Xem mẫu

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: LẮP ĐẶT SỬA CHỮA MẠCH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP NGÀNH/NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Quảng Ninh, năm 2021 1
  2. 2
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Lắp đặt sửa chữa mạch điện công nghiệp đƣợc biên soạn theo chƣơng trình khung của nghề điện công nghiệp đã đƣợc thông qua. Nội dung các bài thực hành đƣợc xây dựng sát với thực tế. Các kỹ năng đƣợc mô tả và hƣớng dẫn cụ thể, dễ hiểu phù hợp với đối tƣợng học sinh học nghể Khi biên soạn giáo trình này chúng tôi đã bám sát vào chƣơng trình khung đã đƣợc xây dựng và nhận thấy tầm quan trọng của môn học Lắp đặt sửa chữa mạch điện công nghiệp là mô đun thực hành chuyên môn gắn liền với thực tiễn trong việc thi công đấu nối lắp đặt hệ thống thiết bị điện công nghiệp phục vụ cho sản xuất. Nội dung của giáo trình đƣợc biên soạn với thời gian là 72 giờ bao gồm: Bài 1: Lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện máy trộn bê tông Bài 2: Lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện máy vận thăng cỡ nhỏ Bài 3: Lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện trạm bơm Bài 4: Lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện cổng tự động Trong quá trình biện soạn giáo trình này với sự đóng góp những ý kiến quý báu từ các thầy cô trong khoa Điện- Điện tử và các thầy, cô đồng nghiệp tôi đã cố gắng để đƣa những phần kiến thức phù hợp và kỹ năng cần thiết cho ngƣời học. Tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến từ đọc giả để giáo trình đƣợc hoàn thiện hơn Quảng Ninh , ngày……tháng……năm……… Biên soạn Khoa Điện - Điện tử 3
  4. MỤC LỤC Nội dung Trang Bài 1: Lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện máy trộn bê tông............................. 6 Bài 2: Lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện máy vận thăng cỡ nhỏ.......................... 18 Bài 3: Lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện trạm bơm............................................. 27 Bài 4: Lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện cổng tự động.................................. 35 Tài liệu tham khảo................................................................................... 43 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên mô đun: Lắp đặt sửa chữa mạch điện công nghiệp Mã mô đun: MĐ17 Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun đƣợc bố trí học song song với các mô đun: Trang bị điện, Lắp đặt hệ thống cấp điện. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn của nghề. Mục tiêu của mô đun: - Kiến thức: + Trình bày đƣợc quy trình lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện máy trộn bê tông, máy vận thăng cỡ nhỏ, trạm bơm nƣớc, cổng tự động. + Phân tích đƣớc sơ đồ lắp đặt và sơ đồ trang bị điện của máy trộn bê tông, máy vận thăng cỡ nhỏ, trạm bơm nƣớc, cổng tự động. - Kỹ năng: + Lắp đặt đƣợc hệ thống điện máy trộn bê tông, máy vận thăng cỡ nhỏ, trạm bơm nƣớc, cổng tự động đúng quy trình đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. + Sửa chữa đƣợc một số sai hỏng thƣờng gặp trong quá trình lắp đặt hệ thống điện máy trộn bê tông, máy vận thăng cỡ nhỏ, trạm bơm nƣớc, cổng tự động. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Củng cố khả năng làm việc độc lập, rèn luyện khả năng làm việc nhóm, khả năng hƣớng dẫn, đánh giá công việc đƣợc giao. Nội dung của mô đun: 5
  6. BÀI 1: LẮP ĐẶT, SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN MÁY TRỘN BÊ TÔNG 1. Mục tiêu của bài: - Kiến thức: Trình bày đƣợc quy trình thực hiện lắp đặt hệ thống điện máy trộn bê tông - Kỹ năng: + Lắp đặt đƣợc hệ thống điện máy trộn bê tông đúng quy trình đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. + Sửa chữa đƣợc một số sai hỏng thƣờng gặp trong quá trình lắp đặt hệ thống điện máy trộn bê tông - Năng lực tự chủ và rèn luyện: + Rèn luyện sự nghiêm túc, tích cực, chủ động, tuân thủ quy tắc an toàn trong quá trình luyện tập. 2. Nội dung bài: 2.1. Sơ đồ hệ thống điện máy trộn bê tông Tram trộn là một trong những loại máy xây dựng thuộc nhóm máy sản xuất có công dụng chính để sản xuất bê tông tƣơi – hay còn gọi là bê tông thƣơng phẩm. Khi đƣa các thành phần cốt liệu của bê tông nhƣ xi măng, cát, sỏi, nƣớc và các phụ gia khác vào trạm trộn có nhiệm vụ đảo đều hỗn hợp này tạo ra vữa bê tông xi măng tƣơi. Ƣu điểm khi sử dụng trạm trộn thay vì các loại máy trộn thông thƣờng là nó có thể tạo ra một lƣợng lớn vữa bê tông thƣơng phẩm trong một lần trộn.Nhƣợc điểm là cấu tạo phức tạp, cồng kềnh và cần phải sử dụng một diện tích đất trống lớn để lắp đặt thiết bị này. Thông thƣờng những công trình lớn nhƣ xây nhà chung cƣ cao tầng, làm cầu qua sông … ngƣời ta mới cần lắp đặt trạm trộn tại công trình còn nếu điều kiện không lắp đặt đƣợc thì phải mua bê tông thƣơng phẩm từ các trạm trộn thƣơng mại. 6
  7. Hình 1.1: Trạm trộn bê tông * Bảng trang bị điện của hệ thống điện máy trộn bê tông: TT Tên khí cụ điện Số lƣợng 1 Aptomat 3 pha 1 2 Aptomat 1 pha 1 3 Nút dừng khẩn cấp Stop 1 4 Công tắc tơ 2 5 Rơ le nhiệt 2 6 Đèn báo 4 7 Bộ nút nhấn 3 phím 1 8 Động cơ không đồng bộ 3 pha rô to lồng sóc 1 * Sơ đồ hệ thống điện: 7
  8. Hình 1.2: Sơ đồ nguyên lý hệ thống điện máy trộn bê tông * Cấu tạo trạm trộn bê tông: - Bộ phận cung cấp vật liệu: Đây là nơi chứa các vật liệu thô: đá, cát, sỏi, xi măng, phụ gia khác đƣợc tập kết bên ngoài trƣớc khi đem vào cối trộn. Các vật liệu đƣợc chứa riêng trong các phễu cấp liệu, khi tiến hành chạy máy móc sẽ tính toán lƣợng vật liệu vừa đủ theo lệnh từ trạm điều khiển trung tâm. Sau khi cân các vật liệu xong, sẽ đƣợc chuyển đến cối trộn bằng băng tải hoặc tời kéo. - Hệ thống định lƣợng: Dùng để cân đo các khối lƣợng vật liệu theo thể tích cối trộn hoặc theo một tỷ lệ chuẩn để đƣa ra những mẻ bê tông chất lƣợng, đúng tiêu chuẩn. - Máy trộn bê tông: Đƣợc ví nhƣ “trái tim” của hệ thống trạm trộn, máy trộn bê tông hay cối trộn sẽ làm nhiệm vụ chính là trộn các loại nguyên vật liệu với nhau theo công thức đã đƣợc chỉ định sẵn, để cho ra các mẻ bê tông thƣơng phẩm đạt chất lƣợng nhƣ yêu cầu. Với mỗi cấp độ công suất của trạm trộn mà ngƣời ta sử dụng các loại máy trộn bê tông khác nhau 8
  9. Hình 1.3: Cấu tạo trạm trộn bê tông Hình 1.4: Trạm trộn bê tông - Hệ thống điều khiển: Hệ thống điều khiển đƣợc phân làm ba loại chính: điều khiển truyền động điện, điều khiển truyền động khí nén và điều khiển truyền động thủy lực. Hệ thống điều khiển này sẽ giúp trạm trộn đóng mở các cửa phối xả nhƣ mong muốn. - Hệ thống kế cấu thép: Là hệ thống kết cấu chịu lực giúp nâng đỡ toàn bộ hệ thống của trạm trộn gồm hành lang giao thông, máy trộn, phếu cấp liệu, silo xi măng… 9
  10. 2.2. Trình tự thực hiện 2.2.1. Lắp đặt thiết bị. Lắp đặt hệ thống khung thép. Lắp đặt các silo chứa hỗn liệu vôi, xi măng, đá, sỏi...; Bố trí các khu vực chứa cát. Lắp đặt máy trộn bê tông; Bố trí các bể chứa trên sàn chứa phụ gia bê tông và nƣớc; Lắp đặt băng tải; 2.2.2. Đấu nối mạch điện Kiểm tra, đấu nối mạch điện theo sơ đồ nguyên lý Hình 1.5: Sơ đồ nguyên lý hệ thống điện máy trộn bê tông 2.2.3. Kiểm tra nguội Sử dụng đồng hồ vạn năng kiểm tra nguội mạch điện sau đấu nối không bị nối tắt, ngắn mạch. 2.2.4. Hoạt động thử - Đóng Aptomat 3 pha CB1, Đóng Aptomat 1 pha CB2 - Động cơ ở trạng thái dừng hoạt động đèn H2 sáng - Ấn nút MT. Động cơ trạm trộn quay thuận, trộn cốt liệu. Đèn H2 tắt đèn H3 sáng - Sau khi trộn đều cốt liệu, ấn nút dừng động cơ đến khi động cơ dừng hẳn. - Ấn nút MN. Động cơ quay ngƣợc (xả cốt liệu). Đèn H3 sáng. - Xả hết cốt liệu, ấn nút dừng động cơ ngừng hoạt động. - Khi động cơ bị sự cố qúa tải, Rơ le nhiệt OL tác động, động cơ ngừng hoạt động. 10
  11. - Khi gặp sự cố vận hành, ấn nút Stop (Dừng khẩn cấp) động cơ ngừng hoạt động đèn H1 sáng * Các cụm thiết bị trong máy trộn hoạt động phối hợp nhịp nhàng với nhau để có một hỗn hợp các thành phần cốt liệu : Cát, đá, xi măng, nƣớc và phụ gia theo cấp phối bê tông. Trạm trộn bê tông hoạt động tự động bằng máy móc dựa trên hệ thống máy tính đƣợc nhập sẵn những dữ liệu cần thiết đã đƣợc tính toán và thử nghiệm từ trƣớc. Hệ thống định lƣợng sẽ thực hiện đồng thời 3 thao tác là cân cốt liệu, cân xi măng, cân nƣớc và chất phụ gia – Cân cốt liệu: Công việc cân cốt liệu đƣợc thực hiện theo nguyên tắc cộng dồn: Thao tác 1 mở cửa xả boongke chứa đá 1, sau khi đã cân đủ số đá thì đóng cửa xả và đồng thời mở boongke chứa cát. Thao tác 2: Khi đã cân đủ số cát thì đóng cửa xả boongke cát và đồng thời mở cửa boongke chứa đá – Cân xi măng: Mở cửa xả đáy Silo chứa xi măng, xi măng theo vít tải vận chuyển đổ vào thùng cân. Khi cân đủ xi măng thì vít tải sẽ dừng lại. – Cân nƣớc và phụ gia: Nƣớc đƣợc bơm vào thùng cân nƣớc trƣớc sau đó cân đến phụ gia. Sau khi đã định lƣợng xong, cối trộn quay. Skip vận chuyển vật liệu liệu lên cối trộn, (trong trƣờng hợp cối trộn còn bê tông hoặc cửa xả cối trộn chƣa đóng thì hệ thống điều khiển sẽ không cho Skip làm việc). Khi skip lên tới vị trí xả cốt liệu thì cốt liệu đƣợc xả vào thùng trộn, đồng thời xả xi măng. Sau khi xả xong cốt liệu skip sẽ về vị trí khung cân để thực hiện mẻ tiếp theo, đồng thời xả nƣớc, phụ gia. Thời gian trộn cƣỡng bức khoảng 30- 45s. Sau thời gian trộn hỗn hợp bê tông đƣợc xả vào xe chuyên trở. Cối trộn sẽ đóng lại khi xả hết và hệ thống điều khiển tiếp tục thực hiện mẻ trộn tiếp theo Thành phần cốt liệu (đá, cát) đƣợc định lƣợng và dựa vào máy trộn có thể bằng băng tải, băng gầu hoặc xe gầu(skip). Nƣớc đƣợc bơm vào thùng định lƣợng sau đó xả vào trộn. Sau một thời gian qui định cửa xả của máy trộn đƣợc mở ra, hổn hợp bê tông đã đƣợc trộn xả vào các xe chở xi măng và vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Chu kỳ trạm trộn đƣợc thực hiện trở lại. 11
  12. Hình 1.6: Trạm trộn bê tông 2.3. Sai phạm thƣờng gặp, nguyên nhân, biện pháp khắc phục a. Sai phạm thƣờng gặp ở trạm trộn bê tông với hệ thống định lƣợng: Hệ thống định lƣợng ở trạm trộn bê tông gặp vấn đề khi cân của trạm trộn cho giá trị không chính xác. Điều này sẽ khiến tỷ lệ pha trộn hỗn liệu và kết quả đo độ ẩm cốt liệu tại trạm trộn không đúng... Do đó, chất lƣợng bê tông sẽ không nhƣ mong đợi. * Nguyên nhân lỗi trạm trộn bê tông: - Do cân bị chạm vào các vật xung quanh; - Ba mô hình cảm biến không khớp nhau; * Biện pháp khắc phục: - Nên tách biệt cân với các vật xung quanh; - Thay thế mô hình cảm biến cùng loại b. Sai phạm thƣờng gặp ở trạm trộn bê tông với hệ thống cấp liệu * Biểu hiện hƣ hỏng trạm trộn bê tông: - Băng tải cấp liệu chậm hoặc không cấp liệu; - Hỗn liệu đƣợc cấp quá nhiều; * Nguyên nhân: - Cửa kho chứa hỗn liệu của thiết bị vòm bị hỏng; - Van bƣớm nhỏ, dẫn đến thiếu vật liệu bên trong kho chứa; - Hƣ hỏng vít tải chủ yếu là biến dạng xoắn ốc; - Bộ lọc bụi bị bám bẩn; - Đồng hồ đo mức vật liệu bị hỏng, đầy rồi nhƣng vẫn cấp liệu; * Biện pháp khắc phục: 12
  13. - Kiểm tra hỗn liệu tại cửa kho chứa liệu có bị đóng vón hay không ể kịp thời làm sạch; - Kiểm tra van bƣớm và điều chỉnh ở một mức hợp lý đảm bảo rằng vật liệu chảy; - Nếu vít tải bị biến dạng cần điều chỉnh hoặc thay thế; - Kiểm tra bộ lọc bụi và tiến hành làm sạch; - Kiểm tra đồng hồ đo mức vật liệu và thiết bị báo động; c. Sự cố thƣờng gặp ở trạm trộn bê tông với hệ thống vận chuyển * Băng tải bị lệch - Dấu hiệu nhận biết sự cố băng tải của trạm trộn bê tông lệch qua 3 biểu hiện sau: Băng tải chuyển động lệch về một phía trong điều kiện không tải và có tải; Phần băng tải còn lại, bên trái hoặc bên phải hoạt động không theo hƣớng cố định; Băng tải bị lệch ở giữa; - Nguyên nhân: Do nền móng không bằng phẳng; Chất kết dính con lăn; Do sự mất cân bằng bên trái và bên phải của các puly; - Biện pháp khắc phục: Lắp đặt băng tải trên nền móng bằng phẳng; Loại bỏ chất kết dính trên con lăn; Giảm tốc độ băng tải và điều chỉnh cơ cấu căng; Điều chỉnh vị trí của cụm con lăn; * Băng tải trƣợt tải - Nguyên nhân: Dây đai bị trơn trƣợt nguyên nhân có thể là do con lăn và hệ số ma sát của dây đai nhỏ, sự tác động đến mô men con lăn nhỏ, dây đai sẽ xuất hiện trơn trƣợt. - Biện pháp khắc phục: Tăng ma sát: Điều chỉnh vít căng đai và trống dẫn động gần con lăn căng, từ đó tăng ma sát; Nếu các cạnh đai mòn nghiêm trọng, các vành đai ở cả hai bên băng tải không đồng đều, cần đƣợc sửa chữa hoặc thay thế kịp thời; 13
  14. Hình 1.7: Trạm trộn bê tông d. Sự cố thƣờng gặp ở trạm trộn bê tông với hệ thống trộn * Máy trộn bê tông kêu to bất thƣờng Khi máy trộn bê tông JS tại các trạm trộn bê tông kêu to, chứng tỏ máy đang có vấn đề. Điều này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến tuổi thọ của máy trộn cũng nhƣ hiệu quả sản xuất của trạm trộn. Mặt khác, còn gây ra những khó chịu cho ngƣời vận hành trạm trộn bê tông. - Nguyên nhân: Do âm thanh bất thƣờng từ trục động cơ. Trục động cơ khô dầu bôi trơn sẽ phát ra tiếng kêu to. Do các vít và nắp bảo vệ lỏng lẻo, trong quá trình vận hành sẽ tạo ra tiếng ồn; Dao trộn bị biến dạng cũng là một nguyên nhân tạo ra tiếng kêu lạ ở máy trộn bê tông; - Biện pháp khắc phục: Tra dầu, chất bôi trơn cho trục của động cơ; Tiến hành kiểm tra các vít và nắp bảo vệ có bị lỏng lẻo không, nếu có cần siết chặt lại; Kiểm tra dao trộn có bị biến dạng thì cần khắc phục ngay. Cần thiết có thể thay mới. * Trục trộn máy trộn bê tông quay khó hoặc không thể quay Biểu hiện khác của sự cố thƣờng gặp ở trạm trộn bê tông là trục quay máy trộn trục đôi bị bó cứng, khó quay hoặc thậm chí là dừng lại. - Nguyên nhân: Do máy trộn bê tông chạy điện bị quá tải, hỗn liệu cấp quá nhiều làm kín trục trộn; Do ngƣời sử dụng máy trộn không vệ sinh máy sạch sẽ, khiến bê tông chết và bám chắc vào trục trộn; Do khe hở giữa trục và cối trộn quá lớn, khiến vật lạ lọt vào giữa trục quay làm kẹt; Điện áp quá thấp cũng là nguyên nhân trục trộn không thể quay; 14
  15. Lỗi điều chỉnh tham số kích hoạt - Biện pháp khắc phục: Nếu vật liệu quá tải, cần rút bớt và điều chỉnh cột vật liệu bê tông để điều chỉnh công suất trộn; Làm sạch vữa đông cứng kịp thời; Điều chỉnh khe hở không quá 5mm và kịp thời làm sạch vật lạ; Cần kiểm tra lại điện áp đƣờng dây và đảm bảo cung ấp dòng điện ổn đinh; Nếu cài đặt thông số sai, dữ liệu thành phần tƣơng ứng cần đƣợc kiểm tra cẩn thận và sửa chữa kịp thời. * Cửa xả vận hành ì ạch - Nguyên nhân: Cửa không khít (Có khe hở) hoặc bị kẹt; Công tắc xả bị hỏng; Áp suất bộ thủy lực quá nhỏ do rò rỉ trong xy lanh hoặc thiếu dầu thủy lực; - Biện pháp khắc phục: Kiểm tra cửa xả và xung quanh xem có vật lạ kẹt vào không, kịp thời làm sạch cửa xả nếu có bụi bẩn. Thay công tắc cùng loại. Kiểm tra xy lanh, bổ sung dầu thủy lực và điều chỉnh áp suất; * Truyền động máy trộn gặp trục trặc - Nguyên nhân: Dây đai truyền động quá lỏng, dầy curoa bị giãn quá mức hoặc rạn nứt; Khe hở dao trộn quá lớn hoặc sử dụng sai cũng là nguyên nhân khiến hệ thống truyền động máy trộn gặp vấn đề; - Biện pháp khắc phục: Điều chỉnh độ căng đai truyền động, thay mới dây curoa nếu cần thiết; Điều chỉnh kịp thời khe hở dao trộn, thay thế dao trộn nếu cần thiết 15
  16. CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 1 Câu hỏi lý thuyết Câu 1: Đọc lại các ký hiệu khí cụ điện trên sơ đồ nguyên lý mạch điện trạm trộn bê tông? Câu 2: Trình bày sơ đồ nguyên lý mạch điện điều khiển trạm trộn bê tông? Bài tập thực hành Bài 1: Đấu nối mạch điện khiển máy trộn bê tông. 16
  17. PHIẾU ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH LUYỆN TẬP Ngành/nghề: Điện công nghiệp MH/MĐ: Lắp đặt sửa chữa mạch điện công nghiệp BÀI 1: LẮP ĐẶT, SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN MÁY TRỘN BÊ TÔNG Họ và tên học sinh: ……………….. Lớp: …………. Khóa: ……………. Vị trí luyện tập:……………………. Tiêu chí đánh giá: …………………. Điểm Nội dung Điểm Ghi TT Tiêu chí đánh giá đạt đánh giá chuẩn chú đƣợc 1 Chuẩn bị - Đủ dụng cụ, vật tƣ, thiết bị 0,5đ - Đấu nối mạch điện khiển máy 1,0đ trộn bê tông 2 Thao tác - Đấu dây 1,0đ - Kiểm tra 0,5đ - Các mối nối an toàn, chắc và đẹp 3,0đ 3 Kỹ thuật - Lắp đặt đúng theo sơ đồ 2,0đ - Sử dụng đúng quy trình, an toàn 1,0đ - Đấu dây mạch hoàn chỉnh trong 4 Thời gian 1,0đ thời gian 60’ Tổng điểm: 10 điểm Chú ý: - Bài làm có thời gian quá 10 phút không tính điểm. - Nếu để xảy ra mất an toàn, tai nạn cho người và làm hư hỏng thiết bị thì không tính điểm, không đánh giá quá trình luyện tập. Ngày …… tháng …… năm …… GIÁO VIÊN HD …………………. 17
  18. BÀI 2: LẮP ĐẶT, SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN MÁY VẬN THĂNG CỠ NHỎ 1. Mục tiêu của bài: - Kiến thức: Trình bày đƣợc quy trình thực hiện lắp đặt hệ thống điện máy vận thăng cỡ nhỏ. - Kỹ năng: + Lắp đặt đƣợc hệ thống điện máy vận thăng cỡ nhỏ đúng quy trình đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. + Sửa chữa đƣợc một số sai hỏng thƣờng gặp trong quá trình lắp đặt hệ thống điện máy vận thăng cỡ nhỏ - Năng lực tự chủ và rèn luyện: + Rèn luyện sự nghiêm túc, tích cực, chủ động, tuân thủ quy tắc an toàn trong quá trình luyện tập. 2. Nội dung bài: 2.1. Lắp đặt thiết bị và tủ điều khiển 2.1.1. Sơ đồ lắp đặt Hình 2.1: Sơ đồ máy vận thăng 2.1.2. Yêu cầu kỹ thuật - Tổ hợp khung đế vận thăng: Chuẩn bị Tổ hợp khung đế máy vận thăng gồm thép hình chữ U kích thƣớc 1600×1100 - Khung đế , tang quấn cáp, motor tời kéo,… 18
  19. Hình 2.2: Máy vận thăng - Khoan cấy Bulon nở: mục tiêu cố định đế vận thăng và móng bê tông. Bằng cách dùng chụp cùm chữ U 2 lỗ lên đế vận thăng, khoan cấy bulon nở M16 hoặc không dùng cùm chữ U, chỉ cần khoan cấy trực tiếp vào vị trí lỗ trên đế vận thăng đã có sẵn. Hình 2.3: Cố định đế vận thăng và móng bê tông 19
  20. - Tổ hợp khung vận thăng và gắn bulon: Gắn khung vận thăng lên đến vận thăng, cố định bằng bulon sao cho khung vận thăng thẳng đứng. Hình 2.4: Gắn khung vận thăng lên đến điểm vận thăng - Cân chỉnh độ thẳng của khung vận thăng và lắp bàn nâng: Lắp bàn nâng gắn vào khung vận thăng rồi căn chỉnh lại khung vận thăng sao cho chắc chắn. Hãy đảm bảo rằng bàn nâng di chuyển lên xuống nhịp nhàng trên khung vận thăng. - Lắp gông giằng neo vận thăng vào tòa nhà: Giằng neo vận thăng đƣợc thiết kế bằng 1 cây V50 và 1 cây U100 (Gắn kết vào sàn bằng bulon nở M16) sao cho 3 con bulon nở M16/1 giằng vận thăng. Liên kết vận thăng vào tòa nhà bằng bulon nở M16x150. Mỗi công trình khác nhau chúng ta có thể sử dụng cách lắp khác nhau. 2.1.3. Trình tự thực hiện a. Vạch dấu - Lấy dấu vị trí lắp đặt tủ điện - Vạch dấu cánh tủ - Vạch dấu trong tủ - Vạch dấu mặt trên, dƣới tủ (đƣờng điện ra, vào).... Gia công tủ điện điều khiển nhƣ khoan-khoét các vị trí đèn báo, nút ấn, đƣờng điện vào, ra (mặt trên, dƣới tủ). * Yêu cầu: - Đọc đƣợc sơ đồ lắp đặt tủ điện điều khiển; - Lắp đặt đƣợc tủ điện điều khiển đúng vị trí, đúng kích thƣớc, đạt yêu cầu kỹ thuật; - Kiểm tra, hiệu chỉnh đƣợc tủ điện điều khiển. - Đảm bảo an toàn cho ngƣời và thiết bị. 20
nguon tai.lieu . vn