của dầm trước khi trát mốc. Kiểm tra bề mặt bê tông dầm, nếu có những vị trí lõm hoặc rỗ hay lồi ra cục bộ. đục bớt những vị trí bê tông lồi ra, dùng vữa ximăng, cát vàng, mác 150,đắp vào những vị trí bê tông bị lõm hoặc rỗ. 3. Trình tự các bước trát dầm 3.1. Trình tự các bước trát dầm bằng vữa tam hợp, lớp vữa dày 1cm 3.1.1.Làm mốc trát dầm Hình 26-93: Làm mốc trát dầm Căn cứ vào kích thước thiết kế mà xác định hình dáng, kích thước của mốc trát dầm.
  20. 96 Mốc được làm ở hai đầu dầm , cách tường hoặc cột từ 10- 15 cm. Dùng ni vô kiểm tra độ thẳng đứng của mốc thành dầm và độ ngang bằng của mốc đáy dầm. Sau khi làm xong mốc ở hai đầu dầm, nếu dầm có chiều dài lớn hơn chiều dài thước tầm, phải căng dây làm các mốc trung gian nhỏ hơn chiều dài thước tầm từ10-15 cm. 3.1.2.Lên vữa lót: Dùng bay lên vữa lớp lót từ vị trí cạnh góc sau đó miết nhẹ lên phía trên đối với thành dầm, miết nhẹ vào phía giữa đối với đáy dầm, lớp vữa lót đó có độ dày từ 3- 5 mm. Trát đều và kín cho cả 3 mặt dầm. Hình 26-94: Lên vữa lót 3.1.3. Lên vữa lớp mặt - Trát đáy dầm: Khi vữa lớp lót se mặt, ta tiến hành lên vữa lớp mặt. Dùng thước tầm kẹp ở 2 bên thành dầm. Điều chỉnh cho cạnh thước ăn phẳng với mốc ở đáy dâm, dùng gông thép phi 6 để gông lại . Hình 26-95: Lên vữa lớp mặt
nguon tai.lieu . vn