Xem mẫu

  1. Bài 4 BÁO CÁO THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ CÁC LOẠI BÁO CÁO THUẾ KHÁC Mục tiêu: - Trình bày đƣợc những nội dung cơ bản của thuế thu nhập cá nhân, lệ phí môn bài. - Xác định đƣợc doanh thu thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân - Biết áp dụng thuế suất đúng quy định tƣơng ứng với thu nhập của cá nhân. - Lập đƣợc các biểu mẫu theo nội dung nghiệp vụ thuế thu nhập cá nhân, lệ phí môn bài - Lập đƣợc các mẫu biểu liên quan đến tình hình sử dụng hoá đơn - Trung thực, cẩn thận, tuân thủ luật thuế theo qui định Nội dung I. Phƣơng pháp tính thuế thu nhập cá nhân 1.1. Phƣơng pháp tính thuế thu nhập cá nhân 1.1.1. Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm: Thu nhập từ kinh doanh, tiền lƣơng, tiền công, đầu tƣ vốn, chuyển nhƣợng vốn, chuyển nhƣợng bất động sản, trúng thƣởng, bản quyền, nhƣợng quyền thƣơng mại, nhận thừa kế, quà tặng, Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể nhƣ sau: Thu nhập tính thuế đƣợc xác định bằng thu nhập chịu thuế (-) các khoản giảm trừ sau: Các khoản giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hƣu trí tự nguyện, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Thuế suất: Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lƣơng, tiền công đƣợc áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định cụ thể nhƣ sau: Bậc Phần thu nhập tính Thuế suất thuế thuế/tháng (triệu đồng) (%) 1 Đến 5 5 2 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 80 35 94
  2. - Công thức tính thuế TNCN (1) Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất (2) Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ (3) Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản đƣợc miễn - Cách tính thuế: Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lƣơng, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tƣơng ứng của bậc thu nhập đó. 1.1.2. Các bƣớc tính thuế thu nhập cá nhân Căn cứ vào công thức tính thuế trên, để tính đƣợc số thuế phải nộp hãy thực hiện theo các bƣớc sau: Bƣớc 1. Xác định tổng thu nhập chịu thuế Bƣớc 2. Tính các khoản đƣợc miễn Bƣớc 3. Tính thu nhập chịu thuế theo công thức (3) Bƣớc 4. Tính các khoản đƣợc giảm trừ Bƣớc 5. Tính thu nhập tính thuế theo công thức (2) Bƣớc 6. Tính số thuế phải nộp theo công thức (1). Sau khi tính đƣợc thu nhập tính thuế, để xác định đƣợc số thuế phải nộp (bƣớc 6) đối với thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công thì ngƣời nộp thuế áp dụng phƣơng pháp tính thuế sau theo đúng đối tƣợng. 1.2. Cách tính thuế TNCN Hiện nay có 03 cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lƣơng, tiền công áp dụng cho 03 đối tƣợng khác nhau. Đối với DN phổ biến nhất là tính theo biểu lũy tiến từng phần. Cách tính này áp dụng đối với cá nhân cƣ trú ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên. Dƣới đây hƣớng dẫn chi tiết cách tính thuế theo theo biểu lũy tiến từng phần (tính theo từng bậc thuế rồi cộng lại, mỗi bậc thuế sẽ có mức thuế suất khác nhau Phương pháp tính thuế rút gọn Để thuận tiện cho việc tính toán, có thể áp dụng phƣơng pháp tính rút gọn theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tƣ 111/2013/TT-BTC nhƣ sau: Thu nhập tính Thuế Tính số thuế phải nộp Bậc thuế/tháng suất Cách 1 Cách 2 Đến 05 triệu đồng 0 trđ + 5% TNTT (thu nhập 1 5% 5% TNTT (trđ) tính thuế) 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 2 Trên 05 trđ đến 10 trđ 10% 10% TNTT - 0,25 trđ trđ 0,75 trđ + 15% TNTT trên 3 Trên 10 trđ đến 18 trđ 15% 15% TNTT - 0,75 trđ 10 trđ 95
  3. 1,95 trđ + 20% TNTT trên 4 Trên 18 trđ đến 32 trđ 20% 20% TNTT - 1,65 trđ 18 trđ 4,75 trđ + 25% TNTT trên 5 Trên 32 trđ đến 52 trđ 25% 25% TNTT - 3,25 trđ 32 trđ 9,75 trđ + 30% TNTT trên 6 Trên 52 trđ đến 80 trđ 30% 30 % TNTT - 5,85 trđ 52 trđ 18,15 trđ + 35% TNTT trên 7 Trên 80 trđ 35% 35% TNTT - 9,85 trđ 80 trđ Ví dụ: Ông A nhận lƣơng tháng 10/N là 40 triệu đồng (khi nhận lƣơng từ công ty ông A đã đƣợc công ty trích đóng tiền bảo hiểm bắt buộc - nên không phải trừ khi tính thu nhập tính thuế nữa). Ông A có 02 ngƣời phụ thuộc, trong tháng ông A không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của ông A đƣợc tính nhƣ sau: - Thu nhập chịu thuế của ông A là 40 triệu đồng. - Ông A đƣợc giảm trừ các khoản sau: + Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 11 triệu đồng + Giảm trừ gia cảnh cho 02 ngƣời phụ thuộc (2 con): 4.4 triệu đồng × 2 = 8.8 triệu đồng Tổng cộng các khoản đƣợc giảm trừ là: 11 triệu đồng + 8.8 triệu đồng = 19.8 triệu đồng. - Thu nhập tính thuế của ông A là: 40 triệu đồng - 19.8 triệu đồng = 20.2 triệu đồng - Số thuế phải nộp: * C ch 1: ố thuế phải nộp tính theo từng bậc của biểu lũy tiến từng ph n + Bậc 1: Thu nhập tính thuế đến 05 triệu đồng, thuế suất 5%: 05 triệu đồng × 5% = 0.25 triệu đồng + Bậc 2: Thu nhập tính thuế trên 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%: (10 triệu đồng - 05 triệu đồng) × 10% = 0.5 triệu đồng + Bậc 3: Thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%: (18 triệu đồng - 10 triệu đồng) × 15% = 1.2 triệu đồng + Bậc 4: Thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%: (20.2 triệu đồng - 18 triệu đồng) × 20% = 0.44 triệu đồng - Tổng số thuế ông A phải tạm nộp trong tháng là: 0.25 + 0.5 + 1.2 + 0.44 = 2.39 triệu đồng * C ch 2: ố thuế phải nộp tính theo phương ph p rút g n Căn cứ phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tƣ 111/2013/TT-BTC, thu nhập tính thuế trong tháng 20.2 triệu đồng là thu nhập tính thuế thuộc bậc 4. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp nhƣ sau: 96
  4. 20.2 triệu đồng × 20% - 1.65 triệu đồng = 2.39 triệu đồng. II. Thực hành báo cáo thuế thu nhập cá nhân - Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng 4/2021 đối với cá nhân khai quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế. - Riêng đối với trƣờng hợp NLĐ có phát sinh hoàn thuế TNCN nhƣng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định thì không áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn (theo Khoản 4 Điều 28 Thông tƣ 111/2013/TT-BTC). - Đối với tổ chức trả thu nhập, thời hạn hộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng 3/2021 hoặc ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm tài chính. 1. Lập tờ khai đăng ký nộp thuế TNCN Theo đúng quy định pháp luật, ngƣời lao động bất kể có thu nhập bao nhiêu, miễn là có thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công thì các doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký mã số thuế cho ngƣời lao động trƣớc khi quyết toán thuế. Trƣờng hợp ngƣời lao động không đƣợc đăng ký mã số thuế cá nhân sẽ bị hạn chế rất nhiều quyền lợi: Cá nhân phải tự quyết toán thuế thu nhập cá nhân, không đƣợc giảm trừ gia cảnh cho ngƣời phụ thuộc, không đƣợc hoàn lại thuế thu nhập cá nhân với phần thuế nộp thừa… Ngoài ra, theo Thông tƣ 166/2013/TT-BTC, những trƣờng hợp doanh nghiệp cố tình không đăng ký MST cá nhân cho ngƣời lao động sẽ bị phạt lên đến 2.000.000 đồng, cụ thể: - Phạt cảnh cáo với các trƣờng hợp nộp hồ sơ đăng ký thuế quá thời hạn từ 01-10 ngày, nếu có tình tiết giảm nhẹ. - Phạt từ 700.000 - 1.000.000 đồng với trƣờng hợp nộp hồ sơ đăng ký thuế quá hạn 1-30 ngày, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì tối thiểu bị phạt 400.000 đồng. - Phạt từ 1.400.000 - 2.000.000 đồng với trƣờng hợp nộp hồ sơ đăng ký thuế quá hạn trên 30 ngày, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì phạt tối thiểu là 800.000 đồng. Bước 1: Truy cập cổng thông tin của Tổng cục Thuế - Nhấn chọn “Doanh nghiệp”. - Tiếp đó, hệ thống sẽ hiển thị giao diện “Đăng nhập hệ thống”. - Điền đầy đủ “Tên đăng nhập”, “Mật khẩu” và chọn “Đối tƣợng” là “Ngƣời nộp thuế”. Bước 2: Đăng nhập vào hệ thống Để có thể đăng ký mã số thuế cá nhân cho nhân viên của doanh nghiệp, bạn nhấn chọn ô “Doanh nghiệp” ở góc bên phải màn hình, hoặc trƣờng hợp cá nhân tự đăng ký thì nhấn chọn ô “Cá nhân”. Bước 3: Chọn chức năng “Đăng ký thuế” 97
  5. Sau khi đã đăng nhập thành công vào hệ thống, trên giao diện chính của trang, bạn nhấn chọn chức năng “Đăng ký thuế”, chọn tiếp “Đăng ký mới thay đổi thông tin của cá nhân qua CQT” sau đó chọn hồ sơ “05-ĐK-TH-TCT”. Bước 4: Điền thông tin tờ khai đăng ký m số thuế cá nhân và nộp tờ khai Sau khi đã chọn xong, giao diện “Tờ khai đăng ký thuế tổng hợp cho cá nhân có thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công thông qua cơ quan chi trả thu nhập” sẽ hiển thị, việc của bạn là tiến hành điền các thông tin cần thiết để hoàn thành tờ khai: - Trƣớc tiên, tích vào ô “Đăng ký thuế” - Sau đó nhập chính xác thông tin của nhân viên cần đăng ký mã số thuế cá nhân theo đúng nhƣ chứng minh thƣ nhân dân hoặc thẻ căn cƣớc của họ tại bảng kê khai lần lƣợt các ô. Nếu muốn làm đăng ký cho 2 ngƣời trở lên, nhấn vào ô “Thêm dòng”. - Tiếp đó, điền “Ngày ký” và điền tên giám đốc doanh nghiệp vào mục “Ngƣời đại diện pháp luật”. - Cuối cùng, nhấn ô “Hoàn thành kê khai”, nhấn tiếp “Nộp hồ sơ đăng ký thuế” để hoàn thành thao tác đăng ký mã số thuế cá nhân cho nhân viên doanh nghiệp mình. Giao diện tờ hai tờ hai đăng ý M T c nhân Thông thƣờng, kết quả đăng ký mã số thuế cá nhân có thành công hay không sẽ đƣợc trả về trong khoảng 20 phút. Do đó, bạn có thể dễ dàng kiểm tra kết quả trong ngày bằng cách nhấn chọn chức năng “Đăng ký thuế”, nhấn chọn “Tra cứu hồ sơ”. 98
  6. Ch n chức năng “Tra cứu hồ sơ” để tra cứu ết quả đăng ý M T c nhân 2. Lập tờ khai cá nhân tự quyết toán Hƣớng d n cá nhân tự quyết toán thuế online Bước 1: Truy cập hệ thống thuế điện tử của Tổng cục Thuế và đăng nhập. Bước 2: Nhập thông tin mã số thuế, nhập mã kiểm tra để đăng nhập. Bước 3: Chọn “Quyết toán thuế”, Chọn “kê khai trực tuyến”. Bước 4: Điền nội dung kê khai trực tuyến 99
  7. - Tên ngƣời nộp thuế: điền họ tên của ngƣời tự quyết toán - Địa chỉ liên hệ: Nhập địa chỉ thƣờng trú hoặc tạm trú - Điện thoại liên lạc: điền số điện thoại của ngƣời tự quyết toán - Địa chỉ email: điền email của cá nhân tự quyết toán - Chọn tờ khai: 02/QTT-TNCN-Tờ khai quyết toán thuế TNCN (TT92/2015) - Chọn cơ quan quyết toán thuế: Tùy theo trƣờng hợp của ngƣời nộp thuế mà tích chọn phù hợp. Ví dụ ở hình nêu trên minh họa cho trƣờng hợp có thu nhập tại 2 nơi (đã thay đổi nơi làm việc) và đã khấu trừ thuế tại nguồn. Khi nhập mã số thuế của đơn vị thực hiện khấu trù thuế tại thời điểm đang thực hiện quyết toán thuế thì hệ thống tự động nhân diện cơ quan quyết toán thuế. - Loại tờ khai: Tờ khai chính thức - Năm quyết toán: 2020 100
  8. Bước 5: Chọn “Tiếp tục” Bước 6: Khai tờ khai quyết toán thuế [01] đến [06]: Hệ thống tự động nhập [07] đến [08]: Chọn tỉnh, thành phố ở mục 08 trƣớc, sau đó chọn quận huyện ở mục 07 (Địa chỉ thƣờng trú) [09]: Điền số điện thoại của NNT: (Bắt buộc điền) [10]: Fax: Không bắt buộc [11]: Điền địa chỉ email của NNT vào. (Bắt buộc điền) [12]: Số tài khoản ngân hàng (nếu có). Không bắt buộc [12a]: Mở tại: Ngân hàng mở tại đâu thì đánh vào đó. [13] đến [21]: Thông tin đại lý thuế nếu không có thì bỏ qua. 101
  9. [22]: Tổng thu nhập chịu thuế trong kỳ: [23]: Tổng TNCT phát sinh tại Việt Nam: Là tổng các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lƣơng, tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác; có tính chất tiền lƣơng tiền công phát sinh tại Việt Nam; bao gồm cả thu nhập chịu thuế từ tiền lƣơng; tiền công do làm việc trong khu kinh tế và thu nhập chịu thuế đƣợc miễn theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (nếu có). Thu nhập phát sinh ở đâu thì cơ quan chi trả thu nhập xuất chứng từ cho cá nhân, cá nhân lấy thông tin về thu nhập trên các chứng từ đó nhập vào tờ khai. Ví dụ: Trong năm 2020, Anh A làm công ty X từ tháng 1 đến tháng 4 có tổng thu nhập chịu thuế theo chứng từ là 100 triệu, làm công ty Y từ tháng 5 đến tháng 12 có tổng thu nhập chịu thuế theo chứng từ là 150 triệu, vậy chỉ tiêu số 23, anh A sẽ nhập 250.000.000 triệu đồng. [24]: Tổng TNCT làm căn cứ tính giảm thuế: Là tổng các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lƣơng; tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lƣơng tiền công mà cá nhân nhận đƣợc do làm việc trong khu kinh tế; không bao gồm thu nhập đƣợc miễn giảm theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (nếu có) (Không có thì không điền). [25]: Tổng TNCT đƣợc miễn giảm theo Hiệp Định: Là tổng các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lƣơng; tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác; có tính chất tiền lƣơng tiền công mà cá nhân nhận đƣợc thuộc diện miễn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (nếu có) (Không có thì không điền). 102
  10. [26]: Tổng TNCT phát sinh ngoài Việt Nam: là tổng các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lƣơng; tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác; có tính chất tiền lƣơng tiền công phát sinh ngoài Việt Nam (Không có thì không điền). [27]: Số ngƣời phụ thuộc: Tự động tính khi đƣợc kê khai Trƣờng hợp có ngƣời phụ thuộc thì để kê khai ngƣời phụ thuộc thì bạn kéo xuống cuối trang, chọn “02-1/BK-QTT-TNCN” để kê khai: Sau khi chọn “02-1/BK-QTT-TNCN” hệ thống chuyển giao diện để bạn kê khai ngƣời phụ thuộc, khai xong ngƣời phụ thuộc bạn chọn "Tờ khai" dể quy về giao diện tờ khai tiếp tục khai. [28]: Các khoản giảm trừ: Hệ thống tự động tính [29]: Giảm trừ cho bản thân cá nhân: Hệ thống tự động tính 103
  11. [30]: Cho những ngƣời phụ thuộc đƣợc giảm trừ: Hệ thống tự động tính. [31]: Từ thiện, nhân đạo, khuyến học: là các khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; ngƣời tàn tật; ngƣời già không nơi nƣơng tựa; các khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện; quỹ nhân đạo; quỹ khuyến học đƣợc thành lập và hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nƣớc (Không có thì không điền) [32]: Các khoản đóng bảo hiểm đƣợc trừ: là các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc. [33]: Khoản đóng quỹ hƣu trí tự nguyện đƣợc trừ: là tổng các khoản đóng vào Quỹ hƣu trí tự nguyện theo thực tế phát sinh tối đa không vƣợt quá ba (03) triệu đồng/tháng (Không có thì không điền). [34]: Tổng thu nhập tính thuế: Hệ thống tự động tính. [35]: Tổng số thuế TNCN phát sinh trong kỳ: Hệ thống tự động tính. [36]: Tổng số thuế đã tạm nộp, đã khấu trừ, đã nộp trong kỳ: Hệ thống tự động tính. [37]: Đã khấu trừ: Là tổng số thuế mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã khấu trừ từ tiền lƣơng; tiền công của cá nhân theo thuế suất Biểu thuế lũy tiến từng phần trong kỳ và 104
  12. tổng số thuế mà tổ chức; cá nhân trả thu nhập đã khấu trừ theo thuế suất 10% trong kỳ; căn cứ vào chứng từ khấu trừ thuế của tổ chức, cá nhân trả thu nhập. [38]: Đã tạm nộp: Là số thuế cá nhân trực tiếp kê khai và đã tạm nộp tại Việt Nam; căn cứ vào chứng từ nộp thuế vào ngân sách nhà nƣớc. [39]: Đã nộp ở nƣớc ngoài đƣợc giảm trừ (nếu có): là số thuế đã nộp ở nƣớc ngoài đƣợc xác định tối đa bằng số thuế phải nộp tƣơng ứng; với tỷ lệ thu nhập nhận đƣợc từ nƣớc ngoài so với tổng thu nhập nhƣng không vƣợt quá số thuế là [35] x {[26]/([22] – [25])}x 100%. [40]: Đã khấu trừ hoặc tạm nộp trùng do quyết toán vắt năm: là số thuế đã khấu trừ; đã nộp thực tế phát sinh trên chứng từ đã kê khai trên Tờ khai quyết toán thuế năm trƣớc. [41]: Tổng số thuế TNCN đƣợc giảm trong kỳ: Hệ thống tự động tính. [42]: Tổng số thuế TNCN đƣợc giảm do làm việc trong khu kinh tế: Hệ thống tự động tính. [43]: Tổng số thuế TNCN đƣợc giảm khác: là số thuế đƣợc giảm do đã tính ở kỳ tính thuế trƣớc. [44]: Tổng số thuế còn phải nộp trong kỳ, [44]=[35]-[36]-[41] >= 0: Hệ thống tự động tính. [45]: Tổng số thuế nộp thừa trong kỳ , [45] = [35]-[36]-[41] < 0: Tự động tính [46]: Tổng số thuế đề nghị hoàn trả, [46]=[47]+[48]: Hệ thống tự động tính. [47]: Số thuế hoàn trả vào tài khoản ngƣời nộp thuế: cá nhân có số thuế nộp thừa nếu muốn đề nghị hoàn trả thì phải nhập vào ô này, nếu không đề nghị hoàn trả thì không nhập. [48]: Số thuế bù trừ cho khoản phải nộp Ngân sách nhà nƣớc khác: cá nhân có số thuế nộp thừa và đề nghị bù trừ cho các khoản phải nộp Ngân sách nhà nƣớc khác (bao gồm khoản nợ ngân sách, khoản phát sinh phải nộp của các loại thuế khác nhƣ giá trị gia tăng, môn bài, tiêu thụ đặc biệt…) thì ghi vào chỉ tiêu này. [49]: Tổng số thuế bù trừ cho các phát sinh của kỳ sau, [49]=[45]-[46]: Hệ thống tự động tính. Sau khi điền xong thì Chọn “Hoàn thành kê khai”. Bước 7: Chọn kết xuất XML 105
  13. Bước 8: Chọn Nộp tờ khai, Nhập mã kiểm tra để xác thực nộp tờ khai và chọn Tiếp tục. Hệ thống sẽ báo nộp tờ khai thành công. Bước 9: In tờ khai Tại bƣớc sau khi chọn “Kết xuất XML”, hệ thống sẽ gửi về cho bạn file tờ khai theo định dạng XML. Sử dụng máy tính có cài itax viewer để mở file tờ khai theo định dạng XML>> In >> Ký tên ngƣời khai thuế. Tải về ứng dụng itax viewer, cài đặt nhƣ nhƣ các ứng dụng thông thƣờng. Sau khi đã cài đặt thì có thể mở file “Kết xuất XML” nhƣ bình thƣờng và chọn in 2 bản. Cách mở file định dạng XML sau khi đã cài đăt xong : Nhấn double click để mở hoặc nhấn chuột phải chọn Open: 106
  14. Bước 10: Cầm theo CMND/CCCD, chứng từ khấu trừ thuế thuế, Tờ khai thuế vừa in đến nộp tại Bộ phận một của của Cơ quan thuế đã nộp tờ khai. 3. Lập tờ khai nộp thuế dùng cho tổ chức nộp thuế thay cho cá nhân Chỉ cần nhập ở các phụ lục 05-1/BK-QTT-TNCN, PL 05-2/BK-QTT-TNCN và PL 05-3/BK-QTT-TNCN. Sau đó phần mềm sẽ tự động cập nhật sang “Tờ khai 05/QTT- TNCN”. 3.1. Phƣơng pháp lập các phụ lục a) Phụ lục 05-1/BK-QTT-TNCN Những cá nhân cƣ trú ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên thì kê khai vào phụ lục này: – Chỉ tiêu [07] đến [09]: Nhập theo từng cá nhân. Nhập MST vào chỉ tiêu [08] thì không cần nhập số CMND/CCCD/Hộ chiếu vào chỉ tiêu [09]. – Nếu muốn thêm dòng thì ấn phím “F5”. Nếu muốn xóa dòng thì ấn phím “F6”. – Chỉ tiêu [10] – Cá nhân nào uỷ quyền cho tổ chức, doanh nghiệp quyết toán thay thì click vào ô vuông. Chi tiết xem công văn CV-801-TCT-TNCN (Phải có giấy ủy quyền theo mẫu 02/UQ-QTT-TNCN Ban hành kèm theo Thông tƣ số 92/2015/TT-BTC ngày15/6/2015 của Bộ Tài chính. Chi tiết về các trƣờng hợp đƣợc ủy quyền quyết toán thuế thay đƣợc quy định tại điểm a.4, Khoản 3, Điều 21 Thông tƣ này). * Phần “Thu nhập chịu thuế”: – Chỉ tiêu [11] Tổng số: Là tổng các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lƣơng, tiền công đã trả trong kỳ cho cá nhân cƣ trú có ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên, kể cả các khoản tiền lƣơng, tiền công nhận đƣợc do làm việc tại khu kinh tế và thu nhập đƣợc miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần. Lƣu ý: Các khoản thu nhập của cá nhân ngƣời lao động ở phụ lục 05-1/BK-QTT- TNCN này không đƣợc giảm trừ hoặc miễn thuế. Tức là Tổng thu nhập bao nhiêu thì nhập vào chỉ tiêu [11] bấy nhiêu. Cách tính: Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản đƣợc miễn thuế 107
  15. Tổng thu nhập: Là tổng số các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lƣơng, tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lƣơng, tiền công mà cơ quan chi trả đã trả cho cá nhân. Các khoản đƣợc miễn thuế theo quy định: Tại Điều 3 Thông tƣ 111/2013/TT-BTC và Điều 12 Thông tƣ 92/2015/TT-BTC quy định về các khoản đƣợc miễn. – Chỉ tiêu [12] Làm việc trong KKT: Là các khoản thu nhập chịu thuế mà doanh nghiệp trả thu nhập trả cho cá nhân do làm việc tại khu kinh tế, không bao gồm thu nhập đƣợc miễn giảm theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (nếu có). – Chỉ tiêu [13] Theo hiệp định: Là các khoản thu nhập chịu thuế làm căn cứ xét miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần. * Phần: “Các khoản giảm trừ” – Chỉ tiêu [15] Tổng số tiền giảm trừ gia cảnh: Là tổng các khoản giảm trừ cho bản thân ngƣời nộp thuế và các khoản giảm trừ cho ngƣời phụ thuộc. Trong đó: + Giảm trừ cho bản thân = 11 triệu đồng/tháng x Tổng số tháng đã tính giảm trừ trong năm. Trƣờng hợp cá nhân ủy quyền quyết toán cho tổ chức, doanh nghiệp thì giảm trừ cho bản thân đƣợc tính đủ 12 tháng là 132 triệu đồng/năm. + Giảm trừ cho ngƣời phụ thuộc = 4,4 triệu đồng/ngƣời x Tổng số tháng đã tính giảm trừ cho ngƣời phụ thuộc trong năm. Trƣờng hợp cá nhân ủy quyền quyết toán cho tổ chức, doanh nghiệp thì giảm trừ cho ngƣời phụ thuộc đƣợc tính đủ theo thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dƣỡng trong kỳ nếu cá nhân có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho ngƣời phụ thuộc theo quy định (Điều 9 Thông tƣ số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính ). – Chỉ tiêu [16] Từ thiện, nhân đạo, khuyến học: Là các khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ngƣời tàn tật, ngƣời già không nơi nƣơng tựa; các khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học đƣợc thành lập và hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận (nếu có). – Chỉ tiêu [17] Bảo hiểm đƣợc trừ: Là các khoản đóng góp bảo hiểm gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc. Cụ thể: BHXH: 8%, BHYT: 1,5%, BHTN: 1%. – Chỉ tiêu [18] Quỹ hƣu trí tự nguyện đƣợc trừ: Là tổng các khoản đóng góp vào Quỹ hƣu trí tự nguyện theo thực tế phát sinh nhƣng tối đa không quá 01 triệu đồng/tháng, kể cả trƣờng hợp đóng góp vào nhiều quỹ (Điều 15 Thông tƣ 92/2015/TT-BTC). – Chỉ tiêu [19] Thu nhập tính thuế: Phần mềm sẽ tự động cập nhật. 108
  16. – Chỉ tiêu [20] Số thuế TNCN đã khấu trừ: Là tổng số thuế TNCN mà tổ chức, doanh nghiệp đã khấu trừ của cá nhân cƣ trú có hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên trong kỳ. – Chỉ tiêu [21] Số thuế TNCN đƣợc giảm do làm việc trong khu kinh tế: – Số thuế đƣợc giảm bằng 50% số thuế phải nộp của thu nhập chịu thuế cá nhân nhận đƣợc do làm việc trong khu kinh tế (nếu có). – Chỉ tiêu [22] Tổng số thuế phải nộp: Là tổng số thuế phải nộp của cá nhân uỷ quyền quyết toán thay. Cụ thể: Chỉ tiêu [22] = ([19] x Thuế suất biểu thuế lũy tiến) – [20]. – Chỉ tiêu [23] Số thuế đã nộp thừa: Nếu xuất hiện chỉ tiêu này thì có thể xảy ra trƣờng hợp hoàn thuế hoặc chuyển kỳ sau. – Chỉ tiêu [24] Số thuế còn phải nộp: Nếu xuất hiện chỉ tiêu này thì tổ chức, doanh nghiệp phải đi nộp thêm tiền thuế. b) Cách lập phụ lục 05-2/BK-QTT-TNCN Dành cho tổ chức, doanh nghiệp kê khai thu nhập đã trả cho những cá nhân không cƣ trú, cá nhân cƣ trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dƣới ba (03) tháng. – Chỉ tiêu [07] đến [09]: Nhập theo từng cá nhân. Nhập MST vào chỉ tiêu [08] thì không cần nhập số CMND/Hộ chiếu vào chỉ tiêu [09]. – Nếu muốn thêm dòng thì ấn phím “F5”. Nếu muốn xóa dòng thì ấn phím “F6”. – Chỉ tiêu [10]: Nếu là cá nhân không cƣ trú thì click vào ô này. – Chỉ tiêu [11] Tổng số: Là tổng các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lƣơng, tiền công đã trả trong kỳ cho cá nhân không cƣ trú, cá nhân cƣ trú không ký hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng lao động dƣới 03 tháng, kể cả các khoản tiền lƣơng, tiền công nhận đƣợc do làm việc tại khu kinh tế và thu nhập đƣợc miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần. Lƣu ý: Các khoản thu nhập của cá nhân ngƣời lao động ở phụ lục 05-2/BK-QTT- TNCN này không đƣợc giảm trừ hoặc miễn thuế. Tức là Tổng thu nhập bao nhiêu thì nhập vào chỉ tiêu [11] bấy nhiêu. – Chỉ tiêu [12]: TNCT từ phí mua BH nhân thọ, BH không bắt buộc khác của doanh nghiệp BH không thành lập tại Việt Nam cho ngƣời lao động (nếu có). – Chỉ tiêu [13] Làm việc trong KKT: Là các khoản thu nhập chịu thuế mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập trả cho cá nhân do làm việc tại khu kinh tế trong kỳ, không bao gồm thu nhập đƣợc miễn giảm theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (nếu có). – Chỉ tiêu [14] Theo hiệp định: Là các khoản thu nhập chịu thuế làm căn cứ xét miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần. – Chỉ tiêu [15] Số thuế TNCN đã khấu trừ: Là tổng số thuế thu nhập cá nhân mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã khấu trừ của từng cá nhân trong kỳ. 109
  17. Lƣu ý: Nếu cá nhân có làm bản cam kết mẫu 02/CK-TNCN (Ban hành kèm theo Thông tƣ số 92/2015/TT-BTC), tức là không khấu trừ 10% thì nhập “0 đồng” vào đây. – Chỉ tiêu [16]: Là số thuế khấu trừ từ phí mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác của doanh nghiệp Bảo hiểm không thành lập tại Việt Nam cho ngƣời lao động (nếu có). – Chỉ tiêu [17] Số thuế TNCN đƣợc giảm do làm việc trong khu kinh tế: Số thuế đƣợc giảm bằng 50% số thuế phải nộp của thu nhập chịu thuế cá nhân nhận đƣợc do làm việc tại khu kinh tế (nếu có). c) Cách lập phụ lục 05-3/BK-QTT-TNCN – Tổ chức, doanh nghiệp trả thu nhập kê khai đầy đủ 100% ngƣời phụ thuộc đã tính giảm trừ trong năm 2016 vào Phụ lục bảng kê 05-3/BK-QTT-TNCN này. – Đối với những ngƣời phụ thuộc đã đƣợc cấp MST thì không phải khai đủ các thông tin định danh, chỉ cần khai thông tin tại các chỉ tiêu [06] “STT”, [07] “Họ và tên ngƣời nộp thuế”, [08] “MST của ngƣời nộp thuế”, [09] “Họ và tên ngƣời phụ thuộc”, [10] “Ngày sinh ngƣời phụ thuộc”, [11] “MST của ngƣời phụ thuộc”, [14] “Quan hệ với ngƣời nộp thuế”, [21] “Thời gian tính giảm trừ từ tháng”, [22] “Thời gian tính giảm trừ đến tháng”. 3.2. Kê khai thuế thu nhập cá nhân trên phần mềm HTKK Bƣớc 1: Đăng nhập HTKK Đăng nhập bằng mã số thuế chọn “Đồng ý” Chọn “Thuế thu nhập cá nhân” Chọn “05/QT-TNCN Tờ khai quyết toán của tổ chức, CN (TT92/2015)” Chọn năm kê khai, tháng kê khai Chọn “Đồng ý” Bƣớc 2: Điền các chỉ tiêu Điền các chỉ tiêu trên các phụ lục nhƣ đã hƣớng dẫn ở phần trên * PL 05-1BK-TNCN 110
  18. - Chỉ tiêu [07] đến [09]: Nhập theo từng cá nhân - Nếu muốn thêm dòng thì => phóm “F5”. - Nếu cá nhân nào uỷ quyền cho DN => Click vào ô vuông. * PL 05-2BK-TNCN: Chỉ tiêu [07] đến [09]: Các bạn nhập theo từng cá nhân - Nếu muốn thêm dòng thì các bạn ấn phím “F5” nhé. - Nếu là cá nhân không cƣ trú thì bạn click vào ô vuông. * PL 05-3BK-TNCN: - Điền theo thông tin trên tờ khai đăng ký ngƣời phụ thuộc nhé. Bƣớc 3: Hoàn thành Sau khi đã kê khai xong 3 phụ lục thì ấn nút: “Ghi” -> Sang bên tờ khai “05-QTT-TNCN” để kiểm tra lại số liệu. – Nếu xuất hiện chỉ tiêu [45] thì tổ chức, doanh nghiệp phải nộp thêm tiền thuế TNCN – Nếu xuất hiện chỉ tiêu [46] thì tổ chức, doanh nghiệp theo dõi bù trừ kỳ sau hoặc làm thủ tục hoàn thuế TNCN. Bƣớc 4: Kết xuất dữ liệu ra file XML Sau khi cập nhật dữ liệu vào các phần mềm kê khai, cá nhân thực hiện: Kết xuất dữ liệu ra file: Sử dụng các chức năng của phần mềm để kết xuất dữ liệu ra file theo đúng định dạng của CQT quy định. Lƣu ý: Kiểm tra số liệu khớp đúng giữa bản in ra giấy và file dữ liệu. CQT sẽ yêu cầu gửi lại file dữ liệu nếu có chênh lệch với bản giấy hoặc sai tên, sai cấu trúc, định dạng qui định. Bƣớc 5: Gửi file dữ liệu quyết toán đến CQT 111
  19. Đối với các file dữ liệu đã đƣợc kết xuất tại Bƣớc 3, NNT có thể gửi file đến cơ quan thuế theo một trong hai cách sau: Gửi qua mạng internet: NNT truy cập trang điện tử http://thuedientu.gdt.gov.vn (phân hệ CÁ NHÂN), sử dụng chức năng Tải tờ khai để gửi file dữ liệu cho CQT và thực hiện các Bƣớc theo hƣớng dẫn sử dụng phần mềm. Gửi trực tiếp tại CQT hoặc qua bƣu điện cùng với hồ sơ khai thuế bằng giấy: NNT ghi tệp dữ liệu vào đĩa CD hoặc USB. Tuy nhiên, CQT khuyến khích Cá nhân gửi file qua internet hoặc qua bƣu điện. Bƣớc 6: Nộp hồ sơ quyết toán thuế - NNT gửi hồ sơ khai quyết toán thuế đã in đến cơ quan thuế theo các hình thức nhƣ: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đƣờng bƣu điện đảm bảo đúng thời hạn theo quy định của Luật thuế TNCN. Lƣu ý: Đối với cá nhân có gửi hồ sơ giấy và file phải in và gửi kèm trang bìa tệp với hồ sơ giấy. Đối với cá nhân chỉ gửi hồ sơ giấy không cần gửi kèm trang bìa tệp Bƣớc 7: Theo dõi kết quả gửi file Sau khi gửi hồ sơ quyết toán, file dữ liệu, NNT truy cập vào cổng thông tin điện tử http://thuedientu.gdt.gov.vn (phân hệ CÁ NHÂN), để theo dõi kết quả gửi tệp dữ liệu (Xem chi tiết hƣớng dẫn sử dụng phần mềm trên địa chỉ http://thuedientu.gdt.gov.vn (phân hệ CÁ NHÂN) Bƣớc 8: Điều chỉnh số liệu quyết toán Khi có các sai sót cần điều chỉnh hoặc nhận đƣợc thông báo cần điều chỉnh của CQT, cá nhân thực hiện kê khai quyết toán, kết xuất lại tệp dữ liệu và gửi cho CQT. Các Bƣớc thực hiện bắt đầu từ Bƣớc 1 đến Bƣớc 6. III. Thực hành kê khai lệ phí môn bài 1. Đối tƣợng và mức nộp lệ phí môn bài Lệ phí môn bài là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải nộp để đƣợc sản xuất, kinh doanh. Hay nói cách khác, lệ phí môn bài là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải nộp để có đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh; lệ phí môn bài đƣợc nộp định kỳ hàng năm hoặc khi mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mức thu phân theo bậc, dựa vào vốn đăng ký kinh doanh hoặc doanh thu của năm kinh doanh kế trƣớc. Kể từ ngày 01/01/2017 trở đi mức thuế môn bài đƣợc áp dụng theo Thông tƣ 302/2016/TT-BTC nhƣ sau: 112
  20. BIỂU THUẾ MÔN BÀI STT Vốn điều lệ, Mức thuế môn bài vốn đầu tƣ cả năm 1 Trên 10 tỷ đồng 3.000.000 2 Từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 3 Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh 1.000.000 doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác Đối với ngƣời nộp thuế đang hoạt động kinh doanh đã khai, nộp thuế môn bài thì không phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho các năm tiếp theo nếu không thay đổi các yếu tố làm thay đổi về mức thuế môn bài phải nộp. Trƣờng hợp ngƣời nộp thuế có sự thay đổi các yếu tố liên quan đến căn cứ tính thuế làm thay đổi số thuế môn bài phải nộp của năm tiếp theo thì phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho năm tiếp theo, thời hạn khai thuế chậm nhất là ngày 31/12 của năm có sự thay đổi. Đối với cơ sở kinh doanh đã thành lập từ năm trƣớc thì thời điểm nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày thứ ba mƣơi của tháng đầu tiên của năm dƣơng lịch hoặc năm tài chính (đối với trƣờng hợp NNT đang kinh doanh) - Trƣờng hợp doanh nghiệp có chi nhánh, địa điểm kinh doanh: + Trƣờng hợp ngƣời nộp thuế có đơn vị trực thuộc (chi nhánh, cửa hàng...) kinh doanh ở cùng địa phƣơng cấp tỉnh thì ngƣời nộp thuế thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của các đơn vị trực thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của ngƣời nộp thuế. + Trƣờng hợp ngƣời nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phƣơng cấp tỉnh nơi ngƣời nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc. 2. Thực hành kê khai lệ phí môn bài trên HTKK Bƣớc 1: Đăng nhập vào phần mềm HTKK: Mở phần mềm hỗ trợ kê khai => Gõ mã số thuế -> Ấn "Đồng Ý" Bƣớc 2: Chọn Tờ khai: = > Kích chọn "Tờ khai lệ phí môn bài (01/MBAI) màn hình hiện ra bảng chọn kỳ tính tính thuế: Bƣớc 3: Chọn kỳ kê khai lệ phí môn bài: - Nếu làm tờ khai lệ phí môn bài cho cơ sở mới thành lập thì tích vào nút "Cơ sở mới thành lập" -> Sau khi chọn xong các bạn ấn "Đồng ý" Bƣớc 4: Làm tờ khai lệ phí môn bài (Theo mẫu 01/MBAI) -> Màn hình sẽ hiển thị ra tờ khai lệ phí môn bài m u 01/MBAI 113
nguon tai.lieu . vn