Xem mẫu

  1. CHƯƠNG 2 CÂY ĐẬU NÀNH Giới thiệu: Cây đậu nành rất được chú trọng phát triển ở nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới. Đặc biệt, nhiều nhà khoa học đã xem đậu nành là chìa khoá để giải quyết nạn thiếu protein trong dinh dưỡng của con người (nhất là ở các nước chậm phát triển) và vấn đề bảo vệ độ phì của đất nhờ khả năng cố định đạm. Ngay ở các nước có nền nông nghiệp phát triển, cây đậu nành vẫn được đánh giá cao. Ở Liên Xô, đậu nành được xem là “vàng của thảo nguyên”. Người Mỹ gọi đậu nành là “vàng mọc từ đất”, “mặt hàng có giá trị chiến lược”. Mục tiêu: Kiến thức: trình bày được tình hình sản xuất, nguồn gốc, giá trị sử dụng, yêu cầu điều kiện ngoại cảnh, đặc điểm thực vật học, kỹ thuật canh tác, các loại sâu bệnh và biện pháp quản lý trên cây đậu nành. Kỹ năng: thực hiện được, hướng dẫn thực hiện được quy trình kỹ thuật canh tác và quản lý sâu bệnh gây hại trên cây đậu nành. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: có phẩm chất đạo đức tốt và nhận thức đúng đắn về môn học, có thái độ hợp tác với bạn bè, tôn trọng pháp luật và các quy định của nhà trường; có ý thức trách nhiệm trong học tập, có khả năng làm việc theo nhóm; có phương pháp làm việc khoa học, sáng tạo và luôn cập nhật thông tin. 1. Tình hình sản xuất trong nước và trên thế giới 1.1. Trong nước Cây đậu nành ở nước ta có lịch sử phát triển lâu đời. Mặc dù vậy, trong thời gian hàng chục năm qua, diện tích trồng đậu nành của cả nước ta hiện nay chỉ đạt 249,2 ngàn ha (Bảng 2.1). 25
  2. Bảng 2.1: Diện tích trồng đậu nành của một số tỉnh ở Việt Nam (ngàn ha) (Tổng Cục thống kê, 2009). Năm 2005 2006 2007 2008 Sơ bộ 2009 Cả nước 269,6 246,7 254,5 255,3 249,2 Vĩnh Phúc 4,1 2,7 4,1 4,6 3,7 Hà Tây 5,0 4,5 4,8 Hưng Yên 1,9 1,5 1,7 1,4 1,1 Hà Nam 1,2 0,9 0,9 0,6 0,5 Hà Giang 3,7 4,3 4,3 5,6 6,5 Đắk Nông 8,2 7,7 8,7 8,3 7,8 Trà Vinh 3,6 3,4 3,9 4,1 4,3 Đồng Tháp 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 An Giang 0,5 0,6 0,7 0,6 0,5 Điều tra nông dân trồng đậu nành tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long thì vốn đầu tư cho 1 ha bình quân là 5,5 triệu đồng, năng suất bình quân là 1,5 - 2 tấn/ha, như vậy giá thành 1 kg là 2750 đồng/kg đến 3800 đồng/kg. So với giá thành đậu nành sản xuất tại Mỹ thì giá thành sản xuất của Việt Nam cao hơn nhiều lần. Như vậy, khi xuất khẩu với giá hiện nay là 216 USD/tấn (3500 đồng/kg) (Darrel Good, 2007), thì đậu nành Việt Nam không có khả năng cạnh tranh với đậu nành các nước trên thế giới. Theo Cục Trồng Trọt (2006), mỗi năm cả nước trồng khoảng 200 ngàn ha đậu nành, chủ yếu trong vụ đông với sản lượng 300 nghìn tấn. Sản lượng này mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu sử dụng trong nước. Mỗi năm, cả nước vẫn nhập khẩu gần một triệu tấn hạt đậu nành và nhu cầu sử dụng tăng bình quân 10%. Theo Trần Thượng Tuấn (2006), đồng bằng sông Cửu Long có thể đạt năng suất cao nhất nước nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với Mỹ, Brazil và một số nước khác, chưa nói là chi phí phòng trừ sâu bệnh rất cao, hơn nữa Mỹ còn trợ giá cho đậu nành rất nhiều. Vì vậy, trước khi quyết định mở rộng sản xuất ra ngoài các địa bàn truyền thống, bước đi cần thiết phải làm trước là đầu tư nghiên cứu tạo ra giống mới và quy trình canh tác, giảm giá thành sản xuất, đảm bảo sản phẩm thu được có tính cạnh tranh trên thị trường. 1.2. Trên thế giới Cây đậu nành được trồng rộng rãi từ bắc vĩ tuyến thứ 48 đến Nam vĩ tuyến thứ 30. Sản xuất đậu nành đã gia tăng mạnh mẽ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Cây đậu nành đã nhanh chóng chiếm lĩnh địa bàn sản xuất mới và ngày nay cây đậu nành đã có mặt ở khắp các lục địa. Diện tích sản xuất đậu nành trên thế giới gia tăng nhanh chóng. Nếu trong các năm 1938 - 1940, diện tích trồng đậu nành trên thế giới đạt 12,4 triệu ha (FAO, 2002), thì đến năm 2009 đã tăng lên 99 triệu ha (FAO, 2010). Cùng với sự mở 26
  3. rộng, tổng sản lượng đậu nành trên thế giới cũng tăng vọt, năm 1938 chỉ mới đạt 12,3 triệu tấn (FAO, 2002) thì đến nay sản lượng trung bình của năm 2009 là 222 triệu tấn (Bảng 2.2). Hiện nay, Mỹ đã vươn lên đứng ở vị trí hàng đầu sản xuất đậu nành. Diện tích trồng đậu nành năm 2009 của Mỹ 30,9 triệu ha, với 91,4 triệu tấn sản phẩm, chiếm gần phân nửa tổng sản lượng đậu nành của thế giới. Sau Mỹ, nước Brazil cũng đã có bước phát triển nhảy vọt trong sản xuất đậu nành. Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu nành của một số nước trên thế giới (FAO, 2010). Quốc gia Diện tích (1.000 Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (1.000 ha) tấn) Thế giới 98827 2,25 222269 Mỹ 30907 2,96 91417 Brazil 21760 2,62 56961 Argentina 16767 1,85 30993 Ấn Độ 9600 1,06 10217 Trung Quốc 8800 1,65 14500 Canada 1382 2,54 3503 Việt Nam 146 1,46 214 Mexico 65 1,86 120 2. Nguồn gốc, phân loại và chọn giống đậu nành 2.1. Nguồn gốc Nguồn gốc chính xác của cây đậu nành vẫn chưa được xác định một cách chắc chắn, cơ sở đầu tiên của những dự đoán về nguồn gốc địa lý của cây đậu nành là các thư tịch cổ của Trung Quốc. Về lịch sử cây đậu nành được tìm thấy trong Bản thảo kinh” của Trung Quốc do Hoàng đế Thần nông viết vào năm 2838 trước công nguyên. Từ Trung Quốc, cây đậu nành đã được lan truyền dần ra khắp thế giới. Theo các nhà nghiên cứu của Nhật Bản, cây đậu nành đã được đưa vào Triều Tiên và sau đó phát triển sang Nhật Bản vào khoảng 200 năm trước công nguyên. Đến khoảng giữa thế kỷ XVIII, đậu nành phát triển sang các nước Tây Âu và đến mãi đầu thế kỷ XX, đậu nành mới được trồng ở Châu Mỹ. Nước ta có quan hệ giao lưu lâu đời với Trung Quốc về văn hoá và xã hội, nên có nhiều khả năng đã quen thuộc với cây đậu nành từ thời rất xa xưa. 2.2. Phân loại Cây đậu nành có tên khoa học là Glycine max (L) Mercill, là loại cây họ đậu (Fabaceae). Đậu nành là cây hàng năm, có dạng buội, số cành của cây thay đổi tuỳ theo đặc tính di truyền của giống và điều kiện môi trường. Phạm vi phân bố rộng của loài và tính thích nghi hẹp của các giống, đã đưa đến sự hình thành một tập đoàn đậu nành của thế giới với nhiều dạng hình rất phong phú. 27
  4. 2.3. Chọn giống đậu nành Giống giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Về mặt kinh tế, việc chọn đúng các giống thích hợp có năng suất cao để đưa vào sản xuất là biện pháp rẽ tiền nhất để nâng cao năng suất cho cây trồng. Riêng đối với cây đậu nành là cây mẫn cảm với ngoại cảnh thì việc xác định cho đúng giống để gieo trồng trong điều kiện tự nhiên và canh tác cần phải được quan tâm đúng mức hơn. Hiện nay, mỗi một vùng sinh thái có một bộ giống địa phương khác nhau. Các giống địa phương đã tồn tại và được gieo trồng từ lâu đời, nên thường có ưu điểm là tính chống chịu rất tốt và thường là có chất lượng cao. Các giống nhập nội hay mới chọn tạo gần đây cũng thể hiện rất nhiều ưu điểm cả về năng suất và tính thích ứng với từng vùng. Các giống tuyển chọn phù hợp cho đồng bằng sông Cửu Long cần có các tiêu chuẩn sau: - Có khả năng cho năng suất cao và ổn định. - Có thời gian sinh trưởng ngắn, khoảng 90 ngày trở lại tùy theo vụ. - Có khả năng thích nghi tương đối rộng, ít quang cảm để có thể trồng được ở nhiều vùng và nhiều mùa vụ khác nhau, nhằm giải quyết khó khăn trong vấn đề hạt giống. - Có khả năng sinh trưởng trong điều kiện đất chua, có thành phần cơ giới nặng. - Có khả năng kháng các loại sâu bệnh chính trong vùng. - Kháng đổ ngã. - Có khả năng tạo nốt sần tốt đối với các dòng vi khuẩn R. japonicum tự nhiên. - Có phẩm chất hạt tốt, trước tiên là có hàm lượng protein cao. - Hạt giống chậm mất sức nảy mầm trong quá trình bảo quản. 3. Giá trị sử dụng 3.1. Giá trị dinh dưỡng Đậu nành còn gọi là đậu tương là một cây trồng cạn ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Khó có thể có tìm thấy một cây trồng nào có tác dụng nhiều mặt như cây đậu nành. Sản phẩm của nó làm thực phẩm cho con người, thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp, hàng xuất khẩu và là cây cải tạo đất tốt. Vì thế, cây đậu nành được gọi là "Ông Hoàng trong các loại cây họ đậu ". Sở dĩ cây đậu nành được đánh giá như vậy bởi lẽ cây đậu nành có giá trị rất toàn diện. 28
  5. Hạt đậu nành có thành phần dinh dưỡng cao, hàm lượng prôtein trung bình khoảng từ 35,5 - 40%. Trong khi đó hàm lượng prôtein trong gạo chỉ 6,2 - 12%; bắp: 9,8 - 13,2%; thịt bò: 21%; thịt gà: 20%; cá: 17 - 20% và trứng: 13 - 14,8%, lipit từ 15- 20%, hyđrat cacbon từ 15-16%, nhiều loại sinh tố và muối khoáng quan trọng cho sự sống. Hạt đậu nành là loại thực phẩm duy nhất mà giá trị của nó được đánh giá đồng thời cả prôtit và lipit. Prôtein của đậu nành có phẩm chất tốt nhất trong số các prôtein có nguồn gốc thực vật. Hàm lượng prôtein trong hạt đậu nành cao hơn cả hàm lượng prôtein có trong cá, thịt và cao gấp 2 lần so với các loại đậu đỗ khác. 3.2. Giá trị kinh tế a. Giá trị về mặt công nghiệp Đậu nành là nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: chế biến cao su nhân tạo, sơn, mực in, xà phòng, chất dẻo, tơ nhân tạo, chất đốt lỏng, dầu bôi trơn trong ngành hàng không, nhưng chủ yếu đậu nành được dùng để ép dầu. b. Giá trị về mặt nông nghiệp Làm thức ăn cho gia súc: đậu nành là nguồn thức ăn tốt cho gia súc. Toàn cây đậu nành (thân, lá, quả, hạt) có hàm lượng đạm khá cao cho nên các sản phẩm phụ như thân, lá tươi có thể làm thức ăn cho gia súc rất tốt, hoặc nghiền khô làm thức ăn tổng hợp của gia súc. Sản phẩm phụ công nghiệp như khô dầu có thành phần dinh dưỡng khá cao: N: 6,2%, P2O5: 0,7%, K2O: 2,4%, vì thế làm thức ăn cho gia súc rất tốt. Cải tạo đất: đậu nành là cây luân canh cải tạo đất tốt, 1 ha trồng đậu nành nếu sinh trưởng, phát triển tốt để lại trong đất từ 30-60 kg N. Trong hệ thống luân canh, nếu bố trí cây đậu nành vào cơ cấu cây trồng hợp lý sẽ có tác dụng tốt đối với cây trồng sau, góp phần tăng năng suất cả hệ thống cây trồng mà giảm chi phí cho việc bón N. Thân lá đậu nành dùng bón ruộng thay phân hữu cơ rất tốt bởi hàm lượng N trong thân chiếm 0,05%, trong lá: 0,19%. 4. Đặc điểm thực vật 4.1. Rễ Rễ cây đậu nành khác với rễ cây hoà thảo là có rễ chính và rễ phụ. Rễ chính có thể ăn sâu 30-50 cm và có thể trên 1 m. Trên rễ chính mọc ra nhiều rễ phụ, rễ phụ cấp 2, cấp 3 tập trung nhiều ở tầng đất 7-8 cm rộng 30-40 cm2. Trên rễ chính và rễ phụ có nhiều nốt sần. Bộ rễ phân bố nông sâu, rộng hẹp, số lượng nốt sần ít hay nhiều phụ thuộc vào giống, đất đai, khí hậu và kỹ thuật trồng. Quá trình phát triển của bộ rễ có thể phân ra làm 2 thời kỳ: 29
  6. Thời kỳ thứ nhất: phát triển lớp rễ đầu tiên, thời kỳ này rễ cái và rễ phụ đầu tiên phát triển mạnh kéo dài ra và sinh nhiều rễ con. Thời kỳ này thường kéo dài từ 30-40 ngày sau mọc. Thời kỳ thứ hai: lớp rễ đầu tiên phát triển chậm dần, rễ con không nhú ra nữa thậm chí có một số rễ con khô đi. Lúc này gốc thân gần cổ rễ các rễ phụ nhỏ kéo dài ra và phát triển cho tới khi gần thu hoạch. Số lượng có thể 30-40 rễ phụ ăn ở phía gần mặt đất. Lớp rễ này có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thân, lá và làm trái. Trong kỹ thuật trồng nên chú ý thời kỳ này, cần vun đất sao cho lớp rễ này phát triển mạnh. Một đặc điểm hết sức quan trọng cần lưu ý là trên bộ rễ của cây đậu nành có rất nhiều nốt sần. Đó là các u bướu nhỏ bám vào các rễ. Nốt sần là kết quả cộng sinh của một số loại vi sinh vật có tên khoa học là Rhizobium japonicum với rễ cây đậu nành. Trong một nốt sần có khoảng 3-4 tỷ vi sinh vật, mà ta chỉ có thể nhìn thấy chúng qua kính hiển vi phóng đại 600 - 1000 lần. Vi sinh vật thường có dạng hình cầu hoặc hình que. 4.2. Thân a. Hình thái và màu sắc của thân Thân cây đậu nành thuộc thân thảo, có hình tròn, trên thân có nhiều lông nhỏ. Thân khi còn non có màu xanh hoặc màu tím khi về già chuyển sang màu nâu nhạt, màu sắc của thân khi còn non có liên quan chặt chẽ với màu sắc của hoa sau này. Nếu thân lúc còn non màu xanh thì hoa màu trắng và nếu khi còn non thân có màu tím thì hoa có màu tím đỏ. Thân có trung bình 14-15 lóng, các lóng ở phía dưới thường ngắn, các lóng ở phía trên thường dài (vì những lóng phía trên phát triển từ ngày 35 - 40 trở đi vào lúc cây đang sinh trưởng nhanh nên lóng thường dài). Tùy theo giống và thời vụ gieo mà chiều dài lóng có sự khác nhau thường biến động từ 3 - 10 cm. Cây đậu nành trong vụ hè thường có lóng dài hơn vụ xuân và vụ đông. Chiều dài của lóng góp phần quyết định chiều cao của thân. Thân cây đậu nành thường cao từ 0,3 m - 1,0 m. Giống đậu nành dại cao 2-3 m. Những giống thân nhỏ, lóng dài dễ bị đổ hay mọc bò thường làm thức ăn cho gia súc. Những giống thân to thường là thân đứng và có nhiều hạt và chống được gió bão. Toàn thân có một lớp lông tơ ngắn, mọc dày bao phủ từ gốc lên đến ngọn, đến cả cuống lá. Thực tế cũng có giống không có lông tơ. Những giống có mật độ lông tơ dày, màu sẫm có sức kháng bệnh, chịu hạn và chịu rét khỏe. Ngược lại, những giống không có lông tơ thường sinh trưởng không bình thường, sức chống chịu kém. Thân có lông tơ nhiều, ít, dài, ngắn, dày, thưa là một đặc điểm phân biệt giữa các giống với nhau. 30
  7. b. Tập tính sinh trưởng của thân Căn cứ vào tập tính sinh trưởng và đặc điểm của thân người ta chia ra làm 4 loại: - Loại mọc thẳng: thân cứng, đường kính thân lớn, thân không cao lắm, đốt ngắn, trái nhiều tập trung thường là giống ra hoa hữu hạn. - Loại bò: thân chính phân cành rất nhỏ, mềm, phủ trên mặt đất thành đám dây, thân rất dài, đốt dài, trái nhỏ phân tán. - Loại nửa bò: là loại trung gian giữa 2 loại mọc thẳng và mọc bò trên. - Loại mọc leo: thân nhỏ rất dài, mọc bò dưới đất hoặc leo lên giá thể khác. Thân đậu nành có khả năng phân cành ngay từ nách lá đơn hoặc kép. Những cành trên thân chính phân ra gọi là cành cấp 1, trên cành cấp 1 có thể phân ra cành cấp 2. Số lượng cành trên một cây nhiều hay ít thay đổi theo giống, thời vụ, mật độ gieo trồng và điều kiện canh tác. Trung bình trên 1 cây thường có 2-5 cành, có một số giống trong điều kiện sinh trưởng tốt có thể có trên 10 cành. Thường sau mọc khoảng 20 - 25 ngày thì cây đậu nành bắt đầu phân cành. Vị trí phân cành phù hợp là cao trên 15 cm, nếu thấp quá không có lợi cho việc cơ giới hoá. Giống đậu nành có góc độ phân cành càng hẹp thì càng tốt cho việc tăng mật độ. Căn cứ vào tập tính sinh trưởng của thân cành và đặc điểm ra hoa người ta chia các giống đậu nành ra làm 2 loại: + Sinh trưởng hữu hạn: khi ngọn thân hoặc ngọn cành đã ra hoa, thì không tiếp tục sinh trưởng nữa hay cành không cao lên nữa, loại này thường trồng lấy hạt. + Sinh trưởng vô hạn: khi đậu nành ra hoa kết trái và cả khi sắp chín thân cành vẫn tiếp tục sinh trưởng, thường là loại mọc bò được trồng làm thức ăn cho gia súc. c. Quá trình phát triển của thân - Từ lúc mọc đến khi cây có 5 lá thật (3 lá kép) khoảng 25-30 ngày sau khi gieo, thân sinh trưởng với tốc độ bình thường. - Khi cây đã có 6-7 lá thật (4-5 lá kép) thân bắt đầu phát triển mạnh, tốc độ mạnh nhất vào lúc ra hoa rộ. Sự khác biệt của cây đậu nành với cây trồng khác là khi cây ra hoa rộ lại là lúc thân cành phát triển mạnh nhất. Đây là giai đoạn 2 quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực cạnh tranh nhau dẫn đến khủng hoảng thiếu dinh dưỡng, cho nên cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trước khi vào thời kỳ này và tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển thuận lợi. Trong kỹ 31
  8. thuật chăm sóc ta phải xới vun kết hợp với bón thúc phân cho đậu nành vào giai đoạn 3-5 lá kép, lúc cây có đầy đủ hoa thì sinh trưởng chậm dần rồi dừng hẳn. 4.3. Lá Cây đậu nành có 3 loại lá Lá mầm (lá tử diệp): lá mầm mới mọc có màu vàng hay xanh lục, khi tiếp xúc với ánh sáng thì chuyển sang màu xanh. Hạt giống to thì lá mầm chứa nhiều dinh dưỡng nuôi cây mầm, khi hết chất dinh dưỡng lá mầm khô héo đi, cho nên trong kỹ thuật trồng đậu nành nên làm đất tơi nhỏ và chọn hạt to cây sẽ mọc khoẻ, sinh trưởng tốt. Lá nguyên (lá đơn): lá nguyên xuất hiện sau khi cây mọc từ 2-3 ngày và mọc phía trên lá mầm. Lá đơn mọc đối xứng nhau. Lá đơn to, màu xanh bóng là biểu hiện cây sinh trưởng tốt. Lá đơn to, xanh đậm biểu hiện của một giống có khả năng chịu rét. Lá đơn nhọn gợn sóng là biểu hiện cây sinh trưởng không bình thường. Lá kép: mỗi lá kép có 3 lá chét, có khi 4-5 lá chét. Lá kép mọc so-le, lá kép thường có màu xanh tươi khi già biến thành màu vàng nâu. Cũng có giống khi trái chín lá vẫn giữ được màu xanh, những giống này thích hợp trồng làm thức ăn gia súc. Phần lớn trên lá có nhiều lông tơ. Lá có nhiều hình dạng khác nhau tuỳ theo giống, những giống lá nhỏ và dài chịu hạn khoẻ nhưng thường cho năng suất thấp. Những giống lá to chống chịu hạn kém nhưng thường cho năng suất cao hơn. Nếu 2 lá kép đầu to và dày thường biểu hiện giống có khả năng chống chịu rét. Số lượng lá kép nhiều hay ít, diện tích lá to hay nhỏ chi phối rất lớn đến năng suất và phụ thuộc vào thời vụ gieo trồng. Các lá nằm cạnh chùm hoa nào giữ vai trò chủ yếu cung cấp dinh dưỡng cho chùm hoa ấy. Nếu vì điều kiện nào đó làm cho lá bị úa vàng thì trái ở vị trí đó thường bị rụng hoặc lép. Các nhà chọn giống đậu nành đưa ra cơ sở để nâng cao năng suất đậu nành là tăng cường quá trình quang hợp và muốn quang hợp với hiệu quả cao thì phải chọn những cây có bộ lá nhỏ, dày, thế lá đứng và lá có dạng hình trứng. Số lá nhiều, to, khỏe nhất vào thời kỳ đang ra hoa rộ. Khi phiến lá phát triển to, rộng, mỏng, phẳng, có màu xanh tươi là biểu hiện cây sinh trưởng khoẻ, có khả năng cho năng suất cao. 4.4. Hoa a. Hình thái và cấu tạo Hoa đậu nành nhỏ, không hương vị, thuộc loại cánh bướm. Màu sắc của hoa thay đổi tuỳ theo giống và thường có màu tím, tím nhạt hoặc trắng (Hình 2.1). Đa phần các giống có hoa màu tím và tím nhạt. Các giống đậu nành có hoa màu trắng 32
  9. thường có tỷ lệ dầu cao hơn các giống màu tím. Hoa phát sinh ở nách lá, đầu cành và đầu thân. Hoa mọc thành từng chùm, mỗi chùm có từ 1-10 hoa và thường có 3-5 hoa. Hoa đậu nành ra nhiều nhưng tỷ lệ rụng rất cao khoảng 30% có khi lên tới 80%. Hoa đậu nành thuộc loại hoa đồng chu lưỡng tính trong hoa có nhị và nhụy, mỗi hoa gồm 5 lá đài, 5 cánh hoa có 10 nhị và 1 nhụy. + Đài hoa có màu xanh, nhiều bông. + Cánh hoa: một cánh to gọi là cánh cờ, 2 cánh bướm và 2 cánh thìa. + Nhị đực: 9 nhị đực cuốn thành ống ôm lấy vòi nhụy cái và 1 nhị riêng lẻ. + Nhụy cái: bầu thượng, tử phòng một ngăn có 1-4 tâm bì (noãn) nên thường quả đậu nành có 2-3 hạt. Các cánh hoa vươn ra khỏi lá đài từ ngày hôm trước và việc thụ phấn xảy ra vào sáng ngày hôm sau lúc 8-9 giờ sáng trước khi nụ hoặc hoa chưa nở hoàn toàn. Mùa hè hoa thường nở sớm hơn mùa đông và thời gian nở hoa rất ngắn sáng nở chiều tàn. Hoa đậu nành thường thụ phấn trước khi hoa nở và là cây tự thụ phấn, tỷ lệ giao phấn rất thấp chiếm trung bình 0,5 - 1%. b. Đặc điểm của sự nở hoa đậu nành Thời gian bắt đầu ra hoa sớm hay muộn, dài hay ngắn tuỳ thuộc vào giống và thời tiết khác nhau. Giống chín sớm sau mọc trên dưới 30 ngày đã ra hoa và giống chín muộn 45-50 ngày mới ra hoa. Thời gian ra hoa dài hay ngắn theo giống và theo thời vụ. Có những giống thời gian ra hoa chỉ kéo dài 10-15 ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời kỳ hoa rộ thường từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 10 sau khi hoa bắt đầu nở. Hoa trong đợt rộ mới tạo trái nhiều, còn trước và sau đợt hoa rộ thì tỷ lệ đậu trái thấp. Điều kiện thích hợp cho sự nở hoa là ở nhiệt độ 25-28oC, ẩm độ không khí 75- 80%, ẩm độ đất 70-80%. Căn cứ vào phương thức ra hoa người ta chia các giống đậu nành làm 2 nhóm: + Nhóm ra hoa hữu hạn: thuộc những giống sinh trưởng hữu hạn, hướng ra hoa theo trình tự từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong. Những giống này thường cây thấp ra hoa tập trung, trái và hạt đồng đều. + Nhóm ra hoa vô hạn: thuộc những giống sinh trưởng vô hạn, có hướng ra hoa theo trình tự từ dưới lên trên và từ trong ra ngoài. Những giống này thường ra hoa rất phân tán, trái chín không tập trung và phẩm chất hạt không đồng đều. Trong thực tế, những giống hoa tập trung nếu gặp điều kiện bất thuận, hoa sẽ rụng nhiều nên thất thu nặng. Còn những giống thời gian ra hoa dài tuy trái chín không tập trung nhưng nếu bị rụng vào một đợt thì hoa sẽ ra tiếp đợt sau nên không thất thu nặng. Một hoa có từ 1800 - 6800 hạt phấn tuỳ theo giống khác nhau, giống hạt to thì có bao phấn to và nhiều hạt phấn. Hạt phấn thường hình tròn, số lượng 33
  10. và kích thước hạt phấn tuỳ giống khác nhau, giống hạt to thường có hạt phấn to và nhiều hơn so với giống có hạt nhỏ. Hạt phấn nảy mầm tốt trong điều kiện nhiệt độ 18-23oC. a b Hình 2.1: Hình dạng hoa đậu nành: a) hoa màu tím, b) hoa màu trắng 4.5. Trái Số trái biến động từ 2 đến 20 ở mỗi chùm hoa và có thể đạt tới 400 trái trên một cây. Một trái chứa từ 1 tới 5 hạt, nhưng hầu hết các giống trái thường từ 2 đến 3 hạt. Trái đậu nành thẳng hoặc hơi cong, có chiều dài từ 2 tới 7 cm hoặc hơn. Trái có màu sắc biến động từ vàng trắng tới vàng sẫm, nâu hoặc đen. Màu sắc trái phụ thuộc vào sắc tố caroten, xanthophyll, màu sắc của lông, sự có mặt của các sắc tố antocyanin. Lúc quả non có màu xanh nhiều lông (Hình 2.2a) (có khả năng quang hợp do có diệp lục) khi chín có màu nâu (Hình 2.2b). Hoa đậu nành ra nhiều nhưng tỷ lệ đậu trái thấp 20-30%. Ví dụ trong vụ xuân 1 cây có thể có 120 hoa nhưng chỉ đậu 30-40 trái là cao, trên một chùm 5-8 hoa chỉ đậu 2- 3 trái. Những đốt ở phía gốc thường trái ít hoặc không có trái, từ đốt thứ 5-6 trở lên tỷ lệ đậu trái cao và trái chắc nhiều. Trên cành thường từ đốt 2-3 trở lên mới có trái chắc, những trái trên đầu cành thường lép nhiều. Sau khi hoa nở được 2 ngày thì cánh hoa héo và rụng, ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau hoa nở đã hình thành trái và 7-8 ngày sau là thấy nhân trái xuất hiện. Trong 18 ngày đầu trái lớn rất nhanh sau đó chậm dần, vỏ dày lên và chuyển từ màu xanh sang màu vàng. Hạt lớn nhanh trong vòng 30-35 ngày sau khi hình thành quả. 34
  11. a b Hình 2.2: Hình dạng trái đậu nành. a) Trái đậu còn non, b) Trái đậu đã chín 4.6. Hạt Hạt có nhiều hình dạng khác nhau: hình tròn (Hình 2.3), hình bầu dục, tròn dẹt v.v... Giống có màu vàng giá trị thương phẩm cao. Trong hạt, phôi thường chiếm 2%, 2 lá tử điệp chiếm 90% và vỏ hạt 8% tổng khối lượng hạt. Hạt to nhỏ khác nhau tuỳ theo giống, khối lượng một nghìn hạt (M1000 hạt) thay đổi từ 20- 400g trung bình từ l00g-200g. Rốn hạt của các giống khác nhau thì có màu sắc và hình dạng khác nhau, đây là một biểu hiện đặc trưng của các giống. Hình 2.3: Hạt đậu nành 35
  12. 5. Nốt sần và sự cố định đạm 5.1. Sự hình thành nốt sần Trong đất luôn luôn có nhiều loại vi sinh vật thường tập trung xung quanh bộ rễ (để sử dụng các chất thải ra làm thức ăn), mặt khác xung quanh rễ do canh tác tạo điều kiện đất đai thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Có loại cộng sinh, có loại hoại sinh, ký sinh trong đó có loại có lợi, có loại có hại với rễ. Cây họ đậu đều tiết ra các chất như gluxit, đường galacto v.v.. đã hấp dẫn các loại vi sinh vật trong đó có vi sinh vật nốt sần. Có nhiều quan điểm khác nhau về quá trình xâm nhập của vi sinh vật nốt sần vào rễ cây họ đậu. Có quan điểm cho rằng khi sống vi khuẩn Rhizobium japonicum tiết ra chất axit andol 3 axêtic. Khi vi khuẩn tiếp xúc với lông hút dưới tác dụng của axit làm cho điểm đó trên lông hút khô cong lên, tạo nên khe hở làm cho vi sinh vật đi sâu vào lông hút. Quan điểm khác lại cho rằng vi sinh vật tiết ra men xelluoza phân huỷ tế bào lông hút để đi vào lông hút.Vi khuẩn tiết ra chất kích thích làm cho tế bào phân chia không bình thường và hình thành nốt sần. Nốt sần phát triển đến một giai đoạn nhất định thì cố định đạm. Bản thân nốt sần hút N còn vi sinh vật như một chất xúc tác. Khi cây già vi sinh vật đi ra ngoài. Quá trình hình thành nốt sần kéo dài 16-21 ngày. Trường hợp bình thường nốt sần bắt đầu xuất hiện sau mọc 14-15 ngày, phát triển nhiều và mạnh nhất vào lúc đậu nành ra hoa và làm trái tập trung nhiều nhất ở lớp rễ thứ nhất. Số lượng nốt sần nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện đất trồng, các chất dinh dưỡng đối với đậu nành. Trồng đậu nành trên đất đã trồng đậu nành, thì nốt sần hình thành sớm hơn và nhiều hơn. Đất chua quá hoặc kiềm quá nốt sần hình thành kém. pH thích hợp cho sự hình thành của nốt sần là 6-7, vì vậy việc lựa chọn đất trồng đậu nành thích hợp rất quan trọng. Điều kiện dinh dưỡng cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nốt sần. Nhìn chung bón đầy đủ NPK thì nốt sần phát triển mạnh, bón P2O5 Có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nốt sần, còn hiệu quả kali không rõ lắm. 5.2. Quan hệ giữa vi khuẩn tạo nốt sần và giống đậu nành Quan hệ giữa vi sinh vật nốt sần với cây đậu nành là mối quan hệ cộng sinh: cây cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn hoạt động, ngược lại vi khuẩn lại tổng hợp nitơ tự do của không khí chuyển sang dạng đạm hữu cơ cây có thể sử dụng được. Cây đậu nành cung cấp càng nhiều chất dinh dưỡng cho vi sinh vật hoạt động thì vi sinh vật càng phát triển và tích luỹ đạm được càng nhiều cho cây làm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. 36
  13. 5.3. Hiệu quả cố định và lợi ích của biện pháp nhiễm vi khuẩn Ngày nay ở nhiều nước để tăng cường hiệu quả cố định đam của đậu nành trong sản xuất đại trà, trên thị trường có bán các dạng chế phẩm R. japonicum với tên gọi chung là nitrazin, để nhiễm cho hạt giống đậu nành lúc gieo. Hiện nay loại phân này được Trung tâm đạm sinh học của Trường Đại học Cần Thơ sản xuất với quy mô nhỏ với tên gọi là Viđana. Kinh nghiệm cho thấy khi nhiễm vi khuẩn nốt sần, năng suất đậu nành tăng 4-6%. 5.4. Cách nhiễm vi khuẩn nốt sần cho hạt giống đậu nành (nhiễm khuẩn Rhizobium) Để giảm mức bón phân đạm, cây đậu nành phải có một quần thể Rhizobium japonicum thích hợp để hình thành nốt sần. Ở những đất mới trồng đậu nành lần đầu không có Rhizobium, để cho cây đậu nành có nhiều nốt sần cần nhiễm khuẩn trước khi gieo. Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy biện pháp nhiễm khuẩn nốt sần thường đạt hiệu quả kinh tế cao trên đất mới trồng đậu nành lần đầu. Các chế phẩm Rhizobium để nhiễm cho hạt trước khi gieo thường có tên gọi chung là Nitragin. Trộn phân vi sinh vật như nitragin hay các chế phẩm vi sinh vật khác với lượng 2kg/ha với hạt giống trong nơi râm mát sau đó gieo ngay. 6. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh 6.1. Đất Cây đậu nành không yêu cầu nghiêm khắc về đất trồng, nói chung loại đất nào trồng được các cây hoa màu nhất là ngô đều trồng được cây đậu nành. Loại đất thích hợp nhất đối với cây đậu nành là loại đất có tầng canh tác sâu, giàu chất hữu cơ, Ca, K và pH trung tính, mực nước ngầm sâu, giữ ẩm tốt, dễ thoát nước, trong đó khả năng giữ nước và thoát nước có ảnh hưởng nhiều nhất đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất cây đậu nành. Đậu nành chịu mặn và chịu chua kém hơn nhiều cây trồng khác, độ pH có thể phát triển bình thường được là từ 5,0-8,0, độ pH thích hợp nhất là 6,0-7,0. Dưới 4,0 và trên 9,5 đậu nành không sống được. Ở nước ta đậu nành có thể trồng trên nhiều loại đất như đất phù sa sông suối, đất đỏ bazan,…(Tây Nguyên và miền núi Đông Nam Bộ), đất lúa (thịt nhẹ và trung bình), đất nương đồi bãi. 6.2. Nước Trong cả vụ, nhu cầu nước đối với cây đậu nành dao động từ khoảng 350 tới 800 mm (Mayer và ctv., 1992). Nhưng nhu cầu nước phụ thuộc vào độ dài thời gian sinh trưởng, tốc độ phát triển của cây trước khi phủ kín đất và lượng nước sẵn có trong đất. Trong suốt thời gian sinh trưởng, nhu cầu nước của cây không 37
  14. đồng đều qua các giai đoạn. Ở giai đoạn nảy mầm và cây con, tỷ lệ sử dụng nước thấp do tán cây còn nhỏ và phần lớn số nước mất đi do bay hơi trên mặt đất. Nhu cầu nước của cây đậu nành tăng dần khi cây ở giai đoạn từ 3-5 lá kép, tăng nhanh và cao nhất ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực từ khi cây ra hoa đến khi trái vào chắc. Giai đoạn trái bắt đầu chín, nhu cầu nước lại giảm đi cùng với sự tàn của lá và lượng nước bay hơi giảm. Nước ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây bao gồm về cả sinh lý, sinh hoá, hình thái và giải phẫu của cây dẫn đến làm giảm năng suất. 6.3. Ánh sáng Cây đậu thích hợp với ánh sáng ngày ngắn, là cây ưa sáng nên trồng vào mùa nắng. Cây đậu cần cường độ ánh sáng thấp hơn cây trồng khác (30% cường độ ánh sáng bức xạ mặt trời) do đặc điểm này đậu nành có thể trồng xen với cây có cường độ ánh sáng cao hơn như: bắp, mía,… 6.4. Nhiệt độ Trong quá trình sinh trưởng của cây đậu nành, nếu nhiệt độ biến động trên hoặc dưới mức thích hợp quá nhiều, có thể gây thiệt hại đối với cây trồng. Khả năng thiệt hại do nhiệt độ tuỳ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây. Đậu nành được trồng rải ở nhiều nước trên thế giới có thể trồng tới 47o vĩ bắc. Đậu nành có nguyên sản ở Trung Quốc nên nói chung đậu nành là một loại cây ưa nhiệt độ ấm. Cây đậu nành ưa nhiệt độ cao nhưng tuỳ theo thời kỳ sinh trưởng khác nhau mà yêu cầu nhiệt độ khác nhau. 7. Kỹ thuật canh tác 7.1. Thời vụ Căn cứ vào điều kiện sau đây để xác định thời vụ: Đất đai: tuỳ theo chân ruộng thấp hay cao thoát nước hay không, mà phải gieo trồng đúng thời vụ, tránh lúc ra hoa và làm trái gặp mưa bị úng, rụng hoa, rụng trái nhiều. Căn cứ vào chế độ canh tác: tuỳ theo chế độ canh tác của từng nơi, luân canh hoặc trồng xen gối mà bố trí thời vụ gieo trồng đảm bảo năng suất cây trồng trước và cây trồng sau. Căn cứ vào giống: tuỳ theo giống chín sớm trung bình hay chín muộn, để bố trí thời vụ gieo trồng thích hợp nhất. Ví dụ nếu trồng giống chín muộn không được gieo muộn quá làm rút ngắn thời gian sinh trưởng, năng suất giảm. Căn cứ vào điều kiện khí hậu: đây là yếu tố chủ yếu nhất để bố trí thời vụ, hay phải căn cứ vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng để gieo trồng đúng thời vụ, tạo điều kiện cho đậu nành sinh trưởng thuận lợi nhất, biểu hiện khi gieo trồng gặp hạn, không bị rét khi ra hoa và chín, có ẩm độ và nhiệt độ thích hợp, khi thu 38
  15. hoạch ẩm độ phải khô. Ở nước ta có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm, nhưng ở miền Nam có 2 thời vụ thích hợp trồng đậu nành: - Vụ Đông xuân: gieo tháng 11-12 dl, thu hoạch tháng 2-3 dl năm sau. Thông thường tỉa trên đất cồn bãi bồi, đất liếp, gò cao. Chủ yếu là nhân giống cho vụ xuân hè. - Vụ Xuân hè: gieo tháng 2-3 dl, thu hoạch tháng 5-6 dl. Đây là vụ sản xuất chính, trồng thích hợp trên chân đất ruộng đã thu hoạch lúa Đông xuân, dọn sạch cỏ tranh thủ xuống giống lúc đất còn ẩm, có thể tỉa hoặc sạ. 7.2. Giống Giống giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Về mặt kinh tế, việc chọn đúng các giống thích hợp có năng suất cao để đưa vào sản xuất là biện pháp rẻ tiền nhất để nâng cao năng suất cây trồng. Riêng đối với đậu nành là cây rất mẫn cảm với ngoại cảnh, thì việc xác định cho đúng giống để gieo trồng trong điều kiện tự nhiên và canh tác, cần phải được quan tâm đúng mức hơn. Dựa vào các tiêu chuẩn chọn giống, bộ môn Di truyền giống, khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường Đại Học Cần Thơ đã tuyển chọn, lai tạo được nhiều giống đậu nành năng suất cao như: MTĐ6, MTĐ10, MTĐ13, MTĐ22, MTĐ65 và đặc biệt là giống MTĐ 176 là giống lai từ tổ hợp lai D9H4 x CES 97 - 13 tỏ ra thích nghi, ổn định nhiều năm trong khu vực sản xuất đậu nành ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Các giống mới đã được Viện nghiên cứu và thí nghiệm phù hợp với từng vùng như: + Nhóm giống ngắn ngày, thời gian sinh trưởng 70 – 80 ngày gồm có: ĐT 12, ĐT 13, ĐVN 9, AK 02, AK 03, V 48, DT 99, ML 2, VN-9, DT 96, ĐVN 5, ĐVN 8, OMDN 87,... + Nhóm giống trung ngày, thời gian sinh trưởng 85 - 90 ngày gồm có: HL 203, OMDN 1, OMDN 29, OMDN 87, OMDN 109, OMDN 110, OMDN 112, OMDN 114,... + Nhóm giống dài ngày, thời gian sinh trưởng 95 – 110 ngày gồm có: T 57, TN 01, ĐT 80, ĐT 95, ĐT 2000, ĐT 2003, DT 2601, DT 2008 (chịu hạn),.... 7.3. Chuẩn bị đất Có 2 mô hình canh tác cây đậu nành - Mô hình chuyên canh màu: có làm đất. - Mô hình luân canh: không làm đất. 39
  16. Cách trồng có làm đất - Cày đất lúc có ẩm độ vừa phải. Tránh cày đất lúc còn quá ướt. - Trường hợp đất quá khô, phải chủ động tưới nước và chờ đến khi đất có đủ độ ẩm thích hợp thì mới cày. - Tránh làm đất quá tơi, khi gặp mưa, dễ bị đóng váng, cản trở việc hút nước, dinh dưỡng của cây, cây sinh trưởng yếu, các nốt sần ít và nhỏ. Đường kính đất cày vừa phải: 4 – 5cm. * Ưu điểm - Diệt cỏ dại. - Nâng cao độ tơi xốp của tầng đất mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống rễ phát triển mạnh trong giai đoạn đầu. - Hạn chế việc bốc phèn (xì phèn) lên lớp đất mặt do mao dẫn. * Nhược điểm - Tốn thời gian làm đất, do đó kéo dài thời vụ trồng đậu nành. Có thể ảnh hưởng đến cây trồng vụ sau. - Tốn chi phí làm đất, tưới nước (vì muốn làm đất, phải để đất khô, sau khi gieo, phải tưới nhiều nước) dẫn đến lợi nhuận bị giảm một phần . Do đó, việc áp dụng làm đất chỉ nên áp dụng đối với những trường hợp đất quá khô, nhiều cỏ dại. Cách trồng không làm đất Cách trồng này đã có từ thời xa xưa. Ở An Giang, đã áp dụng từ lâu với mô hình lúa mùa nổi luân canh màu. Trên chân đất ruộng, tiến hành gieo đậu nành sau khi thu hoạch lúa, khi đất còn độ ẩm thích hợp. Có thể kết hợp phủ rơm để giữ ẩm. Trường hợp đất quá khô, có thể tưới tràn, sau đó tháo nước ra, ngày hôm sau tỉa hạt. * Ưu điểm - Tranh thủ thời vụ , vì không phải chờ đợi thời gian làm đất . - Giảm được chi phí trong khâu làm đất. Do đó hiệu quả kinh tế hơn . - Tận dụng được độ ẩm trong đất sau khi thu hoạch lúa, do đó giảm chi phí tưới nước. * Nhược điểm - Sâu bệnh phát triển nhiều hơn. 40
  17. - Gặp trở ngại trong việc ứng dụng phân bón, nhất là các loại phân đòi hỏi phải trộn hoặc lấp xuống đất như phân lân, phân hữu cơ, vôi, .... Ngoài ra, một số nơi còn áp dụng biện pháp làm đất theo hàng, qua các thí nghiệm của Trường Đại học Cần Thơ, cho thấy, không có sự khác biệt về năng suất đối với 2 biện pháp kỹ thuật làm đất trên. Tuy nhiên, biện pháp không làm đất cho hiệu quả kinh tế cao nhất. 7.4. Gieo sạ Chọn hạt giống có tỉ lệ nảy mầm trên 70% (TCVN: 1976-2004). Trước khi gieo, phơi lại hạt giống một nắng nhẹ trên nong, nia, không được phơi trên nền xi măng, sân gạch khi nắng gắt. - Tỉa: tranh thủ đất còn ẩm hoặc bơm nước cho ngập đều và tháo nước ra chờ ráo và tiến hành tỉa. Xôm lỗ sâu 2-3 cm, bỏ 2-3 hạt/lỗ, lấp lỗ bằng tro trấu ẩm. - Sạ: đốt bớt gốc rạ, vệ sinh đồng ruộng, xuống giống lúc đất còn ẩm hoặc sau khi xuống giống bơm lùa nước (tưới tràn), đánh rãnh thoát nước và thoát nước ngay cho thật ráo để giúp hạt nảy mầm tốt. 7.5. Bón phân Cùng thuộc nhóm cây họ đậu, đậu nành còn có khả năng cố định đạm từ khí trời. Khả năng này nhờ vi khuẩn Rhizobium japonicum, gọi là vi khuẩn cố định đạm. Vi khuẩn này sống trong điều kiện đất không bị ngập và đất phải thoáng khí, giúp tạo nốt sần trong rễ cây họ đậu. Nhờ hút chất đạm từ không khí, khi nốt sần trưởng thành (lúc cắt ngang có màu nâu đỏ) nó sẽ cung cấp chất đạm lại cho cây trồng sử dụng. Do đó, việc bón quá nhiều lượng phân đạm cho cây đậu nành là không cần thiết. Đối với cây đậu nành, do có thể cố định được lượng đạm khí trời (vi khuẩn Rhizobium japonicum) để nuôi cây, vì vậy cần chú ý đến việc bón thêm phân lân và kali để cân đối NPK. Phân đạm nên bón vào đầu của giai đoạn tăng trưởng, để kích thích bộ lá phát triển trước khi vi khuẩn nốt sần ở rễ lấy được đạm từ khí quyển để nuôi cây. Bảng 2.3: Nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu nành. Cứ 1 tấn hạt, cây đậu nành đã lấy đi lượng dinh dưỡng từ đất (Đơn vị tính: kg/ha) N P2O5 K2O MgO CaO 100 kg/ha 16 kg/ha 21 kg/ha 4 kg/ha 4 kg/ha 41
  18. Qua số liệu trình bày trong Bảng 2.3 nhận thấy rằng cây đậu nành rất cần đạm, song do có vi khuẩn cố định đạm, nên lượng đạm bón vào không cần nhiều. Cây đậu nành có nhu cầu về lân, kali, canxi, magiê. Do đó, bón tập trung vào giai đoạn đầu của thời kỳ sinh trưởng. - Lượng phân bón: tùy theo từng loại đất, loại giống, mùa vụ,… mà có lượng phân bón cho thích hợp. Theo khuyến cáo của Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp (2013), lượng phân sử dụng cho 1ha như sau: Lần 1 (7 - 10 ngày sau khi gieo): bón 100 kg DAP + 25 kg Kali Lần 2 (22 - 25 ngày sau khi gieo): bón 50 kg DAP + 25 kg Kali Lần 3 (35 - 40 ngày sau khi gieo): bổ sung phân bón lá có hàm lượng Kali cao Nếu có điều kiện, bón thêm 5-6 tấn phân chuồng/ha, bón vào giai đoạn trước khi tỉa hạt (bón lót). Canh tác trên đất phèn, tùy vào độ chua của từng loại đất, có thể bón thêm 30-50 kg vôi bột cho 1.000 m2 vào giai đoạn bón lót. - Cách bón lót: vùi phân vào đất hoặc trộn với tro trấu, phân hữu cơ, thuốc ngừa sâu bệnh. Sau đó lấp hạt lại. Đối với các lần bón thúc, có thể pha nước tưới hoặc bón cách hàng đậu 5 cm, độ sâu 10 cm. 7.6. Tưới nước và quản lý cỏ dại a. Tưới nước Tùy vào điều kiện trồng mà có biện pháp tưới nước cho thích hợp và giữ đất luôn ẩm tránh nứt nẻ khô hạn. Trường hợp trồng ở đất ruộng phương pháp tưới tràn có hiệu quả kinh tế hơn, cho nước ngập đều ruộng 3-4 cm sau đó rút nước thật ráo. Chú ý: Với phương pháp tưới tràn yêu cầu mặt ruộng tương đối bằng phẳng và có rãnh thoát nước tốt. b. Quản lý cỏ dại Cỏ dại thường gây những tổn thất rất lớn trong sản xuất, cùng mọc trên một thửa ruộng cỏ dại cạnh tranh với cây cả về dưỡng chất, nước, ánh sáng và các điều kiện sống khác, làm cho năng suất và phẩm chất đậu nành bị giảm. Mặc khác, cỏ dại còn là nơi lưu tồn của các mầm sâu bệnh hại, khả năng cạnh tranh, lưu tồn của nhiều loài cỏ dại cao hơn đậu nành. Số lần làm cỏ và thời điểm làm cỏ tùy theo mức phát triển cụ thể của cỏ dại trên ruộng. Mức phát triển của cỏ dại tùy thuộc 42
  19. vào khâu chuẩn bị đất trước lúc gieo, mức độ nhiễm cỏ dại của ruộng, thành phần cỏ dại và hiệu quả của đợt làm cỏ trước. Sử dụng thuốc tiền nảy mầm: Dual 720ND, Ronstar 25EC (sau khi tỉa 1 ngày). Hoặc có thể sử dụng thuốc hậu nảy mầm: Onecide 35EC, Targa Supper (10-12 ngày sau khi gieo). Có thể làm cỏ bằng tay khi đậu chưa giáp tán. 8. Côn trùng gây hại và biện pháp quản lý 8.1. Dòi đục thân Cây đậu nành ở giai đoạn 10-15 ngày sau khi gieo thường bị chết héo do dòi đục thân. Tách đôi thân cây chết thấy dòi tấn công trong thân, ăn thành đường hầm ngay giữa thân kéo dài từ gốc lên đến ngọn (Hình 2.3). Có thể dùng thuốc hạt như Basudin 10H rải cùng lúc gieo hạt tại mỗi lỗ (2 kg thuốc/1000m2) sẽ bảo vệ được cây đậu ngay từ lúc có 2 lá đơn đầu tiên. Cũng có thể rải thuốc khi cây đậu đã ra lá kép nếu thấy còn nhiều ruồi xuất hiện trên lá. Hình 2.3: Dòi đục thân gây hại 43
  20. 8.2. Sâu đục trái Thành trùng của sâu đục trái đẻ trứng trên trái vừa mới hình thành, trứng thường được đẻ rải rác trên trái và một phần trên lá, cuống lá và cuống trái. Trên trái, bướm đẻ trứng tập trung ở hai đầu trái là nơi có lông thì số trứng lại rất thấp. Khi nở ấu trùng giăng tơ cột các lông trên trái và bắt đầu đục vào trái. Thường một ngày sau khi nở, ấu trùng đã đục vào trái (Hình 2.4). Giai đoạn này thường khó phát hiện thấy ở ngoài đồng vì sâu chui vào trong hạt ở luôn trong đó, ăn phá hết hạt sau đó mới đục lỗ chui ra. Nên luân canh cây đậu nành với lúa hoặc các loại cây khác để cắt đứt nguồn thức ăn của sâu. Có thể sử dụng các loại thuốc như: Reasgant 3.6EC, Tungmectin 1.9EC, Kuraba 1.8EC (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn, 2006) khi thấy bướm sâu đục trái xuất hiện nhiều ở giai đoạn hoa nở. Hình 2.4 Sâu đục trái gây hại trên đậu nành 44
nguon tai.lieu . vn