Xem mẫu

  1. CHƯƠNG 4 BỆNH HẠI CÂY HOA Mã chương: NN 403-04 Giới thiệu Chương học trình bày về một triệu chứng số bệnh phổ biến trên cây hoa hồng, cúc, mai và biện pháp quản lý bệnh trên các loại cây này. Mục tiêu Kiến thức: + Trình bày được triệu chứng và tác nhân gây bệnh cây hoa Kỹ năng: + Chẩn đoán bệnh hại cây hoa + Áp dụng các biện pháp quản lý bệnh hại cây hoa Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có thể thực hiện việc nhận dạng đúng một số bệnh phổ biến trên hoa hồng, cúc, mai và có thể vận dụng biện pháp phòng trị hiệu quả. 1. Bệnh hại hoa hồng 1.1. Các bệnh phổ biến BỆNH ĐỐM ĐEN * Triệu chứng Đây là bệnh quan trọng và phổ biến trên hồng. Bệnh gây hại trên lá và hoa. Triệu chứng bệnh đầu tiên xuất hiện ở các lá già, sau đó lan dần đến các lá non, đọt và nu hoa. Vết bệnh là những đốm tròn nhỏ, màu nâu hoặc đen, sau đó phát triển thành những đốm đen to và viền có răng cưa mịn. Đường kính vết bệnh từ 0,5-1 cm. Lá bệnh bị vàng và rụng rất nhanh, nếu bệnh nặng toàn bộ lá phía dưới và giữa rụng hết chỉ còn lại vài lá trên ngọn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự quang hợp và phát triển của cây. Bệnh gây hại nặng trong điều kiện trồng dầy, bón nhiều phân đạm, không thường xuyên vệ sinh thu gom và tiêu hủy lá bệnh và do sử dụng cây bệnh để nhân giống. Điều kiện ẩm độ cao vào mùa mưa, thời tiết nhiều sương mù và có nhiều giọt nước đọng lại trên lá do tưới nước vào buổi chiều tối cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh lây lan và phát triển mạnh. * Tác nhân: Bệnh do nấm Marssonina rosae gây ra. 72
  2. BỆNH THÁN THƯ * Triệu chứng Bệnh xuất hiện trên nhiều giống hồng, gây hại trên lá và hoa. Triệu chứng thường bắt đầu từ chóp lá, mép lá hoặc ở giữa phiến lá. Vết bệnh ban đầu là những chấm tròn nhỏ, viền nâu, hơi lõm xuống, có màu xanh xám hoặc vàng nâu. Trên lá già, tâm vết bệnh thường có màu xám nhạt và thường bị rách ở phần mô bệnh. Nhiều vết bệnh tập hợp thành những mảng cháy lớn trên mặt lá, có thể đạt kích thước đến 2 cm. Mô bệnh ở giai đoạn sau thường hình thành các chấm đen nhỏ li ti gọi là đĩa đài của nấm gây bệnh. Trong điều kiện ẩm độ cao, vết bệnh phát triển nhanh, nhũn nước và không có viền rõ rệt. Bệnh nặng làm lá chết khô và rụng sớm, ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây. Bệnh gây hại nặng trong điều kiện trồng dầy, bón nhiều phân đạm, cây trồng không được thông thoáng, ít chú ý vệ sinh thu gom và tiêu hủy lá bệnh, ẩm độ cao vào mùa mưa, thời tiết nhiều sương mù và tưới quá nhiều nước vào buổi chiều tối làm cho nhiều giọt nước đọng lại trên lá. * Tác nhân: Bệnh do nấm Colletotrichum sp. gây ra. BỆNH ĐỐM LÁ CERCOSPORA *Triệu chứng Bệnh rất dễ nhầm lẫn với bệnh thán thư và đốm đen. Bệnh thường xuất hiện và gây hại nặng ở các lá già, sau đó lan dần lên các lá phía trên và thường xuất hiện ở giữa phiến lá gần gân lá, đôi khi xuất hiện ở hai bên mép lá. Triệu chứng bệnh ban đầu là những đốm tròn nhỏ màu tím, xuất hiện đơn lẻ hoặc đôi khi những đốm này xuất hiện thành từng mảng cháy lớn. Vết bệnh phát triển rộng ra, có dạng tròn, gần tròn hoặc bất dạng, viền vết bệnh có màu tím đậm, dày, nhưng không đều, tâm vết bệnh có màu xám sau đó chuyển sang màu xám trắng. Kích thước vết bệnh 2-4 mm, đôi khi 10 mm, thay đổi tùy theo giống. Các vết bệnh thường liên kết lại thành từng mảng. Thông thường các vết bệnh nặng thường rách ở phần mô bệnh. Trên vết bệnh cũ, tâm vết bệnh thường bị hoại tử và lá kém phát triển, tâm vết bệnh thường chuyển sang màu xám, mô bệnh chuyển màu nâu và chết. * Tác nhân: Bệnh do nấm Cercospora sp. BỆNH ĐỐM LÁ PHYLLOSTICTA Triệu chứng: Bệnh đốm lá Phyllosticta ít phổ biến hơn bệnh đốm đen và thán thư, bệnh thường bắt đầu xuất hiện và gây hại phổ biến ở phần chóp lá hoặc mìa lá, sau đó vết bệnh sẽ lan dần vào trong phiến lá. Khi bệnh xuất hiện bắt đầu từ chóp lá, vết bệnh thường có dạng hình chữ V ngược, màu nâu nhạt hoặc nâu 73
  3. đậm tùy theo giai đoạn phát triển của vết bệnh, phần tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khỏe xuất hiện đường viền dày, màu tím nhưng không đều, đôi khi đường viền không thể hiện rõ rệt. Khi quan sát trên bề mặt mô bệnh sẽ thấy nhiều chấm nhỏ li ti nằm rãi đều trên mô bệnh, các chấm này hơi nhô lên và có màu đen, đó là các ổ nấm (Pycnidia) của nấm gây bệnh. Các chấm đen này đều xuất hiện ở cả hai mặt lá, tuy nhiên xuất hiện ở mặt trên nhiều hơn mặt dưới. Vết bệnh thường có xu hướng lan nhanh vào trong phiến lá về phía cuống lá và lây lan sang các lá lân cận. Khi cây bị bệnh nặng, một thời gian sau toàn bộ lá bệnh sẽ cháy khô và hơi bị cong ở phần mô bị bệnh, nhưng là bệnh vẫn còn đính trên thân cây. Bệnh ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây làm cây phát triển kém. * Tác nhân: Bệnh được xác định do nấm Phylosticta sp. gây ra BỆNH CHÁY LÁ PESTALOTIA *Triệu chứng Bệnh cháy lá hay còn gọi là bệnh đốm lá Pestalotia. Bệnh tấn công trên nhiều giống hồng nhưng gây hại nặng trên giống Hồng Nhung Đỏ. Triệu chứng bệnh khi mới xuất hiện rất khó phân biệt với các bệnh đốm đen, thán thư và đốm lá Cercospora. Tuy nhiên bệnh cháy lá không phổ biến như ba bệnh trên nhưng đôi khi xuất hiện và gây hại rất nặng, ảnh hưởng đến sự quang hợp và phát triển của cây. Để phân biệt bệnh cháy lá cần phải dựa vào màu nâu vết bệnh, kích thước vết bệnh và sự xuất hiện chấm đen li ti sắp xếp theo vòng đồng tâm trên mô bệnh. Vết bệnh thường xuất hiện trên phiến lá hoặc bắt đầu từ 2 mép lá sau đó lan dần vào trong phiến lá. Vết bệnh thường có hình tròn hay bất dạng, màu nâu nhạt, nâu xám hoặc nâu đen, kích thước vết bệnh trung bình từ 2-8 mm. Giai đoạn phát triển về sau của vết bệnh, ở phần mô bệnh xuất hiện nhiều chấm nhỏ li ti màu đen, bệnh nặng làm lá bị cháy khô. Trên giống Hồng Tỉ Muội, các chấm đen này thường sắp xếp một cách trật tự theo đường vân đồng tâm. Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa, khi điều kiện thời tiết ẩm ướt, các vết bệnh phát triển rất to và phần mô bệnh ở giữa rất dễ bị rách nát. * Tác nhân: Bệnh do nấm Pestalotia sp. Gây hại BỆNH PHÂN TRẮNG * Triệu chứng Bệnh phấn trắng cũng là một trong các bệnh gây hại quan trọng trên hồng trong điều kiện ngoài đồng cũng như trong nhà lưới ở một vài địa phương. Bệnh làm cây suy yếu và giảm sản lượng hoa hồng. Bệnh xuất hiện và gây hại trên tất cả các bộ phận của cây gồm lá, thân, đọt non, cảnh hoa, đài hoa và cuống hoa. 74
  4. Trên lá, bệnh gây hại trên cả 2 mặt lá, các bộ phận bệnh bị phủ lớp phấn trắng hoặc trắng xám như bột, vết bệnh không có hình dạng nhất định, bệnh phát triển nặng trên lá và cành non sẽ làm các bộ phận này bị biến dạng, khô, héo và lá rụng rất nhanh. Trên lá già, vết bệnh thường làm cho lá bị chết khô. Trên hoa, nếu bệnh xuất hiện sớm trên hoa còn non sẽ làm hoa không nở được và thường bị biến dạng. Bệnh tấn công lên chồi non làm chồi không phát triển được và chết. Bệnh gây hại nặng trong điều kiện bón quá nhiều đạm, trong mùa mưa ẩm độ cao và thời tiết ấm và ẩm. * Tác nhân: Bệnh do nấm Sphaerotheca pannosa gây ra BỆNH MỐC XÁM * Triệu chứng Bệnh mốc xám còn được gọi là bệnh mốc tro (Botrytis grey mould, Botrytis blight), là bệnh gây hại rất quan trọng trên hoa hồng trong quá trình canh tác và sau thu hoạch, đối tượng kiểm dịch thực vật của các nước trên thế giới. Bệnh gây hiện tượng cháy chồi non hoặc thối bông. Trong đó, triệu chứng gây thối bông là phổ biến nhất, một số tác giả cho rằng nấm thường tấn công sau sự gây hại của bọ trĩ. Trên cánh hoa, triệu chứng bệnh thường xuất hiện ban đầu là những đốm nhỏ hình hơi tròn màu nâu, vết bệnh phát triển rời rạc hoặc liên kết lại với nhau tạo thành vết cháy bất định. Khi bệnh nặng sẽ làm hoa bị thối đen và sau đó rất dễ bị rụng. Nếu bệnh gây hại sớm sẽ làm hoa không nở được hoặc cánh hoa bị tóp nhỏ lại. Ngoài triệu chứng gây hại trên hoa, bệnh còn ghi nhận xuất hiện trên lá non. Đầu tiên chóp lá có các đốm nhỏ như giọt nước, nhẵn, hơi lõm xuống sau đó lá biến màu tạo thành những đốm màu xám tro dày đặc. * Tác nhân: Bệnh do nấm Botrytis cinerea Pers. gây ra BỆNH KHÔ CÀNH * Triệu chứng Bệnh có thể xuất hiện trên thân và cành nhưng thường gây hại nặng ở những cành đọt non của cây. Ban đầu vết bệnh là những đốm dài màu nâu nhạt, viền thường dày, không rõ rệt và có màu nâu đậm. Sau đó vết bệnh phát triển lớn hơn, giữa vết bệnh màu xám trắng và có nhiều chấm đen li ti xuất hiện đó là ổ nấm gây bệnh. Khi điều kiện thời tiết thuận lợi như mưa nhiều, ẩm độ cao bệnh sẽ lây lan rất nhanh và gây hại nặng cả phần thân cây và các nhánh bên cạnh, cuối cùng sẽ làm toàn bộ thân cây chết khổ. Bệnh do nấm Botryodiplodia sp, gây ra. BỆNH ĐỐM LÁ VI KHUẨN 75
  5. * Triệu chứng Bệnh đốm lá vi khuẩn là một trong các bệnh gây hại quan trọng trên hồng tương tự như bệnh đốm đen và thán thư. Bệnh còn được bà con nông dân ở Thị xã Sa Đéc gọi là bệnh đốm lá xanh vì khi lá bị bệnh vẫn còn giữ màu xanh. Bệnh được ghi nhận trên nhiều giống hồng như Hồng Lửa, Hồng Tỉ Muội Vàng, Hồng Nhung, Hồng Vàng,... Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, từ lá non đến lá trưởng thành. Vết bệnh ban đầu chỉ là một vết nhỏ, màu nâu nhạt. Sau đó vết bệnh phát triển theo các gân lá thành dạng đốm có góc cạnh (đặc trưng của bệnh). Hình dạng và kích thước vết bệnh thay đổi tùy theo giống hồng và điều kiện môi trường, đôi khi kích thước lên tới 20 mm. Quan sát mặt dưới lá, vết bệnh giới hạn và nhìn thấy phần thịt lá màu nâu đen, nhũn nước bên trong lớp vách tế bào lá và không thấy rõ được những đường góc cạnh. Về sau nhiều đốm nhỏ có thể liên kết lại với nhau tạo thành vết bệnh lớn, có màu nâu rộng hơn và phần giữa vết bệnh thường hoại tử và có màu xám trắng (triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với bệnh thán thư). Bệnh thường xuất hiện và gây hại nặng trong điều kiện mùa mưa hoặc khi cây hồng bị sâu gây hại do vết sâu cắn sẽ tạo vết thương thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhiễm và gây hại. Bên cạnh đó, việc bón quá nhiều phân đạm, vườn không thông thoáng thiếu nắng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. * Tác nhân: Bệnh được xác định do vi khuẩn Xanthomonas sp. gây ra. BỆNH ĐỐM RONG * Triệu chứng Bệnh đốm rong thường xuất hiện trên thân và cành non của cây hồng. Vết bệnh không có hình dạng rõ rệt và mang nhiều khối có màu vàng cam hoặc nâu đỏ. Trên bề mặt mô bệnh xuất hiện những sợi li ti nổi cộm lên và có màu vàng xanh hoặc vàng cam đó là những sợi tảo mọc thành từng mảng. Khi quan sát dưới kính soi nổi sẽ thấy cơ quan của tảo mọc nhô cao lên khỏi bề mặt thân hoặc cành. Các vết bệnh này thường xuất hiện gần nhau và liên kết lại với nhau thành từng mảng và lan rộng dọc theo thân hoặc cành cây. Bệnh gây hại nặng trong điều kiện cây trồng rậm rạp, không thông thoáng, thiếu ánh nắng và ẩm độ cao. Một số bà con nông dân thường nhầm lẫn và cho rằng đây là bệnh rỉ sắt. Bệnh được xác định do tảo Cephaleuros sp. gây ra, sợi tảo đa bào, có màu cam, mang các bào tử ở đỉnh. Bào tử đơn bào, có dạng cầu hoặc gần cầu, màu vàng nâu. Để phòng và trị bệnh, cần trồng cây trong điều kiện thông thoáng có nhiều ánh nắng và cắt tỉa cành thường xuyên. Hạn chế tưới quá nhiều nước lên lá và thân cây vào lúc chiều mát hoặc tối, thường xuyên vệ sinh cây và thu gom phần bệnh tiêu hủy. Khi cây mới xuất hiện bệnh, ngưng tưới phân và phun dung dịch 76
  6. chlorine 5 % o lên bộ phận bệnh, chú ý không phun lên lá non vì lá non sẽ bị cháy. Nếu cây bị bệnh nặng nên cắt bỏ phần bị bệnh, sau đó mới phun dung dịch Bordeaux, thuốc gốc đồng (Isocop 65.2WG). Ngoài ra, một số bệnh khác trên cây hoa hồng cũng được báo cáo nhưng chưa được trình bày trong quyển sách này như bệnh loét nâu trên thân (Phomopsis Canker Disease) do nấm Phomopsis sp. và bệnh rỉ sắt (Rust Leaf Disease) do nấm Phragmidium sp. gây ra. 1.2 Biện pháp quản lý bệnh hại - Sử dụng giống kháng hoặc nguồn giống sạch bệnh để nhân giống, trồng cây trên giàn, cách ly với mặt đất. - Trồng cây trong điều kiện có ánh sáng đầy đủ, mật độ trồng thích hợp, thường xuyên cắt tỉa cành lá để tạo sự thông thoáng giúp cây nhận được nhiều ánh sáng. - Vệ sinh vườn thường xuyên, thu gom và tiêu hủy lá bệnh sau mỗi vụ. - Sử dụng phân hữu cơ và bón phân cân đối phân đạm, lân và kali, sử dụng nguồn nước sạch, tránh tưới nước vào lúc trời tối làm đọng nhiều giọt nước trên bề mặt lá, tránh tạo độ ẩm cao trong vườn. - Khi bệnh mới xuất hiện, cần cách ly cây bệnh, cắt và tiêu hủy lá bị bệnh, nếu bệnh có khuynh hướng lây lan. Không tưới nước trực tiếp trên lá, ngưng bón phân - Phun thuốc hoá học: tuỳ theo vườn xuất hiện loại bệnh gì, chọn loại thuốc tương ứng với bệnh và sử dụng theo đúng liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất được ghi trên bao bì và phun trên cả hai mặt lá. Các hoạt chất được sử dụng cho các loại bệnh như sau: + Bệnh đốm đen phun một trong các loại thuốc chứa hoạt chất tebuconazol, trifloxystrobin, hexaconazole, chlorothalonil, difenoconazole. Anvil 5SC Daconil 500SC, Score 250EC,... + Bệnh thán thư: sử dụng Trico - ĐHCT (cần pha thêm chất bám dính nếu phun vào mùa mưa) hoặc loại thuốc chứa hoạt chất difenoconazole, propiconazole, azoxystrobin, tricyclazole, carpropamid như Score 250ND, Rocksai Super 525SE, Cure Super 300EC, Help 400SC, Nevo 330EC,... Ngoài ra, có thể sử dụng các loại thuốc chứa 2 hoạt chất azoxystrobin và difenoconazole như Amistar top 325SC + Bệnh đốm lá Cercospora: phun một trong các loại thuốc chứa hoạt chất mancozeb, sulfur, chlorothalonil, copper oxychloride hoặc copper sulfate như Kumulus 80DF, Daconil 500SC, Isacop 65.2WG... 77
  7. + Bệnh đốm lá Phyllosticta các loại thuốc chứa hoạt chất hexaconazole hoặc kết hợp 2 hoạt chất propiconazole và difenoconazole,... như Anvil 5SC, Tilt Super 300EC, Canazole super 320EC. + Bệnh cháy lá Pestalotia: các loại thuốc có chứa hoạt chất mancozeb hoặc tricyclazole. + Bệnh phấn trắng: phun thuốc gốc potassium bicarbonate hoặc thuốc chứa hoạt chất lưu huỳnh, hexaconazole, tritorine, triflumizole hoặc kết hợp 2 hoạt chất azoxystrobin và difenoconazole, như Anvil 5SC, Amistar top 325SC, Saprol 190DC,... + Bệnh mốc xám: Đây là bệnh rất khó trị vì nấm kháng với nhiều nhóm thuốc, do đó biện pháp phòng bệnh là quan trọng nhất, Có thể sử dụng một trong các loại thuốc có hoạt chất như difenoconazole, azoxystrobin, mancozeb, chlorothalonil, carbendazim,... như Score 250ND, Amistar top 325SC, Daconil 500SC, Carban 50SC... Cần chú ý phòng trừ côn trùng để ngăn ngừa sự lây lan bệnh. + Bệnh khô cành: có thể sử dụng một số loại hoạt chất như carbendazim, chlorothalonil như Carban 50SC, Vicarben 50HP, Bavistin 50FL, Daconil 75WP, Arygreen 500SC,... hoặc thuốc phối trộn nhiều hoạt chất, thí dụ như carbendazim + hexaconazole (thuốc có bán trên thị trường như Hexado 300SC,...) hoặc các hoạt chất khác. - Chú ý phun đều trên hai bề mặt lá và sử dụng luân phiên các loại hoạt chất thuốc sau 3-4 mùa vụ để hạn chế sự kháng thuốc. 2. Bệnh hại hoa cúc 2.1. Các bệnh phổ biến BỆNH ĐỐM ĐEN * Triệu chứng Bệnh đốm đen trên cúc là một trong các bệnh phổ biến, bệnh thường gây hại nặng vào đầu mùa mưa trên cây Cúc Đài Loan. Vết bệnh từ mép lá, chóp lá lan vào trong phiến lá, đôi khi vết bệnh kéo dài dọc theo mép lá. Vết bệnh thường có hình tròn, bán nguyệt hay bất định có màu nâu xám hoặc nâu đen, về sau vết bệnh chuyển sang màu đen, đây là dạng triệu chứng đặc trưng của bệnh đốm đen. Tâm vết bệnh có màu xám trắng, hơi lõm xuống, mô bệnh rất dễ rách. Các vết bệnh thường liên kết lại thành những mảng lớn làm lá vàng, thối và dễ rụng. Khi thời tiết ẩm ướt vết bệnh thường bị nhũn nước, thời tiết khô làm lá khô rách ở phần mô bệnh. Bệnh phát triển mạnh ở điều kiện nhiệt độ từ 22-26 ° C và 78
  8. ẩm độ trên 85 % và ban đêm có nhiều giọt nước đọng lại trên lá tạo điều kiện thuận lợi cho bào tử mọc mầm và xâm nhiễm. Điều kiện trồng dầy, các chậu để quá gần nhau không thông thoáng hoặc sử dụng nhiều phân đạm cũng giúp bệnh phát triển mạnh. * Tác nhân: Bệnh do nấm Curvularia sp. gây ra BỆNH ĐỐM LÁ CERCOSPORA * Triệu chứng Bệnh tấn công trên Cúc Đồng Tiền, Cúc Đài Loan và Cúc Tiger. Bộ phận bị gây hại chủ yếu là lá. Triệu chứng bệnh cũng khác nhau trên các giống cúc. Trên Cúc Đồng Tiền, vết bệnh ban đầu là những chấm tròn rất nhỏ, sau đó phát triển rộng ra thành các đốm hình tròn hoặc gần tròn, thường có vân đồng tâm rõ nét, tâm vết bệnh có màu xám trắng trông giống như hình mắt ếch, xung quanh vết bệnh thường có viền dầy màu tím sậm. Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh, kích thước vết bệnh 6-10 mm. Màu sắc vết bệnh rất đa dạng như nâu, đen, xám, trắng,... và lá thường bị rách ở phần mô bệnh. Trên Cúc Tiger và Cúc Đài Loan, vết bệnh thường có hình tròn, màu nâu nhạt đến nâu đen, xung quanh vết bệnh có quầng vàng rộng, tâm vết bệnh có hình tròn hoặc bầu dục màu xám trắng. Đường kính vết bệnh rất biến động, trung bình 2-7 mm. Khi thời tiết khô, phần mô bệnh thường bị rách. Bệnh do nấm Cercospora sp. gây ra BỆNH ĐỐM LÁ PHYLLOSTICTA * Triệu chứng Bệnh thường xuất hiện ở phần chóp lá hoặc rìa lá, sau đó lan rộng vào trong phiến lá hoặc hai bên mép lá và kéo dài đến gần cuống lá, đôi khi bệnh cũng xuất hiện ở giữa phiến lá. Ở giữa phiến lá vết bệnh khi mới xuất hiện là những chấm nhỏ màu nâu đậm, sau đó vết bệnh tiếp tục phát triển rộng ra có dạng tròn hoặc gần tròn, màu nâu hoặc nâu đỏ, viền ngoài vết bệnh có màu nâu đen. Ở chóp lá và hai bên mép lá, vết bệnh không có hình dạng nhất định, màu nâu đỏ hay nâu nhạt, viền vết bệnh có màu nâu đậm hơn. Triệu chứng bệnh rất dể nhầm lẫn với bệnh cháy lá do nấm Pestalotia. Tuy nhiên, có thể phân biệt dựa vào đường viền vết bệnh và quầng vàng xung quanh vết bệnh. Triệu chứng bệnh do nấm ở giai đoạn sinh sản vô tính gây hại đường viền thường không rõ ràng và phân biệt dễ dàng ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe. Triệu chứng bệnh do nấm ở giai đoạn sinh sản hữu tính gây hại thường làm cho phần tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khỏe xuất hiện hai đường viền màu sậm (đường viền đôi) chạy song song và dọc theo 79
  9. vết bệnh, đồng thời phần mô bệnh giữa hai đường viền này nhạt màu hơn so với phần mô bệnh ở hai bên mép lá. Trên bề mặt mô bệnh quan sát thấy nhiều chấm đen nhỏ tập hợp lại thành từng cụm đó là ổ nấm (Pycnidia) của nấm gây bệnh. Bệnh thường xuất hiện và gây hại rất nặng. các lá già bên dưới và lây lan rất nhanh sang các lá lân cận, khi điều kiện thời tiết ẩm ướt, bệnh gây hại nặng sẽ làm lá cháy khô thành từng mảng lớn, cong lại nhưng không rách nát và vẫn còn dính trên cành. * Tác nhân: Bệnh đốm lá do nấm Phyllosticta BỆNH CHÁY LÁ PESTALOTIA * Triệu chứng Bệnh cháy lá Pestalotia thường gây hại trên Cúc Đồng Tiền và Cúc Mâm Xôi. Bệnh xuất hiện chủ yếu trên lá, vết bệnh thường bắt đầu ở 2 mép lá. Ban đầu, vết bệnh có hình tròn, gần tròn hay bầu dục, đôi khi bất dạng, màu xám nâu hoặc nâu. Kích thước vết bệnh trung bình 2-10 mm. Về sau, các vết bệnh liên kết lại với nhau thành mảng lớn, làm lá cháy khô và rụng. Triệu chứng thể hiện rất rõ trên cây Cúc Mâm Xôi. Khi cây bị bệnh nặng, các lá ở gần gốc rụng rất nhanh chỉ còn lại các lá bên trên. * Tác nhân: Bệnh được xác định do nấm Pestalotia sp. gây ra BỆNH THÓI HẠCH * Triệu chứng Bệnh thối hạch hay thối gốc cũng là một trong các bệnh quan trọng trên cúc ở một vài địa phương. Bệnh được ghi nhận gây hại trên cây Cúc Đồng Tiền và Cúc Tiger. Bệnh tấn công chủ yếu ở rễ và thần. Triệu chứng bệnh đôi khi dễ nhầm lẫn với triệu chứng bệnh héo rũ do nấm Fusarium gây ra như hiện tượng chết nhánh hoặc chết cả cây. Tuy nhiên có thể phân biệt được là thân hoặc gốc cây bệnh có hiện diện nhiều sợi nấm phát triển như bông và hạch nấm hình cầu trơn láng. Trên Cúc Đồng Tiền, bệnh phát sinh từ rễ, sau đó phát triển nhanh làm cho thân bị thối nâu. Bệnh tiếp tục lan dần lên phần cuống lá và cuối cùng là thối toàn cây. Phần mô cây bị bệnh thối mềm rất nhanh, không mùi. Trên các Tiger, bệnh gây hại cả rễ, gốc, thân và cành, làm chết dần từng nhánh. Ở phần thân và rễ bị bệnh, lớp biểu bì bị thối nhũn và bong ra, chỉ còn lại phần gỗ. Khi thời tiết ẩm ướt, trên vết bệnh phủ đầy lớp tơ nấm màu trắng trông giống như bông gòn, quan sát dưới gốc cây và trên vết bệnh thấy có nhiều hạch nấm hình cầu, trơn láng, màu trắng khi mới hình thành và chuyển dần sang màu vàng nâu hoặc nâu sậm. 80
  10. * Tác nhân: Bệnh do nấm Sclerotium sp. gây ra BỆNH CHẾT CÂY * Triệu chứng Bệnh chết cây là một trong những bệnh quan trọng trên cúc và được ghi nhận hiện diện ở nhiều địa phương trong nước và đặc biệt bệnh gây hại nặng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bệnh chết cây còn được gọi là bệnh lở cổ rễ. Bệnh được ghi nhận gây hại trên nhiều giống cúc. Bệnh xuất hiện chủ yếu trên gốc thân. Ở phần gốc thân sát mặt đất, mô vỏ bị thổi nấu và bong Nếu bệnh tấn công ở phần thân chính sẽ làm chết cả cây, bệnh tấn công ở nhánh làm khô héo và chết phần nhánh bệnh. Triệu chứng bệnh thường dễ nhầm lẫn với bệnh héo rũ do nấm Fusarium và thổi hạch do nấm Sclerotium gây ra. Để nhận diện được bệnh cần quan sát dưới gốc, thân có nhiều sợi nấm màu trắng hoặc nâu vàng và nhiều hạch nấm màu trắng hoặc nâu với bề mặt sần sùi xuất hiện. Khi bệnh tấn công ở phần cổ rễ sát mặt đất, vết bệnh màu xám nâu, vết bệnh lõm sâu vào thân, đồng thời rễ bị thối mềm, thân và lá bị héo và khô dần, khi nhổ lên, cây bệnh bị đứt gần gốc và thối. Do đó, một số tài liệu còn gọi là bệnh lở cổ rễ. * Tác nhân: Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra, BỆNH ĐỐM LÁ PHYLLOSTICTA * Triệu chứng Bệnh gây hại chủ yếu trên lá Cúc Tiger và Cúc Đồng Tiền. Các vết bệnh nằm rải rác ở phiến lá, mép lá và cuống lá. Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ, màu nâu nhạt, sau phát triển thành những đốm bất định, đôi khi gần tròn hay bầu dục, tâm màu nâu nhạt, viền dầy màu nâu sậm, đôi khi có vân đồng tâm nhưng không rõ nét. Các vết bệnh nằm rời rạc hoặc liên kết lại thành những mảng lớn trên lá, có thể chiếm đến 1/2 diện tích lá. Bệnh gây hại rất nặng trên Cúc Tiger, trên các lá già bệnh nặng hơn trên lá non. Bệnh tấn công và gây hại rất nặng trên những cây con (giai đoạn giâm cành). * Tác nhân: Bệnh do nấm Phyllosticta sp. gây ra BỆNH HÉO * Triệu chứng Bệnh héo rũ là một trong những bệnh quan trọng và phổ biến trên các Bệnh gây chết cây hàng loạt nếu không được phát hiện sớm và phòng trị kịp thời, bệnh 81
  11. được ghi nhận gây hại trên nhiều loại cúc như Cúc Tiger Đài Loan và Cúc Mâm Xôi. Bệnh thường bắt đầu ở lá già và lan dần lên lá non. Lá ở các cành bị bệnh thường khô hoặc đen từ rìa lá hoặc chóp lá nhầm lẫn với bệnh đốm và héo rũ xuống, triệu chứng này thường rất đen trên cúc. Tuy nhiên, có thể phân biệt bằng cách quan sát phần gốc thân có những sọc nâu xuất hiện và lan rộng lên phần trên cây bệnh, đội khi hiện diện rất nhiều tơ nấm màu trắng, chẻ dọc thân cây sẽ thấy phần gỗ có màu nâu, biểu bì bị nứt, dùng tay kéo nhẹ lớp biểu bì rễ dễ dàng bị bong ra chỉ còn trơ lại phần lõi. Những nhánh bệnh bị héo, bệnh nặng sẽ gây chết cả cây, * Tác nhân: Bệnh do nấm Fusarium oxysporium gây ra BỆNH HÉO XANH * Triệu chứng Bệnh héo xanh do vi khuẩn là một trong các bệnh gây hại quan trọng và phổ biến ở vùng nhiệt đới ẩm. Bệnh gây hại trên nhiều giống cúc như Cúc Đài Loan, Cúc Tiger,... Bệnh thường xuất hiện vào giai đoạn cây đang tăng trưởng cho đến khi ra hoa. Khi bị bệnh, các lá non thường bị héo trước vào buổi trưa nắng và tươi lại vào buổi chiều tối. Triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng cây bị thiếu nước. Triệu chứng héo và chết cả cây thể hiện nhanh ở 1-2 ngày sau đó, nhưng lá vẫn còn xanh, xuất hiện nhiều sọc nâu trên thân sát mặt đất, khi chẻ dọc thân cây sẽ thấy mô bị chuyển sang màu nâu, cắt dọc thân cây bị bệnh và cho vào nước trong, vi khuẩn sẽ tuôn ra từ mạch dẫn và làm cho nước trở nên đục. * Tác nhân: Bệnh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum, BỆNH RI * Triệu chứng Bệnh rỉ trên các được phân thành 2 loại là rỉ trắng và rỉ nâu hay rỉ đen, là một bệnh rất quan trọng trên cúc, đây là đối tượng dịch hại quan trọng trong việc xuất khẩu hoa trên thế giới. Triệu chứng bệnh xuất hiện ở lá và gây nặng trên lá già. Mặt trên lá, triệu chứng ban đầu là những đốm nhỏ màu vàng xanh hoặc màu nâu, kích thước 4 mm, sau đó đốm bệnh chuyển sang màu nâu đen. Mặt dưới lá hình thành khối bào tử nấm màu hơi tím hoặc nâu, bệnh làm cho lá vàng và rụng sớm. * Tác nhân: Bệnh do nấm Puccinia sp. gây ra. BỆNH THỐI HOA * Triệu chứng 82
  12. Bệnh xuất hiện và gây hại trên hoa Cúc Đồng tiền. Triệu chứng bệnh ban đầu là những đốm nhỏ màu nâu xuất hiện ở cánh hoa. Khi vết bệnh lân rộng trở nên bất dạng, màu nâu xám, hơi nhũn nước và không có viền ra rệt. Sau một thời gian, vết bệnh sẽ lan rộng ra toàn bộ cánh hoa và làm cho hoa bị thối mềm đồng thời bệnh cũng lây lan sang các hoa khác. Khi gặp điều kiện thích hợp nấm phát triển thành những sợi nấm màu trắng bao phủ toàn bộ bề mặt cánh hoa và xuất hiện nhiều chấm đen li ti trên đỉnh sợi nấm, đó là các bọc bào tử của nấm gây bệnh. Khuẩn căn ăn sâu vào bề mặt mô bệnh. Từ khuẩn căn mọc lên nhiều cuống bọc bào tử (sporangiophores) và mọc thẳng lên không, mỗi cuống mang một bọc bào tử (sporangium) có dạng hình cầu, mỗi bọc bào tử chứa nhiều bào tử (sporangiospore) hình cầu hơi dẹt ở hai đầu, màu nâu nhạt có vách dày màu nâu đậm, kích thước từ 6,5-11,2 x 5,0-12,5 km. * Tác nhân: Bệnh do nấm Rhizopus sp. gây hại BỆNH PHẤN TRẮNG * Triệu chứng Bệnh phấn trắng thường xuất hiện trên lá ở bất cứ giai đoạn sinh trưởng của cây cúc, nhưng thường gây hại nặng ở giai đoạn cây con khi điều kiện ẩm độ cao vào ban đêm và nhiệt độ cao vào ban ngày. Nấm gây hại trên cả 2 mặt lá, các bộ phận bệnh bị phủ lớp nấm mịn màu trắng giống như bụi phấn. Vết bệnh thường xuất hiện bắt đầu ở phần trong cuống là lan dần lên phiến lá. Bệnh nặng làm cho toàn bộ lá bị phủ lớp phấn màu trắng, lá không quang hợp được, không phát triển, đôi khi biến dạng và cây bị lùn. Khi toàn bộ lá bị bệnh sẽ làm cho cây bị chết. * Tác nhân Bệnh do nấm Oidium chrysanthemi gây ra, 2.2. Biện pháp quản lý bệnh hại Để phòng bệnh trên hoa cúc phải - Sử dụng giống kháng hoặc cây sạch bệnh. - Thường xuyên cắt tỉa cành lá để tạo sự thông thoáng, trồng cây trong điều kiện có ánh sáng đầy đủ. - Bón phân cân đối, tránh bón nhiều phân đạm, không nên tưới nước vào trời tối để tránh tạo ẩm độ cao. - Khi phát hiện bệnh cần cách ly cây bệnh, cắt và tiêu hủy ngay lá bị bệnh. 83
  13. - Khi bệnh mới xuất hiện, cần cách ly cây bệnh, cắt và tiêu hủy lá bị bệnh, nếu bệnh có khuynh hướng lây lan. Không tưới nước trực tiếp trên lá, ngưng bón phân - Phun thuốc hoá học: tuỳ theo loại bệnh gì xuất hiện chọn loại thuốc tương ứng với bệnh và sử dụng theo đúng liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất được ghi trên bao bì và phun trên cả hai mặt lá. Các hoạt chất được sử dụng cho các loại bệnh như sau: + Bệnh đốm đen: sử dụng loại thuốc chứa hoạt chất như gốc đồng, iprodione, hexaconazole, difenoconazole + propiconazole như Coc 85, Rovral 50WP, Anvil 5SC, Tilt Super 300EC, Map super 300EC + Bệnh đốm lá, cháy lá, thối hoa: Bệnh tương đối khó trị, phun một trong các loại thuốc chứa hoạt chất mancozeb, sulfur, chlorothalonil, copper oxychloride, copper sulfate, propiconazole... như Ridomil Gold 68WG, Daconil 500SC, Isacop 65.2WG, Manozeb 80WP, Dithane M - 45 80WP. + Bệnh thối gốc, thối hạch, chết cây: phun lên toàn cây với thuốc có chứa hoạt chất hexaconazole hoặc kết hợp 2 hoạt chất propiconazole và difenoconazole, validamycin như Anvil 5SC, Tilt Super 300EC, Nitin 300EC,... + Bệnh héo xanh: phun một trong các loại thuốc chứa hoạt chất đặc trị vi khuẩn như streptomycin, oxolinic acid, Kasugamycin như Starner 20WP, Kasumin 2L. + Rỉ: hoạt chất như tetraconazole (Domark 40ME), triadimefon, tritorine, zineb hoặc thiophanate - methyl 3. Bệnh hại hoa mai 3.1. Các bệnh phổ biến BỆNH THÁN THƯ * Triệu chứng Bệnh thán thư là một trong những bệnh quan trọng và phổ biến trên nhiều giống mai, đặc biệt là mai vàng. Bệnh xuất hiện và gây hại chủ yếu trên lá, đôi khi trên hoa từ giai đoạn cây con đến cây trưởng thành và ra hoa, đặc biệt gây hại rất nặng trong mùa mưa khi mai ra lá non. Bệnh thường bắt đầu gây hại ở hai bên mép lá, chóp lá hoặc giữa phiến lá, lúc đầu vết bệnh là những đốm tròn nhỏ màu nâu hoặc nâu đen hơi lõm xuống, có viền dày màu vàng, đường kính trung bình từ 2-10 mm, Sau đó vết bệnh lan rộng ra và liên kết lại làm lá cháy kho thành từng mảng lớn, trên bề mặt vết bệnh có hiện diện nhiều chấm nhỏ li ti màu đen. Đây là dạng triệu chứng bệnh do bào tử nấm ở giai đoạn sinh sản hữu tính gây hại. 84
  14. * Tác nhân: Bệnh do nấm Colletotrichum sp. gây ra. Nấm có tên ở giai đoạn sinh sản hữu tính là Glomerella BỆNH CHÁY LÁ PESTALOTIA * Triệu chứng Bệnh cháy lá Pestalotia là một trong các bệnh quan trọng trên mai vàng, tương tự như bệnh thán thư. Bệnh gây hại rất nặng trong điều kiện mùa mưa khi cây ra lá non, làm cho lá cháy rụi hoàn toàn và cây sẽ chết sau đó. Trong điều kiện bình thường, vết bệnh thường xuất hiện ở chóp lá, mép lá, đôi khi ở phần phiến lá. Đầu tiên trên bề mặt lá xuất hiện những đốm bất dạng màu nâu hoặc những vết cháy từ rìa lá lan dần vào trong phiến lá nhiều vết bệnh có thể liên kết lại thành từng mảng lớn không có hình dạng nhất định, màu nâu nhạt viền nâu đậm, sau đó chuyển sang màu vàng nâu và xuất hiện nhiều chấm nhỏ li ti màu đen do sự hình thành đĩa đài của nấm gây bệnh. Xung quanh vết bệnh đôi khi có quầng vàng bao quanh. Bệnh nặng làm lá bị cháy khô và rụng. * Tác nhân: Bệnh do nấm Pestalotia sp. gây ra. BỆNH ĐỐM LÁ PHYLLOSTICTA * Triệu chứng Bệnh thường xuất hiện ở phần chóp lá hoặc rìa lá, sau đó lan rộng vào trong phiến lá hoặc hai bên mép lá và kéo dài đến gần cuống lá, đôi khi bệnh cũng xuất hiện ở giữa phiến lá. Ở giữa phiến lá vết bệnh khi mới xuất hiện là những chấm nhỏ màu nâu đậm, sau đó vết bệnh tiếp tục phát triển rộng ra có dạng tròn hoặc gần tròn, màu nâu hoặc nâu đỏ, viền ngoài vết bệnh có màu nâu đen. Ở chóp lá và hai bên mép lá, vết bệnh không có hình dạng nhất định, màu nâu đỏ hay nâu nhạt, viền vết bệnh có màu nâu đậm hơn và có quầng vàng xung quanh vết bệnh. Triệu chứng bệnh do nấm ở giai đoạn sinh sản vô tính gây hại đường viền thường không rõ ràng và phân biệt dễ dàng ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe. Triệu chứng bệnh do nấm ở giai đoạn sinh sản hữu tính gây hại thường làm cho phần tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khỏe xuất hiện hai đường viền màu sậm (đường viền đôi) chạy song song và dọc theo vết bệnh, đồng thời phần mô bệnh giữa hai đường viền này nhạt màu hơn so với phần mô bệnh ở hai bên mép lá. Trên bề mặt mô bệnh quan sát thấy nhiều chấm đen nhỏ tập hợp lại thành từng cụm đó là ổ nấm của nấm gây bệnh. Bệnh thường xuất hiện và gây hại rất nặng các lá già bên dưới và lây lan rất nhanh sang các lá lân cận, khi điều kiện thời tiết ẩm ướt, bệnh gây hại nặng sẽ làm lá cháy khô thành từng mảng lớn, cong lại nhưng không rách nát và vẫn còn dính trên cành. * Tác nhân: Bệnh do nấm Phyllosticta sp. gây hại 85
  15. BỆNH ĐỐM LÁ ALTERNARIA * Triệu chứng Bệnh đốm lá Alternaria thường xuất hiện ở giữa phiến lá, gân lá. Đầu tiên vết bệnh là những chấm nhỏ màu vàng nhạt không có viền rõ nét, sau đó vết bệnh lớn dần lên có dạng hình tròn hay bất dạng, màu nâu nhạt và viền màu nâu đậm hoặc chuyển sang màu xám hay xám đen, tâm vết bệnh có màu xám, viền nâu đen, xung quanh vết bệnh có quầng màu vàng rộng. Bề mặt mô bệnh có những chấm nhỏ li ti màu đen được gọi là đĩa đài. Bệnh nặng làm lá bị vàng và cháy khô. * Tác nhân: Bệnh do nấm Alternaria sp. gây hại BỆNH ĐỐM RONG * Triệu chứng Bệnh đốm rong cũng là một trong những bệnh gây hại rất quan trọng trên mai vàng, nhất là trên những cây lâu năm. Bệnh thường xuất hiện trên thân, cành non và lá, hình dạng và kích thước vết bệnh thay đổi tùy theo bộ phận bị bệnh và điều kiện môi trường. Trên lá, triệu chứng bệnh là những đốm nhỏ, nằm rời rạc, màu vàng cam, vàng xanh, đỏ gạch hay nâu đỏ, nhô lên khỏi bề mặt lá trông giống như lớp nhung mịn, đó là sự tập hợp của cơ quan sinh sản của rong, bệnh làm cho quang hợp ở lá bị giảm và ảnh hưởng quan trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Do vết bệnh có màu nâu đỏ giống như gỉ sét do đó một số bà con nông dân còn gọi là bệnh rỉ hoặc gọi là bệnh mốc hồng. Đây không phải là bệnh rỉ hoặc mốc hồng như trên những loại cây trồng khác. Trên thân hoặc cành non, vết bệnh không có hình dạng rõ rệt, là những mảng có màu vàng cam hoặc nâu đỏ giống như triệu chứng trên lá. Tuy nhiên, khi bệnh xuất hiện trên lá thì ít gây hại nghiêm trọng hơn khi xuất hiện trên thân và cành non. Bệnh xuất hiện trên thân và cành non ảnh hưởng đến sự vận chuyển chất dinh dưỡng lên lá do đó làm cho lá non thể hiện triệu chứng thiếu vi lượng như lá bị nhỏ lại, có nhiều sọc trắng hoặc sọc vàng. Nếu bệnh nặng, thân hoặc cành non bị khô, lá rụng và cây sẽ chết. Bệnh gây hại nặng trong điều kiện cây để trong điều kiện rậm rạp, không thông thoáng, thiếu ánh nắng và ẩm độ cao. * Tác nhân: Bệnh do tảo Cephaleuros sp. gây ra, đài mọc từng cụm màu vàng nâu và mang nhiều bào tử phòng hình trứng màu vàng nâu. BỆNH ĐỐM ĐỒNG TIỀN * Triệu chứng Bệnh được ghi nhận phổ biến trên cây mai vàng, triệu chứng bệnh thường xuất hiện trên thân hoặc lá và đặc biệt gây hại nặng vào những tháng mưa nhiều, 86
  16. ẩm độ không khí cao. Lúc đầu vết bệnh chỉ là những đốm nhỏ màu xám trắng, sau đó phát triển thành vết bệnh đặc trưng có hình dạng giống đồng tiền, hơi nhô lên và hơi nhám. Kích thước vết bệnh thay đổi tùy theo kích thước của bộ phận bị bệnh, thông thường cành nhỏ thì vết bệnh sẽ nhỏ hơn cành lớn và thân cây to. Vết bệnh ban đầu nhỏ, đường kính trung bình 3-10 mm, sau đó các vết bệnh phát triển thành đốm lớn màu trắng hay xanh xám có dạng đồng tiền nên được gọi là bệnh đốm đồng tiền. * Tác nhân: Một số tài liệu cho rằng bệnh đốm đồng tiền do địa y gây ra. 3.2 Biện pháp quản lý bệnh hại - Trồng cây trong điều kiện thông thoáng, có ánh nắng đầy đủ, tránh rậm rạp, cắt tỉa cành lá định kỳ đặc biệt trước khi cây ra là non, không tưới nước trùm lên cả cây và tưới muộn vào lúc trời tối. - Trong mùa mưa cần chú ý theo dõi thường xuyên. Khi phát hiện bệnh cắt và tiêu hủy ngay lá bệnh. - Nếu bệnh phát triển thì có thể sử dụng một trong các loại thuốc chứa hoạt chất ức chế sự hình thành đĩa áp hoặc sự phát triển của nấm. Tuỳ theo từng loại bệnh có những loại thuốc theo đúng liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất được ghi trên bao bì như sau: + Bệnh thán thư: sử dụng propiconazole, azoxystrobin, difenoconazole, tricyclazole như Tilt Super 300EC, Amistar Top 325SC, Score 250ND, Help 400SC, Nevo 330EC,.... + Bệnh cháy lá Pestalotia: dùng gốc đồng, prodione, hexaconazole, difenoconazole + propiconazole như Isacop 65.2 WP, Coc 85, Viroval 50BTN, Anvil 5SC, Tilt Super 300EC. + Bệnh đốm lá Phyllosticta: dùng thuốc chứa hoạt chất hexaconazole, propiconazole, chlorothalonil,... như Anvil 5SC, Nevo 330EC, Filia 525SE, Daconil 500SC,... + Bệnh đốm lá Alternaria: dùng thuốc có chứa hoạt chất có phổ tác dụng rộng như thuốc gốc đồng, thiophanate - methyl, iprodione, tebuconazole, tetraconazole,... Domark 40ME, Topsin M 70WP, Topan 70WP, Rovral 50WP. + Bệnh đốm rong: mỗi năm nên quét lên gốc thân cây bằng dung dịch Bordeaux để phòng ngừa bệnh trước mùa mưa, ít nhất là hai lần. Khi cây mới xuất hiện bệnh, ngưng tưới phân và phun dung dịch chlorine 5 % lên lá già và thân cây, chú ý không phun lên lá non vì lá non sẽ bị cháy. Nếu cây bị bệnh nặng có lớp rong bao phủ dầy đặc thì dùng bàn chải cạo sạch lớp rong, sau đó quét dung dịch 87
  17. Bordeaux lên thân cây hoặc phun thuốc gốc đồng như Isacop 65.2WG lên toàn cây. + Bệnh đốm đồng tiền: mỗi năm nên quét lên gốc thân cây ít nhất 2 lần bằng dung dịch Bordeaux để phòng ngừa bệnh. - Chú ý sử dụng luân phiên các loại hoạt chất thuốc để hạn chế sự kháng thuốc. 4. Thực hành: Điều tra bệnh hại và biện pháp phòng trị trên một số loài hoa, kiểng Các bước thực hiện: Bước 1: Các nhóm bốc thăm chọn chủ đề + Điều tra các loại bệnh phổ biến và biện pháp phòng trị trên cây kiểng lá tại Sa Đéc + Điều tra các loại bệnh phổ biến và biện pháp phòng trị trên hoa lan tại thành phố Cao Lãnh. + Điều tra các loại bệnh phổ biến và biện pháp phòng trị trên hoa huệ tại huyện Lai Vung + Điều tra các loại bệnh phổ biến và biện pháp phòng trị trên cây hoa sen tại Lấp Vò Bước 2: Các nhóm tự tổ chức đi điều tra thực tế các loại bệnh trên loại cây được phân công và biện pháp phòng trị của nông dân. Thông tin điều tra gồm + Giống cây trồng + Điều kiện trồng: ngoài trười/ trong nhà lưới + Mùa vụ + Các loại bệnh: chụp hình triệu chứng, quá trình phát triển bệnh (vết bệnh ban đầu xuất hiện thế nào, về sau thay đổi ra sao, mùa nào dễ bệnh, gây hại nặng trong điều kiện nào) + Cách phòng trị của nông dân Bước 3: Thảo luận nhóm và viết chương báo cáo. Sau khi điều tra thu thập thông tin, nhóm thảo luận và thể hiện nội dung báo cáo trên powerpoint (thiết kế cho 15 phút báo cáo) gồm 1. Mở đầu: Giới thiệu 2. Một số bệnh phổ biến 88
  18. • Bảng thành phần bệnh hại • Triệu chứng, tác nhân gây bệnh, hình chụp minh hoạ. Không trình bày côn trùng và động vật hại ví dụ như nhện đỏ, sâu, ruồi đục bông… 3. Biện pháp phòng trị của nông dân 4. Kiến nghị Trình bày kết quả: Báo cáo trên lớp (sau 2 tuần kể tự khi nhận nhiệm vụ) - Nhóm báo cáo tối đa 15 phút: Phân công người báo cáo và người ghi câu hỏi, người điều khiển chương trình. - Trao đổi 15 phút: các nhóm nhận xét chéo, đặt câu hỏi liên quan chuyên đề, nhóm báo cáo giải đáp thắc mắc. - Giáo viên nhận xét, bổ sung, kết luận vấn đề 15 phút. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày biện pháp quản lý bệnh hại hoa hồng 2. Trình bày biện pháp quản lý bệnh hại hoa cúc 3. Trình bày biện pháp quản lý bệnh hại hoa mai 89
  19. CHƯƠNG 5 BỆNH HẠI CÂY ĂN TRÁI NN 403-04 Giới thiệu Chương học trình bày về một triệu chứng số bệnh phổ biến trên cây xoài, cây có múi, nhãn, thanh long và biện pháp quản lý bệnh trên các loại cây này. Mục tiêu Kiến thức: + Trình bày được triệu chứng và tác nhân gây bệnh cây ăn trái Kỹ năng: + Chẩn đoán bệnh hại cây ăn trái + Áp dụng các biện pháp quản lý bệnh hại câyăn trái Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có thể thực hiện việc nhận dạng đúng một số bệnh phổ biến trên các loại cây ăn trái 1. Bệnh hại cây xoài 1.1. Bệnh thán thư Thán thư là bệnh quan trọng và gây hại phổ biến trên xoài, nhất là vườn ít được chăm sóc. * Triệu chứng Bệnh có thể xuất hiện trên lá, cành non, phát hoa và trái. Trên lá có những đốm tròn, màu nâu, lớn khoảng 3-5 mm. Trên các lá non, trong điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển có thể thấy rõ các vòng đồng tâm. Các đốm có thể liên kết thành vùng lớn. Trên lá già, vết bệnh khô và rách ngay giữa, nếu nhiễm nặng, khoảng 3 - 5 ngày sau khi nhiễm bệnh, các đốm bệnh liên kết lại thành từng mảng lớn làm lá nhăn, vặn xoắn, khô, rách và rụng. Trên cành non, các đốm bệnh không đều màu nâu xám, các đốm liên kết lại bao quanh cành và phát triển lớn ra bao quanh cành, vùng bệnh sẽ bị khô đi. Thường các vết bệnh xuất hiện trên ngọn cành non trước rồi lan dần xuống làm khô chết đọt. Trên cánh hoa, cuống hoa có những đốm đen nhỏ hơi lõm vào làm cho hoa bị rụng, trong điều kiện thời tiết ẩm, cả chùm cả chùm hoa có thể khô đen và rụng. Trên trái, bệnh có thể gây hại hầu hết các giai đoạn của trái, nếu bệnh xảy ra ngay giai đoạn tạo trái có thể khiến trái rụng. Triệu chứng bệnh điển hình là 90
  20. trên da trái lúc đầu xuất hiện các đốm tròn, đen, lõm rồi lớn dần có vòng đồng tâm. Hình dạng và kích thước đốm bệnh thay đổi. Trên trái chín, triệu chứng trên thể hiện rất rõ nét, trong điều kiện ẩm, trên bề mặt vết bệnh xuất hiện lớp bào tử màu hồng. * Tác nhân Bệnh do nấm Colletotrichum spp. gây ra và chủ yếu là loài Colletotrichum gloeosporiodes Penzig. Giai đoạn sinh sản hữu tính là Glomerella cingulata (Stonem) Spauld & Schrenk. Bệnh lưu tồn trong cành lá bệnh còn trên cây hay lá bệnh rơi trên mặt đất. Nấm bệnh phát triển mạnh khi trời mát (250C). Do thích ẩm và lây lan nhanh nhờ nước nên nấm phát triển rất nhanh khi trời nóng ẩm nhất là sau khi mưa nặng vì vậy bệnh gây hại nặng nhất trong các tháng mưa. Khi có nhiều sương hoặc trời lạnh, bệnh nhiễm nặng ở hoa. * Phòng trị bệnh - Vệ sinh vườn: Thu gom và đốt lá, cành khô, trái rụng trong vườn. Dọn sạch cỏ dại mọc dưới tán cây để vườn thông thoáng và giảm độ ẩm chung quanh và dưới tán cây vì ẩm độ cao sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển. - Tỉa cành: Tỉa cành để vườn thông thoáng, ánh nắng có thể xâm nhập vào bên trong tán cây, ngoài ra tỉa cành còn giúp khống chế chiều cao cây, thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch. - Tránh xử lý ra hoa vào mùa mưa vì bệnh thán thư thường xảy ra trong điều kiện ẩm độ cao. - Bao trái: 45 - 50 ngày sau xử lý ra hoa sau đợt rụng sinh lý, nên bao trái để ngừa bệnh thán thư và các loại côn trùng gây hại khác. - Xử lý thuốc hóa học: Khi xoài đang ra hoa hay trái bắt đầu phát triển, nếu trời mưa, đợi đến khi cây ráo nước, tiến hành phun thuốc trừ bệnh thán thư. Bệnh thán thư cần được phát hiện và phòng trừ sớm bằng các thuốc đặc trị Carbenzim 500FL, Saipora 350SC (Carbendazim); Score 250 EC (Difenoconazole), Antracol 70WP (Propineb), Amistar top (Azoxystrobin)... Chú ý nên phun sớm trước khi trổ hoa 2 - 3 tuần, nếu cần, định kỳ 5 - 7 ngày phun một lần cho đến khi thu hoạch. Không nên phun thuốc trừ bệnh khi xử lý ra hoa vì chất xử lý ra hoa tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển. Cần luân phiên thuốc để hạn chế nấm kháng thuốc, nếu được pha thêm chất bám dính và chất loang trải để gia tăng hiệu quả trừ bệnh của thuốc. Để ngừa bệnh thán thư và giúp trái sạch, đẹp, sau khi thu hoạch có thể nhúng trái vào nước nóng 91
nguon tai.lieu . vn