Xem mẫu

  1. Bài 8: Hàn thép tấm vát cạnh chữ v dùng tấm đệm - vị trí 1g Mục tiêu - Hình thành kỹ năng hàn vát cạnh chữ V dùng tấm đệm vị trí 1G với các phương pháp dao động của đầu que hàn; - Chuẩn bị được thiết bị, dụng cụ, vật liệu hàn; - Hàn được đường mối vát cạnh chữ V dùng tấm đệm đạt yêu cầu kỹ thuật trong thời gian qui định; - Thể hiện được tính cẩn thận, chính xác, tỷ mỉ trong quá trình luyện tập; - Đảm bảo an toàn lao động cho người và thiết bị trong quá luyện tập 8.1 Điều kiện thực hiện - Vật liệu + Kích thước phôi hàn: (9x150x150)mm + Que hàn Ф4 mm E7016 (LB-52 KOBELCO) hoặc tương đương - Thiết bi, dụng cụ + Máy hàn 350 AC/DC + Bảo hộ lao động + Bộ dụng cụ làm sạch 8.2 Trình tự thực hiện 8.2.1 Chuẩn bị: - Cắt phôi bằng máy cắt Plasma chuyên dùng hoặc mỏ cắt khí - Nắn phôi và chuẩn bị cạnh hàn bằng dũa - Làm sạch vật hàn 155
  2. 8.2.2 Hàn đính - Gá lắp vật hàn và tấm đệm trên đồ gá. - Điều chỉnh khe hở là 4mm. - Hàn đính chắc chắn không ảnh hưởng tới quá trình hàn mặt trên. - Kiểm tra và hiệu chỉnh góc bù biến dạng khi hàn khoảng 30 (góc bù biến dạng khi hàn). 8.2.3. Gây hồ quang - Gây hồ quang tại đầu tấm đệm - Đưa hồ quang vào khe hàn sau khi hồ quang đã cháy ổn định 156
  3. 8.2.4 Hàn lớp thứ nhất - Ih= 180A - α= (75-80)0 - β=900 - Chuyển động ngang que hàn với bề rộng lớn hơn khe hở một chút - Dùng hồ quang ngắn và chỉnh cho hồ quang luôn ở phía trước của bể hàn 8.2.5 Hàn lớp thứ hai - Gõ sạch xỉ lớp thứ nhất và làm sạch cẩn thận - Điều chỉnh Ih=170°; α= (75-80)0 ; β=900 8.2.6 Hàn các lớp tiếp theo - Gõ sạch xỉ lớp thứ hai và làm sạch cẩn thận. - Điều chỉnh Ih=165A; α= (75-80)0 ; β=900 - Chuyển động ngang que hàn như hình vẽ. - Chiều cao mối hàn gần cuối cùng thấp hơn bề mặt vật hàn (0,5-1)mm. 8.2.7 Hàn lớp cuối cùng - Gõ sạch xỉ lớp gần cuối và làm sạch cẩn thận. - Điều chỉnh Ih= (150-160)A; α= (75-80)0 ; β=900 157
  4. - Đưa que hàn chuyển động ngang với bề rộng bằng khoảng cách hai mép ngoài của cạnh hàn. - Điều chỉnh chiều cao mối hàn vượt quá mép ngoài cạnh hàn khoảng 1mm - Chiều cao mối hàn không quá 1,5mm. 8.2.8 Kiểm tra mối hàn - Hình dạng mối hàn mặt trên (bề rộng, chiều cao, vẩy hàn) - Điểm đầu, cuối và chỗ nối mối hàn - Khuyết tật cháy cạnh, chảy tràn - Hình dạng kích thước phần mối hàn lồi mặt sau - Kim loại bắn tóe, xỉ hàn 158
  5. Bài 9: Hàn thép tấm vát cạnh chữ v không dùng tấm đệm - vị trí 1g Mục tiêu - Hình thành kỹ năng hàn vát cạnh chữ V không dùng tấm đệm vị trí 1G với các phương pháp dao động của đầu que hàn; - Chuẩn bị được thiết bị, dụng cụ, vật liệu hàn; - Hàn được mối hàn vát cạnh chữ V không dùng tấm đệm đạt yêu cầu kỹ thuật trong thời gian qui định; - Thể hiện được tính cẩn thận, chính xác, tỷ mỉ trong quá trình luyện tập; - Đảm bảo an toàn lao động cho người và thiết bị trong quá luyện tập 9.1 Điều kiện thực hiện - Vật liệu + Kích thước phôi hàn: (9x150x150)mm + Que hàn Ф3,2; Ф4 mm E7016 (LB-52 KOBELCO) hoặc tương đương - Thiết bi, dụng cụ + Máy hàn 350 AC/DC + Bảo hộ lao động + Bộ dụng cụ làm sạch + Máy mài tay 159
  6. 9.2 Trình tự thực hiện 9.2.1 Chuẩn bị: - Cắt phôi bằng máy cắt Plasma chuyên dùng hoặc mỏ cắt khí. - Nắn phôi và chuẩn bị cạnh hàn bằng giũa. - Làm sạch bề mặt vật hàn. - Kích thước phần tù vào khoảng 1,5mm. 9.2.2 Hàn đính - Đính ở phía mặt sau, mối đính chắc chắn không ảnh hưởng tới mối hàn mặt trước. - Điều chỉnh khe hở khoảng 1,5mm. - Kiểm tra và hiệu chỉnh góc bù biến dạng khi hàn khoảng 30 (góc bù biến dạng khi hàn). 160
  7. 9.2.3 Gây hồ quang - Gây hồ quang tại điểm đã hàn đính ở đầu đường hàn và tiến hành hàn khi hồ quang cháy ổn định. 9.2.4 Hàn lớp thứ nhất - Que hàn 3,2 - Ih= 90A - α= (75-80)0 - β=900 - Chuyển động ngang que hàn như hình vẽ - Đưa que hàn chuyển động dọc theo kẽ hàn, dùng hồ quang ngắn - - Xét đoán sự hình thành mối hàn thông qua tiếng hồ quang cháy. - Điều chỉnh sao cho mặt dưới mối hàn lồi đều 9.2.5 Hàn lớp thứ hai - Gõ sạch xỉ lớp thứ nhất và làm sạch cẩn thận; - Que hàn 4mm - Điều chỉnh Ih=180A; α= (75-80)0; β=900 - Không dao động ngang que hàn 161
  8. 9.2.6 Hàn các lớp tiếp theo - Gõ sạch xỉ lớp thứ hai và làm sạch cẩn thận. - Điều chỉnh Ih=165A; α= (75-80)0 ; β=900 - Chuyển động ngang que hàn như hình vẽ. - Chiều cao mối hàn gần cuối cùng thấp hơn bề mặt vật hàn (0,5-1)mm. 9.2.7 Hàn lớp cuối cùng - Gõ sạch xỉ lớp gần cuối và làm sạch cẩn thận. - Điều chỉnh Ih= (150-160)A; α= (75-80)0 ; β=900 - Đưa que hàn chuyển động ngang với bề rộng bằng khoảng cách hai mép ngoài của cạnh hàn. - Điều chỉnh chiều cao mối hàn vượt quá mép ngoài cạnh hàn khoảng 1mm - Chiều cao mối hàn không quá 1,5mm. 9.2.8 Kiểm tra mối hàn - Hình dạng mối hàn mặt trên (bề rộng, chiều cao, vẩy hàn) - Điểm đầu, cuối và chỗ nối mối hàn - Khuyết tật cháy cạnh, chảy tràn - Hình dạng kích thước phần mối hàn lồi mặt sau - Kim loại bắn tóe, xỉ hàn 162
  9. 163
  10. Bài 10: Hàn góc chữ t - vị trí 1f Mục tiêu Sau khi học xong bài này, người học sẽ có khả năng: Kiến thức - Chọn chế độ hàn phù hợp với chiều dày vật liệu, với từng lớp hàn. - Trình bày được kỹ thuật hàn góc ở vị trí 1F. Kỹ năng - Chuẩn bị phôi hàn sạch, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Hàn được mối hàn góc ở vị trí 1F đúng kích thước và yêu cầu kỹ thuật. - Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng mối hàn. Thái độ - Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong công việc. An toàn - Chỉ được hàn khi có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động dành cho thợ hàn. - Nối đầy đủ dây tiếp đất cho các thiết bị. - Thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn khi hàn hồ quang tay. - Không thay tháo que, điều chỉnh chế độ hàn khi trời mưa. - Dừng thực tập khi nền xưởng bị ẩm ướt. - Khi phát hiện sự cố phải ngắt điện và báo cho người có trách nhiệm sử lý. - Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng cháy chữa cháy. Nội dung A. LÝ THUYẾT 10.1 Vị trí mối hàn 1F Vị trí hàn 1F là vị trí hàn dễ thao tác nhất trong các vị trí hàn, bảo đảm nhận được mối hàn có chất lượng cao, bởi vì điều kiện thoát khí và xỉ nổi lên dễ nhất, đồng thời sự hình thành mối hàn cũng tốt nhất so với các vị trí khác. 164
  11. 2F 1F 4F 3F Hình 10.1: Vị trí mối hàn trong không gian 10.2 Chế độ hàn 10.2.1 Đường kính que hàn Áp dụng công thức: k d 2 2 Trong đó: k là cạnh mối hàn d là đường kính que hàn. 10.2.2 Cường độ dòng điện hàn: Áp dụng công thức : I = ( β + α.d ).d (A) Trong đó: β, α là hệ số thực nghiệm, khi hàn bằng que hàn thép (β =20, α = 6) d là đường kính que hàn (mm) Để đạt được độ ngấu ở phần chân của mối hàn góc nên cường độ dòng điện mối hàn góc chữ T phải tăng 10 ÷ 15% so với hàn giáp mối vị trí bằng 165
  12. 10.2.3 Điện áp hàn: Áp dụng công thức: Uh = a + b.Lhq Trong đó : a là tổng điện áp rơi trên anôt và catôt, a = (15 ÷ 20) V. b là tổng điện áp rơi trên một đơn vị chiều dài cột hồ quang, b = 15,7 V/cm. Lhq là chiều dài cột hồ quang, Lhq = 0,32 (cm) 10.3 Kỹ thuật hàn 1F. 10.3.1 Kỹ thuật hàn góc chữ T không vát cạnh vị trí bằng (1F). 10.3.1.1 Chuẩn bị và kích thước mối hàn. S 0+2 K K S Bảng 10.1: Các thông số cụ thể hàn góc chữ T S 2–3 4-6 7–9 10-12 14-16 18-22 23-30 K (trị số 2 3 4 5 6 8 10 nhỏ nhất) 10.3.1.2 Gá -Hàn đính Vùng làm sạch l 20 L 50 10- 15mm - Gá vật hàn thành dạng liên kết chữ T - Điều chỉnh hai tấm đảm bảo vuông góc 166
  13. - Hàn mối đính chắc chắn đảm bảo kỹ thuật sao cho không gây ảnh hưởng tới quá trình hàn; L = (3040)S 300mm l = (34)S 30mm h = (0,50,7)H mm 10.3.1.3 Góc độ que hàn Để hình thành mối hàn tốt trong quá trình hàn nên giữ góc độ que hàn như sau:  = 600 700 ;  = 450 Góc độ : Là góc hợp bởi tâm que hàn với trục đường hàn Góc độ  Là góc hợp bởi tâm que hàn và mặt vật hàn Hình 10.0.2: Góc độ que hàn Nếu 2 tấm thép có chiều dày bằng nhau thì hồ quang ở chính giữa hình 1.2 ( = 450) . Nếu 2 tấm thép có chiều dày khác nhau thì hồ quang phải chia về phía tấm kim loại có chiều dày lớn hơn để nhiệt độ của hai tấm thép đều nhau hình 10.3. 80 55 ° -8 °-6 5° 0° Hình 10.3: Góc độ que hàn 167
  14. Mối hàn đầu nối hình chữ T không vát cạnh có thể hàn một lớp hay hàn nhiều lớp hay nhiều đường, phụ thuộc vào kích thước của cạnh mối hàn. Những mối hàn có cạnh nhỏ hợn 6 mm thì chỉ cần hàn một lớp, cạnh mối hàn khoảng 6 ÷ 8mm thì hàn nhiều lớp, cạnh lớn hơn 8mm thì phải dùng cách hàn nhiều lớp nhiều đường. Khi hàn nhiều lớp nhiều đường que hàn không cần phải lắc ngang, nhưng tốc độ que hàn phải phải đều đặn.Trình tự các lớp hàn. Khi hàn đường thứ nhất cường độ dòng điện phải tương đối lớn từ đường thứ hai cường độ giảm cho phù hợp, tốc độ hàn tăng nhanh tránh bị khuyết cạnh mối hàn, góc độ que hàn thay đổi theo vị trí đường hàn Khi hàn góc nhiều lớp, điều cần chú ý là giữa các lớp hàn phải đảm bạo độ ngấu. Do vậy, trước khi hàn các lớp tiếp theo phải vệ sinh sạch xỉ hàn lớp hàn trước, luôn giữ đúng góc độ que hàn theo từng lớp hàn. Phải dùng hồ quang ngắn để hàn, như vậy mối hàn mới đảm bảo độ thấu. 10.3.2 Chuyển động que hàn 10.3.2.1 Chuyển động cơ bản que hàn Trong quá trình hàn chuyển động que hàn bao gồm một số chuyển động cơ bản nhất để hình thành mối hàn có chất lượng cao. 168
  15. - Chuyển động theo chiều dọc trục que hàn (1) với tốc độ phù hợp tốc độ nóng chảy của nó. Để duy trì chiều dài hồ quang ổn định trong suốt quá trình hàn. - Chuyển động que hàn theo chiều dọc trục mối hàn (2) để hàn hết chiều dài mối hàn. Muốn đảm bảo chất lượng mối hàn que hàn nghiêng theo hướng hàn một góc từ (750  850 ). - Chuyển động ngang que hàn (3) nhằm tạo ra bề rộng mối hàn cho phù hợp với chiều dày vật hàn. 1 3 2 3 10.3.2.2 Dao động đầu que hàn - Phương pháp chuyển động que hàn theo hình đừơng thẳng Phải duy trì chiều dài hồ quang không thay đổi và chuyển động về hướng trước chiều hàn, không dao động ngang que hàn. Do vậy hồ quang cháy ổn định độ sâu nóng chảy tương đối lớn, dùng hàn lớp thứ nhất mối hàn nhiều đường nhiều lớp và hàn những chi tiết có chiều dày S  3 mm. - Dao động que hàn theo hình đường thẳng đi lại: Đầu que hàn chuyển động theo đường thẳng đi lại theo chều dọc mối hàn. Đặc điểm tốc độ hàn nhanh, mối hàn hẹp toả nhiệt nhanh, ứng dụng hàn các mối hàn có khe hở lớn hay dùng để hàn lớp thứ nhất mối hàn nhiều lớp hoặc khi hàn tấm có chiều dày mỏng. 10.3.3 Tiến hành hàn Đưa liên kết hàn về vị trí hàn 1F, thực hiện hàn phía không có mối hàn đính. 169
  16. * Bắt đầu mối hàn Là phần bắt đầu hàn, trong trường hợp chung mối hàn ở phần này cao hơn một ít, bởi vì nhiệt độ của vật hàn trước khi hàn hơi thấp. Sau khi mồi hồ quang không thể làm cho nhiệt độ của kim loại chỗ bắt đầu hàn lên cao ngay được, nên độ nóng chảy không sâu, làm cho cường độ của mối hàn yếu đi. Gây hồ quang cách điểm bắt đầu mối hàn khoảng (1015)mm, sau khi hồ quang phát sinh phải kéo dài hồ quang tiến hành dự nhiệt vật hàn, rồi rút ngắn chiều dài hồ quang, đưa que hàn quay trở lại điểm đầu đường hàn, tiến hành duy trì chiều dài hồ quang ổn định và tốc độ hàn đều trên suốt chiều dài của đường hàn. * Kết thúc mối hàn và nối mối hàn. - Khi nối làm sạch tại chỗ cần nối mồi hồ quang cách chỗ cần nối khoảng 1015(mm) nhanh chóng nâng chiều dài hồ quang, đưa đầu que hàn về vũng hàn và dao động ngang que hàn. Khi điền đầy vũng hàn mới tiến hành hàn bình thường. - Khi muốn ngắt hồ quang ta rút ngắn hồ quang lại và ngắt nhanh sau đó dùng phương pháp mồi ngắt liên tiếp vài lần để điền đầy rãnh hồ quang. 10.3.3 Kỹ thuật hàn góc chữ T có vát cạnh vị trí bằng (1F) Với các chi tiết có chiều dày S ≥ 6 mm, khi hàn để đảm bảo độ ngấu thì chúng ta phải vát mép một phía hoặc hai phía (tấm đứng). Sự chuẩn bị và kích thước của mối hàn hình chữ T vát một cạnh. S h h 55± a 2±1 3° b b S1 Hình 10.4: Chuẩn bị mép hàn góc chữ T vát một phía Bảng 10.2: Các thông số cụ thể hàn góc chữ T vát một phía S 4 5 6 7 8 9 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30 b 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30 32 h 4 5 6 a 1.5  0.5 21 k 3 4 6 170
  17. - Sự chuẩn bị mép hàn và kích thước của mối hàn chữ T vát mép 2 cạnh. S 2±1 h 55 ° 2±1 ±3 ±3 ° 55 b S1 Hình 10.5: Chuẩn bị mép hàn ghép góc chữ T vát hai phía Lớp thứ nhất tiến hành dao động que hàn theo kiểu đường thẳng để đảm bảo độ ngấu chân môi hàn. Các lớp tiếp theo dao động que hàn theo kiểu vòng tròn lệch hoặc răng cưa có điểm dừng chân. Góc độ que hàn thay đổi theo túng lớp hàn. Khi hàn góc nhiều lớp, điều cần chú ý là giữa các lớp hàn phải đảm bạo độ ngấu. Do vậy, trước khi hàn các lớp tiếp theo phải vệ sinh sạch xỉ hàn lớp hàn trước, luôn giữ đúng góc độ que hàn theo từng lớp hàn. 10.4 Phương pháp kiểm tra chất lượng mối hàn Trong sản xuất hàn, khâu kiểm tra không nhất thiết phải là khâu cuối cùng. Nhiều khi nguyên công kiểm tra được tiến hành xen kẽ giữa các nguyên công. Mặt khác các khuyết tật hàn như đã giới thiệu, rất đa dạng và phức tạp. Việc tiến hành kiểm tra cần phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau- riêng rẽ hoặc phối hợp. Dựa vào tác động đến vật liệu hay sản phẩm hàn người ta chia các phương pháp kiểm tra làm hai nhóm: các phương pháp kiểm tra bằng phá hủy (KTPH) và các phương pháp kiểm tra không phá hủy (KTKPH, gọi theo tiếng Anh Non- Destructive Testing) Các phương pháp phá hủy Thử nghiệm phá hủy thường được tiến hành trên mẫu đối chứng, trên mô hình và đôi khi trên chính sản phẩm. Mẫu đối chứng được hàn theo công nghệ và vật liệu đúng theo liên kết hàn. Theo lệ thường các thử nghiệm cho phép nhận được các số liệu đặc trưng của độ bền, chất lượng và độ tin cậy của liên kết. Nếu hàn và thử phá hủy mẫu trong phòng thí nghiệm thì những thử nghiệm này đặc trưng cho chất lượng các mẫu không có khuyết tật sản xuất. Người ta thử 171
  18. nghiệm cơ tính kim loại và liên kết hàn bằng kéo, uốn, va đập... Theo đặc trưng tải trọng tiến hành thử tĩnh, động và mỏi. Các phương pháp thử nghiệm “không mẫu” như kiểm tra độ cứng, phân tích kim tương, phân tích hóa học, kiểm tra ăn mòn cũng được xếp vào nhóm này. Các phương pháp không phá hủy Kiểm tra không phá hủy (KTKPH) là sử dụng các phương pháp vật lý để phát hiện các khuyết tật bên trong cấu trúc vật liệu, chi tiết, sản phẩm... mà không làm tổn hại đến khả năng hoạt động, chịu tải sau này của chúng. KTKPH liên quan đến việc phát hiện khuyết tật trong vật kiểm nhưng tự bản thân nó không thể dự đoán những nơi nào khuyết tật sẽ hình thành và phát triển. Đặc điểm – Các phương pháp KTKPH có đặc điểm chung: - Sử dụng một môi trường để kiểm tra sản phẩm - Sự thay đổi trong môi trường kiểm tra chứng tỏ trong vật kiểm tồn tại bất liên tục. - Là phương tiện để phát hiện sự thay đổi trong môi trường kiểm tra. - Giải đoán những thay đổi để nhận biết các thông tin về khuyết tật trong vật kiểm. Phân loại KTKPH được chia ra theo SNT-TC-1A-2006: - Phát xạ âm - Điện từ - gồm bốn phương pháp: Đo trường dòng xoay chiều (AC Field Measurement) Dòng xoáy Rò thông lượng (Flux Leakage) Trường xa (Remote Field) - Laser - gồm hai phương pháp: Đo biên dạng Toàn ảnh laser (Holography/ Shearography) - Rò rỉ (Thử kín) - gồm bốn phương pháp: Thử bọt Thay đổi áp suất 172
  19. Halogen Diode Đo khối phổ (Mass Spectrometer) - Thấm mao dẫn - Rò từ thông (Magnetic Flux Leakage) - Chụp ảnh neutron - Chụp ảnh bức xạ - Nhiệt/ Hồng ngoại - Siêu âm - Phân tích dao động - Ngoại dạng Đối với liên kết hàn 1F ta tiến hành Kiểm tra ngoại dạng bằng mắt thường (hoặc kính lúp) và kiểm tra mối hàn bằng thước để xác định: - Bề mặt và hình dạng vảy mối hàn. - Cạnh của mối hàn. - Chiều cao mối hàn. - Điểm bắt đầu, kết thúc của mối hàn. - Khuyết tật của mối hàn: cháy cạnh, lẫn xỉ... Sau khi hàn, ngoài việc kiểm tra kích thước dung sai theo các phương pháp thông thường còn phải đánh giá chất lượng.Trước tiên phải nhìn bằng mắt thường hoặc kính lúp xem sản phẩm có bị nứt, rãnh cắt, cháy thủng, chảy loang, không ngấu chân, lệch mép...hay không? Một vài khuyết tật trong số đó không thể chấp nhận được, phải phá ra hàn lại. Khi quan sát ngoại dạng (VT) người ta cũng xác định được khuyết tật hình dáng mối hàn, phân bố vảy, đặc trưng phân bố kim loại trong hàn đắp, không ngấu, không thấu... 173
  20. Những dụng cụ quang học dùng trong quá trình kiểm tra bằng mắt. a)- Gương (phẳng hoặc cầu); b)- Kính lúp có độ phóng đại 2 – 3 lần; c)- Thiết bị khuếch đại ánh sáng, độ phóng đại 5 – 10 lần; d)- Kính kiểm tra gắn thang đo, độ phóng đại 5 – 10 lần; e)- Borescope hoặc intrascope có nguồn sáng lắp trong, độ phóng đại 2 – 3 lần. Mỗi một phương pháp hàn, cũng như vị trí không gian của mối hàn đều có dạng mặt ngoài đặc trưng. Vảy xếp không đều, chiều rộng chiều cao đường hàn thay đổi là do dao động công suất, hồ quang tắt đột ngột hoặc mỏ hàn không ổn định. Khi hàn trong khí bảo vệ hoặc chân không mặt ngoài mối hàn phải nhẵn bóng, không có vảy và dạng của nó như dải kim loại nóng chảy. Hàn titan và các vật liệu có hoạt tính cao cần phải kiểm tra màu sắc và độ lớn vùng chạy màu. Dưỡng vạn năng: a)- hình dáng; b) & c)- đo chiều cao mối hàn góc; d)- đo chiều cao hàn giáp mối; e)- đo khe hở Khi quan sát ngoại dạng, bề mặt vật kiểm cần phải đủ độ sáng và tầm nhìn phải thích hợp. Thông số hình học được đo bằng dưỡng hoặc các dụng cụ đo khác. Chỉ sau khi quan sát ngoại dạng để kiểm tra khuyết tật bên ngoài, người ta mới dùng tiếp các phương pháp vật lý- cơ học, hóa học để xác định khuyết tật 174
nguon tai.lieu . vn