Xem mẫu

  1. Ch3: KẾ TOÁN TP, TIÊU THỤ TP VÀ XĐKQ SX KINH DOANH Chƣơng 3 KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Mục đích : Giúp sinh viên hiểu được một số vấn đề sau: - Phân biệt được các hình thức bán hàng trong doanh nghiệp - Trình bày được PP kế toán thành phẩm, bán hàng và kết quả hoạt động - Vận dụng kiến thức làm được bài thực hành ứng dụng về kế toán thành phẩm, bán hàng và kết quả hoạt động - Xác định được các chứng từ kế toán thành phẩm, bán hàng và kết quả hoạt động - Ghi được sổ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết và sổ tổng hợp theo bài thực hành ứng dụng - Vận dụng ghi sổ kế toán thành phẩm, bán hàng và kết quả hoạt động theo các hình thức nhật ký chung; nhật ký chứng từ và chứng từ ghi sổ - Trung thực, cẩn thận, tuân thủ các chế độ kế toán tài chính do Nhà nước ban hành 3.1.Kế toán thành phẩm: 3.1.1. Khái niệm thành phẩm: Thành phẩm là những SP đã kết thúc quy trình công nghệ sản xuất do doanh nghiệp thực hiện hoặc thuê ngoài gia công chế biến đã đƣợc kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kĩ thuật quy định và nhập kho thành phẩm hoặc giao trực tiếp cho khách hàng. Tuy nhiên, SP hàng hoá do doanh nghiệp hoàn thành cung cấp cho xã hội không chỉ đơn thuần là thành phẩm mà còn là nửa thành phẩm, lao vụ đƣợc hoàn thành. Nửa thành phẩm là những SP chƣa qua giai đoạn chế biến cuối cùng của quy trình sản xuất SP nhƣng do yêu cầu của sản xuất và tiêu thụ mà đƣợc kiểm tra kĩ thuật và cũng có thể đƣợc nhập kho. Khi bán, nửa thành phẩm này cũng có ý nghĩa nhƣ thành phẩm. Tóm lại thành phẩm của doanh nghiệp sẽ bao gồm các loại SP và bán thành phẩm là những SP đã kết thúc quá trình chế biến do các bộ phận sản xuất chính, sản xuất phụ của doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thuê ngoài gia công chế biến đã xong đã qua kiểm 99
  2. Ch3: KẾ TOÁN TP, TIÊU THỤ TP VÀ XĐKQ SX KINH DOANH tra chất lƣợng phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của doanh nghiệp và theo qui định của nhà nƣớc đƣợc nhập kho thành phẩm để chuẩn bị bán ra. 3.1.2. Kiểm soát nội bộ Thành phẩm là một trong những bộ phận cấu thành giá trị hàng tồn kho đƣợc trình bày trên bảng cân đối kế toán phần A “ Tài sản ngắn hạn”. Khoản mục này đƣợc điều chỉnh bởi chuẩn mực kế toán số 02 “ hàng tồn kho”, theo chuẩn mực này thì hàng tồn kho phải đƣợc ghi theo giá thấp hơn giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc. Tại các đơn vị sản xuất thì hàng tồn kho ( thành phẩm) chiếm tỷ trọng đáng kể trong tài sản ngắn hạn. Do đó, các sai sót về hàng tồn kho thƣờng ảnh hƣởng trọng yếu đến mức độ trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính. Mục tiêu của kiểm soát nội bộ : - Tất cả thành phẩm đƣợc phản ánh trên báo cáo tài chính đều thật sự hiện hữu trong thực tế, đƣợc ghi sổ và báo cáo đầy đủ. - Xem xét tính nhất quán về PP đánh giá hàng tồn kho, cách thức ghi nhận có phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. - Số liệu chi tiết của hàng tồn kho đƣợc ghi chép, tính toán chính xác và thống nhất giữa sổ chi tiết và sổ cái. - Hàng tồn kho đƣợc phân loại đúng đắn, trình bày thích hợp và công bố đầy đủ. 3.1.3.Nhiệm vụ của kế toán: Thành phẩm là mục tiêu của quá trình sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất. Quá trình sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc sản xuất ra thành phẩm mà còn phải tiêu thụ chúng một cách kịp thời, hợp lý. Thông qua số liệu mà kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm cung cấp giúp cho doanh nghiệp nắm bắt đƣợc tình hình về sản xuất, giá thành, lợi nhuận để có những biện pháp khắc phục kịp thời. Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra thì công tác tổ chức kế toán thành phẩm một cách chính xác đầy đủ, kịp thời là một yếu tố quan trọng góp phần mạng lại hiểu quả cho doanh nghiệp. Nhiệm vụ của kế toán có thể điểm qua một số nhiệm vụ cụ thế sau: - Phản ánh và giám sát tình hình nhập xuất và tồn kho thành phẩm cả về số lƣợng và giá trị tình hình chấp hành định mức dự trữ và chấp hành định mức dự trử và tình hình bảo quản thánh phẩm trong kho. 100
  3. Ch3: KẾ TOÁN TP, TIÊU THỤ TP VÀ XĐKQ SX KINH DOANH - Lựa chọn PP kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp hàng tồn kho và PP tính giá hàng xuất kho. 3.1.4. Đánh giá thành phẩm Là PP kế toán dùng thƣớc đo bằng tiền để thể hiện giá trị của thành phẩm khi nhập xuất tồn kho trong kinh tế, thành phẩm của doanh nghiệp có thể đƣợc đánh giá theo giá thực tế hoặc giá hạch toán. 3.1.4.1. Giá thực tế + Giá thực tế của thành phẩm nhập kho Về nguyên tắc thành phẩm phải đƣợc đánh giá theo giá trị giá vốn thực tế. Đánh giá thành phẩm theo giá thực tế . Trị giá thành phẩm phẩm phản ánh trong kế toán tổng hợp phải đƣợc đánh giá theo nguyên tắc giá thực tế hay giá vốn thực tế. Gía thực tế của thành phẩm đƣợc hình thành cùng với vận động vốn, của thành phẩm và hàng hoá và đƣợc xác định căn cứ vào từng nguồn nhập cụ thể: - Thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra đƣợc đánh gía theo giá thành công xƣởng.( giá thành thực tế ) bao gồm : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. - Thành phẩm do doanh nghiệp thuê ngoài gia công đƣợc đánh giá theo giá thành sản xuất thực tế. Thuê gia công bao gồm chi phí nguyên vật liệu đem gia công, chi phí thuê gia công và các chi phí khác liên quan đến quá trìng gia công ( chi phí vận chuyển nguyên vật liệu) + Giá thực tế của thành phẩm xuất kho Đối với thành phẩm xuất kho cũng phải đánh giá theo giá thực tế vì thành phẩm nhập kho theo nhiều nguồn khác nhau, theo từng lần nhập với mức giá khác nhau do đó có thể sử dụng các cách sau để đánh giá thành phẩm xuất kho: Tính theo giá thực tế đích danh, tính theo giá thực tế bình quân gia quyền (BQGQ), tính theo đơn giá nhập trƣớc xuất trƣớc (FIFO), tính theo đơn giá nhập sau xuất sau ( LIFO). Ví dụ : Doanh nghiệp A có số dƣ đầu tháng của TK 155 1.000.000đ ( số lƣợng 100 SP đơn giá 10.000đ/SP), trong kỳ nhập kho 900SP, giá nhập kho 9.800đ/SP. Xác định đơn giá thực tế 300 thành phẩm xuất kho theo PP: Fifo, Lifo, BQGQ 101
  4. Ch3: KẾ TOÁN TP, TIÊU THỤ TP VÀ XĐKQ SX KINH DOANH PP FIFO Trí giá xuất kho = 100SP * 10.000đ/SP + 200SP*9.800đ/SP = 2.960.000đ PP LIFO 300SP*9.800đ/SP = 2.940.000đ PP Bình quân gia quyền ((100SP*10.000+900SP*9.800đ/SP )/ 1.000SP ) * 300SP= 2.946.000đ 3.1.4.2. Giá hạch toán Trong kế toán chi tiết về nhập xuất kho thành phẩm có thể dùng giá hạch toán. Giá hạch toán là giá do phòng kế toán qui định có thể lấy giá kế hoạch có thể lấy giá thực tế nhập kho của kì trƣớc và đƣợc sử dụng thống nhất trong 1 kì kế toán Vì giá thực tế của thành phẩm nhập kho chỉ đƣợc xác định vào cuối kì khi đó trị giá thực tế của thành phẩm khi nhập kho ghi vào sổ khoán tổng hợp sẽ đƣợc điều chỉnh bằng công thức sau: Trị giá điều Số lƣợng thực tế chỉnh thành Giá thực Giá hạch = thành phẩm nhập X - phẩm nhập kho tế toán kho trong kỳ trong kỳ Và sau khi xác định giá thực tế của thành phẩm sẽ tiến hành điều chỉnh giá thực tế của thành phẩm xuất kho theo các bƣớc - Xác định số chênh lệch Trị giá thực tế thành Trị giá thực tế thành phầm nhập Hệ số + phẩm đầu kì kho trong kì chênh = Trị giá hạch toán thành Trị giá hạch toán thành phẩm lệch + phẩm tồn đầu kì nhập trong kì Sau đó điều chỉnh giá XK theo công thức: Trị giá điều Số lƣợng thực tế Hệ số chỉnh thành = thành phẩm XK X chênh - 1 phẩm trong kì trong kì lệch 102
  5. Ch3: KẾ TOÁN TP, TIÊU THỤ TP VÀ XĐKQ SX KINH DOANH Ví dụ: Cuối tháng bộ phận sản xuất giao cho kho của công ty 150 tấn gạo 10%, và 120 tấn gạo 15%. Phòng kế toán tiến hành nhập kho theo giá kế hoạch là gao 10% giá 15.000.000đ/tấn, gạo 15% giá 12.000.000đ/tấn. Nợ TK 155( gạo 10%) 150 tấn * 15.000.000đ/tấn = 2.250.000.000 đ Nợ TK 155( gạo 15%) 120 tấn * 12.000.000đ/tấn = 1.440.000.000 đ Có TK 154 3.690.000.000 đ Đến cuối quí tổng kết giá thành thực tế nhập kho là : + Gạo 10% giá 14.500.000đ + Gạo 15% giá 12.800.000đ Kế toán tiến hành điều chỉnh sổ sách theo giá thực tế nhập kho. Nợ TK 155( gạo 15%) 120 tấn * (12.800.000.000 -12.000.000)đ/tấn = 96.000.000 đ Có TK 154 = 96.000.000 đ Nợ TK 154 = 75.000.000 đ Có TK 155 ( gạo 10%) 150 tấn * (15.000.000-14.500.000) đ/tấn = 75.000.000 đ 3.1.5. Kế toán chi tiết thành phẩm: Kế toán chi tiết thành phẩm phải đƣợc thực hiện theo từng kho, từng loại, nhóm, thứ thành phẩm và đƣợc tiến hành đồng thời ở kho thành phẩm và ở phòng kế toán theo một trong 3 PP : ghi thẻ song song, sổ đối chiếu luân chuyển và sổ số dƣ . Sơ đồ 1: PP ghi thẻ song song (1) (1) Thẻ kho Chứng từ nhập (3) Chứng từ xuất (2) (2) Sổ kế toán chi tiết o (4) Bảng kê tổng hợp. N-X-T o 103
  6. Ch3: KẾ TOÁN TP, TIÊU THỤ TP VÀ XĐKQ SX KINH DOANH Ghi chú : : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu kiểm tra + Ở kho : Việc ghi chép tình hình Nhập – Xuất – Tồn kho hàng ngày do thủ kho tiến hành trên thẻ kho và chỉ ghi theo số lƣợng. Khi nhận các chứng từ nhập, xuất thành phẩm thủ kho phải kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ rồi tiến hành ghi chép số thực nhập, thực xuất vào chứng từ và thẻ kho. Định kỳ thủ kho gửi các chứng từ và thẻ kho. Cuối ngày tính ra số tồn kho và ghi vào thẻ kho. Định kỳ thủ kho gửi các chứng từ nhập, xuất đã đƣợc phân loại theo từng thứ thành phẩm cho phòng kế toán. + Ở phòng kế toán : kế toán sử dụng số kế toán chi tiết thành phẩm để ghi chép tình hình Nhập – Xuất – Tồn cho thành phẩm theo chỉ tiêu hiện vật và giá trị. Chỉ tiêu hiện vật đƣợc kế toán ghi chép theo từng thời điểm nhập, xuất thành phẩm, cuối tháng kế toán tổng cộng số thành phẩm nhập, xuất kho do kế toán tính giá trị thành phẩm chuyển sang để ghi vào cột giá trị. Cuối tháng cộng sổ chi tiết thành phẩm và kiểm tra đối chiếu thẻ kh. Ngoài ra để có số liệu đối chiếu, kiểm tra với kế toán tổng hợp số liệu kế toán chi tiết từ các sổ chi tiết vào bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho thành phẩm theo từng nhóm, loại thành phẩm. * Ưu điểm: Ghi chép đơn giản dễ kiểm tra, đối chiếu * Nhược điểm: Việc ghi giữâ kho và phòng kế toán còn trùng lập về số lƣợng. Ngoài ra việc kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối tháng do vậy hạn chế chức năng kiểm tra kịp thời của kế toán. * Phạm vi áp dụng: áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có ít chủng loại thành phẩm, khối lƣợng các nghiệp vụ chứng từ nhập, xuất ít, khối lƣợng thƣờng xuyên và trình độ chuyên môn của kế toán còn hạn chế. PP ghi sổ số dƣ (Sơ đồ 2): + Ở kho : sử dụng thẻ kho. Ngoài thẻ kho, thủ kho sử dụng số dƣ đẻ phản ánh số tồn kho vào cuối kỳ theo chỉ tiêu hiện vật + Ở phòng kế toán : định kỳ, kế toán mở bảng kê luỹ kế nhập, xuất theo chỉ tiêu giá trị. Cuối kỳ căn cứ vào các bảng kê luỹ kế nhập xuất để mở bảng kê tổng hợp nhập xuất tồn và sử dụng số liệu để ghi số dƣ và đối chiếu vào sổ kế toán khác. * Ưu điểm: Giảm bớt đƣợc khối lƣợng ghi chép, tránh sự trùng lặp. * Nhược điểm: Việc cung cấp thông tin bị hạn chế, khi phát hiện ghi chép lầm lẫn khó phát hiện ra nguyên nhân. 104
  7. Ch3: KẾ TOÁN TP, TIÊU THỤ TP VÀ XĐKQ SX KINH DOANH * Áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có chủng loại khá lớn, nhập xuất, thƣờng xuyên công việc không đều vào cuối kỳ, và trình độ chuyên môn kế toán ca. 105
  8. Ch3: KẾ TOÁN TP, TIÊU THỤ TP VÀ XĐKQ SX KINH DOANH Sơ đồ 2: PP ghi sổ số dƣ (1) (1) Thẻ kho (5) Chứng từ nhập Chứng từ xuất (2) (2) Bảng kê nhập Sổ số dư Bảng kê xuất (3) (6) (3) Bảng luỹ kế (4) Bảng kê tổng (4) Bảng luỹ kế nhập hợp N - X - T xuất PP sổ đối chiếu luân chuyển : Sơ đồ 3 : (1) (1) Thẻ kho (4) Chứng từ nhập Chứng từ xuất (2) (2) (3) (3) Bảng kê nhập Sổ đối chiếu Bảng kê xuất luân chuyển * Ưu điểm: Giảm bớt khối lƣợng ghi chép và tránh bớt trùng lắp. Công việc thƣờng dồn vào cuối kỳ cung cấp thông tin cho quản trị kịp thời. * Nhược điểm: còn trùng lập. * Phạm vi áp dụng: Doanh nghiệp có chủng loại vật tƣ hàng hoá thƣờng lớn, tình hình nhập xuất thƣờng xuyên 106
  9. Ch3: KẾ TOÁN TP, TIÊU THỤ TP VÀ XĐKQ SX KINH DOANH 3.1.6.Kế toán tổng hợp: 3.1.6.1. Chứng từ sử dụng Mỗi nghiệp vụ biến nghiệp vụ biến động của thành phẩm thành phẩm đều phải đƣợc ghi chép, phản ánh vào chứng từ bán đều phù hợp và theo đúng nội dung đã quy định các chứng từ chủ yếu bao gồm: STT TÊN CHỨNG TỪ KÝ HIỆU 1 Phiếu nhập kho 01-VT 2 Phiếu xuất kho 02-VT 3 Biên bản kiểm nghiệm vật tƣ, công cụ, SP, hàng hoá 03-VT 4 Biên bản kiểm kê vật tƣ, công cụ, SP, hàng hoá 05-VT 5 Bảng kê mua hàng 06-VT 6 Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi 01-BH 7 Thẻ quầy hàng 02-BH 8 Hoá đơn Giá trị gia tăng 01GTKT-3LL 9 Hoá đơn bán hàng thông thƣờng 02GTGT-3LL 10 Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ 03 PXK-3LL 11 Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý 04 HDL-3LL Trên cơ sở chứng từ kế toán về sự biến động của thành phẩm để phẩm loại, tổng hợp và ghi vào sổ kế toán thích hợp. 3.1.6.2. Kế toán nhập xuất kho thành phẩm PP kế toán tổng hợp các nghiệp vụ chủ yếu về thành phẩm đƣợc tiến hành tuỳ thuộc vào điều kiện sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào số lƣợng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà doanh nghiệp có thể vận dụng theo một trong hai PP kiểm kê định kỳ là PP kê khai thƣờng xuyên hoặc PP kiểm kê định kỳ. a. Kế toán nhập xuất kho thành theo PP kê khai thường xuyên Kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu sau : TK 155 - Thành phẩm, TK 157- Hàng gửi bán , TK 632 - Giá vốn hàng bán và một số TK liên quan khác . - TK155 : Thành phẩm, TK này đƣợc dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại SP của doanh nghiệp.  Nội dung -kết cấu tài khỏan 155 Bên Nợ: - Trị giá của thành phẩm nhập kho; 107
  10. Ch3: KẾ TOÁN TP, TIÊU THỤ TP VÀ XĐKQ SX KINH DOANH - Trị giá của thành phẩm thừa khi kiểm kê; - Kết chuyển giá trị thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ (Trƣờng hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo PP kiểm kê định kỳ). Bên Có: - Trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho; - Trị giá của thành phẩm thiếu hụt khi kiểm kê; - Kết chuyển trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kỳ (Trƣờng hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo PP kiểm kê định kỳ). Số dƣ bên Nợ: Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ. Một số định khoản kế toán chủ yếu 1. Nhập kho thành phẩm do đơn vị sản xuất ra hoặc thuê ngoài gia công, ghi: Nợ TK 155 - Thành phẩm Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. 2. Xuất kho thành phẩm để bán cho khách hàng, kế toán phản ánh giá vốn của thành phẩm xuất bán, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 155 - Thành phẩm. 3. Xuất kho thành phẩm gửi đi bán, xuất kho cho các cơ sở nhận bán hàng đại lý, ký gửi hoặc xuất kho cho các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc (Trƣờng hợp sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ), ghi: Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán Có TK 155 - Thành phẩm. 4. Khi ngƣời mua trả lại số thành phẩm đã bán: Trƣờng hợp thành phẩm đã bán bị trả lại thuộc đối tƣợng chịu thuế GTGT theo PP khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại theo giá bán chƣa có thuế GTGT, ghi: Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại (Giá bán chƣa có thuế GTGT) Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) Có các TK 111, 112, 131,... (Tổng giá thanh toán của hàng bán bị trả lại). Đồng thời phản ánh giá vốn của thành phẩm đã bán nhập lại kho, ghi: Nợ TK 155 - Thành phẩm Có TK 632 - Giá vốn hàng bán. 108
  11. Ch3: KẾ TOÁN TP, TIÊU THỤ TP VÀ XĐKQ SX KINH DOANH 5. Mọi trƣờng hợp phát hiện thừa, thiếu thành phẩm khi kiểm kê đều phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân xác định ngƣời phạm lỗi. Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để ghi sổ kế toán: - Nếu thừa, thiếu thành phẩm do nhầm lẫn hoặc chƣa ghi sổ kế toán phải tiến hành ghi bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán; - Trƣờng hợp chƣa xác định đƣợc nguyên nhân thừa, thiếu phải chờ xử lý: + Nếu thừa, ghi: Nợ TK 155 - Thành phẩm Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381). Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác. Có các Tài khoản liên quan. - Nếu thiếu, ghi: Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý) Có TK 155 - Thành phẩm. Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, kế toán ghi sổ theo quyết định xử lý, ghi: Nợ các TK 111, 112,... (Nếu cá nhân phạm lỗi bồi thƣờng bằng tiền) Nợ TK 334 - Phải trả ngƣời lao động (Nếu trừ vào lƣơng của cá nhân phạm lỗi) Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) (Phải thu tiền bồi thƣờng của ngƣời phạm lỗi) Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần giá trị hao hụt, mất mát còn lại sau khi trừ số thu bồi thƣờng) Có TK 138 - Phải thu khác (1381). Sơ đồ hạch toán TK 154 TK 155 TK 632 TK 911 (1) (2) Kết chuyển cuối kỳ TK 157 (5) (6) TK 138 TK 338 (3) (4a) (4b) 109
  12. Ch3: KẾ TOÁN TP, TIÊU THỤ TP VÀ XĐKQ SX KINH DOANH (1): Nhập kho thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê gia công chế biến (2): Xuất kho thành phẩm để giao bán cho khách hàng hoặc sản xuất SP để trả lƣơng cho nhân viên (3): Trị giá thực tế thành phẩm xuất gửi đi bán hoặc xuất cho cơ sở nhận bán đại lý, ký gửi. (4): Trƣờng hợp kiểm kê thừa, thiếu thành phẩm. (5): SP sản xuất xong không nhập kho mà giao bán hoặc gửi đi bán ngay (6): Đối với thành phẩm, hàng hoá, lao vụ dịch vụ gửi đi bán nay mới xác định tiêu thụ, kế toán ghi sổ trị giá vốn của số hàng đó. Ví dụ 1: Trích tài liệu kế toán của một doanh nghiệp, kế toán kê khai thƣờng xuyên, nộp thuế GTGT theo PP khấu trừ thuế , sử dụng đơn giá bình quân cố định ( bình quân cả kỳ), tính giá thành PP giản đơn, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%. Số dƣ đầu kỳ TK 155 432.000.000đ ( 360 SP ) Trong kỳ có các nghiệp vụ 1. Doanh nghiệp sản xuất xong nhập kho 240 thành phẩm, Đơn giá là 1.000.000đ. 2. Doanh nghiệp đã xuất kho 120 thành phẩm bán cho Công ty M, theo phƣơng thức gởi hàng đi, đơn giá bán chƣa có thuế GTGT 1.540.000đ/ SP, thuế suất 10%. 3. Doanh nghiệp đã xuất kho 180 thành phẩm bán cho công ty B. theo phƣơng thức nhận hàng tại kho bán. đơn giá bán chƣa có thuế GTGT 1.520.000đ/ SP, thuế suất 10%. ngƣời mua đã thanh toán bằng chuyển khoản. 4. Công ty M thông báo nhận đủ hàng và thanh toán 50% bằng chuyển khoản. Yêu cầu : Lập các định khoản kế toán phát các nghiệp vụ phát sinh . Ví dụ 2 : Trích tài liệu của doanh nghiệp HT nhƣ sau (doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo PP kê khai thƣờng xuyên, nộp thuế GTGT theo PP khấu trừ ) . I. Số lƣợng thành phẩm A tồn kho đầu tháng 9: 100.000 thành phẩm A. Số dƣ đầu tháng 9 của một số TK: TK155: 9.090.000.000đ TK112: 37.500.000.000đ II. Trong tháng 9 có các tài liệu sau: 1. Sản xuất xong 110.000 SP A.Trong số đó nhập kho 50.000 SP A; số còn lại gởi trực tiếp cho đại lý 60.000 SP A . Tổng giá thành thực tế: 3.585.000.000.đ 2.Xuất kho thành 110
  13. Ch3: KẾ TOÁN TP, TIÊU THỤ TP VÀ XĐKQ SX KINH DOANH phẩm A bán trực tiếp cho công ty H: 60.000 thành phẩm A thu tiền mặt tổng số tiền trên phiếu thu: 7.920.000.000đ ( đã bao gồm TGTGT 10 %). 3. Nhập kho 1.000 SP A do khách hàng trả lại ( SP khách hàng trả lại do không đáp ứng đủ tiêu chuẩn ghi trên hợp đồng) biết rằng giá bán chứa có thuế là 120.000đ, TGTGT 10% 4. Cuối kỳ kiểm kê kho phát hiện thiếu 50 sản phảm A chƣa rõ nguyên nhân. Yêu cầu: Tính toán, lập định khoản kế toán và phản ánh vào sơ đồ tài khoản liên quan . b.Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo PP kiểm kê định kỳ. Theo PP này giá trị của thành phẩm xuất kho trong kì chỉ có thể xác định vào cuối kì sau khi đã kiểm kê thực tế số lƣợng thành phẩm tồn kho cuối kì và số lƣợng thành phẩm đã xuất kho gửi đi bán. Nhƣng chƣa đƣợc xác định là tiêu thụ và tính đƣợc trị giá của thành phẩm tồn kho cuối kì Trị giá thành = Số lƣợng thành x Giá thành phẩm tồn cuối kì phẩm tồn cuối kì đơn vị Sau đó xác định trị giá thành phẩm đã xuất bán trong kì đƣợc coi là tiêu thụ Trị giá Trị giá thành trị giá Trị giá Trị giá Trị giá thành thành phẩm xk thành thành thành phẩm gởi đi phẩm đƣợc coi = + + phẩm - phẩm tồn - phẩm tồn chƣa tiêu gởi đi là tiêu nhập kho kho cuối kho đầu kì thu đầu kì chƣa thụ trong trong kì kì tiêu thụ kì Khi sử dụng PP kiểm kê định kì TK 155 và 157 chỉ dùng để phản ánh trị giá thành phẩm tồn kho đầu kì và cuối kì còn tính bình N-X trong kì đƣợc theo dõi trên TK 632 Vào đầu kì kế toán phải kết chuyển giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kì và giá vốn của thành phẩm đã XK gởi đi nhƣng chƣa đƣợc xác định là tiêu thụ vào đầu kì vào TK 632 Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán Có TK 157 hàng gởi đi bán 111
  14. Ch3: KẾ TOÁN TP, TIÊU THỤ TP VÀ XĐKQ SX KINH DOANH Có TK 155 Thành phẩm Cuối kì giá thành thực tế của SP hoàn thành NK Nợ TK 632 ghi theo giá thành thực tế nhập kho Có TK 631 Sau khi tiến hành kiểm kê kế toán phải kết chuyển giá vốn của thành phẩm tồn kho cuối kì và giá vốn của thành phẩm đã gởi đi nhƣng chƣa đƣợc xác định là tiêu thụ vào cuối kì Nợ TK 155 Thành phẩm Nợ TK 157 hàng gởi đi bán Có TK 632 giá vốn hàng bán Sau đó K/C giá vốn của thành phẩm XK đã đƣợc xác định là tiêu thụ trong kì Nợ TK 911 xác định kết quả kinh doanh Có TK 632 Giá vốn hàng bán Sơ đồ hạch toán 1. Kết chuyển trị giá hàng tồn kho cuối kỳ và hàng gửi bán chƣa đƣợc tiêu thụ. 2. Kết chuyển trị giá hàng tồn kho đầu kỳ và hàng gửi bán chƣa đƣợc tiêu thụ. 3. Trị giá SP dở dang cuối kỳ. 4. Trị giá SP dở dang đầu kỳ. 5. Kết chuyển giá thành SP sản xuất trong kỳ 6. Kết chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ. 7. Kết chuyển các khoản giảm trừ. 8. Kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả kết quả tiêu thụ hàng hoá. 9. Phản ánh hàng hoá đƣợc coi là tiêu thụ. 112
  15. Ch3: KẾ TOÁN TP, TIÊU THỤ TP VÀ XĐKQ SX KINH DOANH Ví dụ: Trích tài liệu kế toán của doanh nghiệp SP , Kế toán kê khai định kỳ, nộp thuế GTGT theo PP khấu trừ, giá xuất kho thành phẩm theo đơn giá bình quân cuối kỳ + Số dƣ đầu kỳ TK 155: 98.100.000 đ Chi tiết: thành phẩm A, số lƣợng 150, giá 240.000 đ/SP Thành phẩm B,số lƣợng 150. giá 414.000 đ/SP TK 157: 29.500.000 đ Chi tiết: Công tyA, thành phẩm A, số lƣợng 40, trị giá xuất 9.500.000 đ Trị giá bán chƣa có thuế GTGT 14.000.000 đ, thuế 1.400.000 đ Công tyB, thành phẩm B, số lƣợng 50, trị giá xuất 20.000.000 đ, trị giá bán chƣa có thuế GTGT 30.000.000 đ, thuế 3.000.000 đ + Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ 1. Phiếu nhập kho số 18, ngày 12 doanh nghiệp đã nhập kho thành phẩm Thành phẩm A, số lƣợng 250, đơn giá 236.000 đ Thành phẩm B, số lƣợng 350, đơn giá 394.000 đ 2. PXK số 30, ngày 18 doanh nghiệp đã xuất kho gởi đi bán cho Công tyA : TPA, số lƣợng 80. Đơn giá bán chƣa có thuế GTGT 400.000.000 đ, thuế suất thuế GTGT đầu ra 10%. TPB, số lƣợng 50. Đơn giá bán chƣa có thuế GTGT 600.000.000 đ, thuế suất thuế GTGT 10% 3. PXK số 31, N20 DN xuất kho TP bán cho Công ty X, theo phƣơng thức nhận hàng tại kho DN bán. Công ty X chƣa thanh toán tiền TPA, số lƣợng 100, đơn giá bán chƣa có thuế GTGT 420.000 đ, thuế suất thuế GTGT đầu ra 10% thành phẩm B, số lƣợng 150, đơn giá bán chƣa có thuế GTGT 580.000 đ, thuế suất thuế GTGT 10% 4. PXK số 32 , N26 DN đã xuất kho TP gởi đi bán cho Công tyB TPA, số lƣợng 140, đơn giá bán chƣa có thuế GTGT 380.000 đ, thuế suất thuế GTGT đầu ra 10% 5. PXK số 33, N27 DN đã xuất kho TP gởi đi bán cho Công ty C 113
  16. Ch3: KẾ TOÁN TP, TIÊU THỤ TP VÀ XĐKQ SX KINH DOANH TPB, số lƣợng 250, đơn giá bán chƣa có thuế GTGT 560.000 đ, thuế suất thuế GTGT đầu ra 10% Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh. Bài giải đề nghị: ( ĐVT 1.000đ) I. Bút toán đầu kỳ Nợ TK 632A 36.000 Có TK 155A 36.000 Nợ TK 632B 62.100 Có TK 155B 62.100 II. Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ 1. Nợ TK 632A 59.000 Nợ TK 632B 137.900 Có TK 631 196.900 3. Nợ TK 131X 141.190 Có TK 333 12.900 Có TK 511 129.000 III. Cuối kỳ kiểm kê kho xác để xác định giá trị TP, hàng hóa xuất kho Đơn giá xuất kho TP A = (150*240+ 250*236)/400 = 237,5 Trị giá TP đã gởi đi bên mua chƣa nhận cuối kỳ Thành phẩm A Số lƣợng: 40 + 80 + 140 = 260 TP Trị giá TPA gởi đi bên mua chƣa nhận cuối kỳ 260 TP x 237.500 đ = 61.750.000 đ Thành phẩm B Số lƣợng: 50 + 50 + 250 = 350 TP Trị Giá TPB gởi đi bên mua chƣa nhận cuối kỳ 350 TP x 400.000 đ = 140.000.000 đ Trị giá TP xuất kho đƣợc xác định là tiêu thụ Thành phẩm A (36.000.000 +9.500.000) + 59.000.000 – 19.000.000 = 23.750.000 đ 114
  17. Ch3: KẾ TOÁN TP, TIÊU THỤ TP VÀ XĐKQ SX KINH DOANH Thành phẩm B (61.500.000+20.000.000) +137.900.000 - 20.000.000 - 140.000.000 = 60.000.000đ Kết chuyển giá vốn thành phẩm tiêu thụ Nợ 911 83.750 Có 632 83.750 Kết chuyển tồn cuối kỳ Nợ 157 201.750 Có 632 201.750 3.2. Kế toán bán hàng 3.2.1. Khái niệm và nhiệm vụ kế toán bán hàng 3.2.1.1. Khái niệm bán hàng: Bán hàng là quá trình thực hiện quan hệ trao đổi thông qua các phƣơng tiện để thực hiện giá trị của SP, hàng hoá và chất lƣợng hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn kỷ thuật của đơn vị sản xuất hoặc theo tiêu chuẩn của hợp đồng. Trong quá trình đó, doanh nghiệp sẽ chuyển giao SP, hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng và khách hàng trảcho doanh nghiệp khoản tiền tƣơng ứng với giá trị số hàng đã giao. Quá trình bán hàng đƣợc bắt đầu từ khi doanh nghiệp giao hàng cho khách hàng và kết thúc khi khách hàng thanh toán tiền đầy đủ. Tuy nhiên hàng đƣợc xác định là đã tiêu thụ khi khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền . Tóm lại bán hàng là quá trình cung cấp SP của doanh nghiệp sản xuất ra đạt tiêu chuẩn chất lƣợng kĩ thuật cho khách hàng và thu đƣợc tiền bán hàng hoặc đƣợc khách hàng chấp nhận thanh toán. 3.2.1.2. Nhiệm vụ kế toán: Từ số liệu do kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm cung cấp, Nhà nƣớc nắm đƣợc tình hình kinh doanh, việc chấp hành nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc để thực hiện chức năng quản lý và kiểm soát vĩ mô nền kinh tế. Đồng thời đối với các bạn hàng của doanh nghiệp biết đƣợc khả năng sản xuất và tiêu thụ để có quyết định đầu tƣ cho vay hoặc có quan hệ kinh doanh. Do vậy, đòi hỏi công tác tổ chức quản lý trong khâu tiêu thụ phải thực sự khoa học. Làm tốt các khâu này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ phận kế toán khác thực 115
  18. Ch3: KẾ TOÁN TP, TIÊU THỤ TP VÀ XĐKQ SX KINH DOANH hiện nghĩa vụ của mình, tạo ra hệ thống quản lý chặt chẽ, logic, có hiệu quả cao. Nhiệm vụ của kế toán có thể điểm qua một số nhiệm vụ cụ thế sau: - Phản ánh và giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ thành phẩm tính toán doanh nghiệp và các khoản giảm trừ các khoản thuế phải nộp ngân sách, các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả tiêu thụ vào cuối kì. - Quản lý theo dõi từng phƣơng thức bán hàng từng khách hàng, yêu cầu thanh toán đúng hình thức, đúng hạn để tránh mất mát ứ đọng vốn, bị chiếm dụng vốn. Doanh nghiệp phải lựa chọn hình thức tiêu thụ phù hợp với thị trƣờng, từng khách hàng nhằm thúc đẩy nhanh chóng quá trình tiêu thụ. Đồng thời làm công tác thăm dò, nghiên cứu thị trƣờng, mở rộng quan hệ buôn bán trong và ngoài nƣớc. - Đối với việc hạch toán tiêu thụ phải tổ chức chặt chẽ, khoa học đảm bảo xác định đƣợc kết qủa cuối cùng của quá trình tiêu thụ, phát sinh và giám đốc tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nƣớc. Nếu thực hiện tốt các yêu cầu trên sẽ đáp ứng đảm bảo cho doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trƣờng, nâng cao doanh lợi cho bản thân doanh nghiệp. 3.2.2. Kế toán doanh thu bán hàng hàng: 3.2.2.1. Khái niệm doanh thu bán hàng: Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu đƣợc trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thƣờng của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu bán hàng thƣờng đƣợc phân loại . Doanh thu bán hàng , doanh thu cung cấp dịch vụ doanh thu bán hàng theo phƣơng thức tiêu thụ gồm doanh thu bán hàng ra ngoài và doanh thu bán hàng tiêu thụ nội bộ . 3.2.2.2. Điều kiện ghi nhận doanh thu: Doanh thu bán hàng đƣợc ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện sau: (a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu SP hoặc hàng hóa cho ngƣời mua; (b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa nhƣ ngƣời sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa; 116
  19. Ch3: KẾ TOÁN TP, TIÊU THỤ TP VÀ XĐKQ SX KINH DOANH (c) Doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn; (d) Doanh nghiệp đã thu đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; (e) Xác định đƣợc chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. 3.2.2.3. Chứng từ sử dụng: Căn cứ vào hóa đơn giá trị ghi trên bảng kê hàng gởi bán đã tiêu thụ cùng các chứng từ thanh toán kế toán mở sổ chi tiết để tho dõi phiếu thu cho từng hoạt động tiêu thụ thành phẩm (gọi là cơ sở chi tiết bán hàng và sổ chi tiết thanh toán với ngƣời mua) Số Tên sổ Ký hiệu TT 1 Sổ Nhật ký mua hàng S03a3-DN 2 Sổ Nhật ký bán hàng S03a4-DN 3 Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, SP, hàng hóa S10-DN 4 Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, SP, hàng hóa S11-DN 5 Sổ chi tiết thanh toán với ngƣời mua (ngƣời bán) S31-DN 6 Sổ chi tiết thanh toán với ngƣời mua (ngƣời bán) bằng ngoại tệ S32-DN 7 Sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ S33-DN 8 Sổ chi tiết bán hàng S35-DN 3.2.2.4. Kế toán tổng hợp bán hàng a.Tài khoản sử dụng Tài khoản 511- Doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ Bên Nợ: - Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của SP, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và đã đƣợc xác định là đã bán trong kỳ kế toán; - Số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo PP trực tiếp; - Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ; - Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ; - Khoản chiết khấu thƣơng mại kết chuyển cuối kỳ; 117
  20. Ch3: KẾ TOÁN TP, TIÊU THỤ TP VÀ XĐKQ SX KINH DOANH - Kết chuyển doanh thu thuần vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Bên Có: Doanh thu bán SP, hàng hoá, bất động sản đầu tƣ và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán. Tài khoản 511 không có số dƣ cuối kỳ. Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, có 5 tài khoản cấp 2: 5111 Doanh thu bán hàng hóa 5112 Doanh thu bán các thành phẩm 5113 Doanh thu cung cấp dịch vụ 5114 Doanh thu trợ cấp, trợ giá 5117 Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tƣ Tài khoản 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ Bên Nợ: - Trị giá hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận trên khối lƣợng SP, hàng hoá, dịch vụ đã bán nội bộ kết chuyển cuối kỳ kế toán; - Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của số SP, hàng hoá, dịch vụ đã bán nội bộ; - Số thuế GTGT phải nộp theo PP trực tiếp của số SP, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội bộ; - Kết chuyển doanh thu bán hàng nội bộ thuần sang Tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”. Bên Có: Tổng số doanh thu bán hàng nội bộ của đơn vị thực hiện trong kỳ kế toán. Tài khoản 512 không có số dƣ cuối kỳ. Tài khoản 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ, có 3 tài khoản cấp 2: 5121 Doanh thu bán hàng hóa 5122 Doanh thu bán các thành phẩm 5123 Doanh thu cung cấp dịch vụ b. Phương pháp hạch toán - Theo phương thức bán hàng trực tiếp 1. Trƣờng hợp giao hàng cho khách tại kho của dn bán hoăc tại các PXSX thì số thành phẩm khi đã giao xong cho khách đƣợc coi là tiêu thụ kế toán phản ánh doanh thu bán hàng. 118
nguon tai.lieu . vn