Xem mẫu

  1. CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG CÔNG TÁC BIÊN TẬP BẢN ĐỒ SỐ 4.1. Giới thiệu một số phần mềm ứng dụng Công nghệ phần mềm đã được ứng dụng từ những năm 90 của thế kỷ trước trong công tác thành lập bản đồ số. Có rất nhiều phần mềm đã được sử dụng và cho ra các sản phẩm bản đồ chuyên ngành khác nhau phục vụ cho nhiều lĩnh vực trong dân sự và trong quân sự, an ninh quốc phòng. Các phần mềm được sử dụng cho việc thành lập bản đồ số phục vụ cho các lĩnh vực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có thể kể đến như Hệ phần mềm Mapping Office, MGE , Mapinfo, ArcGis…và đã được giới thiệu trong chương trình giảng dạy môn Tin học ứng dụng và môn Vẽ địa hình. Trong giáo trình này, chỉ giới thiệu các phần mềm ứng dụng thành lập bản đồ địa chính, địa hình với các cơ sở dữ liệu đo vẽ trực tiếp đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất sử dụng. 4.1.1.Hệ phần mềm Mapping Office - Microstation: Là phần mềm trợ giúp thiết kế và là môi trường đồ họa chuyên dùng cho xây dựng, quản lý các đối tượng đồ hoạ thể hiện các yếu tố bản đồ. Microstation còn được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác như Geovec, IrasB, IrasC, MSFC, MRFCLEAN, MRFFLAG. Các công cụ của Microstation rất phong phú, đa dạng, được dùng để số hoá các đối tượng trên nền ảnh (Raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày biên tập bản đồ. - IrasB : Là phần mềm hiển thị và biên tập dữ liệu raster dưới dạng ảnh đen trắng được chạy trên nền của Microstation. Ngoài ra các công cụ của IrasB còn được sử dụng để nắn các file ảnh về toạ độ thực của bản đồ. - Geovec : Là phần mềm chạy trên nền của Microstation. Geovec cung cấp các công cụ số hoá bán tự động các đối tượng trên nền ảnh đen trắng. - MFSC (Microstation Feature Collection): Cho phép người sử dụng khai báo và đặt các thuộc tính đồ hoạ cho các lớp thông tin khác nhau của bản đồ, phục vụ cho quá trình số hoá. MFSC được sử dụng để: + Tạo bảng phân lớp và định nghĩa các thuộc tính đồ hoạ cho đối tượng. + Quản lý các đối tượng trong quá trình số hoá. + Lọc điểm và làm trơn đường đối với từng đối tượng riêng lẻ. - MRFCLEAN: Được dùng để: + Kiểm tra lỗi tự động, nhận diện và đánh dấu các điểm cuối tự do. 96
  2. + Tự động tạo các điểm giao giữa các đường cắt nhau, xoá những đường, những điểm trùng nhau. + Tự động sửa những lỗi nằm trong giới hạn đã được đặt. - MRFFLAG : được thiết kế tương hợp với MRFCLEAN, dùng để tự động hiển thị lên màn hình lần lượt những vị trí có lỗi mà MRFCLEAN đẫ đánh dấu trước đó để người dùng sẽ sử dụng các công cụ trong Microstation để sửa. 4.1.2. Phần mềm Famis. FAMIS là phần mềm “Tích hợp đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính” là phần mềm nằm trong hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ thành lập bản đồ và hồ sơ địa chính. Phần mềm Famis có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý, và quản lý bản đồ địa chính số. Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số. Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để thành lập một cơ sở dữ liệu về bản đồ và hồ sơ địa chính thống nhất. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính (Cadastral Document Database Management System-CADDB) là phần mềm thành lập và quản lý các thông tin cần thiết, để thành lập bộ hồ sơ địa chính. Hỗ trợ công tác tra cứu, thanh tra quản lý sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, thống kê tình hình sử dụng đất 4.1.3. Hệ thống phần mềm MGE (Modular Geographic Information System Environment) Hệ thống phần mềm MGE được tập đoàn Intergraph đưa ra với các modul phục vụ cho việc quản lý các dự án, rà soát truy vấn dữ liệu, xây dựng cơ sở toán học, chuyển đổi tọa độ, hệ tọa độ, xây dựng mô hình số độ cao,… Cụ thể một số môdul ứng dụng như sau:  Môdul MGE Basic Nucleus 97
  3. MGE Basic Nucleus (MGNUC) là môdul dùng để xây dựng cơ sở toán học cho môi trường làm việc của bản đồ như hệ quy chiếu, múi chiếu và tỷ số biến dạng của phép chiếu…  Modul MGE Projection Manager MGE Projection Manager (MSPM) là modul dùng để chuyển đổi độ phân giải (Resolution) và tọa độ điểm gốc (Storage Center Point) của các file bản vẽ trong không gian làm việc khác nhau về một hệ thống tọa độ thống nhất. Ngoài ra, modul còn cung cấp chức năng phân tích, đo lường và hiển thị chính xác các thuộc tính bản đồ và cơ sở toán học trắc địa của hệ thống được lựa chọn.  Modul MGE Coordinate System Operations MGE Coordinate System Operations là modul dùng chuyển đổi hệ thống tọa độ của bản vẽ, cụ thể là chuyển các bản vẽ nằm trong hệ thống tọa độ HN72 sang hệ tọa độ VN-2000,…và ngược lại.  Modul MGE Terrain Analyst MGE Terrain Analyst là modul xây dựng mô hình số độ cao cũng như phân tích cấp địa hình, mô hình hóa và phân tích chức năng để lập bản đồ không gian. Ngoài ra MGE Terrain Analyst còn cung cấp một loạt các công cụ để tạo, hiển thị ,chỉnh sửa và phân tích các tam giác không gian (TIN) hoặc lưới ô vuông không gian (Grid). 4.2. Quy trình công nghệ biên tập bản đồ địa chính, địa hình 4.2.1. Quy trình công nghệ biên tập bản đồ địa chính số bằng phần mềm Microstation và phần mềm Famis. A. Sơ đồ quy trình công nghệ. Thu thập tài liệu, dữ liệu Thiết lập cơ sở toán học và thư viện đối tượng Xử lý số liệu và triển điểm chi tiết Xây dựng dữ liệu bản vẽ tổng khu đo Đối soát, chỉnh lý bản vẽ Chia và cắt mảnh bản đồ địa chính Biên tập bản đồ địa chính In và lưu trữ bản đồ 98
  4. Hình 4.1: Sơ đồ quy trình công nghệ thành lập bản đồ số bằng phần mềm Famis 99
  5. B. Cụ thể các bước trong quy trình công nghệ. 4.2.1.1. Thu thập tài liệu, dữ liệu: - Quy phạm thành lập Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000, Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2008. - Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 500, 1: 1000, 1: 2000, 1: 5000. Bộ Tài nguyên và Môi trường 2009. - Các quyết định, chỉ thị và các thông tư quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Các tài liệu bản đồ địa giới hành chính mới nhất của khu vực đo. - Số liệu tọa độ, độ cao và sơ đồ lưới khu vực đo. 4.2.1.2. Thiết lập cơ sở toán học và thư viện đối tượng. a. Tạo Seed file (file dgn chuẩn) Seed file thực chất là một Design file trắng (không chứa dữ liệu) nhưng nó chứa đầy đủ các thông số quy định chế độ làm việc với MicroStation. Đặc biệt với các file bản đồ số, để đảm bảo tính thống nhất về cơ sở toán học giữa các file dữ liệu, phải tạo một Seed file chứa các tham số về hệ tọa độ, phép chiếu, đơn vị đo ... phù hợp với cơ sở toán học của các mảnh bản đồ giấy. Sau đó các file bản đồ có cùng cơ sở toán học sẽ được tạo dựa trên nền seed file này. Vì vậy, những mảnh bản đồ có cơ sở toán học khác nhau sẽ có những seed file khác nhau tương ứng. Trong hệ thống MGE (Modular Geographic Information System Environment) của hãng Intergraph, modul MGE Basic Nucleus cho phép tạo, thay đổi các thông số cho các seed file này. Các bước tạo seed file được thực hiện lần lượt như sau: + Khởi động phần mềm MGE → mở hoặc tạo mới một Project nào đó của MGE → vào menu Tools→ chọn MGE Basic Nucleus. + Xuất hiện bảng MGE Basic Nucleus Tools: 100
  6. + Chọn Design File Setup→ bấm Apply→ Xuất hiện hộp thoại Design File Setup. - Chọn lệnh Create File (nếu tạo file mới). - Gõ tên File Seed cần tạo tại dòng Seed File. - Chọn kiểu tọa độ (Coordinate Type) là 2D Projected. - Chọn hệ tọa độ cần xây dựng (Coordinate System Setup) là Primary (hệ gốc chuẩn) → sau đó bấm OK. + Xuất hiện hộp thoại Define Coordinate System: 101
  7. - Lựa chọn System (phép chiếu) và bấm phím Parameters bên phải dòng trên để đặt các thông số phù hợp cho hệ tọa độ của mảnh bản đồ như: Kinh tuyến trục (Longitude of Origin), độ dịch chuyển kinh tuyến trục về phía Tây (False Easting), và hệ số biến dạng phép chiếu (Scale Reduction Factor at Equator) - Chọn Geodetic Datum. - Chọn Ellipsoid. - Sau đó bấm OK. Seed file vừa được tạo ra, hoặc được sửa đổi ở trên thường được lưu trong đường dẫn như sau: “c:\seed\seed-vn2000.dgn ”. b. Tạo file mới Có hai cách để tạo mới một file bản vẽ. Cách 1: Khởi động phần mềm Microstation → trên hộp thoại Manager tạo và mở đường dẫn thư mục - Trên hộp thoại Manager → chọn menu File → chọn New hộp thoại Creat DesignFile xuất hiện. - Vào tên File cần tạo → chọn Seed File2D đã được tạo ở phần mềm MGE trước đó → sau đó kích Ok. Cách 2: - Khởi động Project phần mềm MGE → trên menu Map → chọn New → xuất hiện hộp thoại New Map. 102
  8. - Chọn Seed File đã được tạo ở phần trên→ chọn Map File để đặt tên file cần tạo→ sau đó kích OK c. Đặt đơn vị bản vẽ. Để xác định đơn vị làm việc (Working units) cho file bản vẽ ta thực hiện theo các bước sau: - Trên menu chính chọn Settings → chọn Design file settings→ chọn Working units. Trên màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ Working units. - Trong phần Units name của cửa sổ Working units → chọn đơn vị đo chính Master Units (m) và đơn vị đo phụ Sub Units (mm). - Trong phần Resolution của cửa sổ Working units → chọn giá trị quy đổi milimet ( giá trị 1000) sang mét ( giá trị 1). - Chọn OK để chấp nhận các đơn vị đo và đóng cửa sổ Working units. d. Thiết lập các thư viện đối tượng. Để thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm MicroStation và Famis, cần thiết phải chuẩn bị các thư viện đối tượng dạng đường, dạng chữ và dạng ký hiệu để phục vụ quá trình xây dựng và biên tập bản đồ. Trong phần mềm Famis các đối tượng đó đã được thiết kế khá đầy đủ, có các cách để có thể lấy và sử dụng các thư viện của Famis: Cách 1: Cài đặt bộ Setup.exe của Famis để các thư viện đối tượng tự động đưa vào thư mục mặc định của MicroSation. 103
  9. Cách 2: - Thực hiện thao tác Copy các thư viện DUONG.RSC ; VNFONTDC.RSC trong thư mục System của phần mềm Famis vào đường dẫn mặc định của MicroSation là C:\WIN32APP\ustation\wsmod\default\symb\*.* , thư viện KYHIEUDC.CEL vào đường dẫn C:\WIN32APP\ustation\wsmod\default\cell\*.* - Thực hiện cài đặt font Tiếng việt, mở các thư viện ký hiệu và thư viện kiểu đường bằng các thao tác đã được hướng dẫn trong môn Tin học ứng dụng (phần mềm Microstation). 4.2.1.3. Xử lý số liệu và triển điểm chi tiết. a. Xử lý số liệu. + Đối với máy đo toàn đạc điện tử. Thiết bị đo là máy các hãng như TOPCON, SOKIA, …Sau khi trút số liệu từ máy đo ra máy tính ta được file có đuôi (*.asc , *.gis , …) tùy thuộc vào mỗi loại máy đo. Trong file số liệu này, dữ liệu đo thu được là khoảng cách nghiêng từ điểm chi tiết đến máy, giá trị góc đứng và giá trị góc bằng. Sau khi số liệu được trút từ máy đo điện tử sang máy vi tính file số liệu này sẽ được xử lý bằng phần mềm xử lý số liệu chi tiết như APNET , DPSurvey,... để có được file số liệu tọa độ các điểm chi tiết dưới đây: 104
  10. + Đối với máy đo kinh vĩ quang học Thiết bị đo là máy các hãng như Nikon, THEO, 3T5K,…Số liệu đo sẽ được ghi vào sổ đo chi tiết, sau đó sẽ được nhập thành file với đuôi file (*.asc) theo định dạng sau: TR Tên điểm định hướng Tọa độ X Tọa độ Y TR Tên điểm đứng máy Tọa độ X Tọa độ Y DKD Tên điểm định hướng Số thứ tự điểm chi tiết Giá trị góc bằng Giá trị cạnh ngang …….. ……. …….. 105
  11. b. Triển điểm chi tiết lên bản vẽ + Nhập số liệu : - Sau khi xử lý được File số liệu điểm chi tiết có đuôi (*.txt hoặc *.asc) ta tiến hành triển các điểm chi tiết lên bản vẽ. Trên phần mềm MicroStation, gọi ứng dụng Famis. - Làm việc với Cơ sở dữ liệu trị đo  chọn Nhập số liệu  chọn Import - Xuất hiện hộp thoại → chọn đường dẫn đến ổ, thư mục, file chứa số liệu cần triển điểm lên bản vẽ. Chọn đúng đường dẫn chứa file số liệu chi tiết có đuôi (*.txt hoặc *.asc) ta được một file bản vẽ chứa các tâm điểm chi tiết, đây chính là vị trí các điểm cần xác định ở ngoài thực địa và đã được tính toạ độ và độ cao theo hệ thống toạ độ VN2000. + Hiển thị trị đo: Để biết được thứ tự các điểm nối với nhau thành các ranh thửa đất đúng như ngoài thực địa ta làm như bước sau: - Hiển thị trị đo: Cơ sở dữ liệu trị đo  Hiển thị  Tạo mô tả trị đo. Ta chọn DX = 0 (Tức tâm số thứ tự cách tâm điểm chi tiết theo trục X = 0). 106
  12. DY = 0 (Tức tâm số thứ tự cách tâm điểm chi tiết theo trục Y = 0). Chọn kích thước chữ có độ lớn tuỳ theo để thuận tiện cho việc nối các điểm chi tiết với nhau cho rõ nét dễ nhìn các số thứ tự điểm. Ta được một file thứ tự điểm chi tiết gồm có tâm điểm và số thứ tự điểm như sau: 4.2.1.4. Xây dựng dữ liệu bản vẽ tổng khu đo a. Nối điểm: Khi hiển thị được tâm điểm và số thứ tự điểm trên bản vẽ ta có thể sử dụng hai phương pháp nối điểm để thiết lập bản vẽ. - Nối điểm theo trị đo. Trên thực đơn Famis ta chọn Cơ sở dữ liệu trị đo  Xử lý tính toán  Vẽ đường từ trị đo. Sử dụng chuột trái ta nối các điểm với nhau tạo thành các ranh thửa hoặc các tuyến đường giao thông, các tuyến sông suối, mương máng... - Nối điểm theo số hiệu 107
  13. điểm: Ta vào Cơ sở dữ liệu trị đo  Xử lý tính toán  Nối điểm theo số hiệu. Phương pháp này khi đo các điểm chi tiết ta cần phải ghi chú trực tiếp ngoài thực địa các điểm nào cần nối với nhau, khi vẽ ta soạn thành file nối điểm sau đó ta nối tự động các điểm nối với nhau tạo thành các ranh thửa như thực địa. b. Thu thập thông tin địa chính Sau khi thiết lập bản và tu chỉnh bổ sung hình thửa và các địa vật chuẩn xác như ngoài thực địa. Ta tiến hành thu thập thông tin của các thửa đất gồm các loại thông tin sau: - Họ và tên chủ hộ của thửa đất. - Địa chỉ của chủ sử dụng đất. - Loại đất (đất trồng cây lâu năm, cây hàng năm, đất lâm nghiệp hay đất ở, đất hoang). - Địa chỉ của thửa đất. Các thông tin thửa đất trên được gắn vào các thửa phục vụ cho việc gán nhãn thửa vào các hồ sơ địa chính thửa đất, thành lập các loại sổ quản lý đất sau này: - Thu thập các thông tin đường và tính chất đường, sông suối, mương máng, ao hồ. - Tên các địa vật cố định trên thửa đất. Các thông tin trên được gắn lên thửa đất bằng các lớp khác nhau theo quy phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhằm mục đích dễ quản lý và không bị chồng lớp khi cần, làm việc riêng với từng lớp ví dụ lớp 53 dùng để gán loại đất, tên chủ sử dụng đất lớp 54 và địa chỉ chủ sử dụng đất lớp 55, còn lớp 20 dùng để gán địa chỉ thửa đất và được gán nằm chọn trong các thửa đất như bản vẽ mô tả sau: c. Chuẩn hóa các dữ liệu bản vẽ tổng khu đo 108
  14. Từ bản vẽ tổng khu đo đã có ta phân các lớp (level) cho cụ thể, các đối tượng theo đúng quy phạm thành lập bản đồ địa chính (xem phụ lục 20), để thuận tiện trong quá trình biên tập: - Lớp ranh giới thửa đất: Lớp 10 (TD1) - Lớp tường nhà: Lớp 14 (NH1) - Lớp chỉ giới đường: Lớp 23 (GB2) - Kênh, mương, rãnh thoát nước: Lớp 31 (TV3) - Đường bờ: Lớp 32 (TV2) - Đường giới hạn các đối tượng thuỷ văn nằm trong thửa: Lớp 33 (TV4) - Địa giới hành chính cấp xã: Lớp 46 (DX1) - Chỉ giới đường quy hoạch, hành lang giao thông: Lớp 50 (QH1) - Tên mảnh bản đồ, phiên hiệu mảnh, khung trong, lưới km, khung ngoài, bảng chắp, ghi chú ngoài khung: Lớp 63 Ngoài các lớp trên thì phải chuẩn hoá các lớp cho các đối tượng khác trên bản đồ về đúng lớp theo quy phạm thành lập bản đồ địa chính. d. Tìm, sửa lỗi, tạo Topology + Tìm, sửa lỗi. 109
  15. Famis cung cấp chức năng tìm, sửa lỗi cho bản đồ, chức năng này đảm bảo cho các điểm đo được nối chính xác, đường nối không bắt quá, bắt chưa tới điểm chi tiết hoặc trùng nhau. Thao tác: - Chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ→Tạo Topology →Tự động tìm, sửa lỗi. Trên màn hình xuất hiện cửa sổ MRL Clean v8.0.1. - Chọn Paramers → Xuất hiện cửa sổ MRF Clean Parameters - Ở cửa sổ này chọn Tolerances → Xuất hiện cửa sổ MRF Clean Setup Tolerances 110
  16. - Trên cửa sổ MRF Clean Setup Tolerances → Nhập hệ số cho lớp bản đồ cần sửa lỗi tại ô Tolerance là (0,1 mm×M/1000. Với M là mẫu số tỷ lệ bản đồ) → bấm Set để chấp nhận thay đổi. Nếu muốn sửa lỗi cho toàn bộ lớp của bản đồ thì chọn (Set All). - Ta đặt thông số sửa lỗi cho các lớp 10,23,31,32. Bỏ dấu (-) đằng trước các level này rồi ấn Set mỗi lần chọn. Các đối tượng ứng với các lớp này vừa được nhắc tại phần trên (Mục bảng phân lớp). Đây là các lớp tham gia tính diện tích - Đóng các cửa sổ trên để trở về với cửa sổ giao diện MRF Clean v8.0.1. Chọn Clean ở cửa sổ đầu tiên để này rà soát lỗi trên toàn bản vẽ → xuất hiện hộp thoại MRF Flag Editor v8.0.1. - Trên hộp thoại MRF Flag Editor v8.0.1 sẽ báo có lỗi hay không. Nếu có lỗi thì trên bản vẽ sẽ xuất hiện cờ Flag ngầm định là chữ D, ta dùng các công cụ trên MicroStation để sửa lỗi. Nhấn Next để sửa từng lỗi, sửa xong một lỗi ta ấn Del Flag. Ta phải sửa hết các lỗi sao cho hộp thoại xuất hiện tại phần Edit Status: No flags!!! thì mới có thể tạo topology. + Tạo Topology (Tạo vùng). - Ở menu chính của Famis chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ→Tạo Topology→Tạo vùng. - Trên màn hình xuất hiện hộp thoại Tạo vùng (BUILB) 111
  17. - Tại cửa sổ này, Mục Level tạo: Chọn các lớp tham gia vào tạo vùng, các level cách nhau bằng dấu phẩy, Ở đây ta có lớp 10 là lớp ranh thửa đất, lớp 23 là lớp ranh đường, lớp 31 là lớp kênh, mương, sông, suối, ao, hồ, lớp 32 là lớp đường bờ. - Sau khi lựa chọn xong ấn Tạo vùng để bắt đầu tạo vùng. Tạo vùng xong ấn Ra khỏi để thoát khỏi chức năng. - Sau khi tạo vùng xong ta vào Cơ sở dữ liệu bản đồ→ Quản lý bản đồ → Kết nối với cơ sở dữ liệu để lấy thông tin mới. Mục đích của việc tạo vùng trên bản vẽ tổng là để phần mềm nhận biết được các đối tượng vùng (topology) phục vụ cắt mảnh bản đồ địa chính một cách hợp lý. 4.2.1.5. Đối soát, chỉnh lý bản vẽ Việc đo đạc ngoài thực địa xác định vị trí các điểm chi tiết không đúng, trong phòng công tác xử lý dữ liệu số liệu, nối điểm chi tiết sai là nguyên nhân chính dẫn đến hình dáng, vị trí của các đối tượng trên bản vẽ tổng sai lệch so với chúng ngoài thực địa. Công tác đối soát kiểm tra bản vẽ ngoài thực địa sẽ giúp cho sản phẩm bản đồ sau khi biên tập đạt độ chính xác cần thiết. Việc đối soát bản vẽ chính là việc kiểm tra về hình dáng, kích thước, vị trí của các đối tượng trên bản vẽ so với thực địa. Những sự sai khác so với ngoài thực địa sẽ được ghi nhận lại, sau đó sử dụng các công cụ của Microstation và Famis để chỉnh lý lại trên bản vẽ tổng. Ngoài ra, trong quá trình đối soát cũng là thời gian giúp người làm bản đồ thu thập hay chỉnh lý lại các thông tin của thửa đất nhằm phục cho việc biên tập bản đồ và quản lý thông tin địa chính sau này. 4.2.1.6. Chia và cắt mảnh bản đồ địa chính Đây là chức năng tự động tạo file bản đồ địa chính từ bản đồ tổng khu đo. Bản đồ địa chính được xác định theo một khung cho trước. Vị trí khung được xác định theo phương pháp chia mảnh và tỷ lệ bản đồ. Các thửa được chuyển sang bản đồ địa chính theo nguyên tắc diện tích lớn nhất, thửa được chuyển sang là những thửa nằm gọn trong khung bản đồ và những thửa có phần diện tích lớn nhất so với những phần còn lại bên 112
  18. ngoài khung. Các đối tượng bản đồ còn lại không phải là thửa như: Sông ngòi, đường giao thông...thì bị cắt chính xác tại khung. a. Tạo bảng chắp. - Từ menu chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ→Bản đồ Địa chính→Tạo bản đồ Địa chính→ Xuất hiện hộp thoại. - Chọn Tạo bảng chắp→ sau đó kích chuột vào một điểm bên góc trên trái và một điểm bên góc dưới phải sau đó kích chuột phải ra màn hình ta được sơ đồ chia mảnh bản đồ địa chính theo tỷ lệ xác định. 113
  19. Để thuận tiện cho việc thống kê số mảnh bản đồ, ta tiến hành đánh số thứ tự cho các mảnh theo thứ tự lần lượt từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. b. Cắt mảnh bản đồ địa chính. Sau khi bản vẽ tổng khu đo đã được phân mảnh ta thực hiện công tác cắt từng mảnh bản đồ với thao tác như sau: - Trên hộp thoại Tạo mảnh bản đồ → bấm Chọn vị trí mảnh→ và kích vào mảnh bản đồ cần cắt trên bản trên bản tổng → mảnh tự động rời ra và ghi vào File dưới dạng DC1.dgn, DC2.dgn, DC3.dgn, DC4.dgn..cho đến hết các mảnh đã chia.. - Sau mỗi lần kích chuột vào Chọn vị trí mảnh, phần mềm sẽ yêu cầu ghi lại tên mảnh bản đồ được cắt đó. - Sau khi cắt xong hết các mảnh ta tiến hành biên tập cho từng mảnh một. - Mở lần lượt từng mảnh một, lần lượt kiểm tra thông tin và hình thể tại đường phân mảnh nhằm nhặt các thông tin còn thiếu hay đưa phần thửa ở đường phân mảnh về mảnh chứa phần lớn diện tích do quá trình cắt mảnh tạo nên. 4.2.1.7. Biên tập bản đồ địa chính a. Tìm, sửa lỗi và tạo topology cho mảnh bản đồ địa chính 114
  20. Thao tác tương tự như phần sửa lỗi cho tờ bản vẽ tổng, ở đây đối với mảnh bản đồ địa chính ta chọn các level cần tìm sửa lỗi là như lớp thửa đất (level 10), lớp giao thông (level 23), lớp thủy hệ (level 32). Khi hộp hội thoại MRF Flag Editor V8 báo có lỗi ta tiến hành sửa từng lỗi đến khi không còn lỗi nào ta tiến hành bước tạo topology cho mảnh bản đồ. b. Tạo vùng (Tạo Topology) Cũng như khi tạo topology cho tờ bản vẽ tổng, ở mảnh bản đồ này ta cũng tạo vùng cho các level đã tiến hành sửa lỗi trên. - Trên hộp hội thoại Tạo vùng → chọn các level cần tạo → nhấn Tạo vùng/ok - Sau khi tạo vùng xong → chọn cơ sở dữ liệu bản đồ → Quản lý bản đồ → Kết nối với cơ sở dữ liệu (mục đích là để khởi động lại tâm vùng). Việc tạo topology cũng là đồng thời của việc tính xong diện tích của tờ bản đồ này. c. Đánh số thửa, gán thông tin địa chính. + Đánh số thửa. Sau khi thực hiện xong việc tạo vùng, phân mảnh bản đồ, ta tiến hành đánh số thửa tự động cho từng tờ bản đồ, thao tác như sau: - Trên menu của Famis chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ → Bản đồ địa chính → Đánh số thửa tự động→ xuất hiện hộp thoại Đánh số thửa - Tích vào mục Đánh zích zắc → sau đó ấn Đánh số thửa để chương trình tự động đánh số thửa đất trong mảnh bản đồ. + Nhập thông tin Địa chính. Chức năng này làm nhiệm vụ lấy thông tin nhãn từ bản đồ gán cho các thửa tương ứng, các thông tin này phải nằm trọn trong các thửa, các thông tin thửa thường là ở dạng Text. MĐSD : Lớp 53 Tên chủ sử dụng: Lớp 54 Địa chỉ chủ sử dụng: Lớp 55 - Từ menu chính của Famis chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ→Gán thông tin Địa chính ban đầu→Gán dữ liệu từ nhãn → màn hình xuất hiện hộp thoại Gán dữ liệu từ nhãn 115
nguon tai.lieu . vn