Xem mẫu

  1. GS.TS. TRẦN HỮU VIÊN GIÁO TRÌNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
  2. 2
  3. Lêi nãi ®Çu Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) đƣợc biên soạn trên cơ sở mục tiêu và chƣơng trình đào tạo cử nhân ngành quản lý đất đai của Trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Nội dung của giáo trình bao gồm Bài mở đầu và 6 chƣơng với ba phần chính: Phần thứ nhất: Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất; Phần thứ hai: Nội dung, phƣơng pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất; Phần thứ ba: Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất ở Việt Nam. Khi biên soạn giáo trình này, tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu của nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc, các văn bản pháp luật và chính sách có liên quan. Tác giả cũng đã nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp quý báu của nhiều nhà khoa học, của các đồng nghiệp trong và ngoài ngành. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các đồng nghiệp nói trên. Mặc dù khi biên soạn tác giả đã hết sức cố gắng bám sát mục tiêu chƣơng trình đào tạo để giáo trình đảm bảo tính khoa học, hiện đại và phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam, song chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của độc giả để giáo trình đƣợc hoàn thiện hơn ở lần xuất bản sau. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả 3
  4. 4
  5. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT CNH: công nghiệp hóa HĐH: hiện đại hóa HĐND: hội đồng nhân dân KHSDĐ: kế hoạch sử dụng đất HTX: hợp tác xã LLSX: lực lượng sản xuất QHSDĐ: quy hoạch sử dụng đất QHTTPTKT-XH: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội SDĐ: sử dụng đất UBND: ủy ban nhân dân XDCB: xây dựng cơ bản XDCB: xây dựng cơ bản XHCN: xã hội chủ nghĩa 5
  6. 6
  7. BÀI MỞ ĐẦU I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 1. Đất đai và vai trò, tính chất đặc trưng của nó Đất đai là tài nguyên quý giá, là tƣ liệu sản xuất (TLSX) đặc biệt, là thành phần quan trọng nhất của môi trƣờng sống, là địa bàn sống của con ngƣời và tất cả các sinh vật trên Trái Đất. Đất đai với những tính chất, đặc trƣng: - Là tài nguyên có giới hạn về số lƣợng; - Có vị trí phân bố cố định trong không gian; - Có các điều kiện về thổ nhƣỡng, địa chất, địa hình, khí hậu thời tiết, thực vật, động vật hết sức đa dạng và phong phú, có khả năng sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau với những giá trị khác nhau, tạo ra sự khác biệt về giá trị và giá trị sử dụng khác nhau giữa các mảnh đất nằm ở các vị trí khác nhau. 2. Quy hoạch sử dụng đất và vị trí, vai trò của nó Đất đai là vật mang sự sống trên Trái Đất. Khi con ngƣời chƣa xuất hiện, đất đai là địa bàn sinh sống và phát triển của các loài động thực vật và sinh vật nói chung. Con ngƣời xuất hiện và xã hội loài ngƣời ngày càng phát triển, con ngƣời từ chỗ sử dụng đất không có quy hoạch dần dần các nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng và đa dạng (ở, xây dựng công trình, phát triển các ngành sản xuất nông - lâm nghiệp…) đòi hỏi con ngƣời phải bố trí sử dụng đất sao cho có hiệu quả. QHSDĐ ra đời và ngày càng hoàn thiện, phát triển. Với vị trí, vai trò quan trọng của đất đai, vấn đề quản lý, bảo vệ lãnh thổ, quản lý sử dụng đất đai là hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia. Chính sách về quản lý và sử dụng đất đai là một phần quan trọng trong các chính sách của mỗi quốc gia, trong đó QHSDĐ và kế hoạch sử dụng đất (KHSDĐ) là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nƣớc về đất đai. 3. Quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam Ở Việt Nam, chính sách về đất đai đƣợc quy định trong hiến pháp và các văn bản luật và dƣới luật: Hiến pháp nƣớc CHXHCN Việt Nam năm 1992: Điều 18 đã nêu rõ: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và theo pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng và có hiệu quả”. 7
  8. Hiến pháp năm 2013: Điều 53 khẳng định: “Đất đai, tài nguyên nƣớc, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nƣớc đầu tƣ, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Điều 54 tiếp tục khẳng định tại khoản 1: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nƣớc, đƣợc quản lý theo pháp luật”, và tại khoản 2: “Tổ chức, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Ngƣời sử dụng đất đƣợc chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất đƣợc pháp luật bảo hộ”. Các văn bản Luật Đất đai đã đƣợc ban hành, thực hiện và ngày càng đƣợc hoàn thiện qua các thời kỳ: - Luật Đất đai năm 1988; - Luật Đất đai năm 1993; - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998, năm 2001; - Luật Đất đai năm 2003; - Luật Đất đai 2013. Ngoài Luật Đất đai, các bộ luật khác có liên quan đã đƣợc ban hành: Luật quy hoạch, Luật Bảo vệ môi trƣờng, Luật Lâm nghiệp, Luật Đa dạng sinh học... Từ các văn bản luật nói trên, các văn bản dƣới luật (Nghị định của Chính phủ, Thông tƣ hƣớng dẫn của các bộ ngành…) tiếp tục cụ thể hóa, hƣớng dẫn chi tiết các nội dung, quy trình, đảm bảo thực hiện đồng bộ, thống nhất trong cả nƣớc, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng lãnh thổ trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất, trong đó, QHSDĐ và KHSDĐ là những nội dung cơ bản, quan trọng trong các nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai (Luật Đất đai năm 2003 có 13 nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai, Luật Đất đai năm 2013 có 15 nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai). 4. Nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất QHSDĐ có những nhiệm vụ, hoạt động chủ yếu sau: - Phân bổ sử dụng đất theo mục đích sử dụng và theo lãnh thổ, thành lập các đơn vị sử dụng đất (SDĐ) mới, hoàn thiện các đơn vị SDĐ hiện đang tồn tại, giải quyết khắc phục những bất hợp lý trong việc bố trí SDĐ, đề xuất chỉnh lý và sửa đổi ranh giới đất đai giữa các đơn vị, các khu vực (khu dân cƣ, đô thị…), các loại đất và đề xuất thực hiện việc giao đất và thu hồi đất. - Tổ chức lãnh thổ nội bộ các đối tƣợng quy hoạch, các đơn vị sử dụng đất, QHSDĐ theo đơn vị, theo đối tƣợng và theo ngành sử dụng đất. 8
  9. Đối với đất nông - lâm nghiệp, quy hoạch sử dụng các loại đất nông - lâm nghiệp, các phƣơng thức sản xuất kinh doanh, phát hiện các nguồn đất khai hoang đƣa vào sử dụng, các biện pháp thâm canh trong nông - lâm nghiệp, nâng cao hiệu quả SDĐ và các biện pháp bảo vệ đất chống xói mòn, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trƣờng sinh thái. - Xây dựng các bản đồ QHSDĐ cho các đối tƣợng quy hoạch. 5. Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất Về nguyên tắc, QHSDĐ, xây dựng phƣơng án sử dụng đất và lập KHSDĐ đƣợc tiến hành cho tất cả các đối tƣợng có nhiệm vụ quản lý sử dụng đất, bao gồm các đơn vị hành chính quản lý lãnh thổ, các khu, vùng kinh tế, các khu dân cƣ, khu công nghiệp, các đơn vị, xí nghiệp… II. VỊ TRÍ, MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC 1. Sự ra đời của môn học quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất hay xây dựng phƣơng án sử dụng đất về thực chất là một hệ thống các biện pháp kinh tế - kỹ thuật - pháp chế của Nhà nƣớc về tổ chức sử dụng đất hợp lý, đầy đủ, toàn diện, có hệ thống và đạt hiệu quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất của các đối tƣợng quy hoạch, việc tổ chức sử dụng lao động và các TLSX khác có liên quan đến đất và các biện pháp tác động thích hợp (phƣơng thức sử dụng đất, phƣơng thức canh tác), nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất, duy trì, nâng cao sức sản xuất của đất, bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Với tính chất và vai trò quan trọng nhƣ vậy, cùng với sự phát triển của xã hội loài ngƣời, QHSDĐ, xây dựng các phƣơng án sử dụng đất đã không ngừng phát triển và hoàn thiện, từ thực tiễn đƣợc tổng kết trở thành lý luận và trở thành môn học đƣợc đƣa vào giảng dạy ở trong các nhà trƣờng. 2. Vị trí môn học quy hoạch sử dụng đất - Đây là một trong những môn khoa học chuyên môn chủ yếu trong chƣơng trình đào tạo cử nhân ngành quản lý đất đai. - Ngoài ra QHSDĐ còn đƣợc giảng dạy trong quá trình đào tạo cán bộ có trình độ đại học, sau đại học các ngành, các lĩnh vực có liên quan. 3. Mục tiêu của môn học Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cơ sở lý luận cũng nhƣ nội dung các bƣớc thực hiện công tác QHSDĐ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp cho các đối tƣợng quy hoạch. 9
  10. 4. Yêu cầu của môn học Sau khi học xong môn học, sinh viên phải: - Biết sử dụng các kiến thức tổng hợp, liên ngành, vận dụng sáng tạo những cơ sở lý luận, phân tích đánh giá điều kiện cơ bản, từ đó đề xuất phƣơng án QHSDĐ phù hợp tối ƣu, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đối tƣợng quy hoạch. - Biết sử dụng các phƣơng pháp, phƣơng tiện hiện đại cũng nhƣ truyền thống để tổ chức thực hiện hoặc chỉ đạo thực hiện công tác QHSDĐ, đánh giá kết quả thực hiện công tác QHSDĐ cho các đối tƣợng quy hoạch. 5. Nội dung môn học Để đạt đƣợc mục tiêu và yêu cầu nêu trên, môn học QHSDĐ bao gồm những nội dung cơ bản sau đây: - Phần thứ nhất: Cơ sở lý luận của QHSDĐ + Nghiên cứu khái niệm về đất đai, vai trò của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con ngƣời; + Nghiên cứu khái niệm QHSDĐ, bản chất và quy luật phát triển của QHSDĐ. - Phần thứ 2: Nội dung, phương pháp thực hiện QHSDĐ + Vị trí, vai trò, căn cứ, nội dung và trình tự xây dựng QHSDĐ cấp vĩ mô; + Nội dung, phƣơng pháp thực hiện các bƣớc công việc chủ yếu trong QHSDĐ chi tiết, xây dựng phƣơng án sử dụng đất. - Phần thứ 3: QHSDĐ, KHSDĐ ở Việt Nam + Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành; + Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất cấp vi mô theo phƣơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của ngƣời dân (PRA). 10
  11. PHẦN THỨ NHẤT CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 11
  12. 12
  13. Chương 1 ĐẤT ĐAI VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI 1.1. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG CHỨC NĂNG CHỦ YẾU CỦA ĐẤT ĐAI 1.1.1. Khái niệm về đất đai Có nhiều khái niệm, cách hiểu khác nhau về đất đai: - Theo cách định nghĩa của tổ chức FAO thì: “Đất đai là một tổng thể vật chất, bao gồm cả sự kết hợp giữa địa hình và không gian tự nhiên của tổng thể vật chất đó”. Theo quan điểm này thì: + Đất đai là một phạm vi không gian; + Đất đai gắn liền với giá trị kinh tế, thể hiện bằng giá tiền trên một đơn vị diện tích đất đai khi có sự chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng. - Nhƣng cũng có quan điểm, quan niệm khác, tổng hợp và cụ thể hơn, cho rằng đất đai là những tài nguyên sinh thái và tài nguyên kinh tế - xã hội của một tổng thể vật chất. Thống nhất với quan điểm này, Hội nghị quốc tế về môi trƣờng ở Rio de Janerio, Brazil năm 1992 đã đƣa ra khái niệm về đất đai nhƣ sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (sông, suối, hồ, đầm lầy…) các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với các mạch nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động vật và thực vật, trạng thái của sinh vật”. Theo khái niệm trên đây thì: Đất đai là một phần diện tích cụ thể trên bề mặt trái đất, bao gồm cả các yếu tố cấu thành môi trƣờng sinh thái ngay trên và dƣới mặt đất nhƣ: + Thổ nhƣỡng, địa hình, địa mạo, nƣớc mặt; + Địa chất, các lớp trầm tích sát bề mặt, nƣớc ngầm; + Điều kiện khí hậu thời tiết; + Động vật, thực vật, vi sinh vật; + Trạng thái định cƣ của con ngƣời, các kết quả hoạt động của con ngƣời trong quá khứ và hiện tại. 13
  14. 1.1.2. Những chức năng chủ yếu của đất đai Khái niệm về đất đai gắn liền với nhận thức của con ngƣời về thế giới tự nhiên, sự nhận thức này không ngừng thay đổi và hoàn thiện theo sự phát triển của xã hội loài ngƣời. Vai trò và chức năng của đất đai đƣợc con ngƣời nhìn nhận ngày một đầy đủ và hoàn thiện hơn, cho đến nay trên nhiều diễn đàn ngƣời ta đã thống nhất xác định đất đai có những chức năng chủ yếu sau: 1 - Chức năng vật mang sự sống, không gian sự sống và môi trường sống: Đất đai là cơ sở cho mọi hình thái sinh vật sống trên trái đất, cung cấp môi trƣờng sống cho sinh vật cả trên và dƣới mặt đất, trong nƣớc. Đất đai cung cấp không gian cho sự chuyển vận, đầu tƣ sản xuất của con ngƣời và sự dịch chuyển của động thực vật, các loài sinh vật, các khu hệ sinh thái giữa các vùng. Đất đai tiếp thu, gạn lọc, là môi trƣờng đệm, làm thay đổi hình thái và tính chất của các chất thải độc hại. 2 - Chức năng cân bằng sinh thái: Đất đai cộng với sinh vật trên nó hình thành trạng thái cân bằng năng lƣợng trái đất - mặt trời, Trái Đất hấp thụ, phản xạ và chuyển đổi năng lƣợng bức xạ mặt trời, sản sinh ra các loài sinh vật, tạo nên khu hệ sinh thái phức tạp, đa dạng, phát triển cân bằng. 3 - Chức năng sản xuất: Đất đai là cơ sở cho các hệ thống sản xuất, cung cấp lƣơng thực, thực phẩm và các sản phẩm khác cho con ngƣời. 4 - Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước: Nƣớc mặt, nƣớc ngầm, nƣớc chứa trong các lớp đất có vai trò quan trọng đối với chu trình tuần hoàn nƣớc trong tự nhiên - vai trò điều tiết nƣớc của đất là hết sức quan trọng. 5 - Chức năng dự trữ: Dự trữ khoáng sản, dự trữ diện tích không gian để phục vụ nhu cầu phát triển của con ngƣời. 6 - Chức năng bảo tồn, bảo tàng lịch sử: Đất đai là địa bàn, là môi trƣờng bảo tồn các chứng tích lịch sử về sự phát triển của Trái Đất, của các loài sinh vật, của lịch sử phát triển loài ngƣời, chứa đựng các thông tin về khí hậu, thời tiết, động thực vật, vi sinh vật trong quá khứ, sự tồn tại và phát triển của con ngƣời - việc sử dụng đất trong quá khứ. 7 - Chức năng phân vị lãnh thổ: Các vùng đất khác nhau mang những đặc tính tự nhiên - kinh tế - xã hội khác nhau và thể hiện sự phát huy vai trò, chức năng chủ yếu trên khác biệt nhau, qua quá trình phát triển của lịch sử tạo nên những vùng sinh thái, các khu vực lãnh thổ, những quốc gia khác nhau có phạm vi ranh giới đƣợc phân chia rõ ràng, cụ thể trên bề mặt trái đất. 14
  15. 1.2. ĐẤT ĐAI - MÔI TRƯỜNG TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI NGƯỜI 1.2.1. Đất đai - vật mang sự sống và không gian sống Theo học thuyết đƣợc thừa nhận phổ biến hiện nay của các nhà thiên văn học, vũ trụ của chúng ta đƣợc hình thành sau vụ nổ lớn trong vũ trụ (Bigbang), có tuổi khoảng 13,8 tỷ năm, còn Trái Đất là một hành tinh trong Hệ Mặt Trời, đƣợc hình thành trong khoảng thời gian cách đây khoảng 5 tỷ năm. Khoảng 4 tỷ năm về trƣớc (dự báo gần đây là khoảng 4,3 tỷ năm) trên trái đất bắt đầu xuất hiện sự sống. Ngƣời ta dự đoán có khoảng 500 triệu loài sinh vật đã từng xuất hiện trên hành tinh kể từ ngày bắt đầu có sự sống. Qua quá trình tiến hóa, nhiều loài sinh vật đã bị diệt vong, hầu hết sự hủy diệt, tuyệt chủng đó là do tự nhiên, ảnh hƣởng của con ngƣời lúc đầu chƣa rõ rệt nhƣng ngày càng rõ nét đặc biệt là trong khoảng 400 năm gần đây, từ khi có cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đến nay. Bề mặt trái đất gồm đại dƣơng và lục địa (có 1 phần ở Bắc cực và Nam cực bao phủ bởi băng tuyết), sự sống phân bố ở hầu khắp mọi nơi trên Trái Đất: - Đất liền: Đồng bằng, rừng núi, sa mạc, hồ, ao, sông suối… trên bề mặt đất và cả dƣới mặt đất; - Đại dƣơng, kể cả dƣới đáy đại dƣơng, các khu vực băng giá quanh năm ở Bắc cực và Nam cực; - Ngoài ra trong bầu khí quyển, đặc biệt lớp khí quyển gần mặt đất. Sinh vật tùy theo đặc tính sinh vật học, sinh thái học của chúng đƣợc hình thành, thích nghi qua quá trình tiến hóa mà cƣ trú, kiếm ăn, tồn tại phát triển và phân bố trong những phạm vi nhất định trên Trái Đất. Đất đai là vật mang sự sống, không gian sống và môi trƣờng tồn tại và phát triển của tất cả các loài sinh vật trên Trái Đất. 1.2.2. Đất đai - môi trƣờng tồn tại và phát triển của loài ngƣời Theo học thuyết tiến hoá, loài ngƣời xuất hiện cách đây khoảng 2 - 3 triệu năm, khi loài ngƣời mới xuất hiện, bề mặt lục địa hầu nhƣ đƣợc bao phủ bởi rừng và con ngƣời trong thời đại đồ đá kéo dài 2 - 3 triệu năm hầu nhƣ sống dựa vào rừng, vào thiên nhiên hoang dã. Chỉ sau khi con ngƣời phát minh ra trồng cây nông nghiệp, con ngƣời mới bắt đầu từng bƣớc rời khỏi rừng và thiên nhiên hoang dã trong khoảng 10 nghìn năm trở lại đây. Nhƣ vậy rừng và thiên nhiên hoang dã là nơi cƣ trú lâu nhất của loài ngƣời (khoảng 99,8% thời gian lịch sử phát triển loài ngƣời đến nay). Từ khi con ngƣời rời khỏi rừng và thiên nhiên hoang dã, dân số ngày càng tăng, trình độ sản xuất ngày càng phát triển. Con ngƣời sử dụng đất đai với quy mô ngày càng lớn, đa dạng và ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển đó là sự thu hẹp diện tích rừng, 15
  16. phá vỡ cân bằng sinh thái đã hình thành và tồn tại từ rất nhiều năm trên các khu vực, các vùng lãnh thổ. Con ngƣời ngày nay sử dụng đất với nhiều mục đích khác nhau: cƣ trú, sản xuất, xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện… phục vụ các nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần của mình. Nhƣ vậy, đất đai là nơi phát sinh loài ngƣời - là nơi con ngƣời tồn tại và phát triển. Lúc mới xuất hiện đất đai mới đơn thuần là nơi cƣ trú, là không gian tồn tại và là địa bàn sống, hái lƣợm thức ăn - khi xã hội loài ngƣời phát triển thì con ngƣời sử dụng đất đai ngày càng hiệu quả, đa dạng phong phú hơn phục vụ đời sống vật chất và tinh thần cho mình. Các hoạt động của con ngƣời cùng với những tác động tích cực cũng có nhiều ảnh hƣởng tiêu cực tác động đến đất đai, đến cân bằng sinh thái trên Trái Đất (vấn đề này cần hết sức chú ý trong QHSDĐ). 1.3. ĐẤT ĐAI LÀ MỘT TƯ LIỆU SẢN XUẤT ĐẶC BIỆT VÀ CHỦ YẾU 1.3.1. Đất đai là một tƣ liệu sản xuất chủ yếu Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện trƣớc con ngƣời và tồn tại ngoài ý muốn của con ngƣời, đất tồn tại nhƣ một vật thể lịch sử - tự nhiên. Đất là điều kiện đầu tiên và là nền tảng tự nhiên của bất kỳ một quá trình sản xuất nào: Mặt đất, lớp phủ thổ nhƣỡng, lòng đất, rừng và mặt nƣớc chiếm vị trí đặc biệt trong số những điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống con ngƣời. Không có đất thì không thể có sản xuất, cũng nhƣ không có sự tồn tại của con ngƣời. Karl Marx cho rằng: “Đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại, là kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể”. Khi nói về vai trò và ý nghĩa của đất đối với nền sản xuất xã hội, K. Marx khẳng định: “Lao động không phải là nguồn duy nhất sinh ra của của cải vật chất và giá trị tiêu thụ - như William Petti đã nói - lao động chỉ là cha của của cải vật chất, còn đất là mẹ”. Bất kỳ một quá trình sản xuất xã hội nào cũng bao gồm ba yếu tố: sức sản xuất - đối tƣợng sản xuất - công cụ sản xuất. Trong đó đối tƣợng sản xuất kết hợp với công cụ sản xuất thành TLSX, TLSX kết hợp với sức sản xuất (ngƣời lao động với tri thức, phƣơng pháp sản xuất, kỹ năng lao động của họ) thành LLSX, Sự thống nhất và tác động qua lại giữa LLSX với QHSX (quan hệ giữa ngƣời với ngƣời trong TLSX chủ yếu, quan hệ tổ chức quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối lƣu thông sản phẩm xã hội) tạo thành phƣơng thức sản xuất xã hội. Đất đai là điều kiện chung nhất của lao động, là đối tƣợng chịu sự tác động của con ngƣời nên là một đối tƣợng lao động, khi tham gia vào quá trình lao động, kết hợp với lao động sống và lao động quá khứ (lao động vật hóa) trở thành TLSX. Đất đai liên quan đến mọi quá trình sản xuất xã hội nên đƣợc coi là TLSX chủ yếu. 16
  17. 1.3.2. Vai trò đặc biệt của đất trong nông - lâm nghiệp Đất đai là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại của bất kỳ một ngành sản xuất nào: nông, lâm, ngƣ nghiệp, công nghiệp, giao thông, xây dựng… nhƣng vai trò của đất đối với mỗi ngành không giống nhau: Trong các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến… đất đóng vai trò là cơ sở không gian, là nền tảng, vị trí để thực hiện quá trình sản xuất, quá trình sản xuất sản phẩm ở đây không phụ thuộc vào tính chất, độ màu mỡ của đất ở nơi sản xuất, nhƣng nguyên vật liệu cho sản xuất, chế biến cũng đều có xuất xứ từ đất và phụ thuộc vào nơi cung cấp nguồn nguyên vật liệu của sản xuất. Trong ngành công nghiệp khai khoáng, ngoài vai trò cơ sở không gian nhƣ trên, đất còn là kho tàng cung cấp các nguyên liệu khoáng sản quý giá cho con ngƣời, quá trình sản xuất và chất lƣợng sản phẩm phụ thuộc vào chất lƣợng khoáng sản chứa trong các lớp đất đá, không phụ thuộc vào chất lƣợng đất. Riêng đối với ngành nông - lâm nghiệp thì vai trò của đất khác hẳn: Đất không chỉ là cơ sở về mặt không gian - không chỉ là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại của sản xuất - mà còn là yếu tố tích cực tham gia vào quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất nông - lâm nghiệp có liên quan chặt chẽ với đất, phụ thuộc nhiều vào độ phì nhiêu của đất, phụ thuộc vào quá trình sinh học tự nhiên của đất. Trong nông - lâm nghiệp, ngoài vai trò là cơ sở không gian đất còn có 2 chức năng đặc biệt quan trọng là: - Đất là đối tƣợng chịu sự tác động trực tiếp của con ngƣời trong quá trình sản xuất (các biện pháp canh tác nông nghiệp). - Đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng nƣớc, không khí, các chất dinh dƣỡng khoáng cần thiết để cây trồng phát triển. Nhƣ vậy đất gần nhƣ trở thành một công cụ sản xuất, năng suất và chất lƣợng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào độ phì nhiêu của đất, trong tất cả các loại TLSX dùng trong nông lâm nghiệp chỉ có đất mới có chức năng này. Nhƣ vậy, trong sản xuất nông - lâm nghiệp, đất vừa là đối tƣợng lao động vừa là công cụ sản xuất. Chính vì vậy, mà đất chính là TLSX chủ yếu và đặc biệt trong nông - lâm nghiệp. 1.4. ĐẶC ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA ĐẤT SO VỚI CÁC TƯ LIỆU SẢN XUẤT KHÁC Tuy cũng là một TLSX, nhƣng là TLSX đặc biệt, đất có những đặc tính khiến nó khác hẳn với những TLSX khác thể hiện ở những điểm sau đây: 17
  18. 1. Đặc tính quan trọng nhất của đất là độ phì, đây chính là tính chất khác biệt hẳn các TLSX khác Độ phì là khả năng của đất cung cấp cho cây trồng: nƣớc, không khí, các chất dinh dƣỡng khoáng và những điều kiện khác cần thiết cho sự sinh trƣởng và phát triển của cây. Cần phân biệt 2 khái niệm độ phì: độ phì tự nhiên và độ phì kinh tế. - Độ phì tự nhiên: Là kết quả của quá trình hình thành đất lâu dài mà có. Độ phì tự nhiên đặc trƣng bởi các tính chất lý học, hóa học và sinh vật học trong đất, nó có liên quan chặt chẽ với đá mẹ (nền địa chất) và các điều kiện khí hậu thời tiết. - Độ phì kinh tế: Là độ phì mà con ngƣời có thể khai thác sử dụng đƣợc ở một trình độ phát triển sức sản xuất nhất định bằng kỹ thuật canh tác và cách gieo trồng những loài cây khác nhau. Độ phì tự nhiên là cơ sở của độ phì kinh tế, nhƣng nó chƣa phải là chất lƣợng thực tế của đất, trong đất có thể có rất nhiều chất dinh dƣỡng nhƣng có thể do rất nhiều nguyên nhân (thiếu hoặc thừa độ ẩm, nhiệt độ, không khí…) lƣợng dinh dƣỡng này tồn tại ở dạng không hấp thu đƣợc hoặc khó hấp thu đƣợc đối với cây trồng. Do đó, để khai thác sử dụng đất có hiệu quả, con ngƣời luôn tìm cách tác động lên tính chất lý, hóa học và sinh học của đất để chuyển độ phì tự nhiên (độ phì tiềm tàng) sang độ phì kinh tế (độ phì thực tế). 2. Mọi TLSX khác đều là sản phẩm của lao động, còn riêng đất là sản phẩm của tự nhiên. Đất có trước lao động và là điều kiện tự nhiên của lao động. Chỉ khi tham gia vào quá trình lao động đất mới trở thành TLSX Mọi tƣ liệu sản xuất đều do con ngƣời làm ra, riêng đất là sản phẩm của tự nhiên do quá trình hình thành và biến đổi của Trái Đất, khi con ngƣời chƣa xuất hiện trên Trái Đất thì đất đã đƣợc hình thành và biến đổi theo các quy luật vận động của tự nhiên, khi chƣa tham gia vào quá trình sản xuất của con ngƣời, đất chƣa phải là tƣ liệu sản xuất. Khi con ngƣời xuất hiện, con ngƣời tác động vào đất để làm ra của cải vật chất phục vụ cho mình thì đất mới trở thành tƣ liệu sản xuất. 3. Cùng với sự phát triển của sức sản xuất xã hội, các TLSX khác có thể tăng lên về mặt số lượng và tốt hơn về mặt chất lượng, riêng đất có số lượng giới hạn Các tƣ liệu sản xuất khác do con ngƣời làm ra nên có thể làm tăng lên về số lƣợng, tốt hơn về chất lƣợng. Riêng với đất, sự biến đổi về số lƣợng (mở rộng diện tích đất) là không thể vì kích thƣớc của trái đất có giới hạn cố định, mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ đều có diện tích cố định, con ngƣời không thể mở rộng, chỉ có thể làm cho đất có độ phì tốt hơn, sử dụng đất tiết kiệm hơn và có hiệu quả hơn. 4. Đất là TLSX có vị trí cố định không thể thay đổi trong không gian, đây là tính chất rất đặc thù của đất, làm cho giá trị sử dụng và giá trị của những mảnh đất nằm ở những vị trí khác nhau là rất khác nhau 18
  19. Cùng với diện tích không đổi, mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ đều đƣợc phân bố ở một phạm vi, vị trí cố định trên không gian bề mặt trái đất với các tọa độ địa lý không đổi. Mỗi vị trí tọa độ địa lý khác nhau có điều kiện khác nhau về điều kiện tự nhiên: Địa chất thổ nhƣỡng, địa hình, khí hậu thời tiết, hệ sinh thái động thực vật, môi trƣờng… và khác nhau về điều kiện kinh tế xã hội: đô thị, nông thôn, các ngành kinh tế, điều kiện giao thông, thủy lợi, xây dựng... Từ đó, mỗi mảnh đất ở vị trí khác nhau có giá trị sử dụng và giá trị rất khác nhau. 5. Trong quá trình sản xuất, nhiều TLSX có thể thay thế được bằng TLSX khác, nhưng đất là TLSX không thể thay thế, đặc biệt là trong nông nghiệp, lâm nghiệp Các tƣ liệu sản xuất khác đều do con ngƣời làm ra nên con ngƣời có thể thay thế chúng bằng các tƣ liệu sản xuất khác có giá trị tƣơng đồng hoặc tốt hơn, riêng đất là sản phẩm của tự nhiên, con ngƣời chỉ có thể khai thác sử dụng đất, lợi dụng những tính năng tác dụng có lợi phục vụ cho mình, đặc biệt trong sản xuất nông lâm nghiệp thì đất vừa là đối tƣợng tác động, vừa là công cụ trong quá trình sản xuất, không thể có tƣ liệu sản xuất khác nào có thể thay thế đƣợc. 6. Trong quá trình sản xuất, mọi TLSX khác đều bị hao mòn, hư hỏng và dần bị đào thải, thay thế. Riêng đất nếu xét về mặt không gian (diện tích) thì đất là TLSX vĩnh cửu, không chịu sự phá hủy của thời gian, còn xét về mặt chất lượng, nếu biết sử dụng hợp lý, chăm sóc tốt thì đất còn tốt lên, độ phì tăng lên Các tƣ liệu sản xuất khác bao gồm các đối tƣợng, công cụ lao động đều dần bị hao mòn, hƣ hỏng và dần bị đào thải, thay thế trong quá trình sản xuất. Riêng đất đai với bản chất là một phạm vi diện tích bề mặt trái đất, có vị trí cố định trong không gian và tồn tại vĩnh cửu, không thể bị phá hủy theo thời gian. Không những thế, trong quá trình sử dụng, nếu con ngƣời biết khai thác, tác động hợp lý, bảo vệ và chăm sóc tốt còn có thể làm cho đất tốt lên, sử dụng ngày càng hiệu quả hơn. Nhƣ vậy, có thể nói đất là TLSX chủ yếu, đặc biệt, cực kỳ quan trọng đối với con ngƣời, sự quan tâm chú ý đúng mức trong việc quản lý và sử dụng đất đai sẽ làm cho sản lƣợng thu đƣợc trên mỗi mảnh đất tăng lên, độ phì của đất sẽ không ngừng đƣợc cải thiện, đất đai sẽ đƣợc sử dụng tiết kiệm, hợp lý và ngày càng hiệu quả hơn. 1.5. NHỮNG TÍNH CHẤT VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA ĐẤT CẦN NGHIÊN CỨU PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT Để sử dụng có hiệu quả, hợp lý bất kỳ TLSX nào cũng cần nghiên cứu kỹ tính chất của nó, đối với đất điều đó lại càng cần thiết và có ý nghĩa. Để quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) hợp lý và có hiệu quả cần nghiên cữu kỹ những tính chất và điều kiện của đất có liên quan. Đối với sản xuất nông - lâm nghiệp: Đòi hỏi phải nghiên cứu tỉ mỉ các tính chất của đất và điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của từng vùng, từng đơn vị sử dụng đất. 19
nguon tai.lieu . vn