Xem mẫu

  1. DÙNG CHẤM CÂU TIẾNG ANH (TỪ GÓC NHÌN ĐỐI SÁNH TIẾNG VIỆT) ThS. Nguyễn Thành Trung Nguyen Thanh Trung graduated from HCMC University of Education in 2006. He is currently the lecturer in the Literature Department in HCMC UE. He got an MA degree from HCMC UE in 2010. His research interest includes Languages and Literature. Abstract Punctuation is a kind of universal issue in language. In other word, it is not too difficult to receive the punctuation system of target language from the source one because of their similarities. It may be lead to a fact that there is a lack of enough concentration on punctuation in teaching and learning foreign language in general and English in specific. As a result, it‘s often for Vietnamese student to apply their own thought of Vietnamese punctuation to English. This report tends to mention the English punctuation system, not as a system listed but, in relation to Vietnamese with the purpose of getting experience in the process of teaching and learning English for student whose major is not English. Tóm tắt Dấu câu là một vấn đề mang tính phổ quát trong ngôn ngữ. Điều này có nghĩa là không khó để tri nhận hệ thống dấu câu của ngôn ngữ đích dựa trên những điểm tương đồng về đại thể với ngôn ngữ nguồn. Có lẽ vì vậy mà dẫn đến một thực tế - đây là bộ phận ít được quan tâm trong quá trình dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng ở Việt Nam. Kết quả là sinh viên thường dùng kiến thức chấm câu tiếng Việt áp dụng cho tiếng Anh, đặc biệt là nhóm sinh viên không chuyên ngữ. Bài viết này hướng đến trình bày hệ thống dấu câu tiếng Anh, không phải với tư cách một hệ thống được liệt kê mà đặt trong mối tương quan so sánh với dấu câu tiếng Việt nhằm rút ra những điểm lưu ý cho quá trình dạy học tiếng Anh cho sinh viên không chuyên. I. DẤU CÂU- VẤN ĐỀ ĐẶT RA Hiện nay nhiều tài liệu liệt kê hàng loạt cách dùng của mỗi đơn vị dấu câu. Điều này có hạt nhân hợp lý nhưng gây không ít khó khăn cho việc sử dụng dấu câu vào văn bản. Tuy nhiên, trình bày theo hướng chức năng (như Tim Caudery đã làm trong A functional guide to 283 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ”
  2. some problems of English punctuation) sẽ dẫn đến không ít bối rối vì số lượng không nhỏ các trường hợp. Điều này có nguồn gốc từ sự mở rộng phạm vi sử dụng hệ thống dấu câu. Từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên người Hy lạp đã bắt đầu có khái niệm dấu câu – dùng để phân tách các thành phần và bản thân các câu. Lúc bấy giờ, văn bản viết chỉ có ký tự in, không có khoảng cách giữa các từ; việc đọc văn bản, vì thế, khá phức tạp. Dấu chấm ra đời để phân tách câu, phẩy dùng để phân tách các thành phần, khoảng trắng phân tách từ, cách đoạn cũng dùng để phân đoạn. Về sau dấu hỏi [?] được dùng thể hiện ý nghi vấn dù thành phần câu không thể hiện gì (You love me?). Như vậy, vấn đề đặt ra đâu là nguyên lý sử dụng chấm câu. Ít nhất có hai hướng tiếp cận: (i) Thứ nhất, chấm câu được dùng trùng với ý nghĩa ngữ pháp; (ii) Thứ hai, chấm câu được dùng để phân tách các điểm ngừng trong thực tế. Tuy vậy mỗi hướng đều có giới hạn. Hướng thứ nhất sẽ có những ngoại lệ (như ví dụ); hướng thứ hai sẽ dẫn đến việc cá nhân hóa cực đoan vì không có một nguyên tắc chung. Như vậy cần thiết phải lấy quy tắc ngữ pháp làm nguyên lý, chấp nhận những ngoại lệ về ngữ pháp, thực tế điểm dừng lấy hơi nhưng có thể hạn chế tính võ đoán và chủ quan trong một phạm vi nhất định. Cụ thể, cần phải có một hướng tiếp cận không chỉ thuần lý thuyết nhưng cũng không thể phân tách quá chi tiết trường hợp, đồng thời có thể nhận thức được những thay đổi tinh tế trong việc biến đổi bản chất ngữ pháp của các đơn vị. Ví dụ: Nowadays, women / Women nowadays/ Nowadays women are more and more independent than in the 1950s. (Phụ nữ ngày nay/ Ngày nay, phụ nữ ngày càng độc lập hơn thời những năm 50; hoặc khuynh hướng giảm thiểu dùng các dấu chấm câu như trường hợp U.S. và US. Tóm lại, nhằm hạn chế khả năng mắc lỗi trong sử dụng chấm câu trong tiếng Anh cho đối tượng sinh viên không chuyên Anh ngữ, trình bày theo hướng ngữ pháp nhưng giới hạn so sánh ngôn ngữ thứ hai (ở đây là tiếng Việt) có vẻ là phương pháp khả thi cho vấn đề dấu câu mà chúng tôi đề cập ở đây. II. DẤU CÂU TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH II.1. Dấu câu tiếng Việt BẢNG 1- MỘT SỐ DẤU CÂU PHỔ BIẾN TRONG TIẾNG VIỆT KÝ STT TÊN CHỨC NĂNG HIỆU 1 . dấu chấm đánh dấu sự kết thúc câu trần thuật 284 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ”
  3. dấu hỏi/ dấu đánh dấu câu nghi vấn 2 ? chấm hỏi đánh dấu câu cảm thán hay câu cầu khiến; trong một vài dấu cảm/ dấu 3 ! trường hợp, dấu cảm có thể kết hợp với dấu hỏi để biểu thị ý chấm than châm biếm, mỉa mai (?!) biểu thị lờ nói ngắt quãng xúc động, kéo dài giọng mang sắc thái biểu cảm; thể hiện khoảng cách khách quan về không 4 … dấu lửng gian thời gian, lời nói chưa hết, liệt kê (v.v…); thể hiện lời dẫn trực tiếp bị lược bớt khi đặt trong ngoặc đơn hoặc ngoặc kép (…), […] dùng tách các thành phần cùng loại, vế câu, thành phần biệt 5 , dấu phẩy lập; tạo tính biểu cảm 6 ; dấu chấm phẩy phân tách các thành phần tương đối biệt lập trong câu báo hiệu điều trình bày tiếp theo mang ý nghĩa giải thích, 7 : dấu hai chấm thuyết minh; báo hiệu lời trích dẫn trực tiếp, lời thoại 8 – dấu ngang phân biệt các thành phần chêm xen, dẫn lời đối thoại, liệt kê phân tách phần bổ sung, giải thích; đóng khung nguồn gốc 9 () dấu ngoặc đơn trích dẫn đánh dấu trích dẫn trực tiếp, đóng khung tên riêng, tác 10 ―‖ dấu ngoặc kép phẩm; đánh dấu những từ hiểu theo nghĩa khác Sau đó tác giả Nguyễn Thị Ly Kha trình bày thêm các dạng dấu câu như sau: 11 / dấu gạch xiên Thay cho hay, hoặc, và, với; ngăn cách các dòng khi khi viết liên tục không xuống dòng 12 [] dấu ngoặc Thường dùng trong văn bản khoa học- đóng khung thuật vuông ngữ thuộc tính, từ ngữ thay thế, bộ phận chú thích, kết hợp với ba chấm thể hiện phần lược 13 - dấu nối Không phải dấu câu- dùng ngăn các yếu tố trong từ, cụm từ: liên danh, ngày tháng, phát âm gằn giọng, tạo khối. 285 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ”
  4. Như vậy, dấu câu tiếng Việt dần được chú ý đầy đủ hơn về số lượng và cách sử dụng trong tương quan với tiếng Anh; một viễn cảnh tương đồng đại thể về dấu câu giữa tiếng Anh và tiếng Việt, vì thế, là khả dĩ. II.2. Dấu câu Tiếng Anh Việc ghi nhớ và sử dụng hệ thống dấu câu tiếng Anh của sinh viên Việt Nam còn hạn chế là kết quả của nhiều nguyên nhân. Tài liệu trình bày theo nhiều hướng khác nhau, giới thiệu hàng loạt các trường hợp và quy luật. Các giáo trình lại không dành một phần riêng để trình bày thống nhất nội dung này, đơn cử như bộ American English File (AEF) đang được sử dụng rộng rãi vài năm trở lại đây. Nội dung Punctuation được nhắc đến như một bộ phận của phần Viết cuối bài số 05 quyển 1B theo nghĩa chữ viết hoa và dấu chấm (CAPITAL letters and periods); từ quyển 2 trở đi, các Phần viết đều yêu cầu kiểm tra chấm câu mà không có một hướng dẫn gì thêm. Bài viết 1 quyển 4A cấu trúc một bài tập sửa lỗi trong đó nội dung chấm câu được giới hạn với dấu lược, chấm hỏi và gạch nối. Bên cạnh đó sách giáo viên đi kèm chỉ lưu ý một trường hợp dùng dấu hai chấm thay cho dấu phẩy khi viết thư trang trọng… Trong tổng thể 12 quyển thì nội dung này dường như chưa được quan tâm thỏa đáng, nếu xét đến nội dung Sounds and spelling được dành đến 4 trang/1 quyển trong 8 quyển giáo trình với nội dung không thay đổi thì điều này rất đáng suy nghĩ. Không được hướng dẫn cụ thể, sinh viên Việt Nam tự phát sẽ liên hệ đến kinh nghiệm chấm câu trong tiếng Việt áp dụng cho tiếng Anh. Thao tác này nhiều khi không phù hợp; so sánh cách dùng chấm câu tiếng Anh và tiếng Việt, vì thế, càng trở nên cần thiết. II.2.1. Dấu chấm [.] (Full stop/period) Dấu [.] trong tiếng Anh gọi là full stop và tiếng Mỹ gọi là period. Loại dấu câu này dùng ở cuối câu tường thuật, trình bày, trong địa chỉ email và internet [.] gọi là dot; dùng như dấu thập phân trong đơn vị tiền tệ (gọi là point); thường dùng trong các dạng viết tắt: Jan., e.g., a.m… Hiện nay dấu chấm trong từ viết tắt thường được lược bỏ cho các trường hợp cơ quan, tổ chức thông dụng như: WHO, WTO… Đơn vị này hiếm khi gây khó khăn khi viết nhưng cần phải được lưu ý trong kỹ năng nói vì tương quan tên gọi của nó giữa tiếng Việt và tiếng Anh không phải một đối một. Sinh viên nên được giới thiệu dấu chấm trong bài 1C quyển 1A AEF gắn với ghi chú của giáo trình này. II.2.2. Dấu chấm hỏi [?] (Question mark) Sử dụng dấu chấm hỏi ở cuối câu nghi vấn thường không gây khó khăn; tuy nhiên tần số mắc lỗi đặt [?] ở cuối câu tường thuật là rất cao: X He asked if I was leaving? Dấu [?] còn 286 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ”
  5. dùng để thể hiện ý nghi ngờ về một ngày tháng chưa xác định – đặt trong ngoặc đơn: Shakespeare (April 23th 1564 (?) – 1616); hoặc tạo ấn tượng cảm xúc như trong tiếng Việt: Bọn xâm lược Mĩ làm ra vẻ ngạc nhiên. Chúng chối biến rằng chúng không hề biết gì. (?) (Báo Nhân dân). Tuy nhiên, cần ý thức sự khác biệt khi chuyển từ tiếng Việt sang tiếng Anh hình thức câu hỏi như: Văn học nghệ thuật là gì, xưa nay người ta định nghĩa nhiều rồi. (Phạm Văn Đồng) X What is art, people has already defined for so long. Trường hợp câu hỏi tu từ cần lưu ý khi dùng [!] thay cho [?] Was anyone ever so lucky!, đồng thời tránh chen [?] vào giữa các cụm từ X Do you think we have paid too much? too little? Dấu [?] có thể được giới thiệu trong bài 5A của quyển 2B AEF – Are you a party animal? gắn với hàng loạt câu hỏi trong phần reading – listening. II.2.3. Dấu phẩy [,] (comma) Dấu [,] là một công cụ thuộc tu từ học nhằm phân tách những đoạn ngắn hơn dấu hai chấm; vốn có nguồn gốc từ chữ cắt – koptein; phần cắt nhỏ, mệnh đề ngắn – komma trong tiếng Hy Lạp và sau đi vào tiếng Latin. Dấu [,] mang nhiều chức năng và thuộc dạng dấu câu dùng phổ biến và tần số mắc lỗi cũng khá cao. Dấu [,] phân tách một chuỗi, dấu phẩy trước and hoặc or ở cuối chuỗi thường lược bỏ: red, pink and white roes. Dấu [,] phân tách ngữ (if you keep calm, take your time, concentrate and think ahead…) Dấu [,] phân tách từ/ ngữ giới thiệu: oh, it‘s amazing! hoặc phân tách trạng ngữ, mệnh đề trạng ngữ mang tác dụng đến cả câu: by the way, did you know? hay phân tách câu hỏi đuôi; đứng trước hoặc sau phần giới thiệu dẫn câu trực tiếp: ―Come back soon‖, he said. He said, ―Come back soon‖. Để ghi lại ngày tháng năm phân cách bằng [,] sinh viên thường bỏ dấu [,] cuối cùng; đây là lỗi sai thường gặp: X He was born in Thu Duc, TPHCM, VietNam[,] on Saturday, December 08, 1984[,] at the time when economic conditions was decreasing. Khi có suy nghĩ bổ sung có thể dùng [,] tuy nhiên dễ dẫn đến sai văn phạm theo kiểu: XHe is as tall as, if not taller, than his teacher. Trong câu điều kiện, nếu If đứng giữa câu thì không dùng [,] tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt người nói muốn nhấn mạnh mệnh đề phụ thì có thể dùng dấu [,] giữa câu: he would be more careful, if he were president. Lưu ý là khi phân tách các mệnh đề, dấu [,] thường đứng sau các liên từ như and, as, but, for, or,... Nếu không có liên từ sẽ cho ra câu sai với lỗi comma splice: X The car costs 287 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ”
  6. 2000, I am going to buy it. Đây là lỗi sai phổ biến vì tiếng Việt không cần liên từ ở đây: Dòng sông lào xào vỗ sóng. Gió chạy loạt soạt trong cỏ, trăng đã lên cao, đêm đã khuya lắm. (Nguyễn Đình Thi) Trường hợp này trong tiếng Anh với những câu ngắn có thể bỏ dấu [,]: I pulled and Mary pushed song vẫn cần [,] để tránh những rắt rối với trường hợp I pulled, and Mary and Jane pushed. Dấu [,] còn dùng để tách các bộ phận độc lập như phần ví dụ: Tag questions are often used simply to ask another person to agree with you, e.g., It‘s a nice day, isn‘t it? [7,132] Vì tính phong phú trong cách dùng nên dấu [,] nên được giới thiệu khi sinh viên đã vững căn bản, giáo viên nên giới thiệu đơn vị này trong bài 4A quyển 3B với Câu điều kiện loại 1. II.2.4. Dấu hai chấm [:] (colon) Dấu [:] có vai trò như là bộ phận câu phức, hoặc một khoảng ngừng trước đó; bắt nguồn từ gốc Hy Lạp kōlon tức một chi lớn, một mệnh đề; từ đó có thể nhận thức rằng dấu [:] mang tác dụng ở cấp mệnh đề trở lên với các chức năng như: + Giới thiệu một chuỗi đối tượng: There are two options: now or never. + Theo sau lời chào trong thư tín thương mại ở Mỹ (Dear Mr. Thompson:). Trong văn phong trang trọng, khi một mệnh đề/ ngữ cung cấp thêm thông tin về mệnh đề chính (có thể dùng [;] hoặc [.] thay cho [:] nhưng không được dùng [,]): He was drawing her into them: he would drown her. (Everline- Jame Joyces). + Giới thiệu một phần tích dẫn: As Shakespeare wrote: To be or not to be… Vấn đề là nếu không cách dòng thì phân cách bằng dấu phẩy [,]: "I know these sailor chaps," he said (Everline, Jame Joyces). Tiếng Việt lại khác: Ông Obama nói: ―Không có lựa chọn nào được loại trừ‖. (Minh Phương- theo Reuters, Nguy cơ Iran bị tấn công tăng gấp ba, CA TPHCM (thứ bảy 19/12/2011); tiếng Anh lại không dùng dấu [:] mà là [,]: Matt, 28, said, ―After doing this once I got several dates…‖ [7, 7] Trong tiếng Việt cũng như tiếng Anh khi đã có từ giới thiệu như including (bao gồm), such as (như là) thì không dùng [:] để liệt kê nữa; cũng như vậy cho ―rằng‖ và ―là‖ trong tiếng Việt. Dấu hai chấm dùng để báo hiệu một điều trình bày tiếp theo sau và có tác dụng thuyết minh đối với một điều đã trình bày trước tương tự như trong tiếng Việt. Đơn vị này gắn với bài 9B quyển 2B AEF trong nội dung Câu tường thuật. 288 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ”
  7. II.2.5. Dấu chấm phẩy [;] (semi colon) Dấu [;] được dùng với các chức năng cơ bản như sau: Thay cho dấu phẩy phân tách các thành phần khi dấu phẩy đã được dùng: She was determined to succeed whaterver the cost; she would achive her aim, whoever might suffer on the way. Trong văn phong trang trọng, nó nối hai mệnh đề đồng cấp khi chúng không có liên từ: The sun was already low in the sky; it would soon be dark; nối hai vế không cần liên từ – mối quan hệ để lại cho người đọc xác định: The London Marathon is very popular; more than 26,000 people ran in it last year. Trong câu ghép song song mà vế sau có tác dụng bổ sung cho vế trước, cũng có thể dùng dấu chấm phẩy giữa hai vế- tương đương như tiếng Việt: Sáng tạo là vấn đề rất quan trọng; không sáng tạo không làm cách mạng được (Lê Duẩn). Như vậy [;] là dấu chấm câu có khả năng bao quát rộng nhất trong tiếng Anh và vì thế cũng ít được dùng nhất. Tình hình cũng tương tự trong tiếng Việt khi sinh viên không có thói quen và ý thức dùng chấm phẩy mà thường quy về thành phẩy hay đẩy lên thành dấu chấm. Đơn vị này có thể được giới thiệu trong quyển 3A bài 1B với ví dụ thuộc phần Speaking nhằm phân biệt với các đơn vị gần gũi như phẩy và chấm. II.2.6. Dấu chấm cảm [!]– exclamation mark (Anh), exclamation point (Mỹ) Dấu chấm cảm thường dùng cuối câu cảm thán: ―Seven years since we met!‖ (The String Quartet, Virginia Woolf); thể hiện tiếng động lớn: Bang!; trong văn phong không trang trọng, có thể dùng hơn một dấu cảm hoặc kết hợp với dấu hỏi: In informal written English, an exclamation mark and a question can be used together./ Together!? Lỗi duy nhất thường gặp là dùng dấu chấm cảm để hàm ý nhấn mạnh vượt cấp dẫn đến sự xuất hiện của hai hay nhiều dấu chấm cảm cùng nhau. Đây là một lỗi sai, không chấp nhận trong văn phong tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Có thể liên hệ đến nội dung Superlative Adjectives thuộc bài 8B quyển 1B AEF. II.2.7. Dấu lƣợc [’]/ dấu móc lửng (apostrophe) Dấu lược là đơn vị không có trong tiếng Việt, thể hiện phần lược đi của một hay nhiều ký tự; nguồn gốc từ tiếng Latin gốc Hy Lạp apostropos tức dấu ghi đọc lướt; apostrephein tức bỏ đi từ gốc apo (từ) strephein (quay). Trong tiếng Anh dấu lược thể hiện quan hệ sở hữu: Beads of perspiration stood out on the men‘s foreheads. (Lappin and Lapinova, Virginia Woolf)). Cần lưu ý trường hợp sở hữu cách cho hai hay nhiều đối tượng: Adam and Eva‘s store; brother-in-law‘s, someone else‘s trường hợp đối tượng có sẵn s ở cuối: chỉ cần thêm [‘] vào cho danh từ số nhiều students‘ project; với danh từ số ít có thể dùng [‗], hay [‗s]. Có thể 289 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ”
  8. liên hệ đến nội dung Prediction thuộc bài 3B quyển 2A AEF. Ở thể ngắn, dấu lược thể hiện từ được rút gọn: I‘m, they‘d, summer of ‘89 (1989). Có thể bỏ các dấu lược khi là thành phần của tên riêng: HCM city University of Education. Dấu lược thể hiện phạm trù số (nhiều) của chữ cái và con số: There are 3 m‘s in the word; there are four 90‘s in the phone number; thể hiện phạm trù số (nhiều) cho các đối tượng quy ước không có: I get tired of hearing his ―No‘s‖ and ―Never‘s‖. II.2.8. Dấu gạch nối, gạch ngang [-] (hyphen) Dấu gạch nối [-] có gốc từ tiếng La Tinh, Hy Lạp là huphen (cùng nhau), với thành tố hupo (dưới) + hen (một); có thể hiểu là tác dụng của gạch nối phát huy trong nội bộ từ với các chức năng như: Ghép hai hay nhiều từ: mother-to-be, hard-hearted; nối tiền tố và tên riêng: pro-European; tiền tố kết đuôi cùng nguyên âm với từ mở đầu: co-ordinate, pre- eminent.; cụm tính từ chỉ kích thước, tuổi tác, số lượng (không có số nhiều): a five-year-old child; ghép số (từ 21-99): seventy- three; nối các tử và mẫu trong phân số: two-thirds. Bên cạnh đó, dấu gạch nối dùng cho các phân số đóng vai trò tính từ: well-known felon, first-class work nhưng không dùng cho các phân số dùng làm danh từ: Two thirds of the people have gone home, tính từ đi sau danh từ: His crimes are well known. His work is always first class. Dấu nối còn dùng kết một từ xuống dòng trong bản in. Cần phân biệt trong tiếng Việt dấu ngang là một dấu câu, khác với dấu gạch nối không phải là dấu câu. Dấu gạch nối, hiện nay, thường được dùng trong những trường hợp phiên âm tên người, tên địa phương nước ngoài và phân biệt giữa chúng: Chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Trong giáo trình AEF, giáo viên có thể liên hệ cách dùng cho ngôi thứ ba số ít thêm -s (third person-s) của bài 2A quyển 1A. II.2.9. Gạch ngang /gạch đầu dòng [−] (dash) Dấu ngang trong tiếng Anh cổ mang ý nghĩa đánh thật mạnh. Trong tiếng Anh thường nhật, gạch ngang có thể thay cho hai chấm và chấm phẩy khi trình bày một kết luận, tóm tắt cho phần phía trước: He had been a pompous little boy; he had grown rather more self- important — that was all; there wasn‘t a single other soul in the room that Prickett Ellis knew. (The man who loves his kind, Virginia Woolf) Dấu ngang trình bày bình luận hay lời giải thích sau cho sự việc trước: He knows nothing at all −or so he said.; đặc biệt là thành phần đồng vị ngữ: So she had gone off to Waterloo on her great undertaking — to visit Hampton Court — alone. (The moments of 290 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ”
  9. being, Virginia Woolf). Cách sử dụng này là tương đương tiếng Việt: Chồng chị – anh Nguyễn Văn Dậu – tuy mới hai sáu tuổi nhưng đã học nghề làm ruộng đến mười bảy năm. (Ngô Tất Tố). Bài 1B, quyển 2A AEF Who knows you better… có gắn với nội dung này. Dấu ngang còn dùng để đặt trước những lời đối thoại; đặt ở đầu những bộ phận liệt kê, mỗi bộ phận trình bày riêng thành một dòng; đặt ở giữa hai hay ba, bốn tên riêng, hay ở giữa con số để ghép lại, để chỉ một liên danh, một liên số: Đường Hà Nội – Huế – Sài Gòn,: Los Angeles – New York; ở đây dấu ngang mang nghĩa là to. II.2.10. Chấm lửng […] (dots/ellipsis) Dấu lửng có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp elleipsis, bắt nguồn từ động từ elleipein – bỏ đi. Dấu […] thể hiện những phần lược bỏ, những đoạn chưa kể hết, những đoạn ngừng kéo dài biểu cảm: Yet another scorching, sunny day… I got woken up today by my daughter screaming, ―Dard… it‘s snowing… it‘s snowing!‖ [7, 40] Bài 1C quyển 4A AEF có hàng loạt ví dụ cho nội dung này. Cần lưu ý là trong chuỗi những liệt kê, tiếng Việt hay dùng […]: Chỉ có điều các lỗi này không giới hạn trong một đoạn, mà là giữa các đoạn, các mục, các phần… (Lê A, 130). Nhưng không có dạng này trong tiếng Anh, thay vào đó là etc.: Other usual comment adjectives are luckily, clearly, obviously, apparently, etc. [7, 134] II.2.11. Gạch chéo/ vạch xiên [/] (slash/ oblique) Dấu chéo trong tiếng Anh Trung cổ mang nghĩa mô phỏng, tượng thanh- obliquus, mang nghĩa vỡ ra từng mảnh trong tiếng Pháp- esclachier. Dấu này dùng để phân tách các từ, ngữ mang tính chất thay thế, khả năng lựa chọn và các thành tố địa chỉ mail, internet. Xét một cách nghiêm ngặt, đây không phải là dấu câu nhưng đối tượng này lại mang chức năng quan trọng với tần số xuất hiện khá cao khi giới thiệu cho sinh viên kỹ năng dò từ điển và đọc phiên âm – ý nghĩa tượng thanh sẽ được thể hiện ở đây. Bài 6A quyển 1B AEF khá phù hợp để giới thiệu đơn vị này. II.2.12. Ngoặc kép [“ ”] (quotation marks) Ngoặc kép thường dùng đề trích lời trực tiếp: ―Look!‖ Mrs. Ivimey exclaimed. (The searchlight, Virginia Woolf); tập trung vào từ mang nghĩa đặc biệt, tiếng lóng, nghĩa hiệu ứng. Đây là lỗi sai phổ biến trong tiếng Anh lẫn tiếng Việt khi người dùng hàm ý muốn nhấn mạnh, như quảng cáo- take it. It is ―free‖ hay …chứa thành phần ―Sensiva‖ trong công thức có tác dụng khử mùi… (Cosmopolitans, 05/2011, 39) Tuy nhiên, cần phân biệt với dạng chữ 291 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ”
  10. được đề cập đến mang ý nghĩa trích từ trong một ngôn cảnh hay văn bản khác thì dùng [―‖] nhưng hoàn toàn không mang ý nhấn mạnh: The fate of the old Celtic inhabitants who were not able to remove themselves in announced in the English word Wealh (from which the term ‗Welsh‘ is derived)… (Andrew Sanders, The short Oxford history of English literature, Great Britain, 1996, p14). Bài 6A quyển 3B với nội dung Câu tường thuật sẽ có thể lồng ghép giới thiệu được dấu ngoặc kép. Ngoài ra, ngoặc kép thường dùng để đánh dấu tên tác phẩm, sách, bài viết… Cần lưu ý là Mỹ thường dùng dấu đôi [―‖] trong khi Anh dùng dấu đơn [‗‘]. Khuynh hướng chung là người Việt thường dùng ngoặc kép đôi theo kiểu Mỹ. II.2.13. Ngoặc đơn [( )]- brackets (Anh)-parentheses (Mỹ) Ngoặc đơn có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp parentithenai tức đặt vào bên trong. Dấu này dùng để phân tách thông tin bổ sung hoặc bình luận với thành phần chính của câu: But now, quite suddenly, like a white bolt in a mist (but this image forged itself with the inevitability of lightning and loomed up), there it had happened (Together and apart, Virginia Woolf). Bài 2A quyển 3A AEF phần Speaking có thể hiện nhiều đơn vị này. Như vậy ngoặc đơn dùng cách này khá gần với chú thích dấu ngang [−]. Sự khác nhau giữa dấu ngang và dấu ngoặc đơn có khi không được rõ; theo thói quen, người dùng dấu này, người dùng dấu kia, đối với thành phần chú thích. Tuy vậy, cũng có thể nhận thấy giữa hai loại dấu đó có sự khác nhau sau đây: Khi thành phần chú thích có quan hệ rõ với một từ, một ngữ ở trước nó, thì thường dùng dấu ngang; nếu quan hệ đó không rõ thì thường dùng dấu ngoặc đơn: … and the desire for pretty images — like this of the flowering cherry tree — and all the time… (Together and apart, Virginia Woolf) và when people talked about Roderick Serle (and he was a bit of a figure) she would say unhesitatingly: ―I like him,‖ (Together and apart, Virginia Woolf). Điều này tương tự trong trong tiếng Việt: Tôi vừa gặp lại anh Thân – người chỉ huy đơn vị của tôi, hồi chiến tranh chống thực dân Pháp. Anh ấy không đến dự đám cưới của Lan (bảo là bận!) nhưng mọi người đều hiểu anh ấy không tán thành đám cưới này. Một trường hợp đáng chú ý là dấu ngoặc đơn có thể dùng để đóng khung cho một từ hay một ngữ có tác dụng chú thích cho một từ không thông dụng (từ cổ, từ địa phương...): thou (you), thee (your), etc. hoặc đính kèm chỉ dẫn tham khảo: … (see chapter 8). II.2.14. Ngoặc vuông []- Square brackets (Anh)/ brackets (Mỹ) Dấu ngoặc vuông dùng gắn với phần thêm vào làm câu trích đúng ngữ pháp, - [sic] diễn đạt ý nghĩa sai chính tả nhưng vẫn được in tôn trọng nguyên tác (sic= so,thus) nguyên văn là 292 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ”
  11. như vậy; điền tên tác giả ngay sau phần trích dẫn tác phẩm, điền nguồn tham khảo nội bộ. Chức năng dấu vuông tiếng Anh tương đương tiếng Việt: Mậu thân Thuận Thiên năm thứ nhất [1428]... người Minh đã về nước, vua bèn thống nhất thiên hạ, lấy năm ấy là năm dẹp yên. ("Đại Việt Sử kí toàn thư"). Giáo trình AEF không trích nguồn theo cách này mà thường in dọc khổ chữ nhỏ với nội dung Adapted from…, giáo viên có thể mở rộng giới thiệu đơn vị này từ bài 2A quyển 4A AEF trở đi vì ở trình độ này giáo trình thường trích nhiều bài báo. II.3. Một số lƣu ý Sau khi khảo sát một số dấu câu cơ bản, chúng tôi có lưu ý về ba vấn đề sau. Thứ nhất, cách trích dẫn văn bản cần dùng thống nhất. Thường thì phần trình bày và nội dung trích dẫn cách nhau một dòng, trường hợp này không cần dùng ngoặc kép; nếu nằm cùng một dòng cho trích dẫn ngắn thì ngoặc kép vẫn bao quanh phần trích dẫn. Bên cạnh đó, động từ giới thiệu phải được phân tách với phần trích dẫn bằng dấu [,] nếu bản thân phần trích dẫn không đảo lên phía trước và có sẵn dấu [?] hay chấm cảm [!]. Thứ đến ngược với kiểu Anh, chấm câu kiểu Mỹ phải nằm trong ngoặc kép: he said, ―I love you.‖ Hay ―I know these sailor chaps,‖ he said. Thứ hai, với ngoặc kép cũng có một số lưu ý như sau. Trong tiếng Việt không có từ tương đương Single quotation marks [‗‘] và thực tế người Việt cũng không dùng loại dấu câu này. Tuy nhiên trong trường hợp xuất hiện cả hai dạng thì trường hợp đoạn trích dẫn này nằm bên trong đoạn trích dẫn kia, ngoặc kép đơn có khuynh hướng nằm bên trong ngoặc kép đôi: ―He said, ‗I can‘t live without you.‘‖ Thứ ba, vấn đề sử dụng dấu câu mang tính quá trình. Điều này có nghĩa là bản thân vấn đề này vẫn đang vận động cùng đời sống xã hội với nhiều biệt dạng và đánh giá khác nhau. Với người học tiếng Anh, những nội dung đề cập thường đạt mức ổn định cao, nói cách khác đó là những chuẩn mực đã được chuẩn tắc hóa. Tuy nhiên thực tế vẫn đưa đến những ngoại lệ, lệch chuẩn; người vận dụng cần ý thức và xử lý một cách có hệ thống trên cơ sở thống nhất đồng thời ý thức những tương đồng và dị biệt với ngôn ngữ gốc để tránh những lỗi có thể dự đoán được như dấu câu. III. KẾT LUẬN Dấu câu vẫn là một vấn đề tuy đơn giản nhưng rất quan trọng trong quá trình viết tiếng Anh. Nắm vững cách sử dụng dấu câu sẽ hỗ trợ không chỉ quá trình tạo lập mà còn tiếp nhận văn bản. Vấn đề này càng có ý nghĩa trong quá trình giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên 293 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ”
  12. không chuyên ngữ mà hiệu quả chắc chắn tiên liệu được. Trong trường liên đới nhất định, bài viết này có thể là nền tảng để mở rộng đến cách chấm trong đơn vị, cách ghi chú tư liệu, cách viết in hoa… trong văn bản. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiế ng Viêṭ 1. Hà Thúc Hoan (1996), Tiếng Việt Thực Hành, NXB TPHCM, TPHCM 2. Nguyễn Thị Ly Kha (2008), Ngữ Pháp tiếng Việt, NXB GD, TPHCM 3. Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng (1996), Tiếng Việt Thực Hành, NXB GD, Hà Nội 4. Trung tâm KHXH và NV Quốc gia (2002), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB KHXH, HN. Tiế ng Anh 5. Cambridge Advanced Learner‘s Dictionary (2nd edition), Cambridge University Press, 2005. 6. Tim Caudery, A functional guide to some problems of English punctuation, http://studerende.au.dk (20.06.2013) 7. Clive Oxenden (2009), American English File, Oxford, USA. 8. Oxford Advanced Learner‘s Dictionary (7th edition), Oxford University Press, 2005. 294 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ”
nguon tai.lieu . vn