Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THỰC HÀNH TRANG BỊ ĐIỆN 2 NGHỀ : ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ : CAO ĐẲNG (Ban hành theo Quyết định số:630/QĐ-CĐN, ngày 05 tháng 04 năm 2022 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang) An Giang, Năm ban hành: 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình thực hành Trang bị điện 2 được biên soạn nhằm đáp ứng cho nhu cầu về giáo trình cho nghề Điện công nghiệp ở cấp trình độ cao đẳng. Giáo trình Thực hành Trang bị điện 2 là phần nâng cao của môn Trang bị điện. Giáo trình gồm có 5 bài thực hành: Bài 1: Lắp đặt, sửa chữa mạch máy điện điều khiển động cơ không đồng bộ 1pha. Bài 2: Lắp đặt, sửa chữa mạch máy điện điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha sử dụng nguồn điện 1 pha Bài 3: Lắp đặt, sửa chữa mạch máy điện điều khiển động cơ bơm nước Bài 4: : Lắp đặt, sửa chữa mạch máy điện điều khiển máy tiện Bài 5: Bài tập tổng hợp. Việc biên soạn giáo trình không thể tránh các thiếu sót cần thiết, mong được sự góp ý từ các đồng nghiệp và học sinh sinh viên. An Giang, ngày tháng năm 20 Tham gia biên soạn Lương Hoàng Vĩnh Thuận 1
  3. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Lời giới thiệu 1 Mục lục 2 Bài 1: Lắp đặt, sửa chữa mạch máy điện điều khiển động cơ không đồng bộ 1 pha 4 Bài 2: lắp đặt, sửa chữa mạch máy điện điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha sử dụng nguồn điện 1 pha 8 Bài 3: Lắp đặt, sửa chữa mạch máy điện điều khiển động cơ bơm nước 18 Bài 4: : Lắp đặt, sửa chữa mạch máy điện điều khiển máy tiện 15 Bài 5: Bài tập tổng hợp 22 2
  4. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học/mô đun: THỰC HÀNH TRANG BỊ ĐIỆN2 Mã môn học/mô đun: MĐ 26 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Đây là mô đun có vị trí quan trọng trong hệ thống thực hành nghề Điện Công Nghiệp, nó trang bị cho sinh viên những kiến thức và các thao tác cơ bản về thiết kế, lắp đặt, sửa chữa 1 số mạch máy điện dân dụng và công nghiệp thông dụng, tạo thuận lợi cho công tác bảo trì, sửa chữa điện. - Tính chất: Đây là mô đun có tính chất thực hành chuyên môn cao, được bố trí sau khi đã hoàn thành các môn học cơ sở, mô đun Quấn Dây Động Cơ 1 Pha, Trang bị điện 1 và đặc biệt là học sau môn Lý thuyết Trang bị điện. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: giúp người học nhận biết được công dụng và lựa chọn các loại khí cụ điện thông dụng trong công nghiệp. Đọc và phân tích sơ đồ mạch điện của các loại máy điện. Mục tiêu của môn học/mô đun: 1. Về kiến thức: Vẽ sơ đồ và trình bày được nguyên lý hoạt động của 1 số sơ đồ mạch máy điện công nghiệp và dân dụng thông dụng. 2. Về kỹ năng: - Lắp đặt một số mạch máy điện công nghiệp và dân dụng thông dụng đúng kỹ thuật, mỹ thuật. - Sửa chữa được 1 số hư hỏng thông thường trong mạch máy điện công nghiệp và dân dụng thông dụng. -Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Tổ chức được nơi thực tập gọn gàng, khoa học. - Chấp hành đúng các nguyên tắc an toàn khi thực tập. 3
  5. BÀI 1: LẮP ĐẶT, SỬA CHỮA MẠCH MÁY ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 1 PHA Giới thiệu: Động cơ điện một pha thường được sử dụng nhiều trong dân dụng, vì trong dân dụng sử dụng điện một pha phổ biến nên để thuận tiện các máy sản xuất thường sử dụng động cơ một pha. * Mục tiêu: - Vẽ được sơ đồ và trình bày nguyên lý hoạt động mạch máy điện điều khiển động cơ không đồng bộ 1 pha khởi động bằng tụ điện. - Lắp đặt và sửa chữa được mạch máy điện điều khiển động cơ không đồng bộ 1 pha quay 2 chiều thông dụng. - Tổ chức được nơi thực tập gọn gàng, khoa học. - Chấp hành đúng các nguyên tắc an toàn khi thực tập. I. Phần lý thuyết: Yêu cầu: Hãy vẽ sơ đồ, lắp đặt và sửa chữa mạch máy điện điều khiển động cơ không đồng bộ 1 pha dạng khởi động bằng tụ điện, (cuộn khởi động được ngắt điện bằng rơ le thời gian). - Mạch sử dụng khởi động từ. - Mạch điều khiển động cơ quay 2 chiều, không liên động - Mạch bảo vệ được quá tải, ngắn mạch - Mạch có các đèn báo nguồn, đèn báo quá tải, đèn báo chế độ làm việc, Vôn kế 1. Sơ đồ nguyên lý mạch: 4
  6. 2. Nguyên lý hoạt động mạch: - Muốn động cơ quay thuận thì bấm nút nhấn FWD cuộn KT có điện làm các tiếp điểm động lực KT có điện cấp điện vào cuộn làm việc của động cơ, đồng thời cũng cấp điện cho rơ le thời gian và cuộn KKĐ. Cuộn KKĐ có điện thì cuộn khởi động của động cơ được cấp điện nên động cơ sẽ quay theo chiều thuận, qua thời gian chỉnh định thì cuộn KKĐ bị mất điện do rơ le thời gian ngắt điện lúc này chỉ còn cuộn KT làm việc nên động cơ quay chiều thuận. Muốn động cơ quay ngược thì nhấn REV. Động cơ được bảo vệ quá tải bằng rơ le nhiệt OL và bảo vệ ngắn mạch bằng CB. II. Phần thực hành 1. Bài thực hành 1 Hãy vẽ sơ đồ, lắp đặt và sửa chữa mạch máy điện điều khiển động cơ không đồng bộ 1 pha dạng khởi động bằng tụ điện,(cuộn khởi động được ngắt điện bằng rơ le thời gian), có: P= 1,5KW; U= 220V; I= 11A, f= 50Hz; RPM= 1430V/P. - Mạch sử dụng khởi động từ - Mạch điều khiển động cơ quay 2 chiều, không liên động - Mạch bảo vệ được quá tải, ngắn mạch - Mạch có các đèn báo nguồn, đèn báo quá tải, đèn báo chế độ làm việc, Vôn kế - Mạch được lắp trên bảng điện thực tập, hoặc lắp trên tủ điện 5
  7. a) Vẽ sơ đồ mạch b) Lắp đặt mạch c) Sửa chữa hư hỏng mạch 2. Bài thực hành 2 Hãy vẽ sơ đồ, lắp đặt và sửa chữa mạch máy điện điều khiển động cơ không đồng bộ 1 pha dạng khởi động bằng tụ điện,(cuộn khởi động được ngắt điện bằng bộ nút ấn và công tắc tơ), động cơ có: P= 1,5KW; U= 220V; I= 11A, f= 50Hz; RPM= 1430V/P - Mạch sử dụng khởi động từ - Mạch điều khiển động cơ quay 2 chiều, không liên động - Mạch bảo vệ được quá tải, ngắn mạch - Mạch có các đèn báo nguồn, đèn báo quá tải, đèn báo chế độ làm việc, Vôn kế - Mạch được lắp trên bảng điện thực tập, hoặc lắp trên tủ điện a) Vẽ sơ đồ mạch: b) Lắp đặt mạch c) Sửa chữa hư hỏng mạch 3. Bài làm thêm Hãy vẽ sơ đồ, lắp đặt và sửa chữa mạch máy điện điều khiển động cơ không đồng bộ 1 pha dạng khởi động bằng tụ điện,(cuộn khởi động được ngắt điện bằng bộ nút ấn và công tắc tơ), động cơ có: P= 1,5KW; U= 220V; I= 11A, f= 50Hz; RPM= 1430V/P - Mạch sử dụng khởi động từ 6
  8. - Mạch điều khiển động cơ quay 2 chiều, không liên động - Mạch điều khiển 2 nơi - Mạch bảo vệ được quá tải, ngắn mạch - Mạch có các đèn báo nguồn, đèn báo quá tải, đèn báo chế độ làm việc, Vôn kế - Mạch được lắp trên bảng điện thực tập, hoặc lắp trên tủ điện a) Vẽ sơ đồ mạch b) Lắp đặt mạch c) Sửa chữa hư hỏng mạch 7
  9. BÀI 2: LẮP ĐẶT, SỬA CHỮA MẠCH MÁY ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA SỬ DỤNG NGUỒN ĐIỆN 1 PHA Giới thiệu: Một số máy sản xuất cần công suất lớn nhưng động cơ một pha không có loại lớn (lớn nhất khoảng 5KW) nên phải dùng động cơ ba pha đấu lại thành một pha để phù hợp lưới một pha. A. Mục tiêu: - Vẽ được sơ đồ và trình bày nguyên lý hoạt động mạch máy điện điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha sử dụng nguồn điện 1 pha. - Lắp đặt và sửa chữa được mạch máy điện điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha sử dụng nguồn điện 1 pha. - Tổ chức được nơi thực tập gọn gàng, khoa học. - Chấp hành đúng các nguyên tắc an toàn khi thực tập. B. Nội dung: I. Phần lý thuyết 1. Sơ đồ nguyên lý mạch: Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển mạch đảo chiều động cơ một pha 8
  10. 2. Nguyên lý hoạt động mạch: - Muốn động cơ quay thuận thì bấm nút nhấn FWD cuộn KT có điện làm các tiếp điểm động lực KT có điện cấp điện vào cuộn làm việc của động cơ, đồng thời cũng cấp điện cho rơ le thời gian và cuộn KKĐ. Cuộn KKĐ có điện thì cuộn khởi động của động cơ được cấp điện nên động cơ sẽ quay theo chiều thuận, qua thời gian chỉnh định thì cuộn KKĐ bị mất điện do rơ le thời gian ngắt điện lúc này chỉ còn cuộn KT làm việc nên động cơ quay chiều thuận. Muốn động cơ quay ngược thì nhấn REV. Động cơ được bảo vệ quá tải bằng rơ le nhiệt OL và bảo vệ ngắn mạch bằng CB. II. Phần thực hành 1. Bài thực hành 1 Hãy vẽ sơ đồ, lắp đặt và sửa chữa mạch máy điện điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha, sử dụng nguồn điện 1 pha,(tụ khởi động được ngắt điện bằng rơ le thời gian), có: P= 1,5KW; U= 220V; I= 11A, f= 50Hz; RPM= 1430V/P - Mạch sử dụng khởi động từ - Mạch điều khiển động cơ quay 2 chiều, không liên động - Mạch bảo vệ được quá tải, ngắn mạch - Mạch có các đèn báo nguồn, đèn báo quá tải, đèn báo chế độ làm việc, Vôn kế - Mạch được lắp trên bảng điện thực tập, hoặc lắp trên tủ điện a) Vẽ sơ đồ mạch b) Lắp đặt mạch c) Sửa chữa hư hỏng mạch 2. Bài thực hành 2 và chấm điểm Hãy vẽ sơ đồ, lắp đặt và sửa chữa mạch máy điện điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha, sử dụng nguồn điện 1 pha,(tụ khởi động được ngắt điện bằng nút ấn và công tắc tơ), có: P= 1,5KW; U= 220V; I= 11A, f= 50Hz; RPM= 1430V/P - Mạch sử dụng khởi động từ - Mạch điều khiển động cơ quay 2 chiều, không liên động 9
  11. - Mạch bảo vệ được quá tải, ngắn mạch - Mạch có các đèn báo nguồn, đèn báo quá tải, đèn báo chế độ làm việc, Vôn kế - Mạch được lắp trên bảng điện thực tập, hoặc lắp trên tủ điện a) Vẽ sơ đồ mạch Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển mạch đảo chiều động cơ một pha b) Lắp đặt mạch c) Sửa chữa hư hỏng mạch 3. Bài làm thêm Hãy vẽ sơ đồ, lắp đặt và sửa chữa mạch máy điện điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha, sử dụng nguồn điện 1 pha,(tụ khởi động được ngắt điện bằng nút ấn và công tắc tơ), có: P= 1,5KW; U= 220V; I= 11A, f= 50Hz; RPM= 1430V/P - Mạch sử dụng khởi động từ - Mạch điều khiển động cơ quay 2 chiều, không liên động - Mạch điều khiển 2 nơi - Mạch bảo vệ được quá tải, ngắn mạch - Mạch có các đèn báo nguồn, đèn báo quá tải, đèn báo chế độ làm việc, Vôn kế - Mạch được lắp trên bảng điện thực tập, hoặc lắp trên tủ điện a) Vẽ sơ đồ mạch 10
  12. b) Lắp đặt mạch c) Sửa chữa hư hỏng mạch 11
  13. BÀI 3: LẮP ĐẶT, SỬA CHỮA MẠCH MÁY ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ BƠM NƯỚC Giới thiệu: Để thuận tiện cho việc bơm nước lên cao mà không cần phải chờ đợi, người ta lắp thêm phao nước vào mạch điện để giúp bơm hoạt động mà không cần người trông coi. A. Mục tiêu: - Vẽ được sơ đồ và trình bày nguyên lý hoạt động mạch máy điện điều khiển động cơ bơm nước. - Lắp đặt và sửa chữa được mạch máy điện điều khiển động cơ bơm nước. - Tổ chức được nơi thực tập gọn gàng, khoa học. - Chấp hành đúng các nguyên tắc an toàn khi thực tập. B. Nội dung: I. Phần lý thuyết 1. Sơ đồ nguyên lý mạch: Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển mạch đảo chiều động cơ một pha 12
  14. 2. Nguyên lý hoạt động mạch: Khi nước ở trên bồn cạn do sức nặng của 2 phao kéo xuống làm đóng tiếp điểm của phao nước nên RG có điện, tiếp điểm thường mở RG đóng lại cấp điện cho cuộn K của công tắc tơ K, cáctiếp điểm công tắc tơ K đóng lại cấp điện cho bơm hoạt động. Khi nước đã đầy 2 phao sẽ nổi lên làm tiếp điểm hở ra ngắt điện vào rơ le RG nên máy bơm cũng dừng hoạt động. Mạch được bảo vệ bởi rơ le nhiệt OL và CB. II. Phần thực hành 1. Bài thực hành 1 Hãy vẽ sơ đồ, lắp đặt và sửa chữa mạch điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha dạng máy bơm nước tự động(sử dụng công tắc phao), động cơ có: P= 1,5KW; U= 380V; I= 3A; f= 50Hz; RPM= 2930V/P - Mạch sử dụng khởi động từ - Mạch bảo vệ được quá tải, ngắn mạch - Mạch có các đèn báo nguồn, đèn báo quá tải, đèn báo chế độ làm việc, Vôn kế, Am pe kế - Mạch được lắp trên bảng điện thực tập, hoặc lắp trên tủ điện a) Vẽ sơ đồ mạch: b) Lắp đặt mạch c) Sửa chữa hư hỏng mạch 2. Bài thực hành 2 Hãy vẽ sơ đồ, lắp đặt và sửa chữa mạch điều khiển trạm bơm nước sạch sinh hoạt sử dụng động cơ 1 pha dạng máy bơm nước tự động(sử dụng công tắc phao), như sau: - Một động cơ rửa lọc, có: P= 5HP; U= 220V; I= 25A; f= 50Hz; RPM= 2930V/P - Hai động cơ bơm cấp 1: (1cái hoạt động, 1 cái dự phòng), có: P= 2HP; U= 220V; I= 10,2A; f= 50Hz; RPM= 2930V/P - Hai động cơ bơm cấp 2: (1cái hoạt động, 1 cái dự phòng), có: P= 3HP; U= 220V; I= 15A; f= 50Hz; RPM= 2930V/P 13
  15. - Một động cơ bơm định lượng phèn:, có: P= 80W; U= 220V; I= 0.5A; f= 50Hz; RPM= 2930V/P - Một động cơ bơm định lượng clo:, có: P= 80W; U= 220V; I= 0.5A; f= 50Hz; RPM= 2930V/P - Một động cơ khuấy phèn, có: P= 370W; U= 220V; I= 2.5A; f= 50Hz; RPM= 2930V/P - Một động cơ khuấy clo, có: P= 370W; U= 220V; I= 2.5A; f= 50Hz; RPM= 2930V/P - Mạch sử dụng khởi động từ - Mạch bảo vệ được quá tải, ngắn mạch - Mạch có các đèn báo nguồn, đèn báo quá tải, đèn báo chế độ làm việc, Vôn kế, Am pe kế - Mạch được lắp trên bảng điện thực tập, hoặc lắp trên tủ điện a) Vẽ sơ đồ mạch b) Lắp đặt mạch c) Sửa chữa hư hỏng mạch 3. Bài làm thêm Hãy vẽ sơ đồ, lắp đặt và sửa chữa mạch điều khiển 2 động cơ không đồng bộ 3 pha dạng máy bơm nước tự động(sử dụng công tắc phao), P= 3,7KW; U= 220V/380V(Δ/Y); I= 12,9A/7.5A; f= 50Hz; RPM= 2930V/P; Cosφ= 0,92; η = 82 - Mạch sử dụng khởi động từ - Động cơ 1 chạy 12h, thì đến động cơ 2 chạy, sau đó qui trình được lặp lại - Mạch bảo vệ được quá tải, ngắn mạch, mất pha(sử dụng bộ PMR) - Mạch có các đèn báo nguồn, đèn báo quá tải, đèn báo chế độ làm việc, Vôn kế, Am pe kế - Mạch được lắp trên bảng điện thực tập, hoặc lắp trên tủ điện a) Vẽ sơ đồ mạch b) Lắp đặt mạch c) Sửa chữa hư hỏng mạch 14
  16. BÀI 4: LẮP ĐẶT, SỬA CHỮA MẠCH MÁY ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN MÁY TIỆN Giới thiệu: Máy tiện là máy cắt gọt kim loại được sử dụng để gia công các chi tiết cơ khí. A. Mục tiêu: - Vẽ được sơ đồ và trình bày nguyên lý hoạt động các mạch máy tiện thông dụng. - Lắp đặt và sửa chữa được mạch máy tiện thông dụng. - Tổ chức được nơi thực tập gọn gàng, khoa học. - Chấp hành đúng các nguyên tắc an toàn khi thực tập. B. Nội dung: I. Phần lý thuyết 1. Sơ đồ nguyên lý mạch: 15
  17. A B C N CB1 CMV V PMR KH KT KN KBN KBD OL1 OL2 OL3 Sơ đồ mạch động lực M1 BN BD 16
  18. Sơ đồ mạch điều khiển: 2. Nguyên lý hoạt động mạch: Để bôi trơn cho các cơ cấu truyền động của máy tiện, người ta bắt buộc bơm dầu phải hoạt động thì mới cho trục chính hoạt động. Nhấn ON1 động cơ bơm dầu hoạt động, khi đó tiếp điểm KBD đóng lại mới có thể điều khiển trục chính. Muốn quay thuận nhấn FWD muốn quay nghịch thì nhấn REV. Khi dừng nhấn OFF động cơ sẽ dừng nhanh nhờ có hãm động năng. Máy bơm nước được điều khiển hoạt động bởi ON2 và OFF2. II. Phần thực hành 1. Bài thực hành 1 Hãy vẽ sơ đồ, lắp đặt và sửa chữa mạch điện máy tiện T6M16, hoặc lắp mạch tương đương 17
  19. Mạch sử dụng khởi động từ, mạch gồm: - Một động cơ chính kéo mâm cập, quay 2 chiều không liên động, có hãm động năng tự động(sử dụng rơ le thời gian) có: P= 4.5KW; U= 220V/380V; I= 16.4A/9.5A(Δ/Y); f= 50Hz; RPM= 1430V/P; Cosφ= 0,88; η = 82 - Một động cơ bơm nước làm nguội chi tiết gia công, có: P= 0.125KW; U= 220V/380V(Δ/Y); I= 0.5A/0.3A; f= 50Hz; RPM= 2930V/P; Cosφ= 0,79; η = 85. - Một động cơ bơm dầu bôi trơn, có: P= 0.1KW; U= 220V/380V; I= 0.38A/0.22A(Δ/Y); f= 50Hz; RPM= 2930V/P; Cosφ= 0,79; η = 85 - Mạch bảo vệ được quá tải, ngắn mạch, mất pha(sử dụng bộ PMR) - Mạch có các đèn báo nguồn, đèn báo quá tải, đèn báo chế độ làm việc, Vôn kế - Mạch được lắp trên bảng điện thực tập, hoặc lắp trên tủ điện a) Vẽ sơ đồ mạch: b) Lắp đặt mạch c) Sửa chữa hư hỏng mạch 2. Bài thực hành 2 và chấm điểm: Hãy vẽ sơ đồ, lắp đặt và sửa chữa mạch điện máy tiện T18A, hoặc lắp mạch tương đương. Mạch sử dụng khởi động từ mạch gồm: - Một động cơ chính kéo mâm cập, chạy 2 tốc độ Δ/YY(sử dụng công tắc chuyển mạch), quay 2 chiều không liên động(sử dụng công tắc chuyển mạch), có hãm động năng tự động(sử dụng rơ le thời gian) có: P= 4.5KW; U= 220V/380V; I= 16.4A/9.5A(Δ/Y); f= 50Hz; RPM= 1430V/P; Cosφ= 0,88; η = 82 - Một động cơ bơm dầu bôi trơn, có: P= 0.1KW; U= 220V/380V(Δ/Y); I= 0.38A/0.22A; f= 50Hz; RPM= 2930V/P; Cosφ= 0,79; η = 85 - Mạch bảo vệ được quá tải, ngắn mạch, mất pha(sử dụng bộ PMR) - Mạch có các đèn báo nguồn, đèn báo quá tải, đèn báo chế độ làm việc, Vôn kế - Mạch được lắp trên bảng điện thực tập, hoặc lắp trên tủ điện a) Vẽ sơ đồ mạch: 18
  20. Sơ đồ mạch động lực 19
nguon tai.lieu . vn