Xem mẫu

  1. 72 BÀI 3 Trát tường Mã bài: MĐ 27-03 Giới thiệu Để mặt tường trong công trình xây dựng được sạch đẹp, bền lâu. Người ta thường, trát lên một lớp vữa ximăng cát hoặc vữa tam hợp. Rồi quét vôi hoặc lăn sơn, làm tăng giá trị thẩm mĩ cho công trình xây dựng. Mục tiêu của bài - Mô tả được thao tác lên vữa trát cho từng loại khối xây đúng kỹ thuật; - Xác định được vị trí, kích thước và chiều dày của lớp vữa trát theo yêu cầu kỹ thuật; - Nêu được các dụng cụ, thiết bị trát tường đúng theo yêu cầu; - Nhận dạng được vữa trát đúng chủng loại, theo bảng tiêu chuẩn; - Trát được các loại tường phẳng đúng kỹ thuật, chính xác; - Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp theo quy định; - Thực hiện đúng thời gian theo định mức. Nội dung bài: 1. Phân loại, phạm vi sử dụng của các loại vữa trát 1.1. Phân loại các loại vữa trát. 1.1.1. Vữa thông thường. - Dựa vào vật liệu thành phần vữa xây dựng được chia thành 3 loại: - Vữa vôi: Thành phần gồm cát, vôi và nước. - Vữa tam hợp (gọi là vữa ba ta): Thành phần gồm cát, vôi, xi măng và nước. - Vữa xi măng cát: Thành phần gồm cát, xi măng và nước. Cát để trộn vữa có thể là cát đen hoặc cát vàng tùy theo yêu cầu thiết kế. Vôi để trộn vữa là vôi nhuyễn được tôi từ vôi cục hoặc vôi nghiền. 1.1.2. Vữa hoàn thiện. - Vữa vôi
  2. 73 - Vữa tam hợp. - Vữa xi măng cát. 1.1.3. Vữa chịu a xít. Vữa chịu a xít ARM-95 - Hỗn hợp bột khô khô trộn sẵn các thành phần chịu a xít, đóng bao: 25kg hoặc 50kg. -Dung dịch kết dính vữa khô, đóng phuy: 300kg. -Sản phẩm được cung cấp mới 100%, có thời gian bảo quản trong kho kín 06 tháng. Chỉ tiêu của vữa chịu a xít Mức chất Tiêu chuẩn áp STT Chỉ tiêu Đơn vị lượng dụng 1 Độ chịu a xít % ≥ 95 2 Tỷ trọng g/cm3 ≥ 1,6 Tu©n theo 3 Độ co % 3 TCXDVN 337-2005 4 Độ bền nén MPa ≥ 20 5 Độ hút nước % 5 1.1.4. Vữa chịu nhiệt. Vữa là một hỗn hợp được trộn đều của chất kết dính vô cơ, hòa với nước theo một tỉ lệ thích hợp, sau khi trở thành chất rắn có khả năng chịu lực hay liên kết với các vật liệu khác. Vữa chịu nhiệt là hỗn hợp vật liệu kết dính được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong các lò sản xuất. Vữa xây được tảo ra phụ thuộc vào nhiệt độ, loại lò xây và mục đích sử dụng để làm gì. Có rất nhiều loại vữa chịu nhiệt như bột cao lanh, vữa cao nhôm, bột sét chịu lửa, vữa silic, … Vữa thường được phân loại theo chất kết dính, theo khối lượng thể tích và theo công dụng của vữa:
  3. 74 *Theo chất kết dính: vữa xi măng, vữa vôi, vữa thạch cao, vữa hỗn hợp như xi măng trộn vôi, xi măng trộn cát cùng phụ gia... * Theo khối lượng thể tích: gồm vữa nặng khối lượng riêng trên 1500 kg/mét khối; vữa nhẹ dưới 1500 kg/mét khối. *Theo công dụng: dùng để trang trí như vữa xây, vữa trát, vữa lát, ốp, vữa hoặc những loại đặc biệt như vữa chống thấm, vữa chịu nhiệt độ cao, vữa chịu độ mặn... Có thể chịu nhiệt trên 1000 độ C ( khoảng từ 1000 đến 1700 độ C). Kích thước hạt khoảng từ 0 đến 0,1 mm. Khả năng cách nhiệt cao vì tỷ trọng thấp. Chịu được lửa nhiệt rất cao. Rất dễ sử dụng, khả năng kết dính cao. Nhanh đông cứng và chịu lực rất tốt. 1.1.5. Vữa chống thấm. *Cấu tạo của vữa chống thấm Đặc tính và ưu điểm của vữa chống thấm đến từ thành phần cấu tạo, bao gồm silicat sô đa, nhôm clorua, kẽm sunfat hoặc nhôm, kẽm clorua,… Hỗn hợp này có thể phản ứng với hydroxide canxi được giải phóng từ sự thủy hóa xi măng, tạo nên một thành phần có tính xi măng để chèn lấp vào những lỗ trống, lỗ hổng trên bề mặt bê tông, ngăn chặn hiện tượng nước len lỏi và thấm sâu vàokếtcấubêtông. Bên cạnh đó, vữa chống thấm còn có khả năng giảm mức độ truyền dẫn hơi nước, hơi ẩm sinh ra trong bê tông, đồng thời, tăng độ liên kết của bê tông, nhờ đó, nó được coi là sản phẩm chống thấm hoàn hảo, được các chủ thầu chủ động sử dụng ngay từ giai đoạn đầu xây dựng. Hiện nay, vữa chống thấm tồn tại ở 3 trạng thái là bột, keo lỏng hoặc hồ vữa. Để phát huy khả năng chống thấm của vữa chống thấm, trộn chúng với keo dán gạch, hồ dầu xi măng, mang đến một kết cấu công trình chất lượng và tốt. Ưu.điểm: - Có thể kết hợp với các vật liệu xây dựng khác (keo dán gạch, bột chà ron). - Khả năng chống thấm vượt trội, độ bám dính cao, hạn chế sự co ngót của hồ vữa ximăng. - Độ mài mòn và tính đàn hồi cao, ngăn chặn hình thành các vết nứt trên bề mặtbêtông. - An toàn với con người và thân thiện với môi trường.
  4. 75 1.2. Phạm vi sử dụng của các loại vữa trát 1.2.1. Phạm vi sử dụng của vữa tam hợp Vữa tam hợp có cường độ và độ bền khá tốt; có tính dẻo và tính bám dính; nhanh khô hơn nữa vôi được sử dụng khá thông dụng trong trát những nơi ít va chạm và trát ở phần trong nhà hoặc công trình kết cấu đơn giản. 1.2.2. Phạm vi sử dụng của xi măng. Vữa xi măng cát có cường độ và độ bền cao, tính chống thấm tốt, nhanh cứng nhanh khô nên được sử dụng rộng rãi để xây, trát , lát, ốp cả bên trong và bên ngoài công trình xây dựng, những nơi va chạm lớn thường xuyên, kết cấu chụi lực, chịu rung động. 2. Chuẩn bị thi công. 2.1. Phương pháp chuẩn bị thi công. Bố trí mặt bằng vị trí thi công tầm thấp, trên cao hợp lý tạo điều kiện cho công nhân đạt năng suất lao động cao. Mặt bằng tổ chức trát gồm các khu vực: -Khu vực làm việc -Khu vực để vật liệu -Khu vực vận chuyển, bắc giáo trát. Các khu vực này liên quan chặt chẽ với nhau, nếu bố trí hợp lý các khu vực này sẽ có yếu tố quyết định nâng cao năng suất lao động của các loại thợ, đặc biệt là đối với thợ hoàn thiện. Phân chia đợt để trát trong phạm vi một tầng nhà. Chú ý: - Đợt trát tốt nhất cao từ 1,6m2m -Khối lượng mỗi đợt tương đương nhau để hoàn thành công việc trong thời gian bằng nhau với số lượng công nhân không thay đổi. -Khi chia đợt trát tường cần phối hợp các công việc khác như trát cửa. Phân đoạn dây chuyền: - Khối lượng công việc trong các đoạn phải phù hợp với thời gian thi công để có thể hoàn thành công việc đúng thời hạn. - Khối lượng công việc trong các đoạn dây chuyền phải bằng nhau hoặc gần bằng nhau để bố trí nhân lực dễ dàng, ổn định.
  5. 76 - Đường ranh giới giữa các phân đoạn tốt nhất là các khe co giãn 2.2. Thực hiện công tác chuẩn bị. 2.2.1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị thi công. Chuẩn bị dụng cụ: Bay, bàn xoa, thước tầm, nivô, thước vuông, xô đựng nước, chổi đót. Chuẩn bị thiết bị, phương tiện: Nếu tường trát có chiều cao lớn hơn một đợt công tác (một tầm giáo). Ta phải lắp dựng giàn giáo, hệ thống giàn giáo lớn hơn 4m ta phải lắp hệ thống lan can và lưới bảo vệ. Máy trộn vữa 250 lít, vận thăng, xe đẩy, sàng cát 2.2.2. Chuẩn bị vật tư thi công. Sử dụng xi măng polăng mác 200 còn thời hạn sử dụng và bảo quản tốt. Cát dùng là cát sạch, mịn không lẫn tạp chất, kích thước đồng đều, đúng yêu cầu trong cấp phối vữa xây. Nước sạch phải được lấy từ nguồn nước của khu vực. Cấp phối vữa phải được pha trộn thích hợp, tránh những trường hợp vữa Cấp phối vữa phải được pha trộn thích hợp, tránh những trường hợp vữa non làm giảm độ liên kết hay vữa già gây lãng phí. Chất lượng của vữa xây tô được kiểm tra thí nghiệm trong phòng và trên hiện trường xây dựng. Tóm lại: Dựa vào diện tích trát của bài luyện tập, dựa vào chủng loại vữa và chiều dày lớp vữa trát theo yêu cầu dể chuẩn bị khối lượng vữa. Cát xây , vôi nghiền, xi măng, phụ gia 3. Nhận dạng vữa trát tường. 3.1. Các tính chất cơ bản của vữa thông thường 3.1.1. Tính lưu động. Tính lưu động của vữa còn gọi là tính dẻo thể hiện ở trạng thái khô, dẻo hoặc nhão của vữa. Tính lưu động được đánh giá thông qua độ sụt của vữa. Độ sụt của vữa được xác định bằng thí nghiệm theo tiêu chuẩn Việt Nam: Đặt mũi nhọn của quả chùy hình nón tiêu chuẩn (nặng 300 gam, mũi nhọn có góc 300) sát mặt xô vữa trộn xong, rồi thả quả chùy trong xô vữa ta được độ sụt của vữa (Hình 3.1).
  6. 77 3 1 4 2 a) b) Hình 3.1 a) Chuỳ hình nón tiêu chuẩn; b) Đo độ sụt của vữa; 1. Chuỳ; 2. Xô vữa; 3. Thước đo; 4. Giá đỡ Đơn vị của độ sụt tính bằng cm. vữa khô có độ sụt nhỏ, vữa ở trạng thái nhão có độ sụt lớn. Độ sụt thích hợp cho vữa xây, trát thường từ 5 ÷ 10 cm. Tính lưu động của vữa phụ thuộc vào loại vữa, chất lượng và tỉ lệ pha trộn của vật liệu thành phần, đồng thời còn phụ thuộc vào thời gian trộn vữa. Tính lưu động của vữa có ảnh hưởng nhiều đến năng suất, chất lượng côngviệc. Khi xây, trát… tuỳ theo yêu cầu, tính chất và đặc điểm của công việc, điều kiện thời tiết mà chọn vữa có độ sụt thích hợp. 3.1.2. Tính giữ nước. Tính giữ nước là khả năng giữ được nước của vữa. Vữa để lâu xảy ra hiện tượng tách nước, cát lắng xuống làm chovữakhông không đều, đó là hiện tượng vữa bị phân tầng. hiện tượng vữa bị phân tầng xảy ra đối với vữa xi măng cát, làm cho vữa không đều và kém chất lượng. Tính giữ nước của vữa biểu thị bằng độ phân tầng (kí hiệu p). Độ phân tầng theo tiêu chuẩn Việt Nam được xác định bằng độ sụt của vữa lúc mới trộn xong và độ sụt của vữa sau khi trộn xong 30 phút. Nếu p = 0 thì vữa có tính giữ nước tốt.
  7. 78 p ≤ 2 thì vữa có tính giữ nước bình thường p ≥ 2 thì vữa có tính giữ nước kém. Tính giữ nước của vữa phụ thuộc vào chất lượng, quy cách của vật liệu thành phần, loại vữa và phương pháp trộn vữa. Vữa xi măng cát giữ nước kém hơn vữa vôi và vữa tam hợp. Vữa dùng cát vàng để trộn giữ nước kém hơn vữa dùng cát đen. Vữa trộn bằng phương pháp thủ công giữ nước kém hơn trộn bằng máy. Trong quá trình sử dụng vữa ta phải chú ý đảo lại vữa để đảm bảo độ đồng đều và độ dẻo, nhất là đối với vữa xi măng cát. 3.1.3. Tính bám dính. - Tính bám dính của vữa là khả năng liên kết của vữa với các viên xây hoặc mặt trát, láng, láp, ôp. Vữa bám dính kém sẽ ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm và làm giảm năng suất lao động. - Tính bám dính của vữa phụ thuộc chủ yếu vào số lượng, chất lượng của chất kết dính có trong thành phần vữa và độ dẻo của vữa, vì vậy khi trộn vữa phải cân đong đủ tiêu chuẩn quy định; đồng thời vữa phải đảm bảo trộn đều và dẻo. - Tính bám dính của vữa còn phụ thuộc vào độ nhám, độ sạch, độ ẩm của các viên xây, của các bề mặt để trát, láng lát, ốp; cho nên khi tiến hành công việc phải vệ sinh bề mặt, phải tạo độ nhám, độ ẩm cần thiết cho bề mặt. 3.1.4. Tính chịu lực. - Tính chịu lực của vữa là khả năng chịu được tác dụng của lực vào vữa. Tính chịu lực được biểu thị bằng độ chịu lực (còn gọi là cường độ, đơn vị tính là daN/cm2 hoặc kN/cm2).
  8. 79 - Cường độ chịu nén của mẫu vữa có kích thước tiêu chuẩn (R=P/F) được gọi là số hiệu vữa hoặc mác vữa. Mỗi loại vữa, theo tỉ lệ, quy cách các vật liệu thành phần sẽ có độ chịu lực khác nhau ( cường độ khác nhau). Đối với vữa vôi : Có mác 2÷4. Đối với vữa tam hợp : Có mác 5,10,25,50. Đối với vữa xi măng cát: Có mác 50, 75, 100, 150, 200. 3.1.5. Tính co nở. - Trong quá trình khô và đông cứng của vữa, vữa bị co ngót khá lớn gây ra hiện tượng nứt rạn, bong rộp, làm giảm chất lượng và mỹ quan của sản phẩm. Do vậy khi hoàn thành sản phẩm ta phải chú ý bảo dưỡng sản phẩm để vữa đông cứng từ từ, tránh co ngót đột ngột. - Khi vữa bị ẩm ướt sẽ dẫn đến hiện tượng nở thể tích nhưng độ nở không đáng kể, không ảnh hưởng gì đến sản phẩm. 3.2. Thực hành nhận dạng vữa trát tường. - Vật liệu để pha trộn phải được cân đong đúng liều lượng của cối trộn - Vữa phải được trộn đều và đạt độ dẻo theo yêu cầu, không phân tầng, độ sụt thích hợp. - Lượng vữa đáp ứng đủ để sử dụng trong ca làm việc, không để thừa. 4. Làm mốc trát tường 4.1. Phương pháp làm mốc trát tường. Với những tường rộng, để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và năng suất, nhất thiết phải đặt mốc. Mốc vữa là những mũ đinh, các miếng vữa, dãi vữa, những đường gờ bằng kim loại hay gỗ đặt cố định hay tạm thời. Mốc vữa đặt phải chính xác, bảo đảm mặt
  9. 80 của tất cả các mốc phải nằm trong một mặt phẳng. - Trên mặt tường trát, ở vị trí 2 góc trên xác định 2 điểm cách mặt tường bên và trần một khoảng 15-20cm, đóng đinh vào 2 vị trí đã xác định, mặt mũ đinh cách tường một khoảng cách bằng chiều dày lớp trát theo thiết kế. - Căn cứ vào mặt mũ đinh ở 2 góc, căng dây ngang và cứ cách nhau một đoạn 2m lại đóng một đinh sao cho mặt mũ đinh vừa chạm dây.(Hình 3.2) Hình 3.2: Xác định mốc chính phía dưới bằng dây dọi - Theo từng mũ đinh ở hàng ngang trên cùng, thả dọi theo mặt mũ đinh và cứ 2m lại đóng một đinh sao cho mũ đinh vừa chạm dây dọi. - Dùng vữa đắp thành những miếng mốc vuông 10x10cm rồi nối các mốc theo chiều đứng tạo thành dải mốc có thể thay những miếng mốc vữa bằng cọc thép tròn f 6 ở đầu có mũ 15-30mm. - Lên vữa vào vị trí tạo mốc trát, chiều dày mốc bằng chiều dày cần trát khoảng cách phải < 20cm so với thước tầm. - Đắp mốc tại 4 góc tường, làm mốc trên thả dọi làm mốc dưới, căng dây thăng bằng làm mốc bên dùng thước tầm cán qua 2 đầu mốc, có thể tạo mốc bằng gỗ, đinh. (Hình 3.3)
  10. 81 Hình 3.3: Xác định mốc chính phía dưới bằng thước tầm, nivô Dùng bay lên vữa nối các mốc theo phương song song với chiều cán thước. Dựa vào mặt của hai mốc ở hai đầu thước tầm, cán phẳng , sau khi cán phẳng mặt dải mốc, đặt thước tầm theo hai cạnh củadải mốc, dùng bay cắt vát cạnh dải mốc, ta có hệ thống dải mốc trên bề mặt tường cần trát (Hình 3.4 và hình 3.5). Hình 3.4: Đắp vữa làm dải mốc Hình 3.5: Cán phẳng dải mốc Chú ý: - Đắp mốc, dải mốc theo độ dày lớp vữa theo thiết kế.
  11. 82 - Mốc, dải mốc phải đảm bảo độ phẳng, độ đứng, độ ngang bằng cho toàn bộ mặt trát theo thiết kế. - Mốc, dải mốc là cơ sở đảm bảo hình dáng, kích thước của bộ phận công trình theo thiết kế. - Mốc, dải mốc phải được làm gọn, tạo vát ở 2 bên. 4.2. Thực hành làm mốc trát tường *Làm mốc chính: Mốc chính nằm ở 4 góc của bức tường . Đối với hai mốc tại góc trên ta cách đỉnh và cạnh bên của tường một khoảng 15cm đặt mốc chính 1 và 2. Hai mốc 3 và 4 tại góc dưới, thả dọi theo mốc 1 và 2 để xác định. Nếu bức tường có chiều cao < 3m, ta dùng thước tầm và nivô để xác định hai mốc 3 và 4 theo hai mốc 1 và 2.( Hình 3.6). Hình 3.6: Làm mốc chính *Làm mốc phụ - Khi khoảng cách giữa hai mốc chính, theo phương ngang lớn hơn chiều dài thước để cán, hoặc ở vị trí tương ứng với chiều cao đợt giáo theo phương đứng .Ta phải làm mốc phụ
  12. 83 - Dùng dây căng qua bề mặt giữa hai mốc chính, xác định vị trí và đắp mốc phụ theo dây căng khoảng cách các mốc phụ nhỏ hơn chiều dài thước cán từ 10cm -15cm. (Hình 3.7). Hình 3.7 Căng dây làm mốc phụ 1.Dây căng; 2. Mốc chính; 3. Mốc phụ Như vậy mốc chính và mốc phụ tạo thành hệ thống mốc trên bề mặt cần trát ( Hình 3.8). Hình 3.8 Hệ thống mốc chính và phụ 5. Trát tường. Chiều dày của lớp trát theo quy định của thiết kế thường từ 1020mm, nếu lớp trát quá dày dễ bị tụt, phồng, rạn nứt, do vậy phải chia thành nhiều lớp trát mỏng,
  13. 84 mỗi lớp không mỏng hơn 5mm và dày hơn 10mm. Trát trên 3 lớp thì lớp trong cùng gọi là lớp lót, lớp giữa là lớp đệm, lớp ngoài gọi là lớp mặt. + Lớp lót: có tác dụng liên kết chắc với tường, đồng thời làm nền để trát lớp đệm. Nếu mặt lớp lót nhẵn thì phải tạo nhám, chiều dày lớp lót thường từ 6- 8mm. + Lớp đệm: có tác dụng bám chặt vào lớp lót và làm nền cho lớp mặt. Chiều dày thường 610mm, không xoa nhẵn mặt để liên kết với lớp mặt. + Lớp mặt: mặt phẳng của lớp mặt phải trùng với bề mặt của các dải mốc vữa, lớp mặt phải nhẵn, phẳng, đồng nhất, vữa trát phải đảm bảo độ dẻo quy định. Trong thi công có thể chỉ cần trát 2 lớp là được 5.1. Trát vữa lên tường lớp 1. 5.1.1. Phương pháp trát vữa lên tường. Bằng bay hoặc bàn xoa lên vữa, đưa sát vào tường miết mạnh tạo độ bám cho vữa, trát theo từng lớp trát từ trên xuống (Hình 3.9). 100 b b 100 100 100 b b Hình 3.9 Lên lớp vữa lót bằng bàn xoa 5.1.2. Trát vữa lên tường lớp 1. - Lên vữa lớp lót cho một ô theo trình tự từ trên xuống, từ góc ra. Vữa được lên theo từng vệt liên tiếp nhau, đến khi kín hết mặt trát trong phạm vi hai dải mốc. Chiều dày của lớp vữa lót từ 3 -5 mm khi trát phải miết mạnh tay để vữa bắm chắc vào tường. Có thể dùng bay hay bàn xoa để lên vữa.
  14. 85 Lớp vữa lót cũng cần trát tương đối phẳng để khi trát lớp vữa sau khô đồng đều (Hình 3.10). 5.2. Trát vữa lên tường lớp 2 5.2.1. Phương pháp trát vữa lên tường Thường dùng bàn xoa để lên vữa lớp mặt, đối lúc kết hợp với bay để lên bổ sung vữa vào những chỗ hẹp hoặc chỗ còn thiếu cần lượng vữa ít (Hình 3.11). 1800 2000 2000 Hình 3.11 Lên lớp vữa mặt (Lớp 2) 5.2.2. Trát vữa lên tường lớp 2 - Thông thường khi vữa lớp lót vừa se( đối với vữa tam hợp và vữa vôi) ta tiến hành lên vữa lớp mặt. Do chiều dày của lớp vữa mặt mỏng khoảng 2-3mm, ta trát loại vữa dẻo hơn lớp lót - Thường dùng bàn xoa để lên vữa lớp mặt, đối lúc kết hợp với bay để lên bổ sung vữa vào những chỗ hẹp hoặc chỗ còn thiếu cần lượng vữa ít. Vì là lớp vữa ngoài cùng nên khi lên vữa nếu thấy xuất hiện tạp chất phải loại bỏ ngay nếu không khi cán phẳng, xoa nhẵn sẽ để lại trên mặt trát, khi quét vôi hoặc lăn sơn sẽ có vết loang lổ rất xấu (Hình 3.11) - Sau khi trát được kín một ô, dùng thước tầm có chiều dài lớn hơn khoảng cách giữa hai dải mốc khoảng 15cm để cán. (Hình 3.12)
  15. 86 Hình 3.12: Cán phẳng vữa - Trong khi cán cần lưu ý hai đầu thước tầm luôn dựa vào hai dải mốc, khi cán thước được cán chếch qua lại, không ấn thước mạnh làm cạnh thước lẹm vào dải mốc. Khi vữa thừa dồn đầy trên mặt thước, dùng cán để gạt vữa vào hộc. - Có thể cán làm nhiều lần để mặt trát phẳng với dải mốc. Cán xong một lượt cần quan sát xem chỗ nào còn lõm. Dùng bay kết hợp với bàn xoa, lấy vữa bù vào những vị trí thiếu vữa rồi cán lại cho phẳng. 5.3. Xoa nhẵn mặt tường 5.3.1. Yêu cầu của mặt tường xoa nhẵn Khi mặt vữa trát vừa se, mặt tường sau khi soa nhẵn phải phẳng mịn không có gợn sóng không còn lỗ rỗ 5.3.2. Phương pháp xoa nhẵn mặt tường Khi cán xong chờ cho mặt vữa se thì dùng bàn xoa gỗ xoa nhẵn Dùng bàn xoa thử nếu bàn xoa di chuyển được nhẹ nhàng, xoa từ trên xuống dưới ban đầu xoa rộng vòng sau thu dần vuốt gọn tại một điểm (Hình 3.13).
  16. 87 1800 2000 2000 Hình 3.13: Xoa nhẵn Cũng có thể xảy ra trường hợp lớp vữa trát không khô đều, chỗ xoa được, chỗ không. Để xoa được do còn ướt hay đã bị khô. Khi đó những chỗ ướt cần để lại xoa sau. Nếu diện tích chỗ ướt ít có thể giảm độ ẩm bằng cách phủ lên mặt bằng lớp vữa xi măng cát khô mác 25 sau đó gạt đi và có thể xoa đồng thời với chỗ khác. Những chỗ bị khô phải nhúng ướt bàn xoa và dùng chổi đót nhũng nước đưa lên vị trí đó rồi xoa. 6. Kiểm tra bề mặt tường trát 6.1. Yêu cầu khi kiểm tra tường trát - Lớp vữa trát phải bám dính chắc vào bề mặt tường, không bong bộp. - Mặt trát phẳng, không gồ ghề cục bộ, thẳng đứng : - Độ đặc chắc và bám dính của lớp trát với nền trát. Vữa dùng trát lót và trát mặt ngoài phải đảm bảo cường độ thiết kế quy định - Bề mặt vữa trát không được có vết rạn chân chim, không có vết vữa chẩy, vết hằn của dụng cụ trát, vết lồi lõm, không có các khuyết tật ở góc cạnh, gờ chân tường, gờ chân cửa, chỗ tiếp giáp các vị trí đặt thiết bị, điện vệ sinh thoát nước… - Các đường gờ cạnh của tường phải thẳng, sắc nét. góc phải vuông, các cạnh cửa sổ, cửa đi phải song song nhau. Mặt trên của bệ cửa có độ dốc theo thiết kế. Lớp vữa trát phải chèn sâu vào dưới nẹp khuôn cửa ít nhất là 10 mm; - Dung sai của mặt trát không vượt quá các quy định 6.2. Phương pháp kiểm tra tường trát Dùng thước tầm kết hợp ni vô kiểm tra thẳng dứng các đường gờ cạnh tường.
  17. 88 Dùng thước vuông phải kiểm tra các đường vuông góc. Dùng thủy bình độ dốc theo các cạnh cửa sổ, cửa đi thiết kế. Kiểm tra độ chèn sâu lớp vữa trát vào dưới nẹp khuôn cửa; Dùng thước tầm kiểm tra độ phẳng, ni vô kiểm tra phương thẳng đứng, dùng tay rà kiểm tra độ nhẵn mịn 6.3. Thực hành kiểm tra tường trát Áp thước tầm xoay nhiều hướng khác nhau trên một mặt phẳng trát, khoảng cách lớn có thể dùng dây căng. Áp ni vô kết hợp thước tầm kiểm tra độ thẳng đứng mặt trát. Bài tập thực hành Bài: Trát tường phẳng Thời gian luyện tập: 4h (kể cả thời gian chuẩn bị vữa ) Đề bài: Mỗi nhóm (hai học sinh) luyện tập trát một bức tường phẳng. Có hình dáng, kích thước như (Hình 3.14). Chuẩn bị vật liệu: Mỗi nhóm (hai học sinh) chuẩn bị 45 lít vữa vôi (cát đen: 40 lít; vôi nhuyễn: 20 lít). Chuẩn bị dụng cụ: Bay, bàn xoa, thước tầm, nivô, xô, hộc đựng vữa. Chuẩn bị hiện trường: Mỗi nhóm (hai học sinh) vệ sinh, tạo ẩm cho bức tường như hình vẽ (Nếu cần).Tại xưởng trường theo sơ đồ vị trí đã phân công. 1500 3000 Hình 3.14: Trát tường phẳng
  18. 89 BÀI 4 Đào mương, hố van, hố ga Mã bài: MĐ 27-04 Giới thiệu: Bài giới thiệu phương pháp đào mương, hố van, hố ga giúp học sinh nắm được phương pháp đào móng bằng thủ công và bằng máy, biết được các biện pháp hạ mục nước ngầm trong thi công và cách chống sạt lở vách đất khi đào mương, hố van, hố ga, cùng tính năng tác dụng của máy đào thông dụng trong thi công . Phương pháp đào mương, hố van, hố ga: Tùy theo loại sản phẩm, yêu cầu kỹ thuật mà lựa chọn phương pháp cho phù hợp trên mặt phẳng, theo tọa độ không gian để cho kết quả vạch dấu đạt chuẩn để các tuyến đào mương, hố van, đảm bảo độ rộng kích thước phù hợp. Mục tiêu của bài - Nêu được kỹ thuật đào mương, hố van, hố ga bằng phương pháp thủ công, bằng máy đào; - Đọc được bản vẽ và tài liệu thi; - Nêu được quy trình đào, văng chống, sửa mương, hố van, hố ga; - Trình bày được kỹ thuật an toàn khi thi công mương, hố van, hố ga; - Xác định được vị trí và kích thước của mương, hố van, hố ga theo bản vẽ; - Mô tả được các dụng cụ, thiết bị thi công theo yêu cầu; - Đào, văng chống, sửa được mương, hố van, hố ga đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp theo quy định; - Thực hiện đúng thời gian theo định mức. Nội dung bài: 1. Đọc bản vẽ và tài liệu thi công 1.1. Phương pháp đọc bản vẽ. (Đọc theo thứ tự) - Bản vẽ thiết kế sơ bộ (thiết kế cơ sở) - Bản vẽ thiết kế kỹ thuật - Đọc bản vẽ mặt bằng - Đọc bản vẽ mặt cắt
  19. 90 - Đọc bản vẽ mặt đứng - Đọc bản vẽ kỹ thuật chi tiết - Đọcbản vẽ thiết kế tổ chức thi công Bản vẽ kỹ thuật công trình xây dựng là các hình biểu diễn đầy đủ, chính xác về tổng thể và chi tiết các bộ phận của công trình xây dựng trên giấy bằng các phương pháp biểu diễn và tuân theo hệ thống các quy định, quy ước theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn Quốc tế.( Kể cả các tiêu chuẩn cụ thể của từng ngành). Hệ thống các bản vẽ kỹ thuật được thiết lập theo các giai đoạn thực hiện dự án xây dựng c«ng trình, bao gồm: Bản vẽ thiết kế sơ bộ( còn gọi là thiết kế cơ sở), bản vẽ thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thiết kế tổ chức thi công. 1.2. Phương pháp đọc tài liệu thi công Tài liệu thiết kế tổ chức thi công là các tài liệu được lập trước và trong quá trình thi công công trình. Tài liệu thiết kế tổ chức thi công được lập dựa trên các bản vẽ thiết kế kỹ thuật và các điều kiện cụ thể về phương tiện máy móc thiết bị, tiền vốn, vật tư, nhân lực và thời gian xây dựng công trình. Tài liệu thiết kế tổ chức thi công bao gồm: - Bản vẽ tổng thể mặt bằng thi công và mặt bằng thi công theo từng giai đoạn - Bản vẽ tiến độ thi công cho toàn bộ công trình và từng hạng mục công trình - Bản vẽ biện pháp kỹ thuật thi công cho các bộ phận chính, bộ phận phức tạp, đặc thự... Kèm theo bản vẽ biện pháp kỹ thuật thi công là bảng tính. 1.3.Thực hành đọc bản vẽ và tài liệu thi công * Bản vẽ thiết kế sơ bộ (thiết kế cơ sở) mương, hố van, hố ga Bản vẽ thiết kế cơ sở được thiết lập trong giai đoạn lập dự ¸n đầu tư xây dựng c«ng tr×nh. Bản vẽ thiết kế cơ sở nhằm đề xuất các phương ¸n để người hoặc cơ quan có thẩm quyền lựa chọn phương án đầu tư hợp lý đảm bảo các mục tiêu đề ra của dự ¸n đầu tư xây dựng. Các bản vẽ thiết kế cơ sở công trình xây dựng của mỗi phương án đề xuất gồm. - Bản vẽ mặt bằng tổng thể của công trình xây dựng. - Bản vẽ thiết kế cơ bản các hạng mục của công trình gồm: + Mặt bằng của nhà, xưởng ...( hạng mục công trình). + Các mặt đứng trước, sau và mặt bên của từng hạng mục
  20. 91 + Một số mặt cắt ngang và dọc của từng hạng mục. - Bản vẽ phối cảnh toàn bộ công trình (nếu có) và một số hạng mục công trình quan trọng. Kèm theo các bản vẽ trên là bản tính khái toán giá trị công trình ( ước tính giá thành của công trình) bản thống kê các loại vật liệu chính để xây dựng công trình. * Bản vẽ thiết kế kỹ thuật mương, hố van, hố ga Bản vẽ thiết kế kỹ thuật được lập sau khi đó lựa chọn được phương án đầu tư ( được chủ đầu tư phê duyệt) về cả quy định và nội dung xây dựng. Các bản vẽ trong giai đoạn này bao gồm: - Bản vẽ thiết kế tổng thể mặt bằng của công Trình xây dựng. - Bản vẽ thiết kế kỹ thuật của từng hạng mục của công trình xây dựng: + Bản vẽ thiết kế kỹ thuật gồm mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt ngang, mặt cắt dọc và các chi tiết khác. + Bản vẽ thiết kế kỹ thuật phần kết cấu công trình ( ký hiệu KC) gồm các mặt bằng kết cấu mặt cắt ngang, dọc. + Bản vẽ thiết kế kỹ thuật hệ thống mương, hố van, hố ga. Kèm theo các bản vẽ kỹ thuật trên là bảng tính dự toán giá thành và tổng hợp vật liệu cho từng hạng mục công trình. *Đọc bản vẽ mặt bằng hệ thống - Đọc sơ bộ: Đọc mặt bằng tầng 1 kết hợp với mặt đứng và các mặt cắt - Đọc kỹ mặt bằng: + Xác định kích thước giữa các trục theo phương dài ( là khoảng cách giữa các trục định vị). + Xác định kích thước giữa các trục hệ thống mương, hố van, hố ga. + Đọc kích thước chiều dài, chiều rộng hệ thống mương, hố van, hố ga + Xác định cách tổ chức hệ thống lân cận (nếu có) *Đọc bản vẽ mặt cắt mương, hố van, hố ga. - Mặt cắt ngang thể hiện cấu tạo mương, hố van, hố ga trên mặt phẳng cắt và các kích thước của nó theo chiều cao và chiều rộng từ nền xuống đáy.
nguon tai.lieu . vn