Xem mẫu

  1. ĐỊA LÝ 12 Bài 37: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN I. Mục tiêu Qua bài học này, HS cần phải: 1. Kiến thức - Hiểu những khó khăn, thuận lợi và triển vong khai thác thế mạnh nhiều mặt của Tây Nguyên, đặc biệt là vấn đề phát triển cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp và thủy năng. - Biết được các tiến bộ về kt – xh của Tây Nguyên gắn liền với khai thác thế mạnh của vùng, cũng như vấn đề kt – xh và môi trường gắn với việc khai thác các thế mạnh này. 2. Kỹ năng Sử dụng các bản đồ, sưu tầm và xử lí các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. II. Chuẩn bị hoạt động - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ kinh tế DHNTB và Tây Nguyên. - At lat địa lí Việt Nam. III. Tiến trình hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ (5’) - Hãy trình bày hiện trạng phát triển kinh tế biển của DHNTB. - Trình bày hiện trạng phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải của vùng DH NTB. 2. Vào bài “ Tây Nguyên, một vùng có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên đây là vùng có nhiều đồng bào thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn, kinh tế còn những hạn chế. Để nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng các thế mạnh kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân trong vùng, vùng cần có những biện pháp nào?. Mời các em tìm hiểu bài học” 3. Hoạt động nhận thức bài mới Tg Hoạt động của GV & HS Kết quả hoạt động 5’ * Hoạt động 1 1. Khái quát chung - GV: Cho HS khái quát về vùng, - Vùng gồm 5 tỉnh với diện tích 54,7 nghìn trình bày thế mạnh và hạn chế khái km2, DS 4,9 triệu người. quát của vùng.. - Đây là vùng duy nhất của nước ta không - HS hoạt động..... giáp biển nhưng có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng về quốc phòng và kinh tế. - Đất đai màu mỡ, khí hậu đa dạng tạo cho vùng nhiều thế mạnh, tiềm năng lớn về nông – lâm nghiệp. - Vùng có trử lượng bô xít lớn và có nhiều
  2. ĐỊA LÝ 12 tiềm năng thủy điện. - Đây là vùng thưa dân, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. - Khó khăn của vùng: Thiếu lao động lành nghề, mức sống còn thấp, thiếu thốn về y tế, cơ sở hạ tầng.... 2. Phát triển cây công nghiệp lâu năm 13’ * Tây nguyên có tiềm năng to lớn về nông * Hoạt động 2 – lâm nghiệp. - GV: Chứng minh rằng TN là vùng - Đất ba zan có diện tích lớn, khá bằng có nhiều thế mạnh để phát triển nông phẳng và màu mỡ, tầng thổ nhưỡng dày. lâm nghiệp. - Khí hâu cận xích đạo, có sự phân hóa sâu - GV: Hiện trạng khai thác, sử dụng sắc, tạo nên lợi thế cho việc hình thành đa và phát huy thế mạnh nông nghiệp, dạng các vùng chuyên môn hóa với các sản lâm nghiệp của vùng ra sao?. phẩm cây công nghiệp dài ngày khác nhau. Phương hướng để khai thác, phát huy * Các sản phẩm cây công nghiệp chủ yếu có hiệu quả thế mạnh đó là gì?. của vùng: VD: tìm hiểu thế mạnh nông nghiệp - Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số của vùng. cần làm rõ: một của Tây Nguyên. Vùng có 450 nghìn + Thế mạnh về đất, khí hậu. ha cà phê, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả + Hiện trạng phát triển cây công nước, trong đó Đắk lăk có 259 nghìn ha nghiệp. (lớn nhất cả nước). + Phương hướng để nâng cao hiệu + Cà phê vối, trồng nhiều ở cao nguyên quả sử dụng thế mạnh cây công Đắk Lắk. nghiệp của vùng... + Cà phê chè trồng ở Gia Lai, Lâm Đồng... - HS thảo luận nhóm, trình bày..... - Chè trồng và chế biến chủ yếu ở trên cao nguyên Lâm Đồng (Bảo Lộc), Gia Lai (Biển Hồ). Lâm Đồng là tỉnh có diện tích chè lớn nhất cả nước. - Cao su: Đây là vùng có diện tích cao su lớn thứ 2 cả nước, sau ĐNB. - Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày có vai trò: + Thu hút hàng vạn lao động từ các vùng. + Tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng
  3. ĐỊA LÝ 12 bào. - Tổ chức sản xuất: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất cây công nghiệp. 8’ * Để nâng cao hiệu quả sản xuất các vùng chuyên canh cây công nghiệp, vùng cần: -Hoàn thiện việc quy hoạch vùng, mở rộng diện tích có khoa học... - Đa dạng hóa cây công nghiệp... - Đẩy mạnh chế biến, xuất khẩu... 3. Khai thác và chế biến lâm sản + Thế mạnh lâm nghiệp của vùng ra sao?. Hiện nay thế mạnh đó có sự tồn - Lâm nghiệp là một thế mạnh của vùng tại, hạn chế thế nào?. kinh tế Tây Nguyên. 1990 rừng ở Tây Nguyên chiếm 60 % độ che phủ toàn lãnh + Vì sao thế mạnh của vùng lại suy thổ, rừng có nhiều loại lâm sản, gỗ, thú, giảm? chim quý hiếm, 36% diện tích đất có rừng 10’ + Biện pháp để khai thác, sử dụng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của thế mạnh lâm nghiệp của vùng có cả nước. hiệu quả? - Hiện nay sản lượng khai thác gỗ đã suy giảm nhanh chóng. Việc khai thác còn bừa bãi, thiếu hiệu quả kinh tế và môi trường. - Vấn đề đặt ra cho vùng: Đẩy mạnh khai thác đi đôi với bảo vệ, tu bổ rừng và trồng rừng, giao rừng, đầu tư vào công tác chế biến gỗ... * Hoạt động 3 4. Khai thác thủy năng kết hợp với thủy -GV: “Tiềm năng thủy điện của vùng lợi đã và đang được khai thác, sử dụng * Tây nguyên là vùng có tiềm năng thủy có hiệu quả. Bằng kiến thức hãy chứng minh và làm rõ nhận đinh điện lớn thứ 2 cả nước và đang được khai trên”. thác, sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn. * Hiện nay, vùng đã và đang xây dựng hàng loạt các nhà máy thủy điện trong - HS: vùng: + Cần nêu được các thế mạnh về - Các nhà máy thủy điện trên sông Xê San, thủy điện của vùng. Tiềm năng thủy gồm YaLy (720MW, 4 - 2002), Xê San 3, điện của vùng tập trung ở đâu?. Xê San 3A, Xê San 4, khi đi vào hoạt động
  4. ĐỊA LÝ 12 + So sánh với những năm trước 1990 sẽ cho công suất 1500 MW. với hiện tại để làm rõ hiện trạng khai- Các công nhà máy thủy điện trên sông thác, sử dụng thế mạnh thủy điệncuar Xrê Pốc, với tổng công suất 600 MW, vùng. trong đó lớn nhất là nhà máy thủy điện Buôn Kuôp (280 MW, 2003), Buôn Tua + Nêu tên các nhà máy thủy điện trên Srah (85 MW, 2004), Xrê Pốc 3 (137 ba hệ thống sông Xê San, Xrê Pốc , MW), Xrê Pốc 4 (33 MW) và nâng cấp nhà Đồng Nai để làm rõ hiện trạng phát máy Đrây Hling lê 28 MW. huy thế mạnh của vùng. - Các nhà máy thủy điện trên hệ thống sông Đồng Nai: Đại Ninh (300 MW), Đồng Nai 3 (MW), Đồng Nai 4 (340 MW) - GV: Vì sao nói việc xây dựng các đang được xây dựng và đi vào hoạt động nhà máy thủy điện có ý nghĩa quan trong thời gian tới. trọng, cho phép khai thác có hiệu quả các thế mạnh của vùng? * Việc xây dựng các nhà máy thủy điện, tạo điều kiện cho vùng khai thác có hiệu quả các thế mạnh kinh tế, thúc đẩy phát triển của vùng: - Khai thác chế biến bô xít, lâm sản, sản phẩm cây công nghiệp. - Đảm bảo nguồn nước tưới tiêu. - Phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản 4. Hoạt động tiếp theo (5’) a. Củng cố: - GV: Khái quát lại toàn vùng về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội. - HS: Xác định các thế mạnh của vùng, nêu lên thực trạng khai thác, phát huy thế mạnh của vùng và phương hướng sắp tới. b. Dặn dò: làm bài tập 2,3,4 trang 173.
nguon tai.lieu . vn