Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG GIÁO TRÌNH ĐỌC HIỂU BẢN VẼ XÂY DỰNG NGÀNH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG Trình độ: Cao đẳng (Ban hành theo Quyết định số: 70 /QĐ-CĐN ngày 11 tháng 01 năm 20 19 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang) Năm ban hành: 2020 1
  2. LỜI GIỚI THIỆU Đọc và vẽ được bản vẽ xây dựng theo tiêu chuẩn là rất quan trọng trong ngành kỹ thuật xây dựng. Do đó kiến thức về vẽ xây dựng rất cần thiết cho các cán bộ kỹ thuật xây dựng, các công nhân nghề bậc cao. Giáo trình Đọc, hiểu bản vẽ xây dựng trình bày về các lý thuyết theo TCXDVN qui định phù hợp với trình độ trung cấp và cao đẳng .Nhằm giúp các sinh viên: - Nêu được hệ thống các bản vẽ kỹ thuật xây dựng; - Trình bày được cách đọc bản vẽ thiết kế xây dựng; - Đọc được bản vẽ kiến trúc, bản vẽ kết cấu, bản vẽ chi tiết trong BVKTXD. - Thiết lập được các bản vẽ xây dựng theo TCVN; Giáo trình được dùng làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên ngành kỹ thuật xây dựng cơ bản ở các trường nghề theo tiêu chuẩn hiện hành. Tôi xin chân thành cám ơn các giáo viên giảng dạy trong tổ bộ môn lý thuyết chuyên môn đã giúp đỡ tôi, cũng như các giáo viên trong Khoa Xây dựng đã đóng góp nhiều ý kiến trong quá trình biên soạn. An Giang, ngày 5 tháng 2 năm 2020 GV Biên soạn Nguyễn Thị Cát Tường 2
  3. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Chương 1: Khái niệm chung 5 Chương 2: Đọc bản vẽ kiến trúc công trình 15 Chương 3: Đọc bản vẽ kết cấu BTCT 21 Chương 4: Bài tập tổng hợp 33 Tài liệu tham khảo 61 3
  4. BÀI 1: KHÁI NIỆM CHUNG A. Mục tiêu: - Nêu được hệ thống các bản vẽ kỹ thuật xây dựng; - Vẽ được các ký hiệu thường dùng trong bản vẽ kỹ thuật; - Rèn luyện cho người học tính chính xác và kiên nhẫn. B. Nội dung chính: I. KHÁI NIỆM Bản vẽ kỹ thuật xây dựng là hình biểu diễn một cách hợp lý các đối tượng xây dựng trên tờ giấy vẽ nhờ những phương pháp biểu diễn và hệ thống các quy ước Mục đích của việc thiết lập bản vẽ kỹ thuật xây dựng: bản vẽ là văn kiện kỹ thuật cơ bản để chỉ đạo thi công xây dựng. Vì vậy bản vẽ kỹ thuật xây dựng phải đáp ứng được các yêu cầu của thi công như : thông tin đầy đủ, chính xác, hình biểu diễn rõ rang, dễ xem, sắp xếp các thông tin, bản vẽ tạo thuận tiện cho người thi công tìm đọc Các bản vẽ kỹ thuật khác như âm thanh, thông gió II. HỆ THỐNG CÁC BẢN VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG Bản vẽ nhà là các bản vẽ mô tả hình dáng bên ngoài, bố cục bên trongvà thể hiện các kết quả tính toán về khả năng chịu lực của các bộ phận của ngôi nhà từ móng nhà, nền nhà, các cột tường, dầm sàn, cầu thang, các loại cửa, mái nhà... Bản vẽ nhà chủ yếu dùng các hình chiếu thẳng góc như mặt đứng, mặt bằng của các tầng và các hình cắt đứng của ngôi nhà. Ngoài ra có thể vẽ hình chiếu phối cảnh đễ làm tăng tính thẩm mỹ và trực quan. Tùy theo các giai đoạn thiết kế chia ra thành: 1. Bản vẽ thiết kế sơ bộ. Được lập trong giai đoạn thiết kế ban đầu. Các bản vẽ cơ bản gồm: Mặt bằng tổng thể, mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt. Mục đích là thống nhất ý đồ thiết kế và lập khái tóan xây dựng. Hồ sơ thiết kế gồm có: - Bản vẽ phối cảnh công trình - Mặt bằng các tầng, mặt bằng mái - Mặt cắt ( đối với công trình phức tạp) 2. Bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công - Được lập sau khi bản vẽ thiết kế sơ bộ được thống nhất về qui mô và nội dung xây dựng. Các bản vẽ trong giai đoạn này gồm: Các bản vẽ kiến trúc, kết cấu, điện và nước, … - Để nhận biết các bản vẽ và nội dung bản vẽ phải xem tên và số hiệu bản vẽ được ghi ở khung tên. 4
  5. - Bản vẽ kiến trúc được ký hiệu l KT và chỉ số thứ tự từ 1 đến hết gồm các bản vẽ sau: + Bản vẽ MB các tầng, mặt đứng, mặt cắt. + Bản vẽ các chi tiết kiến trúc: hồ rãnh, bồn hoa, tam cấp, lan can, cửa, sàn, mái, cầu thang, …. - Bản vẽ kết cấu được ký hiệu l KC và chỉ số thứ tự từ 1 đến hết gồm các bản vẽ sau: + BV kết cấu móng. + BV kết cấu sàn. + BV kết cấu cầu thang, lanh tô, ô văng. + BV kết cấu khung cột. + BV kết cấu mái. - Bản vẽ thiết kế điện được ký hiệu l Đ và chỉ số thứ tự từ 1 đến hết. - Bản vẽ thiết kế cấp thoát nước được ký hiệu l N và chỉ số thứ tự từ 1 đến hết. - Các BV kỹ thuật khác: âm thanh, thông gió, …. - BV thiết kế kỹ thuật dùng để lập dự toán xây dựng, kế hoạch vật tư và triển khai thi công. Cụ thể gồm các loại bản vẽ sau: *Phần kiến trúc: -Tổng mặt bằng và định vị công trình - Phối cảnh công trình - Mặt bằng các tầng,mặt bằng mái - Mặt đứng trước, sau, mặt bên - Mặt cắt - Chi tiết kiến trúc: phòng WC, cầu thang, ban công, cổng rào, cửa sổ, cửa đi.... - Mặt bằng lát gạch nền, sàn, sân thượng - Chỉ định vật liệu cho toàn công trình * Phần kết cấu: - Mặt bằng kết cấu móng, cột, dầm, sàn.. - Chi tiết kết cấu móng, cột, dầm, sàn, cầu thang, ban cong.. - Bố trí cốt thép - Thống kê, chỉ định thông số kỹ thuật III. MỘT SỐ KÝ HIỆU THƯỜNG DÙNG TRONG BẢN VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG 1. Ký hiệu vật liệu xây dựng Một số ký hiệu vật liệu thường dùng 5
  6. BEÂTOÂ NG THEÙ P(KIM LOAÏI) BT C OÁ T THEÙ P ÑAÙTAÛ NG G AÏC H CAÙ T G AÏC H KHÍA MAÙ I NG OÙ I ÑAÁ T CHAÁ T LOÛ NG COÛ CHAÁ T DEÛ O VL CAÙC H NHIEÄ T CAÙ C H ÑIEÄ N, CAÙC H AÂ M 2. Ký hiệu lỗ, độ dốc, trục đối xứng i=...% LOÃTROØ N LOÕVUOÂ NG TRUÏC ÑOÁ I XÖÙ NG TRUÏC ÑOÁ I XÖÙ NG 3. Ký hiệu cửa sổ 6
  7. 7
  8. 8
  9. 9
  10. 4. Ký hiệu cửa đi 10
  11. 5. Ký hiệu thang Các ký hiệu trong điều này được quy ước thể hiện tất cả các loại cầu thang và đường dốc thoải( không kể đến vật liệu ) trong các bản vẽ có tỷ lệ 1:200 và nhỏ hơn Tỉ lệ 1/100 hoặc lớn hơn,ký hiệu cầu thang phải thể hiện chi tiết cả vật liệu, cấu tạo theo đúng tỉ lệ tính toán của kết cấu 11
  12. 6. Ký hiệu vật dụng 12
  13. *Câu hỏi ôn tập: Nêu các hệ thống bản vẽ tương ứng với giai đoạn thiết kế kỹ thuật thi công 13
  14. BÀI 2: ĐỌC BẢN VẼ KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH A. Mục tiêu: - Trình bày được các trình tự đọc bản vẽ kiến trúc nhà; - Đọc và vẽ được bản vẽ kiến trúc nhà; - Rèn luyện cho người học tính chính xác và kiên nhẫn. B. Nội dung chính: I. ĐỌC BẢN VẼ MẶT BẰNG 1. Khái niệm: - Chọn vị trí mặt phẳng cắt ở cao độ trên bậu cửa sổ ( cách mặt nền, sàn 1,5- 2m) - Tỉ lệ hình vẽ thường dùng là 1/50, 1/100,1/200 - Mỗi tầng nhà phải vẽ một mặt bằng, nếu các tầng trung gian của nhà nhiều tầng giống nhau chỉ cần vẽ một mặt bằng chung cho các tầng ấy + Mặt bằng tầng 1: Thường được để ở vị trí rõ nhất trong bản vẽ đầu tiên của hồ sơ thiết kế. Nếu mặt bằng tầng 1 vẽ chung bản vẽ với các mặt đứng thì thường vẽ dưới mặt đứng phía dưới nhà. Mặt bằng tầng 1 còn phải vẽ thêm các bộ phận ngòai nhà như : rãnh, hè, bồn hoa, tam cấp,.. + Mặt bằng tầng khác : vẽ tương tự tầng 1 nhưng chỉ vẽ chiếu các bộ phận của nhà đến ô văng cửa của tầng liền dưới - Nếu mặt bằng tầng nhà nào đó đối xứng thì cho phép vẽ một nửa, có ký hiệu đối xứng - Các tường ngang, tường dọc và cột được định vị tim trục bằng cách đánh số thứ tự từ trái qua phải theo chiều dài nhà và thứ tự chữ cái từ dưới lên trên theo chiều ngang nhà Các số và chữ kí hiệu trục định vị được viết trong vòng tròn có đường kính 8- 10mm. 2. Nội dung và trình tự cách vẽ mặt bằng. - Nội dung mặt bằng nhà thể hiện + Vị trí, kích thước giữa các trục tường, cột; kích thước tổng thể của ngôi nhà. + Vị trí, kích thước cửa đi, cửa sổ, chiều dày tường, vách, vách ngăn, tiết diện cột + Vị trí cầu thang, tiền sảnh, tam cấp, hnh lang, phịng WC, lan can + Các thiết bị đồ dùng cho các phòng như thiết bị vệ sinh, giường, tủ, bàn, ghế + Cao độ nền (sân) của tầng nhà do mặt bằng thể hiện + Vị trí các mặt phẳng cắt ngang, cắt dọc - Trình tự đọc mặt bằng - Đọc sơ bộ : đọc mặt bằng tầng 1 kết hợp với mặt bằng các tầng để xem có sự khác nhau về cách tổ chức các phòng, hành lang, logia…giữa các tầng không? Có thể kết hợp xem cả mặt đứng và các mặt cắt 14
  15. * Đọc mặt bằng tầng 1: + Xác định kích thước giữa các trục đường, cột theo phương dài nhà ( l2 khoảng cách giữa các trục định vị 1,2,3…7,8,..) + Xác định kích thước giữa các trục tường, trục tường với trục cột theo phương ngang nhà ( là khoảng cách giữa các trục định vị A,B,C,…,) Trình tự xác định các nội dung của mặt bằng chủ yếu giống mặt bằng tầng 1 nhưng thêm so sánh với mặt bằng tầng 1. + Đọc kích thước chiều rộng, chiều dài ngôi nhà + Xác định vị trí lối đi, tam cấp, tiền sảnh, hành lang, cầu thang, phòng WC,… + Xem bên ngòai nhà : cách tổ chức hè, rãnh, bồn hoa, chậu cảnh,… * Đọc mặt bằng tầng khác: 15
  16. II. ĐỌC BẢN VẼ MẶT ĐỨNG CÔNG TRÌNH 1. Khái niệm. - Là hình chiếu thẳng góc ngôi nhà lên các mặt phẳng hình chiếu đứng P1 và mặt phẳng hình chiếu đứng P3 16
  17. + Hình chiếu thẳng góc ngôi nhà lên P1 có mặt đứng phía trước và phía sau. + Hình chiếu thẳng góc ngôi nhà lên P3 có mặt đứng 2 bên. - Mặt đứng thuộc bản vẽ kiến trúc nên thường vẽ ngay phía trên mặt bằng tầng 1 nếu cùng bản vẽ 2. Giới thiệu cách vẽ mặt đứng. - Trên cơ sở có các mặt bằng, mặt cắt người ta vẽ mặt đứng - Thường vẽ tỉ lệ bằng với tỉ lệ mặt bằng, mặt cắt( có thể tô bong đổ để làm nổi khối mặt nhà). - Mặt đứng không ghi kích thước, không vẽ nét đứt cho các bộ phận khuất, không ghi ký hiệu. - Mặt đứng có thể vẽ cây, sân, đường, xe và người để tạo vẻ đẹp gần với thực tế và có sự so sánh về tỉ lệ. - Cách ghi tên mặt đứng + Mặt đứng phía trước, mặt đứng phía sau, mặt bên. + Mặt đứng trục,… theo tên trục định vị trên mặt bằng + Mặt đứng hướng đông, mặt đứng hướng tây. 3. Nội dung và trình tự đọc mặt đứng. - MĐ thể hiện: + Tỉ lệ giữa các kích thước chiều cao, chiều dài và chiều rộng ngôi nhà. + Hình thức mặt ngồi ngôi nhà. - Trình tự đọc mặt đứng + Đọc mặt đứng phía trước để xem hình thức mặt nhà với hệ thống cửa, lan can, sê nô, mái với cách tổ chức ở mặt bằng thể hiện lên mặt trước nhà có hợp lý và đẹp hay không. + Các mặt đứng phía sau và 2 bên xem kết hợp thêm. III. ĐỌC BẢN VẼ MẶT CẮT CÔNG TRÌNH 1. Khái niệm. - Mặt cắt về bản chất l hình cắt và mặt phẳng cắt // với mặt phẳng hình chiếu đứng P1 hoặc mặt phẳng hình chiếu cạnh P3. + Nếu là mặt cắt ngang nhà: Mặt phẳng cắt // P3 hay kích thước chiều rộng ngôi nhà. + Nếu là mặt cắt dọc nhà: MP cắt // P1 hay kích thước chiều dài ngôi nhà. - MC thuộc loại BV kiến trúc. 2. Giới thiệu cách vẽ mặt cắt. - Trên cơ sở có MB các tầng nhà, người ta vẽ các MC. - Thường vẽ tỉ lệ 1/50, 1/100. - Tùy mức độ đơn giản hay phức tạp của ngơi nh m vẽ 1 hay nhiều mặt cắt. 17
  18. - Thường vẽ MC đi qua: Hè rãnh, tam cấp, cửa đi, cửa sổ, cầu thang, khu vệ sinh, các phòng đặc biệt khác. - Trên MC các trục tường, cột được vẽ kéo dài xuống và ghi tên trục định vị, kích thước giữa các trục tương ứng với cách ghi ở MB. - Trên MC phải ký hiệu vật liệu, ghi đầy đủ kích thước giữa các bộ phận, cao độ các bộ phận theo phương thẳng đứng của nhà, ghi cấu tạo các lớp nền, sàn, mái. - MC không cần vẽ nét vữa trát vì tỉ lệ hình vẽ nhỏ. 3.Nội dung và trình tự đọc mặt cắt. Mặt cắt thể hiện những nội dung sau: - Cấu tạo hè rãnh, tam cấp, nền nhà. - Chiều dày tường, chiều cao cửa đi, cửa sổ các tầng. - Cấu tạo sàn các tầng. - Cấu tạo cầu thang. - Cấu tạo mái. - Cao độ hè, nền nhà, cao độ gác lanhtô, sàn các tầng, sàn mái.  Câu hỏi ôn tập Cho các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt. Yêu cầu: đọc các số liệu 18
  19. 19
  20. BÀI 3: ĐỌC BẢN VẼ KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP A. Mục tiêu: - Trình bày được các trình tự đọc bản vẽ kết cấu bê tông cốt thép; - Đọc và vẽ được bản vẽ kết cấu bê tông cốt thép; - Rèn luyện cho người học tính chính xác và kiên nhẫn. B. Nội dung: I. ĐỌC BẢN VẼ MẶT BẰNG MÓNG 1. Phân loại móng Móng là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng đảm nhiệm chức năng trực tiếp tải trọng của công trình vào nền đất bảo đảm cho công trình chịu được sức ép của trọng lực từng các tầng lầu khối lượng của công trình đảm bảo sự chắc chắn của công trình. Nền móng là phần đất nằm dưới đáy móng chịu toàn bộ hoặc phần lớn tải trọng công trình đè xuống, còn gọi là nền đất, nơi chịu toàn bộ tải trọng của công trình, lại là thành phần của công trình được chôn sâu và kỹ. Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà hoặc khi sửa chữa có yếu tố gia tăng tải trọng như: chồng thêm tầng hoặc cơi nới không gian . Móng là nơi quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cả công trình. Móng công trình có nhiều loại: móng đơn, móng bè, móng băng hay móng cọc. Tuỳ thuộc vào tải trọng, chiều cao của công trình bên trên và tính chất các tầng đất của công trình mà kỹ sư sẽ quyết định, tính toán và sử dụng loại móng phù hợp và an toàn. Đối với những công trình nhà ở nhỏ và thấp tầng như nhà phố hay biệt thự thì phần nền móng cũng không quá phức tạp ngoại trừ công trình nằm trên những khu đất quá “mềm” (nền đất yếu). a.Móng đơn Là các loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực.Sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu… Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn,… Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Cũng thường dùng khi sửa chữa cải tạo nhà nhỏ lẻ. Móng đơn là tiết kiệm nhất trong các loại móng. 20
nguon tai.lieu . vn