Xem mẫu

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XÔ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: TIN HỌC ỨNG DỤNG KẾ TOÁN 1 NGHỀ: KẾ TOÁN TIN HỌC TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP Ban hành theo theo Quyết định số: 979/QĐ-CĐVX-ĐT, ngày 12 tháng 12 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng cơ điện xây dựng Việt Xô Ninh Bình, năm 2019
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Hiện nay, công nghệ thông tin (CNTT) đang hiện diện và đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình quản trị, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Chúng ta có thể hiểu tin học là một ngành khoa học công nghệ phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng máy tính, điện thoại để lưu trữ khai thác thông tin một cách nhanh nhất, tốt nhất để cuộc sống thêm phần dễ dàng hơn. Nhất là việc quản lí thông tin không phải ghi chép hay tìm tòi một cách thủ công mà chỉ cần nhập trên máy tính, điện thoại chúng ta có thể tìm được. Tin học văn phòng hiện đang là kỹ năng cơ bản, quan trọng và cần thiết nhất đối với mọi ngành nghề lĩnh vực. Tin học văn phòng đã không còn là một khái niệm xa lạ đối với mọi người. Bởi lẽ người người nhà nhà đều từng, đã, đang sử dụng, tiếp cận với Tin học văn phòng để bổ sung kiến thức cho bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại. Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của tin học văn phòng là phầm mềm Microsoft Office. Microsoft office là một ứng dụng có vai trò hỗ trợ cho việc nhập dữ liệu hay xử lý dữ liệu. Là một ứng dụng đc dùng rộng rãi trên thế giới. Chúng ta có thể kể đến những ứng dụng phổ biến trong bộ Microsoft office như là: Microsoft Word, Microsoft Exel, Microsoft PowerPoint, Microsoft Access… Vai trò của phần mềm Microsoft office đối với doanh nghiệp nói chung, công tác kế toán tài chính nói riêng là hết sức cần thiết nó thể hiện ở mức độ chính xác và nhanh gọn. Đặc biệt là kể đến chương trình soạn thảo văn bản Microsoft Word và bảng tính điện tử Microsoft Excel. Trong nội dung Mô đun Tin học ứng dụng kế toán 1 sẽ giúp các em tìm hiểu những ứng dụng cơ bản nhất của Microsoft Word và Microsoft Excel vào thực tế và cụ thể là công tác kế toán tài chính văn phòng. Giáo trình này chúng tôi đã cố gắng bổ sung, hoàn chỉnh về cơ bản để giáo trình đáp ứng được tốt nhất yêu cầu của người học, song không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, các nhà nghiên cứu và anh chị em sinh viên. Xin chân thành cảm ơn! Ngày 21 tháng 5 năm 2019 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: ThS. Lê Thị Điệp Minh 2
  4. MỤC LỤC Trang TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN .................................................................................. 1 LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. 2 MỤC LỤC Trang ............................................................................................... 3 BÀI 1: HỆ SOẠN THẢO VĂN BẢN WORD ..................................................... 7 1. Giới thiệu về Microsoft Word ....................................................................... 7 2. Các thao tác cơ bản ........................................................................................ 8 2.1. Khởi động Microsoft Word ..................................................................... 8 2.2. Giới thiệu màn hình soạn thảo ................................................................ 8 2.3. Soạn thảo tiếng việt ................................................................................. 9 2.4. Các thao tác với file văn bản ................................................................. 10 2.5. Sao chép, di chuyển và xóa các khối văn bản ....................................... 12 3. Định dạng văn bản ....................................................................................... 13 3.1. Định dạng ký tự ..................................................................................... 13 3.2. Định dạng khối, đoạn văn bản ............................................................... 14 3.3. Định dạng số cột cho văn bản ............................................................... 15 3.4. Đinh dạng Bullets and numbering ......................................................... 15 4. Chèn hiệu ứng vào văn bản ........................................................................ 18 4.1. Chèn các ký tự đặc biệt ......................................................................... 19 4.2. Chèn ảnh vào văn bản ........................................................................... 20 4.3. Chèn công thức toán học ....................................................................... 22 5. Tạo biểu bảng, đồ thị ................................................................................... 25 5.1. Làm việc với bảng biểu ......................................................................... 25 5.2. Tạo và sửa đồ thị trong Word................................................................ 32 5.3. Chèn bảng tính, đồ thị của Excel vào Word.......................................... 33 6. Định dạng trang và in ấn .............................................................................. 35 6.1. Tạo tiêu đề đầu trang, cuối trang ........................................................... 35 6.2. Cách đánh số trang ................................................................................ 38 6.3. Chọn cỡ giấy và đặt lề ........................................................................... 41 6.4. In văn bản .............................................................................................. 43 7. Các công cụ hỗ trợ trong Word ................................................................... 44 7.1. Các công cụ tăng tốc trong soạn thảo .................................................... 44 3
  5. 7.2. Các tính năng tự động ........................................................................... 52 7.3. Đối tượng đồ hoạ (Drawing) ................................................................. 57 7.4. Tạo thư và trộn thư ................................................................................ 59 8. Một số ứng dụng khác của Word ................................................................. 65 8.1. Tạo trang Web ....................................................................................... 65 8.2. Bảo vệ tài liệu ........................................................................................ 66 8.3. Thiết lập hệ thống và chế độ làm việc của Microsoft Word ................. 69 9. Kiểm tra ....................................................................................................... 73 BÀI 2: BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ EXCEL ............................................................ 74 1. Các khái niệm cơ bản................................................................................... 74 1.1. Khởi động EXCEL và màn hình giao diện ........................................... 74 1.2. Một số khái niệm ................................................................................... 77 1.3. Các kiểu dữ liệu Excel........................................................................... 79 1.4. Các thao tác trên bảng tính Excel .......................................................... 80 1.5. Làm việc với tệp tin............................................................................... 83 2. Định dạng dữ liệu ........................................................................................ 85 2.1. Nhập và chỉnh sửa dữ liệu ..................................................................... 85 2.2. Định dạng cột, dòng, ô .......................................................................... 87 2.3. Định dạng dữ liệu kiểu số, ngày tháng .................................................. 96 2.4. Định dạng kiểu chữ, nền chữ............................................................... 100 2.5. Tạo viền theo vùng ô đã chọn ............................................................. 102 3. Các hàm thường dùng ................................................................................ 108 3.1. Khái niệm ............................................................................................ 108 3.2. Các hàm số học và tính toán................................................................ 115 3.3. Các hàm ngày tháng ............................................................................ 116 3.4. Các hàm tìm kiếm và tham chiếu ........................................................ 118 3.5. Các hàm logic ...................................................................................... 119 3.6. Các hàm thống kê ................................................................................ 125 3.7. Các hàm tài chính ................................................................................ 130 3.8. Hàm xử lý chuỗi .................................................................................. 133 4. Làm việc với các đối tượng đồ hoạ và Macro ........................................... 138 4.1. Chèn ảnh, Clip Art, Word Art vào bảng tính ...................................... 138 4.2. Tạo và chỉnh sửa biểu đồ ..................................................................... 141 4.3. Tạo và sử dụng Macro ......................................................................... 144 4
  6. 5. Làm việc với Cơ sở dữ liệu Excel ............................................................. 152 5.1. Khái niệm về cơ sở dữ liệu (DataBase) .............................................. 152 5.2. Phân tích dữ liệu .................................................................................. 152 5.3. Phác thảo dữ liệu với các tổng con (Subtotal) .................................... 164 6. Các chức năng khác trong Excel ............................................................... 168 6.1. Hoà nhập Excel với Word ................................................................... 168 6.2. Chia sẻ dữ liệu Excel trên Internet ...................................................... 172 6.3. Bảo vệ dữ liệu...................................................................................... 177 7. Một số ứng dụng Excel trong công tác kế toán ......................................... 182 8. Kiểm tra ..................................................................................................... 192 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 193 5
  7. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên Mô đun: TIN HỌC ỨNG DỤNG KẾ TOÁN 1 Mã Mô đun: MĐ20 Vị trí, tính chất của Mô đun: - Vị trí: Mô đun tin học ứng dụng kế toán 1 là một Mô đun chuyên ngành và là một mô đun thực hành nghề rất quan trọng trong chương trình đào tạo nghề kế toán tin học, được bố trí sau các môn học chung. - Tính chất: Mô đun tin học ứng dụng kế toán 1 cung cấp những kiến thức cơ bản, nền tảng về kỹ năng làm việc với máy tính và ứng dụng Microsoft Word và Microsoft Excel trong bộ Microsoft Office. Mô đun tin học ứng dụng kế toán 1 là mô đun thực hành nghề bắt buộc để vận dụng Microsoft Word và Microsoft Excel trong công tác kế toán. Mục tiêu Mô đun: - Kiến thức: Nắm được những kiến thức cơ bản về ứng dụng Microsoft Word và Microsoft Excel bộ phần mềm Microsoft Office, tổng hợp lại những kiến thức và thao tác cơ bản khi làm việc với ứng dụng Microsoft Word và Microsoft Excel các thành phần trong bộ Microsoft Office. - Kỹ năng: + Sử dụng được Microsoft Word để ứng dụng vào công tác kế toán như thực hiện các công việc: soạn thảo, trình bày, trang trí các loại văn bản, lưu cất và in ấn cũng như chuyển giao tài liệu đặc biệt là các văn bản kinh tế. + Sử dụng được Microsoft Excel để có thể vận dụng vào công tác kế toán như lập được các sổ tính, định dạng, tính toán, in ấn, v.v.. hoặc chuyển giao. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác, cầu thị trong học tập III. Nội dung Mô đun: 6
  8. BÀI 1: HỆ SOẠN THẢO VĂN BẢN WORD Mã bài: MĐ20.01 Giới thiệu Microsoft Word, còn được biết đến với tên khác là Winword, là một chương trình soạn thảo văn bản phổ biển hiện nay của công ty phần mềm nổi tiếng Microsoft. Nó cho phép người dùng làm việc với văn bản thô (text), các hiệu ứng như phông chữ, màu sắc, khác như âm thanh, video khiến cho việc soạn thảo văn bản được thuận tiện hơn. Ngoài ra cũng có các công cụ như kiểm tra chính tả, ngữ pháp của nhiều ngôn ngữ khác nhau để hỗ trợ người sử dụng. Các phiên bản của Word thường lưu tên tập tin với đuôi là .doc, hay .docx đối với các phiên bản từ Word 2007 trở đi. Hầu hết các phiên bản của Word đều có thể mở được các tập tin văn bản thô (.txt) và cũng có thể làm việc với các định dạng khác, chẳng hạn như xử lý siêu văn bản (.html), thiết kế trang web. Mục tiêu: - Về kiến thức: + Trình bày được các thao tác cơ bản khi làm việc với hệ soạn thảo Word + Trình bày được thao tác định dạng văn bản, chèn hiệu ứng vào văn bản, lập bảng biểu trong Word - Về kỹ năng: + Soạn thảo được văn bản với hệ soạn thảo Word + Định dạng văn bản theo yêu cầu + Ứng dụng được vào công tác kế toán trong doanh nghiệp - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Thể hiện được thái độ thận trọng, cẩn thận, cầu thị trong học tập Nội dung chính: 1. Giới thiệu về Microsoft Word Microsoft Word là một trình xử lý độc quyền được thiết kế bởi Microsoft. Nó lần đầu tiên được phát hành vào năm 1983 dưới tên Multi-Tool Word cho hệ thống Xenix. phiên bản tiếp theo sau đó đã được viết cho nhiều nền tảng khác bao gồm máy tính IBM chạy hệ điều hành DOS (1983), Apple Macintosh (1984), AT & T Unix PC (1985), Atari ST (1986), SCO UNIX, OS / 2, và Microsoft Windows ( 1989). Nó là một thành phần của hệ thống phần mềm Microsoft Office; nó cũng được bán như một sản phẩm độc lập và bao gồm trong Microsoft Works Suite. Các phiên bản hiện nay là Microsoft Office Word 2010 cho Windows và Microsoft Office Word 2011 cho Mac. Các phiên bản của Word thường lưu tên tập tin với đuôi là .doc, hay .docx đối với các phiên bản từ Word 2007 trở đi. Hầu hết các phiên bản của Word đều có thể mở được các tập tin văn bản thô (.txt) và cũng có thể làm việc với các định dạng khác, chẳng hạn như xử lý siêu văn bản (.html), thiết kế trang web. 7
  9. Microsoft Word ra đời từ cuối những năm 1980, đến nay phần mềm Winword đã đạt được tới sự hoàn hảo trong lĩnh vực soạn thảo văn bản cũng như trong lĩnh vực văn phòng của bộ phần mềm Microsoft Office nói chung. Có thể liệt kê các đặc điểm nổi bật của phần mềm này như sau: Cung cấp đầy đủ nhất các kỹ năng soạn thảo và định dạng văn bản đa dạng, dễ sử dụng; Khả năng đồ hoạ đã mạnh dần lên, kết hợp với công nghệ OLE (Objects Linking and Embeding) bạn co thể chèn được nhiều hơn những gì ngoài hinh ảnh và âm thanh lên tai liệu word như: biểu đồ, bảng tính,.v.v. Có thể kết xuất, nhập dữ liệu dưới nhiều loại định dạng khác nhau. Đặc biệt khả năng chuyển đổi dữ liệu giữa Word với các phần mềm khác trong bộ Microsoft Office đã làm cho việc xử lý các ứng dụng văn phòng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Dễ dàng kết chuyển tai liệu thanh dạng HTML để chia sẻ dữ liệu trên mạng nội bộ, cũng như mạng Internet. 2. Các thao tác cơ bản 2.1. Khởi động Microsoft Word Cách 1. Chọn biểu tượng trên màn hình -> Nhấn Enter Cách 2. Nhấn chuột phải tại biểu tượng chữ trên màn hình -> Chọn Open Cách 3. Nhấn chuột trái nhanh 2 lần tại biểu tượng chữ trên màn hình. Cách 4.Vào Menu Start-> All Programs -> Microsoft Office -> Microsoft Office Word 2010. 2.2. Giới thiệu màn hình soạn thảo 8
  10. 2.3. Soạn thảo tiếng việt Chuẩn bị: Để gõ được tiếng Việt có dấu bạn phải chuẩn bị như sau - Phần mềm gõ tiếng Việt: Hiện nay có 2 phần mềm gõ tiếng Việt thông dụng là Vietkey và Unikey - Bộ phông tiếng Việt: Để gõ tiếng Việt máy tính của bạn phải cài thêm phông chữ tiếng Việt, bộ font full Sau khi tải về, bạn cài đặt Font chữ tiếng Việt vào hệ thống. Để gõ tiếng Việt các bạn cần thiết lập Kiểu gõ và Bảng mã trong phần mềm gõ tiếng Việt. Chọn Kiểu Gõ Tiếng Việt Để gõ tiếng Việt có dấu ta có 2 kiểu chính là TELEX và VNI. Kiểu gõ TELEX Dùng phím chữ để gõ dấu. Kiểu gõ VNI Dùng các phím số để gõ thêm dấu. Kiểu gõ có thế chọn tuỳ ý theo sở thích và thói quen của người sử dụng. Tham khảo hình 2 để biết cách gõ với 2 kiểu Telex và VNI. Bạn nên sử dụng bảng mã Unicode sẽ hiển thị tốt trên mọi máy tính và trên Website khi bạn truy cập Internet. Phần mềm gõ tiếng Việt Unikey phiên bản 4.0 đang sử dụng kiểu gõ Telex, Bảng mã Unicode Cách Gõ Tiếng Việt Có Dấu Khi Soạn Thảo Văn Bản. Để gõ tiếng Việt có dấu, bạn cần gõ nguyên âm (a, b, u, o,...) trước; sau đó gõ các dấu thanh, dấu mũ, dấu móc sau. Ví dụ bạn chọn kiểu gõ Telex và bảng mã Unicode để gõ cụm từ "Tôi yêu Việt Nam" bạn sẽ phải gõ như sau: "Tooi yeeu Vieetj Nam". Nếu bạn dùng kiểu gõ VNI bạn sẽ phải gõ: "Toi6 yeu6 Viet65 Nam" 9
  11. 2.4. Các thao tác với file văn bản * Tạo mới văn bản Tương tự như các phiên bản Word trước, phím tắt để tạo một tài liệu mới trong Word 2010 là Ctrl+N. Cách khác nhấn chuột vào Microsoft Office Button (hoặc Tab File), chọn New, nhấn chuột vào mục Blank document (tài liệu rỗng). Tạo một tài liệu mới từ mẫu có sẵn: Nhấn Microsoft Office Button (hoặc Tab File), chọn New. Nhấn nút Create để tạo một tài liệu mới từ mẫu đã chọn. 10
  12. * Mở một văn bản tạo sẵn Phím tắt mở tài liệu có sẵn là Ctrl+O. Bạn cũng có thể vào Microsoft Office Button (hoặc Tab File), chọn Open. * Lưu một văn bản đã soạn thảo Lưu tài liệu Phím tắt để lưu tài liệu là Ctrl+S (giống Word 2007). Cách khác: Nhấn Microsoft Office Button (hoặc Tab File), chọn Save. Nếu file tài liệu này trước đó chưa được lưu lần nào, bạn sẽ được yêu cầu đặt tên file và chọn nơi lưu. Để lưu tài liệu với tên khác (hay định dạng khác), bạn nhấn Microsoft Office Button (hoặc Tab File), chọn Save As (phím tắt F12, tương tự như Word 2007). Mặc định lưu tài liệu dạng Word 2003 trở về trước Mặc định, tài liệu của Word 2010 được lưu với định dạng là *.DOCX, khác với *.DOC mà bạn đã quen thuộc. Với định dạng này, bạn sẽ không thể nào mở được trên Word 2003 trở về trước nếu không cài thêm bộ chuyển đổi. Để tương 11
  13. thích khi mở trên Word 2003 mà không cài thêm chương trình, Word 2007 cho phép bạn lưu lại với định dạng Word 2003 (trong danh sách Save as type của hộp thoại Save As, bạn chọn Word 97-2003 Document). Muốn Word 2010 mặc định lưu với định dạng của Word 2003, bạn nhấn Microsoft Office Button (hoặc Tab File), chọn Word Options để mở hộp thoại Word Options. Trong khung bên trái, chọn Save. Tại mục Save files in this format, bạn chọn Word 97-2003 Document (*.doc). Nhấn OK. 2.5. Sao chép, di chuyển và xóa các khối văn bản * Chọn khối - Cách 1: nhắp mouse từ điểm đầu đến điểm cuối của văn bản cần chọn - Cách 2: Nhắp mouse để đặt con trỏ text ở điểm đầu, giữ Shift và nhắp mouse ở điểm cuối của đoạn văn bản cần chọn - Cách 3: Dùng phím Home, End và phím mũi tên trên bàn phím để di chuyển con trỏ text đến điểm đầu Giữ phím Shift và gõ các phím mũi tên thích hợp để di chuyển con trỏ text đến điểm cuối của đoạn văn bản cần chọn * Sao chép, di chuyển: Biểu Phím tương Ý nghĩa Lệnh tượng đương Chuyển đoạn văn bản đã chọn vào bộ nhớ Cut Ctrl + X Clipboard Chép đoạn văn bản đã chọn vào bộ nhớ Copy Ctrl + C Clipboard 12
  14. Dán đoạn văn bản có trong Clipboard vào vị Paste Ctrl + V trí con trỏ text - Đánh dấu chọn đoạn văn bản - Vào menu Edit chọn Copy hoặc Cut - Đặr con trỏ ở vị trí kết quả chọn Paste * Xóa khối Chọn đoạn văn bản cần xóa. Nhấn phím Delete trên bàn phím 3. Định dạng văn bản 3.1. Định dạng ký tự DANH SÁCH CÁC PHÍM TẮT ĐỊNH DẠNG KÍ TỰ Tổ hợp phím Công dụng Ctrl + B Bật/tắt chữ đậm Ctrl + I Bật/tắt chữ nghiêng Ctrl + U Bật/tắt Chữ gạch chân nét đơn Ctrl + Shift + A Bật/tắt Chữ hoa lớn(tiếng anh) Ctrl + Shift + K Bật/tắt Chữ hoa nhỏ(tiếng anh) Ctrl + Shift + F Chọn phông chữ Ctrl + Shift + H Bật/tắt chế độ ẩn văn bản Ctrl + Shift + P Chọn cỡ chữ Tổ hợp phím Công dụng Ctrl + [ Giảm cỡ chữ 1 đơn vị Ctrl + ] Tăng cỡ chữ lên 1 đơn vị Ctrl + = Bật/tắt chỉ số dưới Ctrl + Shift + = Bật/tắt chỉ số trên Ctrl + Shift + D Bật/tắt gạch chân nét đôi Ctrl + Shift + W Bật/tắt gạch chân dưới các từ Ctrl + Shift + Z Hủy định dạng kí tự 13
  15. Ctrl + Shift + > Tăng cỡ chữ theo danh sách cỡ Ctrl + Shift + < Giảm cỡ chữ theo danh sách cỡ 3.2. Định dạng khối, đoạn văn bản * In đậm - Chọn đoạn text mà bạn muốn in đậm, đưa con trỏ chuột vào vùng chọn cho đến khi xuất hiện thanh công cụ Mini. - Nhấn nút Bold (B). Bạn cũng có thể sử dụng phím tắt Ctrl+B. Lưu ý, nhấn Bold (hoặc Ctrl+B) lần nữa nếu bạn muốn bỏ in đậm. * In nghiêng Thực hiện tương tự như in đậm, nhưng thay vì nhấn nút Bold thì bạn nhấn nút Italic (phím tắt Ctrl+I). * Gạch dưới đoạn text Nhấn Ctrl+U để gạch dưới đoạn text đang chọn. Nhấn Ctrl+U lần nữa để bỏ gạch dưới. Ngoài ra còn có nhiều kiểu gạch dưới khác: * Gạch dưới các từ, trừ khoảng trắng: - Chọn đoạn text bạn muốn gạch dưới. - Tại thẻ Home, nhóm Font, bạn nhấn nút mũi tên ở góc dưới bên phải. - Trong hộp Underline style, bạn chọn Word only. Nhấn OK. * Gạch đôi ở dưới từ: Thực hiện bước 1, 2 tương tự trên. Trong hộp Underline style, bạn chọn biểu tượng dòng đôi. Nhấn OK. * Đường gạch dưới trang trí: Thực hiện bước 1, 2 tương tự trên. - Trong hộp Underline style, bạn chọn kiểu mình thích. 14
  16. - Để đổi màu của đường gạch dưới, nhấn chuột vào hộp Underline color và chọn màu mình thích. Nhấn OK. * Đổi màu chữ - Chọn đoạn text bạn muốn đổi màu, di chuyển con trỏ chuột vào vùng chọn để xuất hiện thanh công cụ Mini. - Nhấn nút Font Color và chọn màu mình thích. * Đổi kích cỡ chữ - Chọn đoạn text, di chuyển con trỏ chuột vào để xuất hiện thanh công cụ Mini. - Để tăng kích cỡ chữ, bạn nhấn nút Grow Font (phím tắt Ctrl+Shift+>). Để giảm kích cỡ chữ, nhấn nút Shrink Font (phím tắt Ctrl+Shift+
  17. Bước 3: Nếu bạn muốn danh sách của mình được đánh số, nhấn nút tam giác ở Numbering button thay vì Bullet button để hiển thị một danh sách các số mà bạn muốn gắn. 16
  18. * Tạo danh sách khi bạn soạn thảo văn bản trong Word 2010: Bạn cũng có thể tạo ra một danh sách liệt kê có gắn bullet khi bạn soạn thảo. Word sẽ tự động định dạng nó. Bạn theo các bước sau: Bước 1: Gõ *, và sau đó hoặc bạn nhấn phím cách (Spacebar) hay nhấn Tab, tiếp đó bạn gõ phần còn lại là mục (hay một cái gì đó) đầu tiên trong danh sách của bạn. Bước 2: Khi bạn gõ xong mục đó, nhấn Enter để nhập mục tiếp theo vào danh sách. Word sẽ tự động định dạng nó. Bước 3: Lặp lại bước 2. 17
  19. 18
  20. 4. Chèn hiệu ứng vào văn bản 4.1. Chèn các ký tự đặc biệt Để chèn các ký tự đặc biệt các bạn vào tab Insert --> Symbols --> More Symbols 1 cửa sổ symbol sẽ hiển thị lên, các bạn phải chọn font là Wingdings, Wingdings 2, Wingdings 3 để chèn các ký tự phổ biến nhất và thường gặp trong bài thi, đa số sẽ là Wingdings Ngoài ra còn một số ký tự đặc biệt dạng khác Copyright, REgistrered(R). TM,... trong tab Special Characters 19
nguon tai.lieu . vn