Xem mẫu

  1. i
  2. ii
  3. LỜI NÓI ĐẦU Trong nhiều thập kỷ qua, du lịch đã có sự tăng trưởng và đa dạng hóa mạnh mẽ để trở thành một trong những khu vực kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới. Du lịch hiện đại gắn liền với sự phát triển với số lượng ngày càng nhiều các điểm đến mới. Những động thái này đã biến du lịch thành động lực chính cho sự tiến bộ kinh tế - xã hội. Ngày nay, khối lượng kinh doanh của ngành du lịch bằng hoặc thậm chí vượt quá lượng xuất khẩu dầu và các sản phẩm lương thực. Du lịch trở thành một trong những lĩnh vực chủ chốt trong thương mại quốc tế và đồng thời là một trong những nguồn thu nhập chính của nhiều nước đang phát triển. Sự lan rộng của du lịch toàn cầu ở các quốc gia công nghiệp hóa và phát triển đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế và việc làm trong nhiều lĩnh vực liên quan - từ xây dựng tới nông nghiệp hoặc viễn thông. Sự đóng góp của kinh tế du lịch phụ thuộc vào chất lượng và thu nhập của dịch vụ du lịch. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), năm 2018, du lịch quốc tế đóng góp 10,4% GDP toàn cầu, 319 triệu việc làm, chiếm khoảng 10% việc làm trên toàn thế giới, 7% giá trị xuất khẩu quốc tế, 30% giá trị xuất khẩu ngành dịch vụ, tương ứng 1.717 tỷ USD. Vì thế du lịch có vai trò quan trọng trong kinh tế đối với thế giới nói chung và đối với từng quốc gia đã và đang phát triển nói riêng. Với mục tiêu thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ngày 3/8/2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 2714/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Mục tiêu tổng quát của Đề án là phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển. Bên cạnh đó, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị, nêu rõ mục tiêu ngành Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; có tính chuyên nghiệp, iii
  4. có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Theo Quyết định 147/2020/QĐ-TTg về Phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, Việt Nam sẽ thu hút được 50 triệu khách quốc tế và 160 triệu lượt khách nội địa, chỉ tiêu tổng thu du lịch là 130 - 135 tỷ USD, đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 15 - 17%; tăng tổng số lao động trong ngành du lịch lên hơn 8,5 triệu lao động (trong đó, có 3 triệu lao động trực tiếp), đảm bảo phát triển du lịch sẽ góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, cải thiện cuộc sống cho người dân; phát triển du lịch xanh, gắn hoạt động du lịch với giữ gìn và phát huy các giá trị tài nguyên, bảo vệ môi trường, đảm bảo các dự án phát triển du lịch phải tuân thủ luật môi trường... Để phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và nâng cao vị trí và vai trò của lĩnh vực du lịch trong nền kinh tế nước ta, đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp, những người kinh doanh trong lĩnh vực du lịch cần phải có những kiến thức căn bản về các vấn đề kinh tế trong hoạt động kinh doanh du lịch và trong ngành du lịch. Giáo trình Kinh tế du lịch được biên soạn nhằm trang bị cho người học có những kiến thức cần thiết của một nhà quản trị kinh doanh du lịch trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề quản lý phát sinh trong quá trình kinh doanh du lịch, đồng thời góp phần đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội đối với ngành du lịch ở nước ta hiện nay. Giáo trình được biên soạn theo chương trình môn học thuộc chương trình khung ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn theo Quyết định 68/QĐ-ĐHTM ngày 10/02/2017 về việc Ban hành bộ chương trình đào tạo các chuyên ngành trình độ đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ và Quyết định 1566/QĐ-ĐHTM ngày iv
  5. 25/12/2019 về việc Hoàn thiện chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy do Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại phê chuẩn và được Hiệu trưởng phê duyệt làm tài liệu chính thức dùng trong giảng dạy, học tập ở Trường Đại học Thương mại. Giáo trình Kinh tế du lịch được biên soạn, cấu trúc lại và phát triển mới gồm 8 chương, bao gồm các nội dung, kiến thức và phương pháp khá toàn diện nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, phù hợp với chương trình đào tạo theo tín chỉ của trường. Chương 1: Khái quát về ngành du lịch. Chương 2: Thị trường du lịch. Chương 3: Cán cân thanh toán trong du lịch. Chương 4: Công ty đa quốc gia trong du lịch. Chương 5: Đầu tư du lịch. Chương 6: Lao động và vốn kinh doanh du lịch. Chương 7: Chi phí và lợi nhuận kinh doanh du lịch. Chương 8: Hiệu quả kinh tế - xã hội của du lịch. Giáo trình được hoàn thành bởi tập thể giảng viên Bộ môn Quản trị doanh nghiệp du lịch. PGS.TS Nguyễn Thị Nguyên Hồng - đồng chủ biên và viết 6.1 và 7.1; PGS.TS Vũ Đức Minh - đồng chủ biên và viết các chương 1, 2, 3, 4, 5; ThS. Dương Thị Hồng Nhung viết 6.2 và 7.3; ThS. Trần Thị Kim Anh viết 7.2 và chương 8. Tập thể tác giả mong rằng, việc biên soạn giáo trình sẽ đáp ứng tốt yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của trường và là tài liệu hữu ích cho nghiên cứu khoa học và triển khai hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại các loại hình doanh nghiệp dịch vụ du lịch hiện nay. Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả đã nhận được sự đóng góp hết sức quý báu của Ban Giám hiệu nhà trường, của Hội đồng Khoa v
  6. Khách sạn - Du lịch, của các nhà giáo trong Bộ môn Quản trị doanh nghiệp du lịch. Do còn một số hạn chế nhất định, giáo trình không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn và rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để nâng cao chất lượng của giáo trình. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. TM. TẬP THỂ TÁC GIẢ PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGUYÊN HỒNG PGS.TS. VŨ ĐỨC MINH vi
  7. MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU iii ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỌC PHẦN xi Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH DU LỊCH 1 1.1. Một số vấn đề chung về du lịch 1 1.1.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành của hệ thống du lịch 1 1.1.2. Động cơ và loại hình du lịch 3 1.1.3. Điểm đến và điểm hấp dẫn du lịch 9 1.1.4. Đặc điểm và các bộ phận cấu thành của ngành du lịch 11 1.2. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân 21 1.2.1. Vai trò trong tổng sản phẩm trong nước (GDP) 21 1.2.2. Vai trò trong thu nhập quốc dân và tạo việc làm 31 1.2.3. Vai trò và chính sách kinh tế của chính phủ 49 trong phát triển du lịch Câu hỏi ôn tập và thảo luận 66 Chương 2. THỊ TRƯỜNG DU LỊCH 69 2.1. Cầu du lịch 69 2.1.1. Khái niệm và bản chất của cầu du lịch 69 2.1.2. Đặc điểm của cầu du lịch 70 2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch 72 2.1.4. Đặc điểm một số loại cầu sản phẩm và dịch vụ du lịch 74 2.1.5. Dự báo cầu du lịch 79 2.2. Cung du lịch 86 2.2.1. Khái niệm và bản chất của cung du lịch 86 2.2.2. Đặc điểm của cung du lịch 88 2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung du lịch 89 2.2.4. Đặc điểm một số loại hình cung du lịch 90 vii
  8. 2.3. Quan hệ cung cầu và thị trường du lịch 106 2.3.1. Quan hệ cung cầu du lịch 106 2.3.2. Thị trường du lịch 110 Câu hỏi ôn tập và thảo luận 114 Chương 3. CÁN CÂN THANH TOÁN TRONG DU LỊCH 117 3.1. Sự tham gia của du lịch trong cán cân thanh toán và cơ sở của cán cân thanh toán du lịch 117 3.1.1. Khái niệm và nội dung cán cân thanh toán 117 3.1.2. Sự tham gia của du lịch trong cán cân thanh toán 119 3.1.3. Cơ sở của cán cân thanh toán du lịch: Lợi thế so sánh 120 trong du lịch 3.2. Xác định các khoản mục chính của cán cân thanh toán du lịch 121 3.2.1. Thống kê các thanh toán du lịch 121 3.2.2. Các khoản thu nhập và thanh toán vận chuyển 123 3.2.3. Các khoản thu nhập và thanh toán du lịch 125 3.3. Phát triển du lịch và chính sách đối với cán cân thanh toán du lịch 127 3.3.1. Sự phụ thuộc vào du lịch trong cán cân thanh toán quốc gia 127 3.3.2. Tác động của phát triển du lịch đối với cán cân thanh toán 128 3.3.3. Các chính sách đối với cán cân thanh toán du lịch 130 Câu hỏi ôn tập và thảo luận 134 Chương 4. CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG DU LỊCH 137 4.1. Kinh doanh đa quốc gia trong du lịch 137 4.1.1. Các mối liên hệ đa quốc gia 137 4.1.2. Các lý thuyết về đầu tư đa quốc gia 139 4.1.3. Lý do kinh doanh đa quốc gia trong du lịch 142 4.2. Công ty đa quốc gia trong du lịch và tác động của nó 145 4.2.1. Các hình thức công ty đa quốc gia phổ biến 145 trong kinh doanh du lịch 4.2.2. Tác động của công ty đa quốc gia 154 Câu hỏi ôn tập và thảo luận 164 viii
  9. Chương 5. ĐẦU TƯ DU LỊCH 167 5.1. Khái niệm và các yếu tố cơ bản của đầu tư 167 5.1.1. Khái niệm đầu tư 167 5.1.2. Các yếu tố cơ bản của đầu tư 168 5.2. Một số vấn đề cơ bản của đầu tư du lịch 171 5.2.1. Các lý do của đầu tư du lịch 171 5.2.2. Đặc điểm của đầu tư du lịch 172 5.2.3. Đầu tư vào các "sự kiện" du lịch 177 5.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư du lịch 178 5.3.1. Các nhân tố ngắn hạn 178 5.3.2. Các nhân tố bất thường 179 5.3.3. Các nhân tố dài hạn 180 5.4. Mô hình và nguồn vốn đầu tư 181 5.4.1. Nghiên cứu khả thi và các mô hình đầu tư 181 5.4.2. Nguồn vốn đầu tư 184 Câu hỏi ôn tập và thảo luận 185 Chương 6. LAO ĐỘNG VÀ VỐN KINH DOANH DU LỊCH 187 6.1. Lao động kinh doanh du lịch 187 6.1.1. Đặc điểm lao động 188 6.1.2. Cung và cầu lao động 193 6.1.3. Năng suất lao động 205 6.1.4. Tiền lương 209 6.1.5. Đánh giá tình hình lao động - tiền lương 223 6.2. Vốn kinh doanh du lịch 225 6.2.1. Đặc điểm và tầm quan trọng của vốn kinh doanh du lịch 226 6.2.2. Nhu cầu vốn kinh doanh 229 6.2.3. Cơ cấu và nguồn vốn kinh doanh du lịch 231 6.2.4. Đánh giá tình hình vốn kinh doanh 232 Câu hỏi ôn tập và thảo luận 234 ix
  10. Chương 7. CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN KINH DOANH DU LỊCH 237 7.1. Chi phí kinh doanh du lịch 237 7.1.1. Đặc điểm và cơ cấu chi phí 237 7.1.2. Tỷ suất chi phí kinh doanh 243 7.1.3. Chi phí ngắn hạn và chi phí dài hạn 244 7.1.4. Chi phí cơ hội 262 7.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh 264 7.1.6. Đánh giá tình hình chi phí kinh doanh 267 7.2. Lợi nhuận kinh doanh du lịch 268 7.2.1. Đặc điểm và tầm quan trọng của lợi nhuận kinh doanh 269 7.2.2. Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh 271 7.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh 271 7.2.4. Đánh giá tình hình lợi nhuận kinh doanh 272 7.3. Chi phí hoạt động và khả năng sinh lời 273 7.3.1. Chi phí vốn 274 7.3.2. Chi phí hoạt động 276 7.3.3. Hiệu quả kinh tế theo quy mô 287 Câu hỏi ôn tập và thảo luận 291 Chương 8. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DU LỊCH 295 8.1. Bản chất kinh tế - xã hội của hiệu quả 295 8.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả 296 8.1.2. Các loại hiệu quả 298 8.2. Đo lường hiệu quả kinh tế - xã hội của du lịch 299 8.2.1. Đo lường hiệu quả kinh tế - xã hội của ngành du lịch 299 8.2.2. Đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch 311 8.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội của du lịch 324 8.3.1. Các nhân tố vĩ mô 324 8.3.2. Các nhân tố vi mô 325 Câu hỏi ôn tập và thảo luận 326 Tài liệu tham khảo 329 x
  11. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỌC PHẦN 1. VỊ TRÍ VÀ NHIỆM VỤ CỦA HỌC PHẦN Theo Quyết định 68/QĐ-ĐHTM ngày 10/02/2017 về việc Ban hành bộ chương trình đào tạo các chuyên ngành trình độ đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ và Quyết định 1566/QĐ-ĐHTM ngày 25/12/2019 về việc Hoàn thiện chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy của Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại, học phần Kinh tế du lịch được xác định là học phần thuộc khối kiến thức ngành và khối kiến thức bổ trợ của các hệ, hình thức đào tạo và bậc đào tạo đại học của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn và một số ngành, chuyên ngành khác. Kinh tế du lịch là môn khoa học kinh tế ngành và doanh nghiệp với những nguyên lý của kinh tế học vĩ mô và vi mô được vận dụng trong ngành du lịch của quốc gia. Mục tiêu của Kinh tế du lịch cũng nhằm giải quyết bài toán mất cân đối giữa nhu cầu du lịch trong xã hội ngày càng tăng với nguồn lực phát triển du lịch ngày càng khan hiếm. Chính vì vậy, Kinh tế du lịch cung cấp một bộ phận kiến thức cần thiết trong chương trình đào tạo chuyên ngành kinh tế, thương mại, dịch vụ, một bộ phận kiến thức không thể thiếu đối với cán bộ quản lý ngành du lịch ở trung ương và các địa phương, cũng như đội ngũ các nhà quản trị doanh nghiệp. Trong chương trình đào tạo Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành và Quản trị khách sạn, Kinh tế du lịch trang bị một bộ phận kiến thức ngành cần thiết để tạo cho sinh viên nhận thức được một bức tranh tổng thể và tương đối hoàn chỉnh về du lịch và ngành du lịch của một quốc gia. Vì vậy, Kinh tế du lịch là học phần kiến thức ngành bắt buộc được giảng dạy cho sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành và ngành Quản trị khách sạn. Đồng thời học phần cũng rất cần thiết trong các chương trình đào tạo của ngành, chuyên ngành có đào tạo về du lịch. xi
  12. Ngoài Kinh tế học tạo nền kiến thức căn bản cho học phần này, Kinh tế du lịch còn có mối liên hệ mật thiết về kiến thức với các học phần khác như: Tổng quan du lịch, Tổng quan khách sạn, Nguyên lý quản lý kinh tế, Kinh tế phát triển, Kinh tế công cộng, Kinh tế quốc tế, Kinh tế đầu tư, Các phương pháp toán kinh tế, Kinh tế lượng,... Trong đó, Kinh tế du lịch thường được giảng dạy và học tập sau các học phần nói trên. Nhiệm vụ của học phần: - Về tư duy: Tăng cường phương pháp tư duy năng động, sáng tạo và hiệu quả của người học theo cách tiếp cận những kiến thức căn bản về các vấn đề kinh tế trong hoạt động kinh doanh du lịch và trong ngành du lịch. - Về kiến thức: Trang bị cho người học những kiến thức ngành cốt lõi của ngành kinh tế du lịch, giúp người học vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề quản lý phát sinh trong quá trình kinh doanh du lịch. Người học nắm được các kiến thức chuyên sâu và thực tiễn về quản trị khách sạn và quản trị du lịch. Sau khi học xong học phần, sinh viên có kiến thức khái quát về kinh tế du lịch; thị trường du lịch; cán cân thanh toán trong du lịch; công ty đa quốc gia trong du lịch; đầu tư trong du lịch; chi phí và lợi nhuận kinh doanh du lịch; lao động và vốn kinh doanh du lịch và hiệu quả kinh tế - xã hội của du lịch. - Về kỹ năng: Giúp người học có năng lực cơ bản trong phân tích, hoạch định chiến lược, chính sách quản lý nhà nước về phát triển du lịch; phân tích, lập dự án, chương trình phát triển hệ thống phân phối và kết cấu hạ tầng du lịch; phân tích hoạt động kinh tế trong ngành và doanh nghiệp du lịch. Qua đó, người học có năng lực vận dụng tổng hợp và sáng tạo những kiến thức đã học để giải quyết bài toán thực tiễn ở nước ta đặt ra trong điều kiện hội nhập. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA HỌC PHẦN Kinh tế du lịch là học phần thuộc lĩnh vực khoa học kinh tế, có đối tượng nghiên cứu là các hiện tượng, các mối quan hệ và các phạm trù xii
  13. kinh tế cơ bản nhất liên quan đến sự hình thành và phát triển của ngành và doanh nghiệp du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Trên cơ sở đó có thể hiểu rõ bản chất và rút ra được các quy luật hoặc tính quy luật vận động của các hiện tượng và các quan hệ kinh tế trong phạm vi ngành và phạm vi doanh nghiệp. Sự vận hành của ngành du lịch bao gồm hoạt động của khách du lịch, hoạt động của người cung cấp các hàng hóa và dịch vụ cho khách du lịch, hoạt động của các cơ quan quản lý du lịch và hoạt động của cộng đồng dân cư tại các điểm đến du lịch. Những hoạt động này không mang tính riêng lẻ mà có tính xã hội phổ biến trên hai phương diện cung và cầu về du lịch trong điều kiện tồn tại và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta và trong mối quan hệ với khu vực và toàn cầu hóa về du lịch. Kinh tế du lịch còn nghiên cứu ngành du lịch với tính chất của một hệ thống mở. Hệ thống du lịch dưới góc độ kinh tế bao gồm nhiều yếu tố cấu thành có mối liên hệ bên trong cũng như bên ngoài hệ thống với các yếu tố môi trường. Sự phát triển của hệ thống du lịch dưới góc độ kinh tế phải dựa trên cơ sở sự phát triển của các phần tử trong hệ thống. Ngược lại, sự phát triển của mỗi yếu tố cấu thành phải tuân theo sự phát triển chung của toàn bộ hệ thống. Học phần sẽ giúp chỉ ra bản chất của các mối liên hệ này. Ngoài ra, học phần còn gợi mở sự liên hệ hoặc vận dụng các khái niệm, các phạm trù, các mối quan hệ kinh tế cơ bản đó trong thực tiễn của ngành du lịch Việt Nam. Đây là vấn đề rất cần thiết và quan trọng vì nhận thức đúng đắn các vấn đề lý luận căn bản về kinh tế du lịch và biết vận dụng nhuần nhuyễn trong thực tế sẽ giúp cho ngành du lịch Việt Nam có thể hội nhập ngày càng sâu hơn với khu vực và thế giới trong quá trình phát triển. Với các kiến thức kinh tế học được vận dụng và phát triển trong lĩnh vực du lịch nên nội dung của học phần khá phong phú. Tuy nhiên, những nội dung được đề cập trong giáo trình này trước hết dựa trên cơ sở xiii
  14. đề cương học phần đã được bộ môn, hội đồng khoa và nhà trường thông qua. Ngoài ra, những người biên soạn đã bổ sung thêm những vấn đề có tính phổ biến trên thế giới (đặc biệt ở các quốc gia có ngành du lịch phát triển) nhưng ít hoặc chưa được đề cập ở Việt Nam. Do đó, giáo trình được biên soạn với kết cấu thành 8 chương tương ứng với thời lượng dành cho học phần theo quy định, bao gồm: Chương 1: Khái quát về ngành du lịch. Chương 2: Thị trường du lịch, giới thiệu những yếu tố cơ bản và đặc trưng của thị trường du lịch, các yếu tố cấu thành thị trường và nội dung cân bằng thị trường du lịch. Chương 3: Cán cân thanh toán trong du lịch, nghiên cứu sự tham gia của du lịch và tác động của du lịch đến cán cân thanh toán. Chương 4: Công ty đa quốc gia trong du lịch, đề cập những vấn đề chung và cụ thể về kinh doanh đa quốc gia và công ty đa quốc gia trong du lịch cùng với tác động của nó đến nền kinh tế. Chương 5: Đầu tư du lịch, giới thiệu một số vấn đề về đầu tư trong du lịch, bao gồm các đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư du lịch. Chương 6: Lao động và vốn kinh doanh du lịch, khái quát về lao động và vốn kinh doanh du lịch. Trong đó, nội dung tập trung vào các vấn đề như đặc điểm lao động, cung - cầu lao động, năng suất lao động và tiền lương cho người lao động và các vấn đề về vốn như đặc điểm và nhu cầu vốn kinh doanh du lịch. Chương 7: Chi phí và lợi nhuận kinh doanh du lịch, trình bày những vấn đề cơ bản về chi phí và lợi nhuận kinh doanh du lịch, mối quan hệ giữa chi phí và khả năng sinh lời trong kinh doanh du lịch. xiv
  15. Chương 8: Hiệu quả kinh tế - xã hội của du lịch, đo lường hiệu quả kinh tế - xã hội của du lịch, gồm những vấn đề cơ bản có liên quan đến việc đo lường hiệu quả kinh tế - xã hội của ngành và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỌC PHẦN Là môn khoa học kinh tế thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nên học phần Kinh tế du lịch sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong nghiên cứu. Đồng thời, các học phần kinh tế nói chung và Kinh tế du lịch nói riêng cũng sử dụng các phương pháp chính để nghiên cứu như phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích,... Bên cạnh đó, do du lịch được tiếp cận như một hệ thống với sự tham gia của nhiều yếu tố cấu thành nên phương pháp tiếp cận hệ thống cũng cần thiết được sử dụng trong quá trình nghiên cứu học phần này. Phương pháp đòi hỏi việc nghiên cứu đi từ các yếu tố riêng lẻ để có thể nhận thức đầy đủ, khái quát mang tính tổng thể toàn bộ hệ thống du lịch. Mặt khác, trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu toàn bộ hệ thống một cách tổng thể để có thể xử lý các yếu tố cấu thành một cách phù hợp nhằm đảm bảo phát triển toàn bộ hệ thống cũng như từng yếu tố cấu thành trong hệ thống. Ngoài ra, học phần còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp mô hình hóa toán kinh tế, phương pháp thống kê, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp so sánh,... nhằm làm rõ một số nội dung cần thiết và đặc thù. xv
  16. xvi
  17. Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH DU LỊCH Mục tiêu của chương: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:  Hiểu rõ đặc điểm và các bộ phận cấu thành của ngành du lịch.  Đánh giá được sự đóng góp của du lịch trong GDP của một quốc gia; tác động của phát triển du lịch đến nền kinh tế quốc dân và tác động của lạm phát đến sự phát triển du lịch.  Phân tích được sự phân phối thu nhập do du lịch tạo ra.  Đánh giá được vai trò trực tiếp của du lịch nội địa và du lịch quốc tế đối với quốc gia (hoặc địa phương) điểm đến.  Đánh giá được vai trò gián tiếp của du lịch thông qua các loại bội số và kỹ thuật phân tích đầu vào - đầu ra.  Đánh giá được vai trò của chính phủ và các chính sách của chính phủ liên quan đến du lịch. 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DU LỊCH 1.1.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành của hệ thống du lịch Từ khi xuất hiện và phát triển đến nay, khái niệm du lịch thường được tiếp cận là một hoạt động xã hội của con người với 5 đặc điểm chủ yếu: - Sự thay đổi vị trí một cách tự nguyện; - Đi lại hai chiều nhưng không thường xuyên (có tính chất tạm thời); - Lưu trú và các hoạt động tại điểm đến; 1
  18. - Thực hiện vào thời gian nghỉ, thời gian rảnh rỗi; - Mục đích du lịch: Nhiều mục đích khác nhau trừ cư trú vĩnh viễn và kiếm tiền. Khi xem xét du lịch như một hệ thống mở thì khái niệm du lịch trở nên đầy đủ và rõ ràng hơn. Cách tiếp cận du lịch như một hoạt động xã hội nói trên tạo thành hệ thống du lịch cơ bản và có thể được biểu diễn như trong hình 1.1. Hình 1.1. Hệ thống du lịch cơ bản Khi du lịch được tiếp cận dưới góc độ kinh tế thì hệ thống du lịch có thể được biểu diễn như trong hình 1.2 sau đây: Hình 1.2. Hệ thống du lịch dưới góc độ kinh tế 2
  19. Qua các mô hình trên, có 3 yếu tố cơ bản trong hệ thống du lịch: - Khách du lịch: Là những người có nhu cầu và thực hiện các hành trình du lịch. - Nhóm yếu tố thuộc về địa lý: Gồm 3 khu vực địa lý: + Nơi cư trú của du khách: Đây là khu vực có nhu cầu du lịch nảy sinh nên được gọi là khu vực nguồn khách hay thị trường khách (thị trường cầu). + Nơi đến du lịch: Là khu vực mà du khách được thoả mãn nhu cầu du lịch của mình thông qua tiêu dùng các hàng hoá và dịch vụ du lịch nên được gọi là khu vực điểm đến du lịch hay thị trường điểm đến (thị trường cung). + Khu vực thuộc tuyến hành trình: Đó là những nơi đi qua, hoặc ghé thăm trên tuyến hành trình du lịch. - Ngành du lịch: Bao gồm tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân liên quan đến việc cung ứng hàng hoá và dịch vụ cho khách du lịch ở cả 3 khu vực địa lý nói trên. 1.1.2. Động cơ và loại hình du lịch 1.1.2.1. Động cơ du lịch Động cơ là sự thúc đẩy con người thực hiện hoạt động theo mục tiêu nhất định nhằm thoả mãn các nhu cầu đặt ra. Động cơ du lịch phản ánh những nhu cầu, mong muốn của du khách và là lý do của hành động đi du lịch. Nhu cầu du lịch mang tính cá nhân và chủ quan nên khá phức tạp, đa dạng, nhưng có thể phân thành ba nhóm: Nhu cầu đặc trưng, nhu cầu cơ bản và nhu cầu bổ sung. Động cơ du lịch cũng mang tính cá nhân và chủ quan nên rất khó xác định. Nó được bộc lộ qua lý do đi du lịch của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, khách du lịch vì lý do này hay lý do khác mà không muốn hay không thể nói ra động cơ thực sự thúc đẩy họ tham gia vào chuyến đi cụ thể. Chính vì vậy, việc nhận thức được động cơ và bộc lộ động cơ du lịch 3
  20. của khách có thể thuộc một trong ba trường hợp: i) Nhận thức được động cơ và sẵn sàng bộc lộ qua lý do thật sự của chuyến đi; ii) Nhận thức được động cơ nhưng không muốn bộc lộ hoặc bộc lộ qua những lý do không đúng; iii) Không nhận thức được động cơ, không bộc lộ được lý do thực sự của chuyến đi du lịch. Xuất phát từ nhu cầu, các học giả Mỹ là McIntosh, Goeldner và Ritchie đã nhóm các động cơ du lịch thành bốn loại: - Động cơ thể chất: Nhóm động cơ này nhằm giảm bớt tình trạng căng thẳng, hồi phục sức khoẻ thông qua các hoạt động thể chất như nghỉ dưỡng, tham gia thể thao, nghỉ biển, tắm suối khoáng, giải trí thư giãn và các động cơ khác liên quan trực tiếp tới sức khỏe. - Động cơ tri thức: Sự khát khao của con người để được nhìn, được trải nghiệm và được học những điều mới lạ là không có giới hạn. Với trình độ giáo dục ngày một tăng cao, khi con người biết nhiều hơn về các vùng, các nước, các nền văn hóa và các điểm hấp dẫn khác nhau thì càng thôi thúc nhu cầu được đi du lịch và khám phá. - Động cơ giao lưu: Đi du lịch nhằm gặp gỡ những con người mới, tạo những mối quan hệ bè bạn mới; thăm lại người thân hoặc bạn bè; thoát ly sự nhàm chán của công việc và gia đình thường ngày; hoặc để tận hưởng sự đồng hành cùng với những người khác. - Động cơ địa vị, uy tín: Liên quan đến nhu cầu đề cao và phát triển cá nhân. Thông qua du lịch để nhằm thỏa mãn khát vọng được chú ý, đánh giá, thừa nhận và kính trọng. Những nghiên cứu gần đây về động cơ du lịch thường đề cập đến khái niệm “đẩy và kéo”. Động cơ "đẩy" giúp giải thích tại sao con người phát triển nhu cầu và khát vọng đi du lịch, còn động cơ "kéo" giúp giải thích sự lựa chọn nơi đến du lịch. 1.1.2.2. Loại hình du lịch Có thể phân chia hoạt động du lịch thành các nhóm - các loại hình theo những tiêu thức nhằm các mục đích khác nhau, trong đó loại hình 4
nguon tai.lieu . vn