Xem mẫu

  1. Chủ biên PGS. TS. TRẦN THỊ THU PHƯƠNG Tập thể tác giả 1. PGS. TS. TRẦN THỊ THU PHƯƠNG Chương 1 (mục 1.1; mục 1.2: 1.2.1, 1.2.2; mục 1.3; mục 1.4) Chương 4 (mục 4.1; mục 4.2) 2. NCS. THS. ĐỖ PHƯƠNG THẢO Chương 2 (mục 2.2) 3. THS. NGUYỄN THỊ NGUYỆT Chương 2 (mục 2.1: 2.1.3; mục 2.3; mục 2.4) 4. THS. HOÀNG THANH GIANG Chương 2 (mục 2.1: 2.1.1, 2.1.2) 5. NCS. THS. PHÙNG BÍCH NGỌC Chương 1 (mục 1.2: 1.2.3); Chương 3 (mục 3.2: 3.2.1, 3.2.2, 3.2.4; mục 3.3) Chương 4 (mục 4.3) 6. TS. NGUYỄN THỊ TÌNH Chương 3 (mục 3.4) 7. THS. TRẦN NGỌC DIỆP Chương 3 (mục 3.1: 3.1.1, 3.1.2) Chương 4 (mục 4.2) 8. THS. TẠ THỊ THUỲ TRANG Chương 3 (mục 3.1: 3.1.3) 9. THS. PHẠM MINH QUỐC Chương 3 (mục 3.2: 3.2.3) 2
  2. LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động đầu tư có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia và đối với nền kinh tế thế giới nói chung. Thực tế cho thấy, hàng loạt các điều ước quốc tế được xác lập giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ nhằm thống nhất điều chỉnh các hoạt động thương mại nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng. Nhu cầu ký kết các điều ước quốc tế về đầu tư trở thành một trong những động lực thúc đẩy các quốc gia, vùng lãnh thổ ngồi lại với nhau để đàm phán thương lượng ở tầm quốc tế. Quá trình hội nhập quốc tế không chỉ diễn ra trên lĩnh vực thương mại, đầu tư, mà còn cần phải được thực hiện trên lĩnh vực pháp luật. Có thể nói, hội nhập kinh tế dẫn đến nhu cầu hội nhập về mặt pháp luật. Yêu cầu về hài hòa hóa pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư quốc tế nói riêng đòi hỏi các nhà nghiên cứu, các chuyên gia phải phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong việc nghiên cứu, đào tạo, phổ biến pháp luật. “Giáo trình Luật Đầu tư” được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu đó của xã hội. Giáo trình được tập thể các tác giả Trường Đại học Thương mại biên soạn với nhiều nội dung cung cấp những kiến thức cơ bản, phục vụ cho đối tượng sinh viên bậc đại học và những người quan tâm. Giáo trình có cách tiếp cận khác biệt so với những cuốn giáo trình trước đó khi đi sâu phân tích các kiến thức pháp luật về đầu tư và cập nhật một cách đầy đủ sự phát triển của luật đầu tư trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Giáo trình có ba nội dung chính và hướng tới ba mục tiêu cơ bản. Đó là, (1) Cung cấp kiến thức tổng quan về luật đầu tư; (2) Nghiên cứu các chế định mang tính nền tảng của pháp luật về đầu tư như chế định về bảo đảm, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư; (3) Nghiên cứu qui định của pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trong nước và hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Hy vọng rằng giáo trình này sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích và những thông tin thiết thực cho sinh viên và những người muốn tiếp cận Luật đầu tư hiện đại. 3
  3. “Giáo trình Luật đầu tư” bao gồm 4 chương sau: Chương 1: Tổng quan về Luật đầu tư do PGS. TS. Trần Thị Thu Phương và ThS. Phùng Bích Ngọc biên soạn. Chương 2: Bảo đảm, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư do ThS. Đỗ Phương Thảo, ThS. Hoàng Thanh Giang và ThS. Nguyễn Thị Nguyệt biên soạn. Chương 3: Hoạt động đầu tư trong nước do TS. Nguyễn Thị Tình, ThS. Phùng Bích Ngọc, ThS. Tạ Thị Thùy Trang, ThS. Trần Ngọc Diệp, ThS. Phạm Minh Quốc biên soạn. Chương 4: Hoạt động đầu tư ra nước ngoài do PGS. TS. Trần Thị Thu Phương, ThS. Phùng Bích Ngọc và ThS. Trần Ngọc Diệp biên soạn. Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các nhà khoa học đã cung cấp tài liệu tham khảo giúp chúng tôi hoàn thành giáo trình này. Đặc biệt tập thể tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô, các nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để giáo trình được hoàn chỉnh. Quá trình biên soạn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô, các nhà khoa học cũng như các em sinh viên để giáo trình được hoàn thiện hơn nữa. TẬP THỂ TÁC GIẢ 4
  4. DANH MỤC VIẾT TẮT BLT Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao BOO Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh BTO Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh BOT Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao BCC Hợp đồng hợp tác kinh doanh BT Hợp đồng xây dựng - chuyển giao BKHĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CHDCND Lào Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào CQĐKĐT Cơ quan đăng ký đầu tư DNNN Doanh nghiệp nhà nước ĐƯQT Điều ước quốc tế EVIPA Hiệp định bảo hộ đầu tư EU Liên minh châu Âu EVFTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh là Foreign Direct Investment) HĐND Hội đồng nhân dân IMF Quỹ tiền tệ thế giới KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất KCNC Khu công nghệ cao KKT Khu kinh tế MTTQ Mặt trận tổ quốc 5
  5. ODA Vốn hỗ trợ phát triển chính thức OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế O&M Hợp đồng kinh doanh - quản lý PPP Hợp đồng đối tác công tư UBND Uỷ ban nhân dân UNCTAD Tổ chức thương mại và phát triển của Liên Hợp quốc WTO Tổ chức thương mại thế giới 6
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 1 Thủ tục đầu tư theo hình thức hợp đồng Trang 159 hợp tác kinh doanh (BCC) Bảng 2 Thẩm quyền, thủ tục quyết định Trang 160-162 chủ trương đầu tư Bảng 3 Sơ đồ quyết định chủ trương đầu tư Trang 206 của Quốc hội Bảng 4 Sơ đồ thủ tục quyết định chủ trương Trang 211 đầu tư của Thủ tướng Chính phủ Bảng 5 Sơ đồ thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận Trang 216 đăng ký đầu tư ra nước ngoài Bảng 6 Sơ đồ thủ tục chấm dứt dự án đầu tư Trang 221 ra nước ngoài 7
  7. 8
  8. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 DANH MỤC VIẾT TẮT 5 DANH MỤC BẢNG 7 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT ĐẦU TƯ 13 1.1. Khái quát về đầu tư và Luật đầu tư 14 1.1.1. Khái quát về đầu tư 14 1.1.2. Khái niệm Luật đầu tư 21 1.2. Đối tượng điều chỉnh của Luật đầu tư 26 1.2.1. Các quan hệ đầu tư là đối tượng điều chỉnh của Luật đầu tư 26 1.2.2. Đặc điểm của quan hệ pháp luật đầu tư 28 1.2.3. Chủ thể của quan hệ pháp luật đầu tư 31 1.3. Phạm vi và phương pháp điều chỉnh của Luật đầu tư 41 1.3.1. Phạm vi điều chỉnh của Luật đầu tư 41 1.3.2. Phương pháp điều chỉnh của Luật đầu tư 44 1.4. Nguồn của Luật đầu tư 46 1.4.1. Nguồn Luật quốc gia 46 1.4.2. Nguồn Luật quốc tế 50 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 1 55 Chương 2: BẢO ĐẢM, ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ 57 2.1. Khái quát về các biện pháp bảo đảm, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư 57 2.1.1. Sơ lược về các biện pháp bảo đảm, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư 58 9
  9. 2.1.2. Vai trò của các biện pháp bảo đảm, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư 60 2.1.3. Hệ thống pháp luật về các biện pháp bảo đảm, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư 61 2.2. Bảo đảm đầu tư 66 2.2.1. Khái niệm bảo đảm đầu tư 66 2.2.2. Các biện pháp bảo đảm đầu tư 70 2.3. Ưu đãi đầu tư 87 2.3.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò ưu đãi đầu tư 87 2.3.2. Các biện pháp ưu đãi đầu tư 92 2.4. Hỗ trợ đầu tư 102 2.4.1. Khái niệm hỗ trợ đầu tư 102 2.4.2. Các biện pháp hỗ trợ đầu tư 104 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG 2 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 2 116 Chương 3: HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC 119 3.1. Khái quát về đầu tư trong nước 119 3.1.1. Khái niệm, đặc điểm của đầu tư trong nước 120 3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về đầu tư trong nước 128 3.1.3. Các nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư trong nước 131 3.2. Các hình thức đầu tư trong nước 141 3.2.1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế 141 3.2.2. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế 144 3.2.3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP 146 3.2.4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC 154 10
  10. 3.3. Thủ tục đầu tư trong nước 159 3.3.1. Thủ tục đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư 160 3.3.2. Thủ tục cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 162 3.4. Triển khai thực hiện dự án đầu tư 166 3.4.1. Bảo đảm thực hiện dự án đầu tư 166 3.4.2. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư 170 3.4.3. Giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ 170 3.4.4. Chuyển nhượng dự án đầu tư 170 3.4.5. Giãn tiến độ đầu tư 172 3.4.6. Tạm ngừng và chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư 172 3.4.7. Thành lập và chấm dứt hoạt động văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC 174 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG 3 177 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 3 178 Chương 4: HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI 181 4.1. Khái quát về đầu tư ra nước ngoài 181 4.1.1. Khái niệm, đặc điểm của đầu tư ra nước ngoài 182 4.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về đầu tư ra nước ngoài 186 4.1.3. Các nguyên tắc thực hiện đầu tư ra nước ngoài 187 4.2. Hình thức đầu tư ra nước ngoài 194 4.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài 194 4.2.2. Đầu tư gián tiếp nước ngoài 198 4.3. Thủ tục đầu tư ra nước ngoài 200 4.3.1. Khái quát chung về thủ tục đầu tư ra nước ngoài 201 4.3.2. Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư 202 11
  11. 4.3.3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài 213 4.3.4. Chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài 219 4.4. Triển khai hoạt động đầu tư ra nước ngoài 222 4.4.1. Mở tài khoản vốn đầu tư 222 4.4.2. Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài 223 4.4.3. Chuyển lợi nhuận về nước 226 4.4.4. Sử dụng lợi nhuận để đầu tư ở nước ngoài 228 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG 4 228 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 4 230 12
  12. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ LUẬT ĐẦU TƯ Hoạt động đầu tư là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế của một đất nước. Một đất nước có nền kinh tế tăng trưởng và phát triển là nhờ các chính sách và pháp luật về đầu tư được coi trọng và triển khai thực hiện một cách hiệu quả. Việt Nam là một nước đang phát triển, do vậy, hoạt động đầu tư lại càng được quan tâm thúc đẩy. Từ những năm 80 của thế kỷ XIX, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống pháp luật về đầu tư, trong đó bao gồm hai đạo luật cơ bản: Luật Đầu tư (năm 1986) và Luật Đầu tư nước ngoài (năm 1987). Các văn bản qui phạm pháp luật này đã tạo nên cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thu hút, triển khai các hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam và ra nước ngoài. Hệ thống các qui phạm pháp luật này đã góp phần thu hút được nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước, tạo nên cú hích cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong suốt những thập niên vừa qua. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của lĩnh vực đầu tư nói riêng, hệ thống pháp luật về đầu tư của Việt Nam cũng thể hiện rõ sự đổi mới và hoàn thiện trong suốt thời gian vừa qua, phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế. Trong phần này, giáo trình đi vào tìm hiểu khái quát về Luật đầu tư để hiểu rõ hơn về vai trò của pháp luật trong điều chỉnh hoạt động đầu tư (1.1). Phần này cũng giúp nhận diện thuật ngữ Luật đầu tư được sử dụng trong giáo trình ở nhiều góc độ khác nhau trước khi đi sâu nghiên cứu Luật đầu tư dưới góc độ một lĩnh vực pháp luật thuộc đối tượng nghiên cứu của môn học Luật đầu tư, trong chương trình đào tạo ngành Luật Kinh tế, bao gồm các nội dung về: Đối tượng điều chỉnh của Luật đầu tư (1.2), phạm vi và phương pháp điều chỉnh (1.3), nguồn của Luật đầu tư (1.4). 13
  13. 1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ VÀ LUẬT ĐẦU TƯ Để hiểu rõ khái niệm Luật đầu tư, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về đầu tư. Đối với mỗi nền kinh tế, đầu tư là hoạt động quan trọng tạo ra của cải vật chất mới cho xã hội, là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của một nền kinh tế. Để hiểu rõ về hoạt động này, cần tìm hiểu khái niệm đầu tư cũng như các loại hình đầu tư và vai trò của đầu tư đối với chủ thể thực hiện nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung. Chính nhu cầu điều chỉnh hoạt động đầu tư tạo nên sự hình thành của pháp luật về đầu tư. Do đó, phần nội dung tiếp theo sẽ đi vào tìm hiểu khái niệm Luật đầu tư ở các góc độ khác nhau. 1.1.1. Khái quát về đầu tư a. Khái niệm đầu tư Đầu tư có thể tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau. Tương ứng với từng góc độ tiếp cận, đầu tư sẽ có thể có những cách hiểu khác nhau. Trong kinh tế học vĩ mô, đầu tư được hiểu là sự bỏ vốn ra cùng với các nguồn lực khác (máy móc, sức lao động, trí tuệ,...) trong hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó hoặc tạo ra hay khai thác sử dụng một tài sản nào đó nhằm thu về các kết quả có lợi trong tương lai, ví dụ việc mua máy móc, thiết bị, cây cối, nhà xưởng nhằm mục đích sản xuất được coi là đầu tư. Ở góc độ này, đầu tư cũng có thể được hiểu là sự hy sinh giá trị chắc chắn ở hiện tại để đạt được giá trị lớn hơn, dù có thể không chắc chắn, trong tương lai. Ở góc độ tài chính, đầu tư là việc mua một tài sản với hy vọng sẽ tạo ra thu nhập hoặc sự đánh giá cao trong tương lai và được bán với giá cao hơn. Đầu tư cũng có thể được hiểu là chuỗi hành động chi của các chủ thể nhằm đạt đến chuỗi hành động thu để hoàn vốn và sinh lời. Theo nghĩa này, đầu tư không bao gồm các khoản tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. Thuật ngữ đầu tư thường được sử dụng khi thực hiện một hoạt động mang tính dài hạn, với mức độ rủi ro cao. 14
  14. Đầu tư trong cách hiểu của kinh tế học hướng tới sự gia tăng khối lượng tư bản hay năng lực sản xuất của nền kinh tế. Trong khi đó, đầu tư trong tài chính hướng tới sự chuyển giao quyền sở hữu tài sản hiện có từ thể nhân, pháp nhân này sang thể nhân, pháp nhân khác. Đầu tư cũng có thể hiểu là một hoạt động thương mại, tức là hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận, bên cạnh các hoạt động thương mại khác như mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại,... Đây là cách hiểu mà Luật Thương mại 2005 của Việt Nam đang hướng theo khi qui định hoạt động thương mại là mọi hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm cả hoạt động đầu tư (khoản 1, Điều 3, Luật Thương mại 2005). Cách hiểu này cũng được một số tổ chức quốc tế áp dụng như WTO, UNCITRAL... Theo đó, đầu tư thuộc nội hàm của hoạt động thương mại. Dù có thể có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng tựu chung, các khái niệm về đầu tư đều giống nhau ở một điểm, đó là đều hướng tới sự gia tăng lợi ích trong tương lai bằng việc hy sinh các nguồn lực ở hiện tại. Lợi ích đó có thể là lợi ích kinh tế hoặc lợi ích xã hội tùy vào mục đích thực hiện của hoạt động đầu tư. Để đánh giá sự gia tăng lợi ích của đầu tư, người ta có thể sử dụng các tiêu chí khác nhau. Trong sản xuất kinh doanh, người ta có thể sử dụng tiêu chí lợi nhuận, được hiểu là chênh lệch giữa thu nhập đem lại với chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động đầu tư. Ở tầm vĩ mô, các tiêu chí như tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP), gia tăng số lượng việc làm, tài sản mới được tạo ra... lại thường được sử dụng. Xét ở góc độ pháp luật, đầu tư là quyền của cá nhân, tổ chức được pháp luật công nhận và bảo vệ. Để thực hiện đầu tư, các chủ thể này đem vốn, tài sản hợp pháp ban đầu mình để thực hiện hoạt động theo các hình thức được pháp luật qui định. Theo đó, pháp luật Việt Nam hiện hành hướng tới việc điều chỉnh hoạt động đầu tư nhằm mục đích sinh lời, hay còn gọi là đầu tư kinh doanh. Căn cứ vào Luật Đầu tư năm 2014, đầu tư kinh doanh được hiểu là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt 15
  15. động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư (khoản 5, Điều 3). Kết hợp với Luật Doanh nghiệp 2014, kinh doanh được hiểu là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời (khoản 16, Điều 4). Như vậy, đầu tư có thể được hiểu là giai đoạn khởi đầu của quá trình kinh doanh. Để thực hiện hoạt động kinh doanh, nhà đầu tư sẽ trang bị cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị, nhà xưởng... Lúc này, hoạt động đầu tư được coi là nền tảng để thực hiện các hoạt động kinh doanh, thương mại khác. Hoạt động đầu tư kinh doanh chỉ được thực hiện theo các hình thức mà pháp luật qui định và vào những ngành nghề, lĩnh vực mà nhà nước không cấm. Pháp luật mỗi quốc gia sẽ có những qui định không cho phép thực hiện đầu tư hoặc hạn chế đầu tư kinh doanh trong một số những lĩnh vực hoạt động nhất định, bên cạnh những lĩnh vực mà quốc gia đó ưu tiên phát triển với các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ đầu tư. Như vậy, theo nghĩa chung nhất, đầu tư được hiểu là việc sử dụng vốn hay nguồn lực vào một hoặc một số hoạt động nhất định, dưới các hình thức nhất định, nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận và/hoặc nhằm gia tăng lợi ích kinh tế - xã hội. Từ những phân tích nêu trên, có thể thấy đầu tư kinh doanh có bốn đặc điểm cơ bản sau: - Thứ nhất, đây là hoạt động sử dụng tài sản hay vốn ban đầu của nhà đầu tư: Tài sản được sử dụng để đầu tư bao gồm cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình được pháp luật công nhận. Để thực hiện đầu tư, các nhà đầu tư cần phải sử dụng những tài sản thuộc sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình. Nói một cách khác, tài sản được đem ra để thực hiện hoạt động đầu tư phải là các tài sản hợp pháp của nhà đầu tư. Đối với các tài sản mà nhà đầu tư có quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp, nhà đầu tư sẽ được pháp luật bảo vệ. 16
  16. - Thứ hai, đầu tư là hoạt động mang tính chất lâu dài: Thông thường, hoạt động đầu tư hướng tới các mục tiêu trong tương lai trung và dài hạn. Thời gian thực hiện hoạt động đầu tư thường kéo dài, có thể là 5 năm, 10 năm hoặc có thể kéo dài nhiều hơn. Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt hoạt động đầu tư nhằm mục đích lợi nhuận với các hoạt động thương mại khác. Trong trường hợp này, dù cả hai hoạt động đều hướng tới mục đích lợi nhuận, nhưng tính dài hạn của quá trình thực hiện tạo nên điểm khác biệt giữa hai hoạt động này. Có thể lấy ví dụ, nếu như hoạt động mua, bán hàng hóa nhằm hướng tới lợi nhuận được hoàn thành bằng việc mua hàng và thanh toán tiền hàng trong thời gian ấn định thì hoạt động đầu tư lại kéo dài với việc tổ chức thực hiện phức tạp hơn để đạt được mục tiêu đặt ra. - Thứ ba, đầu tư chứa đựng rủi ro: Do đầu tư là hoạt động phải bỏ ra nguồn lực ban đầu để hướng tới kết quả trong tương lai nên hoạt động này gắn liền với rủi ro, mạo hiểm. Có thể nói, rủi ro luôn là yếu tố song hành của đầu tư và các nhà đầu tư luôn phải đối mặt với nó trong suốt quá trình thực hiện hoạt động đầu tư. Rủi ro có thể tới từ nhiều nguyên nhân: rủi ro chính trị, rủi ro về pháp luật, rủi ro lạm phát, rủi ro về thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản... Rủi ro có thể xuất phát từ chính những nguyên nhân nội tại của nhà đầu tư, nhưng đa phần là xuất phát từ những nguyên nhân mang tính khách quan, nằm ngoài khả năng chế ngự của nhà đầu tư, như sự thay đổi về chính sách, pháp luật, sự biến động của thị trường... Đối với những rủi ro này, nếu chỉ căn cứ vào khả năng của nhà đầu tư thì khó có thể hạn chế được, cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước, của Chính phủ, mới có thể giúp nhà đầu tư giảm thiểu được các tác động của rủi ro khi thực hiện hoạt động đầu tư. Chính vì vậy, đây là một trong những yếu tố quan trọng khiến nhà đầu tư phải cân nhắc nhiều trước khi đi đến quyết định đầu tư. - Thứ tư, đầu tư mang tính sinh lời: Khi thực hiện hoạt động đầu tư, hầu hết các nhà đầu tư đều kỳ vọng ở lợi nhuận thu được. Lợi nhuận này cũng có thể được coi là tiêu chí để đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư. Hiệu quả trong đầu tư chính là động lực thúc đẩy nhà đầu tư thực hiện 17
  17. hoạt động đầu tư. Do vậy, để khuyến khích đầu tư, nhà nước cũng cần có những biện pháp giúp nhà đầu tư có thể đạt được tối đa hiệu quả đầu tư. Dựa trên bốn đặc điểm cơ bản được phân tích nêu trên của đầu tư, pháp luật mỗi quốc gia có những qui định cụ thể để điều chỉnh về hoạt động này nhằm mục đích bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, khuyến khích đầu tư vào những lĩnh vực mà nhà nước ưu tiên, có cơ chế tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư nhằm đạt được hiệu quả của đầu tư. Mỗi hoạt động đầu tư có những mục tiêu cụ thể, tuy nhiên các mục tiêu này cần phải phù hợp với mục tiêu chung mà nhà nước đặt ra đối với các hoạt động này. b. Phân loại đầu tư Dựa trên cơ sở các tiêu chí khác nhau, có thể phân chia đầu tư thành các loại sau: - Dựa vào lĩnh vực hoạt động: Đầu tư được phân thành đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư cho quản lý,... - Dựa vào thời gian thực hiện để đạt được mục tiêu đặt ra: Đầu tư được phân thành: Đầu tư ngắn hạn (thời gian dự định đạt được mục tiêu đặt ra nhỏ hơn hoặc bằng một năm); đầu tư trung hạn và dài hạn (thời gian dự định đạt được mục tiêu đặt ra lớn hơn một năm). - Dựa vào tính chất đầu tư: Đầu tư được phân thành đầu tư chiều rộng hay đầu tư mới (nhằm hình thành nên cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mới); đầu tư thay thế (nhằm đổi mới tài sản cố định làm cho chúng đồng bộ và tiến bộ về mặt kỹ thuật); đầu tư mở rộng hay đầu tư chiều sâu (nhằm mở rộng qui mô, nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, cải tạo, nâng cấp, trang bị lại, đồng bộ hóa, hiện đại hóa... với mục đích cung cấp thêm sản phẩm cùng loại). - Dựa vào chức năng quản lý vốn đầu tư: Đầu tư được phân thành: Đầu tư gián tiếp là trường hợp nhà đầu tư không trực tiếp tham gia vào quản lý vốn đầu tư (như việc mua cổ phiếu, trái phiếu,...) và đầu tư trực 18
  18. tiếp là phương thức đầu tư trong đó nhà đầu tư trực tiếp tham gia quản lý vốn đầu tư (khi đó, người bỏ vốn và người quản lý sử dụng vốn là một chủ thể). Trong đầu tư trực tiếp, lại có thể phân thành: Đầu tư dịch chuyển (là loại đầu tư trong đó nhà đầu tư mua một lượng vốn đủ lớn để nắm quyền chi phối hoạt động doanh nghiệp, việc đầu tư không làm gia tăng tài sản mà chỉ làm thay đổi quyền sở hữu vốn trong doanh nghiệp) và đầu tư phát triển (là đầu tư nhằm tạo nên năng lực sản xuất mới, cả về lượng và vật chất, hình thức này là tiền đề để thực hiện đầu tư gián tiếp và đầu tư dịch chuyển). - Dựa vào lãnh thổ thực hiện hoạt động đầu tư: Có thể phân loại thành đầu tư trong nước (là hoạt động đầu tư được thực hiện tại Việt Nam) và đầu tư ra nước ngoài (là đầu tư được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam). - Dựa vào đối tượng đầu tư: Có thể phân thành đầu tư vật chất (đầu tư tài sản như nhà xưởng, máy móc thiết bị...) và đầu tư tài chính. - Dựa vào các hình thức đầu tư: Có thể phân thành đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư mua cổ phần, phần vốn góp, góp vốn; đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) và đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư (PPP). c. Vai trò của đầu tư Với các đặc điểm của mình, đầu tư là một hoạt động có vai trò quan trọng đến sự gia tăng tài sản của nhà đầu tư nói riêng và của cả nền kinh tế đất nước nói chung. 1) Đối với nhà đầu tư Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đầu tư giúp nhà đầu tư gia tăng được nguồn lực, mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh. Thực hiện hoạt động đầu tư giúp nhà đầu tư có được cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ để tạo nền tảng cho sản xuất kinh doanh. Kết quả của hoạt động đầu tư là sự gia tăng thêm được tài sản, gia tăng thêm được lợi ích trong sản xuất kinh 19
  19. doanh từ đó mở rộng được qui mô sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Việc thực hiện hoạt động đầu tư trong nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng giúp nhà đầu tư tạo ra được các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường. 2) Đối với nền kinh tế Đối với một nền kinh tế, đầu tư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đầu tư không chỉ đóng vai trò trong quá trình tái sản xuất xã hội mà còn tạo “cú hích” cho sự phát triển của nền kinh tế. Một nền kinh tế thu hút được đầu tư từ các chủ thể trong và ngoài nước sẽ khiến nền kinh tế ngày càng tăng trưởng. Bất kỳ hoạt động đầu tư được thực hiện bởi các cá nhân, tổ chức là chủ thể tư hay bởi nhà nước thì lợi ích mà hoạt động đầu tư đem lại không chỉ dừng lại ở những lợi ích đối với chính nhà đầu tư, mà còn đối với cả nền kinh tế nói chung. Đầu tư là hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác. Đầu tư cũng là hoạt động tạo ra việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống của người dân trong xã hội, phát triển sản xuất, phát triển nền kinh tế. Có thể nói, đầu tư là cốt lõi, là động lực cho sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. Đầu tư cũng góp phần nâng cao trình độ khoa học công nghệ của đất nước. Những hoạt động đầu tư từ nước ngoài vào, đặc biệt là từ những nước có nền kinh tế phát triển, sẽ giúp quốc gia tiếp nhận đầu tư có cơ hội tiếp cận được các công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, các quốc gia chậm phát triển hoặc đang phát triển thường có các chính sách thu hút hoạt động đầu tư nước ngoài từ các quốc gia phát triển để tận dụng được những lợi thế khoa học công nghệ. Những thành tựu khoa học công nghệ từ các nước phát triển sẽ giúp cho nền kinh tế của các quốc gia này tăng trưởng. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các quốc gia này phụ thuộc nhiều vào việc đầu tư cho khoa học công nghệ. 20
nguon tai.lieu . vn