Xem mẫu

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN NGÀNH/NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Quảng Ninh, năm 2021 1
  2. 2
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Lắp đặt hệ thống cấp điện được biên soạn theo chương trình khung của nghề điện công nghiệp đã được thông qua. Nội dung các bài thực hành được xây dựng sát với thực tế. Các kỹ năng được mô tả và hướng dẫn cụ thể, dễ hiểu phù hợp với đối tượng học sinh học nghể Khi biên soạn giáo trình này chúng tôi đã bám sát vào chương trình khung đã được xây dựng và nhận thấy tầm quan trọng của môn học Lắp đặt hệ thống cấp điện là mô đun thực hành chuyên môn gắn liền với thực tiễn trong việc thi công đấu nối lắp đặt hệ thống thiết bị điện cấp điện phục vụ cho sản xuất và nhu cầu dân sinh. Nội dung của giáo trình được biên soạn với thời gian là 92 giờ bao gồm: Bài 1: Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng công nghiệp kiểu nổi Bài 2: Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng công nghiệp kiểu ngầm Bài 3: Lắp đặt tủ điện điều khiển Bài 4: Lắp đặt hệ thống bảo vệ nối đất Bài 5: Lắp đặt hệ thống chống sét Trong quá trình biện soạn giáo trình này với sự đóng góp những ý kiến quý báu từ các thầy cô trong khoa Điện- Điện tử và các thầy, cô đồng nghiệp tôi đã cố gắng để đưa những phần kiến thức phù hợp và kỹ năng cần thiết cho người học. Tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến từ đọc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn Quảng Ninh , ngày……tháng……năm……… Biên soạn Khoa Điện - Điện tử 3
  4. MỤC LỤC Nội dung Trang Bài 1: Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng công nghiệp kiểu nổi......................... 6 Bài 2: Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng công nghiệp kiểu ngầm..................... 17 Bài 3: Lắp đặt tủ điện điều khiển....................................................................... 24 Bài 4: Lắp đặt hệ thống bảo vệ nối đất.............................................................. 33 Bài 5: Lắp đặt hệ thống chống sét...................................................................... 40 Tài liệu tham khảo................................................................................... 51 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên mô đun: Lắp đặt hệ thống cấp điện Mã mô đun: MĐ15 I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun được bố trí học song song với các mô đun: Trang bị điện; Bảo dưỡng, sửa chữa máy điện … - Tính chất: Là mô đun chuyên môn bắt buộc tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng. II. Mục tiêu của mô đun: - Kiến thức: + Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật, quy trình thực hiện lắp đặt hệ thống cấp điện trong nghề điện công nghiệp. - Kỹ năng: + Lắp đặt được tủ điện, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống chống sét, bảo vệ nối đất đúng quy trình bảo yêu cầu kỹ thuật. + Sửa chữa được một số sai hỏng thường gặp trong quá trình lắp đặt tủ điện, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống chống sét, bảo vệ nối đất. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Củng cố khả năng làm việc độc lập, rèn luyện khả năng làm việc nhóm, khả năng hướng dẫn, đánh giá công việc được giao. III. Nội dung của mô đun: 5
  6. BÀI 1: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN CHIẾU SÁNG CÔNG NGHIỆP KIỂU NỔI 1. Mục tiêu của bài: - Kiến thức: + Lập được bảng trang bị điện, trình bày được quy trình thực hiện lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng công nghiệp kiểu nổi. - Kỹ năng: + Lắp đặt được hệ thống điện chiếu sáng công nghiệp kiểu nổi đúng quy trình đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. + Sửa chữa được một số sai hỏng thường gặp trong quá trình lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng công nghiệp kiểu nổi. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Nghiêm túc trong học tập, phát huy sáng tạo, kỷ luật. + Rèn luyện sự nghiêm túc, tích cực, chủ động, tuân thủ quy tắc an toàn trong quá trình luyện tập. 2. Nội dung bài: Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng công nghiệp kiểu nổi 2.1. Lắp đặt hệ thống máng, đường ống, gá lắp thiết bị Khi thi công các hệ thống điện sẽ có rất nhiều những vật liệu phụ trợ cần đến. Thang máng cáp là thành phần không thể thiếu để ta có một hệ thống điện tối ưu. Hình 1.1: Các loại thang-máng cáp điện Hệ thống máng cáp điện là hệ thống các máng đỡ làm bằng tôn, dùng cho việc chứa, đưa dẫn và bảo vệ các loại dây, cáp điện, cáp mạng trong các tòa nhà và khu công nghiệp. Mục đích là bảo vệ dây cáp điện, cáp mạng khỏi tác động của yếu tố bên ngoài, đồng thời đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như công trình, đem lại sự gọn gàng và tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Có nhiều tiêu chí để phân loại thang máng cáp: Phân loại theo chất liệu: thông thường, vật liệu làm thang máng cáp là tôn cán, nhôm hoặc thép không gỉ, có độ dày thích hợp để tạo độ cứng. Vật liệu sẽ theo yêu cầu 6
  7. cách điện hay không mà được sơn tĩnh điện hoặc chỉ cần mạ kẽm là có thể phù hợp với công trình. Phân loại theo kích thước: hệ thống thang máng cáp có nhiều kích thước khác nhau, được phân loại thành máng tổng hay máng nhánh. Thông thường, các loại thang máng cáp có kích thước tiêu chuẩn, máng tổng lớn nhất có lòng máng khoảng 400mm, các loại máng còn lại có lòng máng nhỏ hơn. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện thực tế công trình, máng cáp, thang cáp có thể được đặt hàng theo từng kích thước riêng biệt. Phân loại theo đơn vị sản xuất: máng cáp trên thị trường hiện nay có 3 xuất xứ: nhập khẩu, sản xuất bởi các doanh nghiệp uy tín trong nước hoặc được gia công tại các xưởng cơ khí. Mỗi loại thang máng cáp có xuất xứ khác nhau đều có một số ưu nhược điểm khác nhau. Bên cạnh những tiêu chí phân loại này, cũng có thể còn một số tiêu chí khác như: màu sắc, chức năng (dùng trong nhà hay ngoài trời)... Thông số kỹ thuật thang máng cáp: - Vật liệu được sử dụng làm thang máng cáp chủ yếu là: Nhôm, tôn mạ kẽm, tôn đen sơn tĩnh điện, tôn mạ kẽm nhúng nóng, inox 201, 304. - Thang cáp, máng cáp: 500×100, 400×100, 300×100, 200×100, 150×100, 100×50,… - Độ dày: 0.8mm, 1.0mm, 1.2mm, 1.5mm, 2.0mm,… - Màu sắc: Ghi, trắng, vàng kem, cam. - Có nắp và không nắp. - Phụ kiện thang máng cáp điện Hình 1.2: Sơ đồ thang-máng cáp điện tại các nhà cao tầng 7
  8. Ưu điểm của thang máng cáp: Hệ thống thang cáp, máng cáp dùng để sắp xếp và quản lý những loại dây cáp điện của công trình nhằm tối ưu hóa chất lượng hệ thống. Đồng thời, mang lại sự an toàn cho dây cáp, loại trừ được những rủi ro xước, rách vỏ cáp cũng như không gây tổn thương cho người thi công, lắp đặt và sử dụng. Giúp tiết kiệm không gian và thời gian, tiết kiệm chi phí: tiết kế, nguyên vật liệu, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa,… Rút ngắn thời gian thi công và lắp đặt bởi công cụ để thi công đơn giản (tô vít, kìm cắt thép, chìa vặn đai ốc), phụ kiện đa dạng, thao tác chỉ cần bằng tay, dễ tháo lắp,… So với những kiểu đi dây truyền thống bằng ống ghen, bắt trực tiếp hoặc đi dây âm tường, thang máng cáp khi áp dụng tại các công trình lớn cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội. Tính thẩm mỹ cao: hệ thống thang máng cáp có một ưu điểm là gọn gàng nên tạo tính thẩm mỹ cao trong các công trình, bên cạnh đó, còn có thể tiết kiệm chi phí làm trần giả trong một số trường hợp. Trong nhiều công trình, thang máng cáp còn được kết hợp cùng với một số vật liệu khác để phối cảnh, trở thành một vật liệu cho công trình đó. Tiết kiệm chi phí thiết kế: Sử dụng thang máng cáp cho hệ thống dây dẫn giúp đơn giản hoá việc thiết kế hệ thống dây dẫn tổng. Thiết kế hệ thống ống dẫn cáp có thể sẽ tương đối phức tạp do những hộp nối cáp hộp, kéo cáp và những giá đỡ cho hệ thống ống dẫn cáp. Hình 1.3: Hình ảnh thang cáp lắp đặt hoàn thiện 8
  9. Tiết kiệm chi phí mua sắm vật liệu: Chi phí những thành phần cần thiết để lắp đặt hệ thống thang máng cáp thấp hơn rất nhiều so với hệ thống ống dẫn cáp. Ít các thành phần khác nhau hơn sẽ giúp làm tiết kiệm được nhiều chi phí hơn trong việc xác định, đặt hàng, tiếp nhận, lưu trữ cũng như phân phối những thiết bị này trong suốt quá trình thiết kế, mua nguyên vật liệu và lắp đặt. Tiết kiệm chi phí lắp đặt: Việc lắp đặt hệ thống thang máng cáp sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí hơn nhiều so với hệ thống ống dẫn cáp tương đương. Đồng thời, yêu cầu về kinh nghiệm của thợ điện lắp đặt máng cáp cũng không đòi hỏi quá cao như với hệ thống ống dẫn thông thường. Tiết kiệm chi phí trong việc bảo trì: Sự hư hỏng của lớp vỏ cách điện của dây dẫn bên trong hệ thống dây điện máng cáp rất ít khi xảy ra. Trong khi đó dây dẫn trong hệ thống ống dẫn cáp có thể bị hư hỏng trong quá trình kéo vào đường ống dẫn. Nguyên nhân của việc này hầy hết là do lực kéo quá mạnh hay kích cỡ của ống dẫn chưa đủ đáp ứng, dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn dây dẫn. Điều này sẽ dẫn đến hư hỏng lớp vỏ cách điện của cáp. ng dụng của thang máng cáp: - Hệ thống thang máng cáp thường được dùng trong hệ thống dây, hệ thống cáp điện trong các xưởng sản xuất, tòa nhà, chung cư… - Hệ thống thang máng cáp thường dùng để lắp đặt và bảo vệ các loại dây cáp chuyên phân phối điện hoặc dây cáp tín hiệu truyền thông. Thang máng cáp áp dụng cho việc quản lý dây cáp trong xây dựng thương mại và công nghiệp. Chúng đặc biệt hữu ích khi thay đổi cả một hệ thống dây điện, vì chúng được đặt trong thang cáp. 2.1.1. Sơ đồ lắp đặt Hình 1.4: Mạng điện lắp đặt nổi trong máng cách điện 9
  10. Hình 1.5: Sơ đồ mạch điện chiếu sáng 2 vị trí Hình 1.6: Sơ đồ nối dây mạch điện chiếu sáng tại 2 vị trí 2.1.2. Bảng trang bị điện TT Tên thiết bị, khí cụ Số lượng Đơn vị Ghi chú 1 Áp tô mát 1 pha 20A/250V 1 Chiếc 2 Cầu chì10A/250V 1 Chiếc 3 Công tắc 3 cực 2 Chiếc 4 Đèn chiếu sáng 1 Bộ 5 Dây điện mềm 1x1mm2 (đỏ, đen) 40 m 6 Đế nổi 2 Chiếc 7 Bảng điện nổi (180x200) mm 1 Chiếc 8 Bảng điện nổi (180x100) mm 1 Chiếc 10
  11. 9 Máng nhựa PVC 20x10 mm 5 m 10 Nguồn điện xoay chiều 1 pha 1 Bộ 11 Panel thực hành 1 Chiếc 2.1.3. Tiêu chuẩn kỹ thuật Hệ thống máng, đường ống (nhựa, thép mạ kẽm) luồn dây cáp điện là hệ thống các máng, ống sử dùng để đỡ, chứa và bảo vệ các loại dây, cáp điện. Mục đích là bảo vệ dây cáp điện, cáp mạng khỏi tác động của yếu tố bên ngoài, đồng thời đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như công trình, đem lại sự gọn gàng và tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Hình 1.7: Một số loại ống, máng nhựa cách điện Khi lắp đặt hệ thống máng, đường ống cần đảm bảo một số yêu cầu: - Lựa chọn hệ thống máng, đường ống để đi dây điện nên chọn những loại ống có khả năng chịu lực, chịu nhiệt, chống thấm, chống cháy, ống phải có độ cứng chắc nhất định. - Lựa chọn kích thước phù hợp với số lượng dây điện. Dây điện chỉ được chiếm đến 75% tiết diện của hệ thống máng, tổng tiết diện của dây dẫn trong ống không vượt quá 40% tiết diện đường ống. - Lắp đặt hệ thống máng, đường ống luồn dây điện ở những nơi có nhiệt độ phù hợp, tuyệt đối tránh xa những nơi mà nguồn nhiệt lên đến 70 độ C. - Việc cắt ống, luồn dây điện hay uốn cong cần phải sử dụng dụng cụ chuyên dụng (cưa sắt, dao cắt ống, máy cắt). - Hệ thống máng, đường ống luồn dây điện đi nổi trên tường cần phải cố định vào một vị trí nhất định. Khoảng cách giữa những điểm cố định ống luồn dây bằng kẹp phải từ 0,7 cho đến 1 mét. Khi dây dẫn đổi hướng hoặc phân nhánh phải tăng thêm kẹp đỡ ống. - Nếu hệ thống dây điện có nối đất cần dùng những loại ống có màu dễ nhận biết. Ví dụ như màu xanh sọc xanh hoặc màu xanh sọc vàng. 11
  12. - Hệ thống máng, đường ống sau khi lắp đặt phải đảm bảo chắc chắn, đảm bảo tính thẩm mỹ,... 2.1.4. Trình tự thực hiện a. Vạch dấu - Xác định chính xác vị trí đặt các thiết bị điện bao gồm ổ cắm, bóng đèn, tủ điện và các thiết bị điện cần lắp đặt. - Định vị và đánh dấu vị trí các hộp nối dây và ra dây, đánh dấu vị trí các bảng điện, tủ điện. Định tuyến ống giữa các hộp nối dây theo bản vẽ thi công. Với trường hợp ống thép, đánh dấu vị trí các điểm treo/ lắp giá đỡ ống bằng phương pháp hàn hoặc khoan vào kết cấu. b. Lắp đặt máng, giá đỡ - Xác định vị trí lắp đặt các thiết bị: công tắc, ổ cắm, đèn... Định vị chính xác và căn cứ vào vị trí công tắc, ổ cắm để căn chỉnh toàn bộ hệ thống máng, đường ống luồn dây một cách hợp lý. - Xác định đường đi của dây dẫn. Sử dụng máy Laser và thước mét xác định tọa độ tuyến ống luồn. Căn cứ vào bản vẽ triển khai để định vị tuyến đi của hệ thống ống luồn dây. - Chọn kích thước nẹp cần đi. - Dùng nivo căn chỉnh hệ thống máng, nẹp, đường ống chính xác. - Tháo nắp nẹp và đặt thân nẹp vào vị trí đánh dấu - Dùng đinh thép để giư cố định nẹp trên tường - Khi rẽ nhánh T cần dùng dao cắt một bên cạnh của thân nẹp. 12
  13. - Khi rẽ nhánh L cần dùng dao cắt 2 đầu nẹp thẳng đứng và nằm ngang. Khi đi nẹp ở hai mặt phằng khác nhau cần dùng dao cắt 2 đầu nẹp ở mặt phẳng thứ nhất và thứ hai. c. Lắp đặt đế thiết bị, tủ điện Lắp đặt đế thiết bị, tủ điện, bảng điện vào Panel d. Kiểm tra, hiệu chỉnh Căn chỉnh các thiết bị, tủ điện, bảng điện đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ, đảm bảo kỹ thuật. 2.1.5. Sai phạm, nguyên nhân và biện pháp khắc phục Trong quá trình thao tác lắp đặt, có thể xảy ra những hư hỏng. Dưới đây trình bày những sai phạm thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục: TT SAI PHẠM NGUYÊN NHÂN BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 1 Vị trí các thiết bị - Xác định vị trí đặt các - Xác định vị trí đặt các thiết điện, bảng điện, tủ thiết bị điện, bảng điện, tủ bị điện, bảng điện, tủ điện cân điện chưa thẩm mỹ điện chưa khoa học. đối, tuyến đi dây gọn. 2 Hệ thống đường - Đặt hệ thống đường máng - Sử dụng thước Nivo, máy đo máng lệch, thẳng không không thẳng hàng. nivo để điều chỉnh đặt hệ hàng thống đường máng thẳng hàng. - Đóng đinh, khoan bắt vít không thẳng làm lệch hệ - Đóng đinh, khoan bắt vít thống đường máng. chắc chắn, tránh làm lệch hệ thống đường máng 3 Vị trí rẽ nhánh không - Cắt, ghép các đầu máng - Xác định điểm cắt, cắt ghép vuông góc, hở vị trí không đũng kỹ thuật các đầu máng không đũng kỹ nối máng thuật 13
  14. 2.2. Lắp đặt hoàn thiện đường dây, thiết bị chiếu sáng công nghiệp kiểu nổi 2.2.1. Nguyên tắc lắp đặt - Lắp đặt các hệ thống dây điện trong nhà để an toàn và hiệu quả cần tính toán công suất sử dụng điện để lựa chọn loại dây có tiết diện phù hợp. Đồng thời cần lựa chọn các loại dây dẫn có chất lượng tốt nhằm tránh sự cố không mong muốn. - Đường dây phải song song với vật kiến trúc (tường nhà, cột, xà…), cách mặt đất ít nhất từ 2,0 m trở lên và cách vật kiến trúc không nhỏ hơn 10mm. - Bảng điện cần phải cách mặt đất từ 1,3 đến 1,5m. - Không đấu tắt dây dẫn trong ống luồn dây. - Không luồn các đường dây khác cấp điện áp vào chung một ống. - Đường dây dẫn đi xuyên qua tường hoặc trần nhà phải luồn dây qua ống sứ, mỗi ống chỉ được luồn một dây, hai đầu ống sứ phải nhô ra khỏi tường 10mm. - Không nên đi dây điện nổi tại nơi ẩm thấp, ướt nước: Tại các khu vực gần đường ống dẫn nước hay những không gian có độ ẩm cao như bếp, nhà tắm và nhà vệ sinh. - Khi đặt ống ở những nơi ẩm ướt cần đảm bảo độ dốc để nước có thể thoát ra ngoài. Không cho phép nước thấm vào & đọng lại trong ống. Không nên đặt đường ống luồn dây điện song song với đường ống nước, do hơi nước có thể tích tụ bên trong ống luồn dây điện. 2.2.2. Tiêu chuẩn kỹ thuật - Lắp đặt thiết bị đóng cắt điện đúng cách: Khi lắp đặt phải lắp cầu dao hay aptomat ở đầu dây cấp điện chính và các nhánh rẽ ở các tầng nhà. Ngoài ra, cũng cần lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện để ngắt dòng điện khi có ngắn mạch hoặc quá tải, ngăn ngừa cháy nổ do điện. Thiết bị bảo vệ đóng cắt điện cần được lắp đặt trên dây pha, tốt nhất nên lắp đặt đồng thời cả dây pha và dây trung tính. - Lựa chọn thiết bị đóng cắt điện phù hợp: Lựa chọn các thiết bị đóng cắt bảo vệ phải phù hợp với công suất sử dụng, có nắp đậy che kín phần mang điện. Nên lắp thêm thiết bị chống rò điện để phòng tránh các sự cố điện nguy hiểm, đặc biệt là những vùng ngập nước. - Vị trí lắp đặt cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ điện: phải là nơi cao ráo, đảm bảo thuận tiện khi sử dụng. Đối với những hộ gia đình có trẻ nhỏ hoặc nằm trong vùng có thể bị ngập nước cần lưu ý đặt cao hơn nền và sàn nhà ít nhất 1,3 mét. 2.2.3. Trình tự thực hiện a. Đi đây theo sơ đồ lắp đặt, ghen máng - Xác định chính xác số lượng dây dẫn cần dùng trong máng. - Đặt tất cả số lượng dây dẫn cần đi dây vào máng cùng 1 lúc. b. Đấu nối, lắp đặt thiết bị: Đấu nối, lắp đặt thiết bị theo sơ đồ, vị trí xác định. c. Đấu nối, lắp đặt bảng điện: Lắp đặt bảng điện, thiết bị điện vào đế, tủ điện, bảng điện. d. Kiểm tra, hiệu chỉnh: Kiểm tra lại mạch điện có ngắn mạch hay không, các điểm đấu dây phải chắc chắn, gọn đẹp. 14
  15. e. Hoạt động thử: Đóng áp tô mát, bật công tắc K1 hoặc K2 đèn sáng. Tắt công tắc K1 hoặc K2 bóng đèn tắt. 2.2.4. Sai phạm, nguyên nhân và biện pháp khắc phục Trong quá trình thao tác lắp ráp mạch, có thể xảy ra những hư hỏng. Dưới đây trình bày những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục: TT SAI PHẠM NGUYÊN NHÂN BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 1 Đóng áp tô mát, bật - Chưa cấp nguồn - Cấp nguồn cho mạch điện công tắc K1 hoặc K2 - Công tắc tiếp xúc không - Dùng ĐHVN kiểm tra lại đèn không sáng tốt công tắc K - Dây nối bị đứt - Dùng ĐHVN kiểm tra thông - Chân đèn chưa vặn sát mạch hoặc từng đoạn với đui đèn - Kiểm tra, văn chặt lại đui - Bóng đèn bị cháy hỏng đèn - Kiểm tra, thay bóng mới 2 Bóng đèn sáng yếu - Điện áp lưới đặt vào đèn - Kiểm tra điện áp nguồn không đủ (UL
  16. PHIẾU ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH LUYỆN TẬP Ngành/nghề: Điện công nghiệp MH/MĐ: Lắp đặt hệ thống cấp điện BÀI 1: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN CHIẾU SÁNG CÔNG NGHIỆP KIỂU NỔI Họ và tên học sinh: ……………….. Lớp: …………. Khóa: ……………. Vị trí luyện tập:……………………. Tiêu chí đánh giá: …………………. Điểm Nội dung Điểm Ghi TT Tiêu chí đánh giá đạt đánh giá chuẩn chú được 1 Chuẩn bị - Đủ dụng cụ, vật tư, thiết bị 0,5đ - Lắp đặt hệ thống máng, thiết bị 1,0đ điện 2 Thao tác - Đấu dây 1,0đ - Kiểm tra 0,5đ - Các mối nối an toàn, chắc và đẹp 3,0đ 3 Kỹ thuật - Lắp đặt đúng theo sơ đồ 2,0đ - Sử dụng đúng quy trình, an toàn 1,0đ - Đấu dây mạch hoàn chỉnh trong 4 Thời gian 1,0đ thời gian 60’ Tổng điểm: 10 điểm Chú ý: - Bài làm có thời gian quá 10 phút không tính điểm. - Nếu để xảy ra mất an toàn, tai nạn cho người và làm hư hỏng thiết bị thì không tính điểm, không đánh giá quá trình luyện tập. Ngày …… tháng …… năm …… GIÁO VIÊN HD …………………. 16
  17. BÀI 2: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN CHIẾU SÁNG CÔNG NGHIỆP KIỂU NGẦM 1. Mục tiêu của bài: - Kiến thức: + Lập được bảng trang bị điện, trình bày được quy trình thực hiện lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng công nghiệp kiểu ngầm. - Kỹ năng: + Lắp đặt được hệ thống điện chiếu sáng công nghiệp kiểu ngầm đúng quy trình đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. + Sửa chữa được một số sai hỏng thường gặp trong quá trình lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng công nghiệp kiểu ngầm. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Nghiêm túc trong học tập, phát huy sáng tạo, kỷ luật. + Rèn luyện sự nghiêm túc, tích cực, chủ động, tuân thủ quy tắc an toàn trong quá trình luyện tập. 2. Nội dung bài: Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng công nghiệp kiểu ngầm 2.1. Lắp đặt hệ thống đi dây và thiết bị ngầm Hệ thống điện chiếu sáng kiểu ngầm là hệ thống điện có cáp, dây dẫn được đặt trong ống, trong các rãnh ngầm trong tường, trần, sàn bê tông hoặc dưới đất. Cách lắp đặt này giúp cho dây điện không bị lộ ra bên ngoài đảm bảo được yêu cầu mĩ thuật và cũng tránh được tác động của môi trường đến dây dẫn. 2.1.1. Sơ đồ lắp đặt Hình 2.1: Dây dẫn được lắp đặt ngầm trong rãnh của các kết cấu xây dựng 17
  18. Hình 2.2: Sơ đồ nguyên lý mạch điện chiếu sáng sử dụng công tắc 2 cực 2.1.2. Bảng trang bị điện TT Tên thiết bị, khí cụ điện Số lượng Đơn vị Ghi chú 1 Áp tô mát 1 pha15A/250V 1 Chiếc 2 Cầu chì 10A/250V 1 Chiếc 3 Công tắc 2 cực 1 Chiếc 4 Đui đèn xoáy 1 Chiếc 5 Bóng đèn sợi đốt 40W 1 Chiếc 6 Dây điện mềm 1x1.0mm2 (đỏ, đen) 40 m 7 Ống nhựa PVC D16 mm 10 m 8 Đế âm tường 1 Chiếc 9 Tủ điện âm tường 1 Chiếc 300x200x150mm 10 Nguồn điện xoay chiều 1 Bộ 2.1.3. Tiêu chuẩn kỹ thuật - Việc chọn phương pháp lắp đặt dây dẫn điện ngầm phải phù hợp với môi trường xung quanh, với yêu cầu sử dụng và đặc điểm của kết quả, kiến trúc công trình và kĩ thuật an toàn điện. - Việc lắp đặt ngầm đảm bảo những yêu cầu sau: + Việc lắp đặt trong điều kiện môi trường khô ráo. Trong mọi trường hợp đặt dây dẫn trực tiếp trên rãnh tường hoặc trong ống đều phải dùng hộp nối dây ở chỗ nối đường ống. + Số dây hoặc tiết diện dây dẫn phải dự tính việc tăng thêm nhu cầu tiêu thụ điện sau này nhưng không được vượt quá 40% tiết diện ống. 18
  19. + Bên trong ống phải sạch, miệng ống phải nhẵn. + Không luồn chung dây dẫn điện xoay chiều, một chiều và các đường dây không cùng cấp điện áp vào một ống. + Bán kính cong của ống khi đặt trong bê tông không được nhỏ hơn 10 lần đường kính ống. + Để đảm bảo an toàn điện, tất cả các ống (kim loại) đều phải nối đất 2.1.4. Trình tự thực hiện a. Vạch dấu - Xác định vị trí các thiết bị trong nhà, từ đó, xác định được vị trí của dây điện đi đến các thiết bị này một cách hiệu quả. - Lên sơ đồ đi dây điện âm tường, sao cho đường đi phải tối ưu nhất, tránh mất thêm nhiều chi phí và bị nhầm lẫn khi đang thi công. Chú ý lưu lại bản vẽ để thuận tiện cho việc sửa chữa sau này nếu không may gặp sự cố. - Vạch dấu, tạo rãnh tường. Hình 2.3: Công nhân thực hiện tạo rãnh tường b. Lắp đặt đường ống: Đi đường ống luồn dây điện theo rãnh tường đã tạo. c. Lắp đặt đế thiết bị, tủ điện: Lắp đặt đế thiết bị, tủ điện vào các vị trí đã đánh dấu. d. Luồn dây: Sử dụng dây mồi luồn dây điện qua hệ thống đường ống. e. Kiểm tra, hiệu chỉnh: Căn chỉnh các thiết bị, tủ điện, bảng điện đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ, đảm bảo kỹ thuật. 19
  20. Hình 2.4: Công nhân thực hiện lắp đặt đế âm tường, luồn dây điện 2.1.5. Sai phạm, nguyên nhân và biện pháp khắc phục Trong quá trình thao tác lắp đặt, có thể xảy ra những hư hỏng. Dưới đây trình bày những sai phạm thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục: TT SAI PHẠM NGUYÊN NHÂN BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 1 Vị trí các thiết bị - Xác định vị trí đặt các - Xác định vị trí đặt các thiết điện, bảng điện, tủ thiết bị điện, bảng điện, tủ bị điện, bảng điện, tủ điện điện đặt chưa khoa điện chưa khoa học. thuận tiện cho việc sử dụng. học. 2 Hệ thống các thiết bị - Căn chỉnh hệ thống các - Sử dụng thước Nivo, máy đo điện, bảng điện, tủ thiết bị điện, bảng điện, tủ nivo để điều chỉnh đặt hệ điện đặt không thẳng điện chưa thẳng hàng. thống các thiết bị điện, bảng hàng, thiếu thẩm mỹ. điện, tủ điện thẳng hàng, đảm bảo thẩm mỹ. 2.2. Đấu nối, lắp đặt hoàn thiện thiết bị chiếu sáng công nghiệp kiểu ngầm 2.2.1. Yêu cầu kỹ thuật - Theo bản vẽ thiết kế, định vị trí lắp đặt dây dẫn và thiết bị. Ống luồn dây phải được đặt trước khi trát lớp áo ngoài của kiến trúc xây dựng. - Ống luồn dây có thể là ống kim loại hoặc ống nhựa, được ghim chặt trong cốt tường trước khi luồn dây. - Không có mối nối hoặc vị trí uốn cong giữa hai hộp nối dây. Đặt ống sao cho tiện lợi khi luồn dây. - Các đường dây có nguồn điện áp khác nhau, không luồn chung cùng một ống. - Ống bằng thép phải được nối đất để đảm bảo an toàn. 20
nguon tai.lieu . vn