Xem mẫu

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XÔ KHOA XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: LẮP ĐẶT MÁY BƠM NGHỀ: Điện - Nước TRÌNH ĐỘ: Trung cấp Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày ………tháng.... năm…… ...........……… của ………………………………….. Tam Điệp, năm 2018
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại bài giảng nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Bài giảng mô đun 22 Lắp đặt máy bơm được biên soạn tổng hợp từ nhiều sách và giáo trình của nhiều tác giả nhằm phục vụ cho việc giảng dạy ngành Điện – nước cho sinh viên các ngành kỹ thuật như: Công thôn, Thủy công, cấp thoát nước .v.v... Bài giảng nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cách Lắp đặt máy bơm nghề điện nước Bài được soạn từ nhiều giáo trình nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong những ý kiến đóng góp, phê bình của các bạn đồng nghiệp và các bạn sinh viên có tham khảo bài giảng này. Tam Điệp, ngày ….… tháng ……. năm …….. Biên soạn
  3. MỤC LỤC Contents LỜI GIỚI THIỆU............................................................................................................. 2 Bài 1: CHUẨN BỊ ............................................................................................................ 7 1. Đọc bản vẽ thiết kế thi công và tài liệu tổ chức thi công ......................................... 7 1.1. Phương pháp đọc bản vẽ thiết kế thi công và tài liệu tổ chức thi công ............ 7 1.2. Thực hành đọc bản vẽ thiết kế thi công và tài liệu tổ chức thi công .............. 10 2 . Mở hòm kiểm tra ................................................................................................... 10 2.1. Thao tác mở hòm đóng gói thiết bị ................................................................. 10 2.2. Kiểm tra, đối chiếu theo bảng kê về số lượng, chất lượng, chủng loại .......... 10 3 . Chuẩn bị thợ, phương tiện, dụng cụ vật tư thiết bị thi công ................................. 10 3.1. Lập bảng danh mục các loại thợ, bậc, số lượng .............................................. 10 3.2. Chọn phương tiện vận chuyển, thiết bị thi công ............................................. 10 3.3. Chọn các loại dụng cụ tháo lắp, căn chỉnh, đo kiểm ...................................... 10 3.4. Lập danh mục các loại vật tư phục vụ cho việc lắp đặt ................................. 10 3.5. Thực hành lập danh sách thợ, phương tiện, dụng cụ vật tư thiết bị thi công .. 10 4. Kiểm tra bệ móng, xác định tim cốt máy bơm....................................................... 10 5. Vận chuyển máy bơm đến vị trí lắp đặt ................................................................. 11 6. Gia công và đặt căn đệm ........................................................................................ 11 6.1. Gia công các loại căn với chiều dày từ 0.2 10 mm ...................................... 11 6.2. Đặt căn đệm tại bu lông chân máy .................................................................. 11 Bài 2: THÁO RỬA, THAY DẦU MỠ .......................................................................... 11 1. Các khái niệm về hệ thống bôi trơn ....................................................................... 11 1.1. Cấu tạo, công dụng của hệ thống bôi trơn ...................................................... 11 1.2. ........................................................... Nguyên tắc hoạt động hệ thống bôi trơn 13 2. Tính chất, ký hiệu của dầu mỡ bôi trơn ................................................................. 15 2.1. Tích chất của dầu mỡ, bôi trơn ....................................................................... 15 2.2. Ký hiệu của dầu mỡ bôi trơn........................................................................... 15 3. Tháo, rửa và lắp hệ thống bôi trơn. ........................................................................ 17
  4. 3.1. Tháo hệ thống bôi trơn .................................................................................... 17 3.2. Rửa hệ thống bôi trơn và thay dầu .................................................................. 17 3.3. Lắp hệ thống bôi trơn ...................................................................................... 17 Bài 3: Đưa máy lên bệ .................................................................................................... 17 1. Kiểm tra bệ móng, xác định tim cốt máy bơm....................................................... 18 1.1. Yêu cầu khi kiểm tra bệ móng, xác định tim cốt máy bơm ............................ 18 1.2 Thực hiện kiểm tra bệ móng, xác định tim cốt máy bơm ............................. 18 2. Đặt căn đệm ........................................................................................................... 18 2.1. Gia công các loại căn đệm .............................................................................. 18 2.2. Đặt căn đệm tại bu lông chân máy .................................................................. 18 3. Vận chuyển máy bơm đến vị trí lắp đặt ................................................................. 18 3.1. Phương pháp vận chuyển máy bơm đến vị trí lắp đặt .................................... 18 3.2. Thực hiện vận chuyển máy bơm đến vị trí lắp đặt.......................................... 20 4. Phương pháp đưa máy lên bệ ............................................................................. 20 4.1. Quy cách, trọng lượng của máy bơm .............................................................. 20 4.2. Trình tự đưa máy bơm lên bệ .......................................................................... 20 5. Thực hành nâng máy lên bệ ................................................................................... 21 5.1. Bố trí sắp xếp dụng cụ thiết bị nâng chuyển ................................................... 21 5.2. Vận hành thiết bị nâng chuyển, kê đệm bắn bẩy đưa máy lên bệ ................... 21 Bài 4: Lắp đặt máy bơm trên bệ ..................................................................................... 21 1. Phương pháp căn chỉnh máy bơm, động cơ ........................................................... 22 1.1. Phương pháp căn chỉnh tâm máy bơm trùng tâm tâm bệ ............................... 22 1.2. Phương pháp căn chỉnh tâm động cơ trùng tâm tâm bệ .................................. 22 2. Phương pháp lắp nối trục ....................................................................................... 22 2.1. Phương pháp căn chỉnh bằng đồng hồ so ....................................................... 22 2.2. Phương pháp căn chỉnh bằng thước nhét ........................................................ 24 3. Lắp đặt căn chỉnh ................................................................................................... 25 3.1. Chỉnh tâm máy bơm ........................................................................................ 25 3.2. Căn chỉnh độ thăng bằng, cao độ máy bơm .................................................... 25 3.3. Lắp nối trục mặt bích có chốt đàn hồi............................................................. 26 3.4. Thực hành lắp đặt căn chỉnh ........................................................................... 26 4. Đổ sika bệ máy ....................................................................................................... 26
  5. 4.1. Yêu cầu và biện pháp khi đổ sika bệ máy....................................................... 26 4.2. Thực hành đổ sika bệ máy .............................................................................. 26 Bài 5: Lắp đặt ống hút, ống đẩy .................................................................................... 26 1. Tìm hiểu các thông số kỹ thuật của ống hút, ống đẩy, yêu cầu kỹ thuật ............... 26 1.1. Nhiệm vụ của ống hút, ống đẩy ...................................................................... 26 1.2. Các thông số kỹ thuật của ống hút, ống đẩy ................................................... 26 1.3. Yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt. .......................................................................... 26 1.4. Biện pháp lắp đặt ống hút ống đẩy.................................................................. 26 2. Thực hành lắp đặt ống hút ống đẩy ........................................................................ 26 2.1. Lắp ống hút ..................................................................................................... 26 2.2. Lắp ống đẩy..................................................................................................... 26 3. Chạy thử máy bơm. ................................................................................................ 27 3.1. Các yêu cầu khi chạy thử máy bơm ................................................................ 27 3.2. Quy trình chạy thử máy bơm .......................................................................... 27 3.3. Thực hành chạy thử máy bơm ........................................................................ 27 3.4. Căn chỉnh máy bơm sau chạy thử ................................................................... 27
  6. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Lắp đặt máy bơm Mã mô đun: MĐ22 Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ; (Lý thuyết: 13 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 45 giờ; Kiểm tra: 2 giờ) I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun Lắp đặt máy bơm được giảng dạy sau khi học xong các môn học/ mô đun bổ trợ. - Tính chất: Mô đun Lắp đặt máy bơm là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo trình độ Trung cấp của nghề Điện-nước. II. Mục tiêu mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày được công dụng, sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy bơm cấp nước nguồn, nước sạch và nước thải; - Về kỹ năng: + Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị nâng chuyển, tháo lắp, đo kiểm ; + Vạch dấu, định vị, xác định được tim cốt theo bản vẽ thiết kế; + Lắp đặt được máy bơm theo thiết kế; + Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp theo quy định, thực hiện đúng thời gian theo tiến độ; - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: +Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và sáng tạo. III. Nội dung mô đun:
  7. Bài 1: CHUẨN BỊ Thời gian:6 giờ Mục tiêu của bài - Nêu được nội dung công tác chuẩn bị; - Chuẩn bị được dựng cụ, vật tư, thiết bị, nhân lực thi công lắp đặt máy bơm; - Kiểm tra được máy bơm theo bản vẽ thiết kế; - Gia công được căn đệm theo yêu cầu kỹ thuật; - Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp theo quy định; - Hoàn thành công việc đúng thời gian theo yêu cầu của tiến độ. Nội dung bài: 1. Đọc bản vẽ thiết kế thi công và tài liệu tổ chức thi công 1.1. Phương pháp đọc bản vẽ thiết kế thi công và tài liệu tổ chức thi công 1.1.1. Đọc bản vẽ thiết kế thi công lắp đặt máy bơm - Đọc bản vẽ mặt bằng, mặt cắt thi công phần lắp đặt đường ống cấp, thoát nước của công trình để xác định: vị trí, kích thước, cao độ lắp đặt của máy bơm
  8. 1- bể tập trung; 2- cửa lấy nước; 3- ống hút; 4,8,10- ống nối; 5- móng nhà máy; 6- máy bơm song hướng; 7- móng máy bơm; 9- van ống đẩy; 13- các ray ở dàn công tác. Việc bố trí nhà máy bơm nói chung cần phải:
  9. - Đảm bảo chăm sóc bảo dưỡng và vận hành máy móc thuận lợi và an toàn; - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí đường ống trong nhà máy; - Khoảng cách giữa các máy bơm phải đủ rộng để vừa bảo đảm cho nhân viên vận hành đi lại thuận tiện, vừa đảm bảo an toàn ( thường khoảng cách lưu thông 1 ... 1,5 m ). Chiều rộng gian máy nên chọn kết hợp với quy cách nhịp cầu trục để tăng nhanh thời hạn xây lắp và giảm giá thành cầu trục. - Khi tháo bơm theo chiều dọc trục để rút trục khoảng cách đối diện với phương rút trục phải lấy lớn hơn chiều dài trục. Về kiểu nhà máy, tùy vào định hình của tổ máy bơm chính, tùy thuộc vào điều kiện thiên nhiên và vật liệu xây dựng mà có thể có một số sơ đồ sau: 1.1.2. Đọc Catalog máy bơm Đọc catalog máy bơm để: Biết được các thông số kỹ thuật của máy bơm như: + Chủng loại máy bơm lắp đặt + Công suất của động cơ + Các tính năng kỹ thuật, chiều sâu hút, chiều cao đẩy Các máy bơm dùng trong hệ thống cấp thoát nước gồm rất nhiều kiểu dáng, chủng loại: Các kiểu máy bơm nhỏ 0,5 – 1, 2, 3, 4, 5 m3 dùng trong gia đình Các loại máy bơm lớn vài chục m3, thậm chí tới vài nghàn m3 dùng trong các nhà máy nước, các công trường xây dựng thủy lợi, nông nghiệp v.v…
  10. Trong mô đun này chỉ giới thiệu quy trình lắp máy bơm nước loại: + Máy bơm ly tâm trục ngang loại lớn, nhỏ Đọc, hiểu các yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt máy bơm Áp lựcđẩy từ 5 – 10m thậm chí tới 100mchiều cao Đọc biện pháp thi công, biện pháp an toàn lắp đặt máy bơm 1.1.3. Đọc biện pháp thi công, biện pháp an toàn lắp đặt máy bơm + An toàn về sử dụng điện + An toàn về sử dụng thiết bị vận chuyển, nâng, hạ + An toàn về sử dụng dụng cụ, thiết bị cầm tay + Nắm vững cách xử lý sự cố, cách cấp cứu khi người bị điện giật Từ đó để chuẩn bị và lựa chọn máy bơm lắp đặt đúng với yêu cầu thiết kế 1.2. Thực hành đọc bản vẽ thiết kế thi công và tài liệu tổ chức thi công 2 . Mở hòm kiểm tra 2.1. Thao tác mở hòm đóng gói thiết bị 2.2. Kiểm tra, đối chiếu theo bảng kê về số lượng, chất lượng, chủng loại 3 . Chuẩn bị thợ, phương tiện, dụng cụ vật tư thiết bị thi công 3.1. Lập bảng danh mục các loại thợ, bậc, số lượng Căn cứ vào định mức hao phí nhân công để xác định các loại thợ, bậc thợ, số lượng thợ phục vụ cho công tác thi công lắp đặt máy bơm. 3.2. Chọn phương tiện vận chuyển, thiết bị thi công 3.3. Chọn các loại dụng cụ tháo lắp, căn chỉnh, đo kiểm 3.4. Lập danh mục các loại vật tư phục vụ cho việc lắp đặt 3.5. Thực hành lập danh sách thợ, phương tiện, dụng cụ vật tư thiết bị thi công 4. Kiểm tra bệ móng, xác định tim cốt máy bơm Căn cứ vào các yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật trước khi lắp đặt bắt buộc phải thực hiện các yêu cầu sau: - Kiểm tra vị trí, kích thước bệ móng máy đúng với yêu cầu của bản vẽ (kích thước theo 2 trục dọc và ngang đúng tâm của bệ máy). - Kiểm tra cao độ bệ máy theo yêu cầu bản vẽ. (Được tính từ cốt 0.00) - Kiểm tra độ ngang bằng của bệ móng máy (theo 2 trục dọc và ngang của bệ) - Kiểm tra kích thước, tâm các bu lông định vị đế máy, động cơ (theo 2 trục dọc và ngang, yêu cầu các tâm bu lông phải thẳng đứng, vuông góc với bệ móng máy)
  11. - Kiểm tra nguồn điện phục vụ thi công. Nguồn phải có điện áp phù hợp, các vị trí ổ cắm, cầu dao phải an toàn đúng tiêu chuẩn - Có đèn chiếu sáng đảm bảo ánh sáng cho lắp đặt trong mọi điều kiện Tất cả các bước kiểm tra trên nếu có gì không hợp lý, không đúng với yêu cầu bản vẽ thì phải có biện pháp xử lý trước khi lắp đặt. 5. Vận chuyển máy bơm đến vị trí lắp đặt Tùy thuộc vào loại máy cần lắp đặt (tải trọng) mà chuẩn bị các phương tiện, thiết bị, xe chuyên dùng để vận chuyển máy bơm đến vị trí lắp đặt cho hợp lý 6. Gia công và đặt căn đệm 6.1. Gia công các loại căn với chiều dày từ 0.2 10 mm 6.2. Đặt căn đệm tại bu lông chân máy Bài 2: THÁO RỬA, THAY DẦU MỠ Thời gian:6 giờ Mục tiêu của bài - Nêu được công dụng, cấu tạo của hệ thống bôi trơn; - Nêu được tính chất, ký hiệu dầu mỡ dùng cho máy bơm; - Lắp được hệ thống bôi trơn, thay dầu mỡ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp theo quy định; - Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận. Nội dung bài: 1. Các khái niệm về hệ thống bôi trơn 1.1. Cấu tạo, công dụng của hệ thống bôi trơn Khái niệm: Dầu nhờn (dầu nhớt) goi chung là dầu bôi trơn là loại dầu dùng để bôi trơn cho các động cơ hệ thống máy móc. Dầu nhờn là hỗn hợp bao gồm dầu gốc và phụ gia, hay người ta thường gọi là dầu nhờn thương phẩm. Phụ gia thêm vào với mục đích là giúp cho dầu nhờn thương phẩm có được những tính chất phù hợp với chỉ tiêu đề ra mà dầu gốc không có được. Mỡ bôi trơn:
  12. Khái niệm về mỡ bôi trơn: mỡ bôi trơn là một loại vật liệu bôi trơn, thể đặc nhuyễn , nặng hơn dầu nhờn, nó có khả năng làm giảm hệ số ma sát xuống nhiều lần ( nhưng so với dầu nhờn thì giảm hệ số ma sát này vẫn kém hơn), tỉ trọng của mỡ bôi trơn thường được tính bằng 1,00. Thành phần của mỡ bôi trơn: mỡ là chất bôi trơn được sản xuất từ hai thành phần chính là dầu khoáng và chất làm đặc, ngoài ra còn có các chất phụ gia khác. Dầu khoáng: - Dầu khoáng là thành phần chủ yếu trong mỡ, nó chiếm khoảng 70-80% thành phần mỡ. Dầu khoáng sẽ qui định các đặc tính kĩ thuật của mỡ, lương dầu khoáng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào loại chất làm đặc. Dầu nhờn khoáng dùng để chế tạo mỡ bôi trơn thường được chưng cất từ dầu mỏ và lấy ở phân đoạn sôi cuối cao hay phân đoạn cuối cùng trong quá trình chế hoá dầu nhờn, atphan… Do có thành phần dầu nhờn nên các loại mỡ cũng sẽ có một số tính chất sử dụng, đặc tính kĩ thuật tương tự của dầu nhờn.
  13. Hinh: Sử dụng dầu bôi trơn trong hệ thống bánh răng máy móc công nghiệp nặng Chất làm đặc: chất làm đặc trong mỡ bôi trơn có tác dụng định hình mỡ và chia làm hai loại: Chất làm đặc gốc xà phòng:Người ta điều chế bằng cách cho các hidroxit kim loại như NaOH, Ca(OH)2, KOH, LiOH, Al(OH)3… tác dụng với các axit béo như axit steanic C17H35COOH tạo thành các xà phòng làm chất kết dính cho mỡ bôi trơn; ví dụ: C17H35COOH + NaOH ↔ C17H35COOH + H2O Nếu ta dùng hidroxit của kim loại nào thì ta có mỡ của kim loại đó. Những chất làm đặc này có yêu cầu nhất thiết là phải không bị chảy ở nhiệt độ cao và phải trải qua trạng thái dẻo trước khi sang trạng thái lỏng, nhỏ giọt - Chất làm đặc gốc sáp: Các chất làm đặc gốc sáp là sản phẩm của hidrocacbon có phân tử lớn ở thể rắn; các loại chất làm đặc gốc sáp này cũng được chia thành hai loại: - Các hợp chất paraphin: có nhiệt độ nóng chảy thấp - Các hợp chất ozokerit : có nhiệt độ nóng chảy cao Thông thường mỡ gốc sáp có tính ổn định tốt hơn mỡ gốc xà phòng, do đó người ta thường dùng nó làm mỡ bảo quản 1.2. Nguyên tắc hoạt động hệ thống bôi trơn
  14. Khi đọc thấy chữ dầu mỡ bôi trơn đương nhiên ai cũng hiểu là nó có chức năng là bôi trơn! Nhưng mà bôi trơn như thế nào?Xử dụng loại nào cho phù hợp? Hình 3: Dầu bôi trơn sử dụng rộng rãi trong động cơ ô tô Máy móc nói chung trong khi vận hành sẽ xảy ra ma sát giữa các bề mặt kim loại của các chi tiết hoặc phần tiếp giáp giữa các chi tiết máy. Ma sát làm máy nóng lên, làm cản trở chuyển động và gây ra mài mòn dẫn đến hư hỏng máy móc. Bôi trơn là ngăn cách sự tiếp xúc trực tiếp giữa các bề mặt bằng một chất có tính trơn trượt gọi là chất bôi trơn.Các chất bôi trơn thông thường là dầu nhớt và mỡ. Làm nhờn và bôi trơn bề mặt ma sát, do đó làm giảm hệ số ma sát, hạn chế tốc độ mài mòn của các chi tiết máy. Bảo vệ và chống han gỉ cho các chi tiết, bộ phận máy, tách biệt bề mặt kim loại với môi trường.
  15. Hình 4: Mỡ bôi trơn được sử dụng trong động cơ và vòng bi Góp phần làm kín khít một số bộ phận, chi tiết máy. Ưu điểm chính của việc dùng mỡ bôi trơn là đối với các bộ phận máy không thể dùng dầu nhờn để bôi trơn được thì người ta dùng mỡ bôi trơn để thay thế các nhiệm vụ của dầu nhờn 2. Tính chất, ký hiệu của dầu mỡ bôi trơn 2.1. Tích chất của dầu mỡ, bôi trơn Trong động cơ, dầu nhờn có nhiều tác dụng như giảm ma sát giữa hai bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nhau, giải nhiệt làm mát, làm kín, chống ăn mòn. Tuy nhiên, tác dụng cơ bản nhất của nó vẫn là giảm ma sát nên độ nhớt là chỉ tiêu có ảnh hưởng quan trọng nhất đến chất lượng của một sản phẩm dầu nhờn thương mại. Độ nhớt của dầu thay đổi theo nhiệt độ. Khi ở nhiệt độ cao, độ nhớt giảm và ngược lại.Dầu có độ nhớt thấp dễ di chuyển hơn so với dầu có độ nhớt cao. Ngoài ra, do trọng lượng của các phân tử cấu thành nên dầu nhờn có liên quan trực tiếp đến độ nhớt của nó nên người ta thường gọi thành dầu nặng hay dầu nhẹ. Dầu nhẹ dùng để chỉ loại có độ nhớt thấp, dầu nặng chỉ dầu có độ nhớt cao. Dầu mỡ bôi trơn được sử dụng trong ngành công nghiệp cơ khí chính xác Độ đặc của mỡ bôi trơn công nghiệp phụ thuộc và chủng loại máy móc và bôi trơn các chi tiết khác trong động cơ. Độ đặc này cũng thay đổi theonhiệt độ, tần số hoạt động của chi tiết máy. Trên thực tế, dầu nhẹ dễ bơm và luân chuyển qua động cơ nhanh hơn.Ngược lại, dầu nặng thường có độ nhớt cao, di chuyển chậm hơn nên có áp suất cao hơn nhưng lưu lượng dầu qua bơm lại thấp hơn. 2.2. Ký hiệu của dầu mỡ bôi trơn Phân loại dầu mỡ bôi trơn công nghiệp theo độ nhớt và độ đặc
  16. Ở phương pháp phân loại theo độ nhớt, các nhà sản xuất dầu nhớt thống nhất dùng cách phân loại của Hiệp hội kỹ sư ôtô Mỹ SAE (Society of Automotive Engineers). Các phân loại của SAE tùy thuộc vào sản phẩm dầu đó là đơn cấp hay đa cấp. Dầu đa cấp có độ nhớt thỏa mãn ở nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau còn dầu đơn cấp chỉ đáp ứng ở một nhiệt độ nào đó. Hệ thống phân loại của SAE khá phức tạp, nó liên quan tới nhiều khái niệm khác nhau.Tuy nhiên, có thể chỉ ra những yếu tố chính.Đối với dầu đa cấp, sau chữ SAE là tiền tố như 5W, 10W hay 15W, 20W. Những số đứng trước chữ “W” dùng để chỉ khoảng nhiệt độ mà loại dầu động cơ đó có độ nhớt đủ để khởi động xe lúc lạnh. Để xác định nhiệt độ khởi động theo ký tự này, bạn chỉ cần lấy 30 trừ đi các số đó nhưng theo nhiệt độ âm. Ví dụ, dầu 10W sẽ khởi động tốt ở âm 20 độ C, dầu 15W khởi động tốt ở âm 15 độ C. Các loại dầu động cơ ở các nước hàn đới thường là loại 5W, 10W, 15W nhưng đa số các sản phẩm ở Việt Nam chỉ là loại 15W hay 20W. Mặc dù không có ý nghĩa quan trọng khi khởi động vì thời tiết ở Việt Nam thường không quá lạnh, nhưng để đạt được các yêu cầu khởi động lạnh, các nhà sản xuất phải thêm vào các chất phụ gia nên dầu có số càng nhỏ thì càng đắt. Loại 15W và 20W có mức giá trung bình nên được các hãng dầu nhờn nhập về hoặc sản xuất ở Việt Nam. Đứng sau chữ “W” ở loại dầu đa cấp có thể là chữ 40, 50 hoặc 60.Đây là ký tự dùng để chỉ khoảng độ nhớt ở 100 độ C của các loại dầu nhờn.Thông thường, số càng to thì độ nhớt càng lớn và ngược lại. Ví dụ, với xe hoạt động không quá khắc nghiệt như động cơ ôtô chẳng hạn, chỉ số này ở khoảng 30, 40 hoặc 50 là đủ. Với những động cơ hoạt động ở vùng nhiệt độ cao, chỉ số này phải cao hơn, khoảng trên 60. Do sự thay đổi nhiệt độ nên tùy thuộc mùa mà người ta dùng loại 40 hoặc 50. Trong mùa đông, trời lạnh, nhiệt độ động cơ thấp nên chỉ cần dùng loại nhỏ như 30, 40.Ở mùa hè, nhiệt độ động cơ cao nên có thể dùng loại 50. Do đặc tính của dầu đa cấp nên người ta thường gọi nó là “dầu bốn mùa”. Khi có chữ “W”, khách hàng có thể hiểu nó dùng được cho cả mùa đông và mùa hè. Ngoài loại đa cấp, nhiều nhà sản xuất cho ra cả loại dầu đơn cấp và chỉ có ký hiệu như SAE 40, SEA 50. Loại dầu này thường được dùng cho các loại động cơ 2 kỳ, máy nông nghiệp, công nghiệp… Phân loại dầu mỡ bôi trơn công nghiệp theo tính năng: Khi phân loại theo tiêu chuẩn này, các nhà sản xuất lại thống nhất phân theo tiêu chuẩn của Viện dầu mỏ Mỹ API (American Petroleum Institute). API phân ra theo cấp S (Service) dùng để dành cho dầu đổ vào động cơ xăng và C (Commercial) cho các động cơ diesel. Hiện tại, với động cơ xăng, API phân ra nhiều loại với thứ tự tiến dần từ SA, SB, SC tới mới nhất là SM. Đối với động cơ diesel, API chia thành CA, CD, CC tới CG, CH và CI. Càng về sau, chất lượng sản phẩm
  17. càng tốt do các nhà sản xuất phải thêm vào những chất phụ gia đặc biệt để thích nghi với những công nghệ động cơ mới. Trên các sản phẩm dầu động cơ thương mại, các nhà sản xuất thường ghi đầy đủ 2 cách phân loại này. Tùy thuộc vào đặc điểm động cơ mà những hãng xe hơi khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng loại dầu nào. Bạn có thể tự đánh giá hay lựa chọn cho mình, nhưng tốt hơn cả hãy hỏi ý kiến của các chuyên gia hay nhờ kỹ thuật viên của hãng tư vấn 3. Tháo, rửa và lắp hệ thống bôi trơn. 3.1. Tháo hệ thống bôi trơn 3.2. Rửa hệ thống bôi trơn và thay dầu 3.2.1. Biện pháp rửa hệ thống bôi trơn và thay dầu 3.2.2. Rửa hệ thống bôi trơn 3.2.3. Thay dầu 3.3. Lắp hệ thống bôi trơn 3.3.1. Phương pháp lắp hệ thống bôi trơn 3.3.2. Lắp hệ thống bôi trơn Bài 3: Đưa máy lên bệ Thời gian:12 giờ Mục tiêu của bài - Mô tả được quy cách, trọng lượng của máy bơm; - Lắp đặt được căn đệm cho máy bơm; - Vận chuyển được máy bơm đến vị trí lắp đặt; - Kiểm tra được bệ đặt máy bơm; - Nêu được các yêu cầu kỹ thuật đặt căn đệm theo thiết kế; - Vạch dấu, định vị, xác định được tim cốt theo bản vẽ thiết kế; - Đưa được máy bơm lên bệ theo yêu cầu kỹ thuật; - Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp theo quy định; - Thực hiện đúng thời gian theo tiến độ; - Rèn luyện tính cẩn thận, tổ chức nơi làm việc hợp lý.
  18. Nội dung bài: 1. Kiểm tra bệ móng, xác định tim cốt máy bơm 1.1. Yêu cầu khi kiểm tra bệ móng, xác định tim cốt máy bơm Căn cứ vào các yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật trước khi lắp đặt bắt buộc phải thực hiện các yêu cầu kỹ thuật sau: - Vị trí, kích thước bệ móng máy đúng với yêu cầu của bản vẽ (kích thước theo 2 trục dọc và ngang đúng tâm của bệ máy). - Cao độ bệ máy đúng theo yêu cầu bản vẽ. (Được tính từ cốt 0.00) - Bệ móng máy phải ngang bằng của (theo 2 trục dọc và ngang của bệ) - Kích thước, tâm các bu lông định vị đế máy, động cơ (theo 2 trục dọc và ngang, yêu cầu các tâm bu lông phải thẳng đứng, vuông góc với bệ móng máy) - Kiểm tra nguồn điện phục vụ thi công. Nguồn phải có điện áp phù hợp, các vị trí ổ cắm, cầu dao phải an toàn đúng tiêu chuẩn - Có đèn chiếu sáng đảm bảo ánh sáng cho lắp đặt trong mọi điều kiện Tất cả các bước kiểm tra trên nếu có gì không hợp lý, không đúng với yêu cầu bản vẽ thì phải có biện pháp xử lý trước khi lắp đặt. 1.2 Thực hiện kiểm tra bệ móng, xác định tim cốt máy bơm Trình tự kiểm tra bệ móng: - Đọc và nghiên cứu bản vẽ chi tiết lắp đặt máy bơm; - Đo kích thước lỗ bu lông theo cả 2 chiều dọc, ngang của chân máy; - Kiểm tra cao độ bệ máy; - Kiểm tra độ ngang bằng của bệ máy theo cả 2 phương bằng ni vô. 2. Đặt căn đệm 2.1. Gia công các loại căn đệm Gia công các loại căn với chiều dày từ 0.2 10 mm 2.2. Đặt căn đệm tại bu lông chân máy 3. Vận chuyển máy bơm đến vị trí lắp đặt 3.1. Phương pháp vận chuyển máy bơm đến vị trí lắp đặt 3.1.1. Đối với máy bơm có trọng lượng nhỏ: Đối với máy bơm có trọng lượng nhỏ có thể dùng phương pháp khênh thủ công. Lưu ý khi khênh phải đảm bảo an toàn 3.1.2. Với máy có trọng lượng lớn: Dùng thì dùng phương tiện và dụng cụ vận chuyển:
  19. _ Xe nâng hàng và xe cẩu chuyển: Máy tời Cẩu trục: Pa lăng điện và cầu chạy Pa lăng xích kéo tay
  20. Xe nâng và chuyển hàng: 3.2. Thực hiện vận chuyển máy bơm đến vị trí lắp đặt 4. Phương pháp đưa máy lên bệ 4.1. Quy cách, trọng lượng của máy bơm 4.2. Trình tự đưa máy bơm lên bệ - Lựa chọn hướng đặt máy bơm, - Dùng cáp buộc (hoặc dây thép, dây chão) để khênh hoặc nâng máy bơm, - Đặt gỗ đà kê máy bơm trên mặt bệ,
nguon tai.lieu . vn