Xem mẫu

  1. Chương 3: KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ Mã chương: MH KTDN 20.03 Giới thiệu: Hoạt động kinh doanh dịch vụ là nghành nghề kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều mặt khác nhau của đời sống xã hội. Qua nội dung chương sẽ trang bị cho các em những nguyên tắc và phương pháp hạch toán các nghành nghề như hoạt động kinh doanh lữ hành, nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí, các dịch vụ khác…theo chế độ hiện hành quy định. Mục tiêu: + Trình bày được nguyên tắc kế toán hoạt động kinh doanh dịch vụ +Trình bày được phương pháp hạch toán kế toán hoạt động kinh doanh dịch vụ theo chế độ hiện hành. + Xác định được các chứng từ kế toán hoạt động kinh doanh dịch vụ + Vận dụng kiến thức làm được bài tập thực hành ứng dụng về kế toán hoạt động kinh doanh dịch vụ. Nội dung chính: 1. Kế toán hoạt động kinh doanh nhà hàng 1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh nhà hàng Hoạt động kinh doanh nhà hàng là hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống của dân cư trong toàn xã hội cũng như thực hiện các hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống cho các đám cưới, hội nghị, liên hoan, sinh nhật…. Đặc điểm chính của hoạt động nhà hàng là: - Vừa sản xuất chế biến vừa tiêu thụ ngay sản phẩm vừa sản xuất. Yếu tố phục vụ đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh nhà hàng - Chu kỳ sản xuất sản phẩm rất ngắn nên thường không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. Cơ cấu giá thành sản phẩm cũng được phân chia làm ba loại : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Trong đó 102
  2. + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như các loại thực phẩm: cá, thịt, rau, củ, quả, các loại gia vị + Chi phí nhân công trực tiếp: tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên trực tiếp thực hiện sản xuất và cung ứng dịch vụ như: nhân viên sơ chế, chuẩn bị thực phẩm, đầu bếp, nhân viên phục vụ bàn… + Chi phí sản xuất chung là toàn bộ các khoản chi trực tiếp cho dịch vụ ăn uống ngoài nội dung trên như: Tiền lương và các khoản trích theo lương của cán bộ bộ phận quản lý nhà hàng như công cụ dụng cụ, trích khấu hao TSCĐ, chi phí điện thoại, điện nước sử dụng ở bộ phận nhà hàng, chi phí vật liệu gián tiếp cho việc chế biến: xà phòng, nước rửa bát, gas, vận chuyển… - Khi sản phẩm được đưa vào sản xuất đã được coi là tiêu thụ. Các món ăn được chế biến theo công thức nên dễ dàng xác định được định mức chi phí chế biến cho từng món ăn 1.2. Kế toán hoạt động kinh doanh nhà hàng a, Một số nội dung của hoạt động kinh doanh nhà hàng - Kinh doanh dịch vụ ăn uống được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau như: phục vụ ăn điểm tâm, phục vụ tiệc đứng, ngồi; phục vụ tiệc cưới hỏi, hội nghị , hội thảo… phục vụ khác hàng lưu động , vãng lai. Vì vậy đối tượng tập hợp chí phí có thể là toàn bộ kinh doanh của nhà hàng hoặc theo suất ăn, món ăn hay hợp đồng - Đối tượng tính giá thành dịch vụ ăn uống được xác định tùy thuộc vào hình thức cung ứng dịch vụ như: + Đối với dịch vụ ăn uống cho khách lưu động, vãng lai: đối tượng tính giá thành là từng món ăn được chế biến và cung ứng + Đối với dịch vụ ăn uống cho tiệc cưới hỏi, hội nghị , hội thảo… đối tượng tính giá thành có thể là từng hợp đồng - Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ (DDCK) được xác định theo phương pháp khác nhau: 103
  3. + Nếu phục vụ cho khách lưu động thi sản phẩm dd là các nguyên vật liệu đã qua sơ chế chưa sử dụng hoặc bán thành phẩm vào cuối kỳ kế toán. Khi đó giá trị sản phẩm làm DDCK được xác định theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT) theo công thức: Chi phí NVLTT đầu kỳ+ Chi phí Khối Giá trị NVLTT phát sinh trong kỳ lượng sản sản phẩm = x phẩm DDCK Khối lượng SPHT + Khối lượng SPĐCK DDCK + Trường hợp nhà hàng thực hiện các hợp đồng phục vụ trọn gói thì chi phí SPDD chính là chi phí đã tập hợp từ khi bắt đầu thực hiện hợp đồng đến thời điểm đánh giá - Tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống: Theo phương pháp giản đơn: Tổng giá thành thực tế Tổng chi phí thực tế của hoạt động kinh doanh = hoạt động dịch vụ ăn uống b, Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, Hóa đơn GTGT, Bảng tính và phẩn bổ tiền lương và BHXH, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, các chứng từ tự lập khác c, Tài khoản sử dụng: - Nhóm Tài khoản tính giá thành 621, 622, 627,154, 631,611(PP KKĐK) - Nhóm tài khoản liên quan: 152,253, 142,242, 214, 334,338, 111,112,131,.. d, Phương pháp kế toán: * Kế toán các chi phí trong chế biến món ăn 1, Xuất thực phẩm, gia vị cho bộ phận nhà hàng để chế biến món ăn: Nợ TK 621: Xuất thực phẩm, gia vị Có TK 152( KKTX) Có TK 611(KKDK) 104
  4. 2, Xuất thực phẩm, gia vị mua ngoài đưa ngay vào sử dụng ở bộ phận bếp không qua kho: Nợ TK 621 Xuất thực phẩm, gia vị Nợ TK 133 thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 111,112,331, 141... Vật liệu chế biến thừa nhập trả lại kho: Nợ TK 152,611 Có TK 621 Vật liệu còn thừa để lại ở bộ phận chế biến tiếp tục sử dụng cho kỳ sau, kế toán ghi âm bút toán: Nợ TK 621 Có TK 152, 611 3, Khi tính tiền lương, các khoản BHXH, kinh phí công đoàn, BHYT, BHTN của nhân viên trực tiếp ở bộ phận nhà hàng (bộ phận bếp): - Tính lương: Nợ TK 622 Có TK 334 - Trích các khoản bảo hểm của nhân viên bộ phận nhà bếp: Nợ TK 622 Nợ TK 334 Có TK 338 - Trích trước tiền lương nghỉ phép của nhân viên trực tiếp chế biến thức ăn: Nợ TK 622 Có TK 335 4, Khi tính tiền lương, các khoản BHXH, kinh phí công đoàn, BHYT, BHTN của nhân viên quản lý ở bộ phận nhà hàng (bộ phận bếp): - Tính lương: Nợ TK 627 105
  5. Có TK 334 - Trích các khoản bảo hểm của nhân viên bộ phận nhà bếp: Nợ TK 627 Nợ TK 334 Có TK 338 3, Khi xuất dùng công cụ, dụng cụ dùng cho bộ phận bếp, căn cứ vào phiếu xuất kho: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Có TK 153 Công cụ, dụng cụ Trường hợp CC,DC xuất dùng có giá trị lớn kế toán ghi: Nợ TK 142 hoặc 242: Chi phí trả trước Có TK 153: Giá trị thực tế công cụ dụng cụ Đình kỳ kế toán phân bổ giá trị công cụ dụng cụ sử dụng, kế toán ghi: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Có TK 142 hoặc 242 4, Trích khấu hao TSCD dùng ở bộ phận bếp: Nợ TK 627 Có TK 214: Hao mòn TSCĐ 5, Khi phát sinh chi phí dịch vụ mua ngoài hay chi phí bằng tiền khác phục vụ cho bộ phận bếp: Nợ TK 627 Chi phí sản xuất chung Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 141... Cuối kỳ, tổng hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm chế biến: Nợ TK 154,631 Có TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 622: Chi phí nhân công Có TK 627 Chi phí sản xuất chung 106
  6. Trường hợp thực phẩm hay bán thành phẩm đã qua sơ chế bị hỏng, không thể sử dụng được, kế toán ghi: Nợ TK 632: giá vốn hàng bán Có T 152: Nguyên vật liệu Có TK 154: Chi phí sản xuất dở dang * Kế toán doanh thu kinh doanh nhà hàng 1, Kế toán ghi nhận doanh thu: Nợ TK 111, 112 – Số tiền hàng thu được Có TK 511 Có TK 333 Đồng thời kế toán ghi nhận giá vốn của sản phẩm đã tiêu thụ Nợ TK 632 Có TK 154 Kế toán xác định kết quả được xác định tương tự như các loại hình doanh nghiệp khác. 2. Kế toán hoạt động kinh doanh khách sạn 2.1. Đặc điểm - Hoạt động kinh doanh chủ yếu là cho thuê buồng ngủ, bên cạnh đó khách sạn còn có thể kết hợp nhiều hoạt động khác như dịch vụ giặt là, nhà hàng, massage, karaoke... - Chi phí khấu hao tài sản cố định thường lớn vì khách sạn thường đầu tư nhiều vào nội thất khách sạn , có những hoạt động có thể có sản phẩm dở dang cuối kỳ nhưng cũng có những hoạt động không có sản phẩm dở dang cuối kỳ - Việc xác định doanh thu, chi phí kết quả từng hoạt động trong khách sạn được xác định riêng rẽ vì tính chất các hoạt động trong khách sạn thường khác nhau, chịu các loại thuế khác nhau - Sản phẩm của dịch vụ kinh doanh khách sạn không thể lưu kho, không có hình thái vật chất, sản xuất và tiêu thụ dịch vụ diễn ra đồng thời. 107
  7. 2.2. Kế toán hoạt động kinh doanh khách sạn 2.2.1. Chi phí kinh doanh và giá thành dịch vụ buồng ngủ trong khách sạn a, Phân loại theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí - Chi phí nguyên vật liệu: xà phòng, kem đánh răng, chè, thuốc lá.... - Chi phí công cụ dụng cụ: khăn trải bàn, lọ hoa, khăn tắm, chăn màn.. - Chi phí nhân công: là các khoản chi phí về tiền lương khách sạn phải trả cho nhân viên phục vụ hoạt động kinh doanh khách sạn và các khoản bảo hiểm - Chi phí khấu hao TSCĐ: gồm các khoản trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho hoạt động kinh doanh trong khách sạn - Chi phí dịch vụ mua ngoài: tiền điện, nước, điện thoại... - Chi phí khác bằng tiền b, Phân loại theo mục đích, công dụng kinh tế của chi phí - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: xà phòng, giấy vệ sinh, kem đánh răng... - Chi phí nhân công trực tiếp : gồm tiền lương và các khoản trích theo lương - Chi phí kinh doanh dịch vụ chung: chi phí khấu hao TSCD, chi phí điện nước… 2.2.2. Các phương pháp tính giá thành dịch vụ khách sạn a, Phương pháp tính giá thành giản đơn Chi phí kinh Chi phí kinh Tổng giá Chi phí kinh doanh dịch vụ doanh dịch thành của dịch = doanh dịch vụ + - phát sinh trong vụ dở dang vụ khách sạn dở dang đầu kỳ kỳ cuối kỳ Giá thành đơn vị dịch Tổng giá thành của dịch vụ khách sạn = vụ khách sạn Tổng số lượng dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ b, Phương pháp hệ số + Đối tượng tính giá thành : theo lượt phòng/ngày, đêm; tính theo từng loại buồng, phòng loại I,II, III… + Phương pháp tính giá thành dịch vụ buồng: thường theo hệ số hoặc tỷ lệ 108
  8. Để tính giá thành theo hệ số phải xác định dược hệ số tính giá thành của từng loại phòng và phải được áp dụng thống nhất. Trong các loại phòng phục vụ khách sạn sẽ chọn lấy một phòng làm tiêu chuẩn có hệ số là 1 và Tìm tổng số buồng tiêu chuẩn: Tổng số phòng quy Tổng số ngày nghỉ đêm Hệ số quy đổi đổi thành phòng = thực tế của phòng loại x phòng loại 1 tiêu chuẩn 1(các loại ) Tổng giá thành các loại buồng theo phương pháp giản đơn: Chi phí Chi phí sản Tổng giá thành Chi phí sản phẩm = + sản xuất - xuất dở dang các loại buồng dd đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Xác định hệ số phân bổ chi phí của từng loại: Hệ số phân bổ chi phí Số lượt quy đổi buồng loại 1 = buồng loại i Tổng số lượng buồng tiêu chuẩn quy đổi Tính giá thành từng loại buồng: Tổng giá thành từng Tổng giá thành các Hệ số phân bổ chi phí = x loại buồng loại i loại buồng buồng, phòng loại i 2.2.3. Phương pháp kế toán hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn 1, Xuất kho vật liệu, hoặc vật liệu mua về được đưa vào sử dụng ngay hoặc vật liệu do doanh nghiệp tự sản xuất ra được sử dụng cho dịch vụ kinh doanh khách sạn: Nợ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 152,611 Có TK 111,112,141 Có TK 154,631 2, Vật liệu đã xuất sử dụng trong dịch vụ khách sạn còn thừa nhập lại kho 109
  9. Nợ TK 152,611 Có TK 621 3, Tiền lương phải trả, tiền ăn giữa ca, phụ cấp cho nhân viên trực tiếp phục vụ tại khách sạn Nợ TK 622 “” Có TK 334 4, Trích các khoản bảo hiểm của nhân viên trực tiếp phục vụ tại khách sạn Nợ TK 622 Có TK 338 5, Trích trước tiền lương nghỉ phép của nhân viên trực tiếp phục vụ tại khách sạn Nợ TK 622 Có TK 335 6, Tiền lương phải trả, tiền ăn giữa ca, phụ cấp cho nhân viên quản lý từng dịch vụ tại khách sạn Nợ TK 627 Có TK 334 7, Trích các khoản bảo hiểm của nhân viên quản lý từng dịch vụ tại khách sạn Nợ TK 627 Có TK 338 8, Khi xuất dùng hoặc phân bổ giá trị công cụ dụng cụ dùng cho từng bộ phận dịch vụ Nợ TK 627 Có TK 153 Có TK 142,242 – Giá trị phân bổ kỳ này 9, Trích khấu TSCĐ dùng cho từng bộ phận dịch vụ: Nợ TkK 627 Có TK 214 110
  10. 10, Khi phát sinh chi phí dịch vụ mua ngoài hay chi phí bằng tiền khác phục vụ từng bộ phận dich vụ: Nợ TK 627 Nợ TK 133 Có TK liên quan 11, Cuối kỳ, kết chuyển chi phí để tính giá thành từng loại dịch vụ: Nợ TK 154,631 Có TK 621,622,627 3. Kế toán kinh doanh du lịch 3.1. Đặc điểm kinh doanh du lịch - Khái niệm: Hoạt động kinh doanh du lịch là việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch, dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí và các dịch vận chuyển, lưu trú ăn uống, tham quan, giải trí và các dịch vụ khác nhằm mục đích sinh lợi. - Đặc điểm: + Sản phẩm không có hình thái vật chất cụ thể và thường ở xa nơi cư trú của du khách làm phát sinh các khoản chi phí đi lại khá lớn; + Đòi hỏi việc sử dụng lao động khá đặc biệt là hướng dẫn viên du lịch có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định (luật pháp, giao tiếp, tâm lý khách, văn hóa dân tộc, địa lý, …), phong cách nhanh nhẹn, linh hoạt,…. + Thời gian phục vụ khác thường diễn ra trong thời gian liên tục không kể ngày nghỉ và không có thời gian cố định và tính chất công việc thì phức tạp do khách hàng thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội 3.2 Kế toán hoạt động kinh doanh du lịch * Kinh doanh hướng dẫn du lịch: Chi phí dịch vụ và tính giá thành dịch vụ: 111
  11. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: nước uống, khăn, mũ, vé danh am thắng cảnh...phát cho khách - Chi phí nhân công trực tiếp: Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên hướng dẫn du lịch chuyên nghiệp cũng như không chuyên nghiệp của doanh nghiệp - Chi phí sản xuất chung: Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên của cán bộ bộ phận hướng dẫn du lịch, công cụ dụng cụ dùng cho dịch vụ du lịch, công tác phí của hướng dẫn viên, hoa hồng môi giới, bảo hiểm cho khách, chi phí ăn ngủ của khách, chi phí mua ngoài. - Sản phẩm dở dang cuối kỳ là các hợp đồng chưa thực hiện xong vào cuối kỳ kế toán. - Đối tượng tập hợp chi phí là chi phí từ khi bắt đầu thực hiện hợp đồng đến thời điểm đánh giá Tính giá thành ttheo phương pháp giản đơn: Tổng giá thành thực tế hoạt động Tổng chi phí thực tế của = kinh doanh dịch vụ ăn uống hoạt động * Kinh doanh vận chuyển du lịch(tương tự kinh doanh dịch vụ vận tải) * Phương pháp hạch toán tương tự các hoạt động dịch vụ trên. 4. Kế toán hoạt động kinh doanh vận tải 4.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh vận tải - Vận tải là ngành sản xuất vật chất đặc biệt có nhiệm vụ chủ yếu là vận chuyển hàng hóa và vận chuyển hành khách từ nơi này đến nơi khác - Quản lý quá trình hoạt động theo nhiều khâu khác nhau như giao dịch, hợp đồng vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách, thanh toán hợp đồng, lập kế hoạch điều vận.. - Kế hoạch tác nghiệp vận tải được thực hiện cụ thể chi tiết cho từng ngày, giờ - Đơn vị tính sản phẩm vận tải hàng hóa là tấm/km; vận chuyển hành khách người/km 112
  12. - Ngành vận tải gồm nhiều loại hình chủ yếu, vì vậy các nhà quản lý cần phải chú ý đến đặc điểm riêng của từng loại hình vận tải để vận dụng vào công tác quản lý có hiệu quả. 4.2. Kế toán hoạt động kinh doanh vận tải: * Chi phí vận tải bao gồm: - Chi phí vật liệu trực tiếp: chi phí về nguyên liệu, vật liệu động lực trực tiếp sử dụng cho các hoạt động dịch vụ. - Chi phí nhân công : Tiền lương và các khoản trích theo lương của lái xe, phụ xe… - Chi phí chung: Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội xe, khấu hao TSCĐ, CCDC, chi phí mua ngoài, chi phí săm lốp…. * Kế toán chi phí giá thành của dịch vụ vận tải: + Kế toán mở sổ chi tiết 621 để ghi chép nghuyên vật liệu trực tiếp cho từng hoạt động vận tải (vận tải hàng hóa, vận tải hành khách) 1.Khi xuất nguyên vật liệu sử dụng cho phương tiện kế toán ghi: Nợ TK 621(chi tiết theo từng đối tượng) Có TK 152: (chi tiết nhiên liệu) phương pháp kê khai thường xuyên Có TK 611: Phương pháp kiểm kê định kỳ Trong đó chi phí nhiên liệu được xác định bằng công thức (PP KKTX): Trị giá nhiên liệu xuất dùng theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Trị giá nhiên Trị giá nhiên Trị giá nhiên Trị giá nhiên = liệu tồn đầu + liệu nhập trong - liệu nhập cuối liệu xuất dùng kỳ kỳ kỳ 2. Trường hợp kế toán ứng trước cho lái xe một số tiền nhất định để mua nhiên liệu: Nợ TK 141: Tạm ứng Có TK 111: Tiền mặt 113
  13. 3. Khi lái xe thanh toán tiền tạm ứng đối chiếu với định mức tiêu hao nhiên liệu cho từng xe: Nợ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu Có TK 141: Tạm ứng 4. Tính lương , trích các khoản theo lương của lái xe, lái tàu, phụ xe, phụ tàu hoặc tổ lái nói chung: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 334: Phải trả công nhân viên 5. Các khoản trích theo lương theo quy định hiện hành Nợ TK 622 Nợ TK 334: Phải trả công nhân viên Có TK 338: Phải trả phải nộp khác 6. Trích trước chi phí săm, lốp: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Có TK 335: Chi phí phải trả Số trích trước Tổng số tiền ước tính bộ săm, lốp = chi phí săm, lốp Số tháng sử dụng 7. Khi thực tế phát sinh về chi phí săm, lốp: Nợ TK 335: Chi phí phải trả Có TK 152, 111,112 8. Cuối kỳ so sánh chi phí trích trước với thực tế để bổ sung hoặc ghi giảm: + Nếu chi phí trích trước lớn hơn thực tế : Nợ TK 335: Chi phí phải trả Có TK 627 Chi phí sản xuất chung + Nếu chi phí trích trước nhỏ hơn thực tế : Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Có TK 335: Chi phí phải trả 114
  14. 9. Chi phí khấu hao, vật liệu, sửa chữa phương tiện cho từng loại: Nợ TK 627: Chi phí chung Có TK liên quan: 111,112,211, 152… 10. Các chi phí khác: tiền điện, nước, sửa chữa thuê ngoài, chi phí cầu phà, chi phí thiệt hại do đâm đổ, bồi thường tai nạn giao thông: Nợ TK 627 (627.7) Có các TK liên quan Nếu chi phí chung chưa hạch toán được trực tiếp phải phân bổ cho từng hoạt động vận tải có thể theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc doanh thu vận tải… Cuối kỳ kết chuyển chi phí để tính giá thành dịch vụ vận tải: Nợ TK 154: Tập hợp chi phí sản xuất Có TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 622: Chi phí nhân công Có TK 627: Chi phí sản xuất chung * Giá thành sản phẩm: thường được tính theo phương pháp giản đơn Tổng giá thành sản phẩm Số trích trước chi phí săm, lốp = Khối lượng vận tải hoàn thành * Doanh thu trong hoạt động kinh doanh vận tải: (Tương tự các loại hình dịch vụ khác ghi nhận số tiền đặt cọc, doanh thu, giá vốn) 1. Trường hợp chiết khấu cho khách hàng khi thanh toán sớm trong thời gian được hưởng chiết khấu thanh toán theo quy định thỏa thuận giũa các bên Nợ TK 635: Chi phí hoạt động tài chính Có TK 131: Phải thu khách hàng 2. Trong quá trình cung cấp dịch vụ nếu doanh nghiệp có hoa hồng môi giới, hoa hồng này được kế toán vào chi phí bán hàng hoặc chi phí quản lý doanh nghiệp. 3. Cuối tháng kết chuyển doanh thu vận tải, kết chuyển các khoản điều chỉnh giảm doanh thu để tính doanh thu thuần. 115
  15. Bài tập áp dụng Bài tập 1 : Khách sạn Phương Dung, địa chỉ 123 Lê Duẩn, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 2/200X thực hiện được 650 lượt (ngày, đêm) phòng ngủ trong đó có 200 phòng loại III, 150 phòng loại II, còn lại là loại I. Doanh thu và chi phí hoạt động kinh doanh phòng nghỉ như sau; (đvt: 1.000 VNĐ). 1. Công ty A đặt phòng cho ngày 15/2 theo hợp đồng kinh tế số 20 ngày 14/2, thuê 10 phòng loại I, 20 phòng loại II. Công ty A đặt trước 20.000 bằng tiền mặt (Phiếu thu số 120, ngày 14/2) 2. Chi phí phát sinh ở bộ phận buồng như sau: - Phiếu xuất kho số 25, ngày 2/2, xuất xà phòng, thuốc đánh răng, bàn chải cho bộ phận buồng: 56.750. - Phiếu xuất kho số 35, ngày 8/2, xuất vỏ gối, ga giường cho bộ phận buồng (Doanh nghiệp quyết định phân bổ hết vào chi phí tháng 2) 35.000. - Phiếu chi số 53 ngày 20/2, chi mua chổi lau sàn cho bộ phận buồng: 150. 3. Hóa đơn tiền điện GTGT số 42790, ngày 19/2, tiền điện chưa thuế: 2.500thuế GTGT 10%, phiếu chi số 50 ngày 19/2. - Hóa đơn tiền nước GTGT số 01680 ngày 20/2, tiền nước chưa thuế 1.500 thuế GTGT 5%, phiếu chi số 51 ngày 20/2. - Hóa đơn GTGT (dịch vụ) số 152987, ngày 20/2 thanh toán cước điện thoại tháng 1, Giá cước chưa thuế 2.000 thuế GTGT 10%, phiếu chi số 52 ngày 20/2. 4 . Bảng phân bổ tiền lương tháng 2: Lương nhân viên phục vụ buồng: 25.000, lương nhân viên quản lý bộ phận buồng: 10.000, trích các khoản theo lương theo tỷ lệ quy định. 5 . Bảng phân bố khấu hao TSCĐ ở bộ phận buồng: 80.000 6. Tổng hợp doanh thu buồng: 116
  16. a. Thanh lý hợp đồng số 20, ngày 14/2 với công ty A, hóa đơn GTGT số 56, ngày 15/2: với giá chưa thuế: 26.000 Thuế suất GTGT 10%. Công ty A thanh toán nốt bằng tiền mặt (phiếu thu số 121, ngày 15/2) b. Công ty B thanh toán tiền lưu trú, hóa đơn GTGT số 58, ngày 1/2: Giá chưa thuế 85.000 Thuế suất GTGT 10%. Công ty B thanh toán bằng chuyển khoản (giấy báo Có số 120, ngày 5/2) c. Công ty C thanh toán tiền lưu trú, hóa đơn GTGT số 65, ngày 21/2: Giá đã có thuế 110.000 Thuế suất GTGT 10%. Công ty C thanh toán ½ bằng chuyển khoản . số còn lại thanh toán bằng tiền mặt. d. Bảng kê thanh toán lưu trú (khách vãng lai) tháng 2 do lễ tân tổng hợp: 220.000 (bao gồm cả thuế GTGT). Phiếu thu tiền mặt số 122 ngày 28/2. Yêu cầu: Định khoản và Tính giá thành của từng buồng. Biết rằng chọn hệ số chi phí: - Phòng loại III là 1, - Phòng loại II là 1,2 - Phòng loại I là 1,4 Bài tập 2: Nhà hàng Phương Trang, địa chỉ 12 Lê Duẩn, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, trị giá hàng xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 5/200X có tài liệu sau: (đvt: 1.000 đ) 1. Tạm ứng cho nhận viên A số tiền 220.000 để đi mua thực phẩm theo phiếu chi 01. Chi phí phát sinh ở bộ phận nhà hàng như sau: Anh A nhập kho 1 số thực phẩm giá chưa thuế 50.000, thuế suất VAT 10%, chi phí vận chuyển là 1100 đã bao gồm thuế VAT 10%. Chi bằng tiền tiền tạm ứng. 2. Xuất thực phẩm mua ở nv1 đưa vào chế biến món ăn để phục vụ cỗ cưới cho hợp đồng số 5 với giá chưa thuế: 150.000, thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. 117
  17. 3. Bảng kê thu mua thực phẩm ngày hôm sau thanh toán bằng tiền tạm ứng là 125.000, chưa gồm thuế VAT 10%. Mua gia vị 4.200 đã bao gồm VAT 5% 4. Anh A thanh toán tiền tạm ứng cho các lần mua thực phẩm, số tiền mua không hết nhập quỹ PT 02 5. Xuất kho thực phẩm trị giá 95.000 đưa vào chế biến món ăn cùng với ½ số gia vị đã mua ở nv 3 để thực hiện 2 hợp đồng với khách hàng K để tổ chức tiệc cưới trị giá chưa thuế là 350.000. thuế suất VAT 10%. Và khách hàng H là 1000 xuất ăn cho nhân viên công ty . giá bán mỗi xuất ăn giá 33.000 gồm 10% VAT đã thu bằng tiền gửi ngân hàng. 6. Xuất CCDC lần cuối (loại phân bổ nhiều lần) trị giá 12.000 cho bộ phận nhà hàng. 7. Hóa đơn tiền điện chưa thuế: 4.600, thuế GTGT 10%, phiếu chi số 150. 8. Hóa đơn tiền nước chưa thuế: 850, thuế GTGT 5%, phiếu chi số 151 9. Hóa đơn GTGT thanh toán cước điện chưa thuế: 3.500, thuế GTGT 10%, phiếu chi số 152. 10. Phiếu chi số 154, chi mua ga chưa thuế: 12.000, thuế GTGT 10%, 11. Bảng phân bổ tiền lương tháng 2: - Lương ch đầu bếp và nhân viên chạy bàn: 40.000 - Lương nhân viên quản lý bộ phận bếp và chạy bàn: 10.000 - Lương nhân viên quản lý: 20.000 - Bảo hiểm và chi phí công đoàn trích theo tỷ lệ quy định. 12. Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ ở bộ phận bếp và nhầ ăn: 40.000, bộ phận quản lý 35.000 13.Số thực phẩm và gia vị còn lại đưa vào chế biến cho khách hàng lưu động . Biết rằng doanh thu khách lưu động của nhà hàng trong tháng: 110.000 (bao gồm cả thuế GTGT 10%) đã thu tiền mặt. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 118
  18. Bài tập 3: Tại một công ty du lịch M, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trị giá hàng xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau : (đơn vị tính 1000đ) 1. Nhận tiền ứng trước của khách hàng K là 60.000 bằng TGNH để tổ chức tour du lịch trọn gói 10 ngày trị giá 198.000. gồm 10%. VAT 2. Chi phí phát sinh bằng tiền mặt như sau: Nhiên liệu cho đội xe vận tải 45.000, cho xe du lịch 3.500 giá chưa thuế. VAT 10%. 3. Tiền thuê chuyên gia sử học di cùng với đoàn du lịch 1.000 bằng tiền mặt 4. Đã trả bằng TGNH cho các hóa đơn ăn uống, ngủ nghỉ cho khách thăm quan là 33.000 gồm VAT 10%. Chi tiền mặt mua vé thăm quan thắng cảnh 2.100, VAT 5% 5. Chi tiền mặt mua quà lưu niệm tặng khách du lịch 2.000 giá chưa thuế. VAT 10%. 6. Chi tiền mặt trả hoa hồng cho môi giới cho chuyến du lịch là 5000, cho công tác phí của nhân viên vận tải 15.000. 7. Chi tiền quảng cáo cho công ty 3.300 gồm 10% VAT đã thanh toán bằng tiền mặt. 8. Trích trước chi phí hao mòn vỏ lốp xe du lịch 12.000, cho vận tải 25.000. 9. Khấu hao xe du lịch 16.000, xe vận tải 35.000 cho các TSCĐ cho chi phí quản lí 10.000. 10. Tiền lương phải trả bộ phận quản lý 20.000, , bộ phận hướng dẫn du lịch 12.000. bộ phận đội vận tải 25.000 Trích các khoản BH và kinh phí CĐ theo quy định. 11. Sau khi kết thúc tuor du lịch khách hàng trả nốt số tiền còn lại qua tài khoản TGNH 12. Doanh thu phát sinh liên quan đến đội xe vận chuyển thu bằng TGNH, giá chưa thuế 350.000, VAT 10%. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 119
  19. 120
  20. Chương 4: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ Mã chương: MH KTDN 20.04 Giới thiệu: Để trang bị cho sinh viên phương pháp phân bổ và kết chuyển doanh thu, chi phí để xác định kết quả hoạt động tiêu thụ trong doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, trong đó đặc biệt chú trọng về phương pháp hạch toán phân bổ chí phí thu mua hàng hóa và chí phí bảo hành sản sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Mục tiêu: + Trình bày được nguyên tắc và phương pháp kế toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp + Vận dụng được kiến thức làm được bài thực hành ứng dụng về xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. + Xác định được các chứng từ kế toán có liên quan. Nội dung chính 1. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 1.1. Chi phí bán hàng a. Chứng từ kế toán sử dụng Tất cả các khoản chi phí phát sinh liên quan đến chi phí bán hàng đều phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ. Tuỳ thuộc vào nội dung của từng yếu tố chi phí phát sinh mà các chứng từ được lập và sử dụng có khác nhau. Cụ thể: - Đối với chi phí nhân viên bán hàng, căn cứ vào Bảng thanh toán lương (mẫu số 02 - LĐTL) - Chi phí khấu hao tài sản cố định, căn cứ vào Bảng tính trích khấu hao tài sản cố định (Bảng phân bổ số 3) - Chi phí dịch vụ mua ngoài, căn cứ vào Hoá đơn GTGT, Hoá đơn đặc thù... - Chi phí vật liệu, bao bì, căn cứ vào Phiếu xuất kho, Bảng phân bổ vật liệu, dụng cụ (Bảng phân bổ số 2)... 121
nguon tai.lieu . vn