Xem mẫu

  1. Động lực từ đám đông Những cá thể trong xã hội luôn có quan hệ mật thiết với nhau. Con người chúng ta không thể tồn tại đơn độc. Hằng ngày, chúng ta đều tiếp xúc với nhiều người, trong nhiều nơi và tùy từng thời điểm. Sẽ có những gắn kết, liên quan, trùng hợp bất ngờ… Bạn có thể bị tác động bởi nhiều người, hoặc chính bạn khiến họ bị ảnh hưởng. Có thể đó là điều tích cực, hoặc tiêu cực. Nhưng nếu biết khai thác lợi thế từ đám đông một cách ý nghĩa, bạn sẽ xoay chuyển được cuộc sống đơn điệu của mình. Bạn có thể bắt gặp hình ảnh của chính mình trong câu chuyện dưới đây. Ở mỗi phân đoạn, sẽ có một kinh nghiệm sống cho ta. Tuy đơn giản nhưng đáng suy ngẫm vô cùng Quy tắc 1: Người lạ cũng có thể khiến bạn hạnh phúc Một cô nàng cảm thấy tinh thần xuống dốc trầm trọng khi gặp nhiều chuyện xảy đến cùng một lúc: thất bại trong tình cảm khi người ấy không đón nhận, thất vọng về tình bạn khi hai người bạn thân nhất lại “trở mặt” và tìm cách hại cô nàng, một vài chuyện không vui trong học tập… Cuộc sống đã áp lực thì nay lại thêm lắm nỗi buồn. Hằng ngày cô ấy phải cố gắng chịu đựng và đối diện với những “chiêu trò” từ hai cô bạn bày ra. Những người bạn khác của cô nàng cũng bị ảnh hưởng. Không thể gắng gượng được nữa, cô ấy khóc vì cảm thấy uất ức, khó chịu và bị tổn thương. Lên xe buýt, nước mắt không ngừng rơi. Nhưng tình cờ khi nhìn sang chiếc ghế đối diện, bất giác có một người đàn ông nước ngoài cười tươi, vẫy tay “Xin chào” sau đó bấm máy. Khoảnh khắc ấy, cô gái đã mỉm cười.
  2. Khi bước xuống xe buýt, nữ tiếp viên lại tiếp tục mỉm cười với cô nàng và bảo rằng: “Dù có chuyện buồn gì cũng vui lên nha em, mọi chuyện sẽ tốt đẹp sớm thôi” Bỗng nhiên cô nàng hiểu được: “Những người ta tin tưởng nhất đôi khi lại khiến ta đau nhiều nhất. Những người lạ tưởng như chẳng có gì lại đến với ta ngay lúc ta cần” Quy tắc 2: Cho đám đông biết rằng họ đã sai khi đối xử tệ với bạn Cô nàng bắt đầu học cách đối diện và dự đoán trước những điều có thể xảy đến với mình, bằng một thái độ điềm tĩnh và chừng mực. Không có bất kì sự thù oán nào, cũng chẳng chỉ trích đối phương. Im lặng tuyệt đối và phớt lờ trước những lời nói xấu, những cái liếc ngang, những tình huống phức tạp… Cô ấy lấy đám đông làm động lực cho mình để vươn cao hơn, mạnh mẽ hơn nữa. Vào lúc này, cô nàng đơn độc vì chẳng ai bảo vệ chính kiến cho mình. Những hiểu lầm giữa bạn bè xảy đến thường xuyên hơn. Thay vì chú ý đến điều đó, cô gái tập trung cho đam mê, học tập, sở trường và những người thật sự tin tưởng mình. Mọi chuyện lắng dần… Cô ấy đạt thành tích cao trong học tập, thuận lợi trong công việc và đã “sàng lọc” được bạn bè. Cuộc sống của cô nàng trở nên tích cực hơn, dẫu cho đôi khi vẫn lắm người ghét, lắm kẻ đố kị và một vài người “ghét không cần lí do”, cô ấy vẫn chỉ mỉm cười: “Cảm ơn các bạn. Nếu các bạn không ghét mình, không khiến mình áp lực, chắc gì mình đã được như bây giờ” Quy tắc 3: Tìm hứng thú từ cuộc sống của bạn bè Cô gái bắt đầu học cách quan sát mọi thứ xung quanh, và nhận ra bạn bè mình đa số đều có mục tiêu sống rõ rệt và biết dành thời gian làm việc có ích. Cô ấy lấy đó
  3. làm động lực để phấn đấu: “Nhất định không thể thua kém bạn bè được. Phải cố gắng để có thể bước song song cùng họ” Bạn bè trong lớp ai cũng ra sức học cho kì thi cuối. Cô nàng ôn luyện gấp đôi. Bạn bè trên mạng đều đang đi tìm một công việc part-time để làm. Cô nàng tích cực nhờ họ giới thiệu những chỗ làm tốt. Trong lớp học thêm đang có trào lưu đi học nhảy để giải trí, cải thiện sức khỏe. Cô nàng dành một chút thời gian để học khiêu vũ, cũng như một cách giải khuây. Dần dà, từ một người ít phấn đấu, luôn quan tâm đến những gì người khác nghĩ về mình và dễ bị tổn thương, cô gái trở nên mạnh mẽ, bản lĩnh và đầy ý chí hơn bao giờ hết. Cuộc sống tẻ nhạt năm nào giờ hoàn toàn xoay chuyển, phong phú, muôn mà.
nguon tai.lieu . vn