Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI HỘ GIA ĐÌNH BẰNG CÔNG NGHỆ BÃI LỌC DÒNG CHẢY NGANG KẾT HỢP CANH TÁC RAU SẠCH QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : Th.S Lâm Vĩnh Sơn Sinh viên thực hiện : Nguyễn Vy Khanh MSSV: 1411090142 Lớp: 14DMT01 TP. Hồ Chí Minh, 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN Xin cam đoan đây là đồ án của riêng tôi, những kết quả được sử dụng và các số liệu trong bài làm là kết quả và số liệu thực tế thu được từ việc làm thí nghiệm và mô hình nghiên cứu. Tôi xin cam kết về tính trung thực của những vấn đề được nêu trong đồ án này. TP.HCM , ngày 30 tháng 07 năm 2018 (SV ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Vy Khanh
  3. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, nhờ có sự động viên giúp đỡ, sự chia sẻ của các Gia đình, Thầy cô và bạn bè đã giúp đỡ tôi trang bị thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm sống quý báu cho hành trang tương lai sắp tới của mình. Với sự trân trọng và lòng biết ơn, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Trước tiên con xin gửi lời đến Cha Mẹ đã nuôi con ăn học và làm chỗ dựa vững chắc cho con đến ngày hôm nay trong suốt bước đường học tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban chủ nhiệm Viện Khoa học Ứng dụng, quý thầy cô ngành Môi trường Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua. Tôi xin đặc biệt gửi lời cảm ơn đến thầy Lâm Vĩnh Sơn đã tận tình trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy, chỉ bảo và quan tâm trong suốt quá trình thưc hiện luận văn tốt nghiệp. Cảm ơn tập thể 14DMT và các bạn cùng làm đồ án tốt nghiệp, những người bạn đã cùng tôi chia sẻ và giúp đỡ mình rất nhiều trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tuy nhiên do thời gian tìm hiểu, nghiên cứu có hạn, vốn kiến thức còn hạn chế cũng như những kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên luận văn tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô để báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 07 năm 2018 Sinh viên thực hiện Nguyễn Vy Khanh
  4. Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI...................................................................1 2. MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................2 2.1. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI...............................................................................2 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...............................................................................2 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................3 2.3.1. Phương pháp luận.................................................................................3 2.3.2. Phương pháp cụ thê...............................................................................5 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................5 3.1. ĐỐI TƯỢNG..................................................................................................5 3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................................5 4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI...................................................................................6 4.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC...................................................................................6 4.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN....................................................................................6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................7 1.1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT..........................................7 1.2. THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI SINH HOẠT...................7 1.3. CÁC THÔNG SỐ Ô NHIỄM ĐĂC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI............8 1.3.1. THÔNG SỐ VẬT LÝ.........................................................................................8 1.3.2. THÔNG SỐ HÓA HỌC.....................................................................................9 1.3.3. THÔNG SỐ VI SINH VẬT HỌC......................................................................12 1.4. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP BÃI LỌC........................................14 1.4.1. KHÁI NIỆM................................................................................................14 1.4.2. PHÂN LOẠI BÃI LỌC TRỒNG CÂY.................................................................15 1.4.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP BÃI LỌC Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ....................................................................................................................20 1.4.4. CƠ CHẾ LOẠI BỎ CHẤT Ô NHIỄM BẰNG PHƯƠNG PHÁP BÃI LỌC TRỒNG CÂY ....................................................................................................................21 i
  5. Đồ án tốt nghiệp 1.4.5. VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT TRONG BÃI LỌC...................................................24 1.4.6. SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ LOẠI CÂY TRONG BÃI LỌC.........................................25 1.5. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ HỆ THỐNG THỦY CANH...................................30 1.5.1. KHÁI NIỆM VỀ RAU SẠCH...........................................................................30 1.5.2. VAI TRÒ VÀ GIÁ TRỊ CỦA RAU.....................................................................30 1.5.3. KHÁI NIỆM VỀ THỦY CANH.........................................................................35 1.5.4. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA KỸ THUẬT THỦY CANH...........................................36 1.5.5. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA KĨ THUẬT THỦY CANH..................37 1.5.6. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG THỦY CANH............................................................37 1.5.7. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG THỦY CANH...........................................38 1.5.8. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THỦY CANH.............39 1.5.9. CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT CHO HỆ THỐNG THỦY CANH....................41 1.5.10. MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY CANH..................................................42 1.5.11. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ SINH TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN ................................................................................................................45 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..........................................................46 2.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.........................................................................46 2.1.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...............................................................................46 2.1.2. BỐ TRÍ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU..................................................................49 2.1.3. PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC NGHIÊN CỨU.........................................................51 2.2. SƠ ĐỒ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU.......................................................53 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM.............................................................54 3.1. XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI HỘ GIA ĐÌNH CỦA MÔ HÌNH BÃI LỌC TRỒNG CÂY DÒNG CHẢY NGANG CÓ TRỒNG CÂY THUỶ TRÚC, TRỒNG CÂY LƯỠI MÁC VÀ BÃI LỌC KHÔNG TRỒNG CÂY 54 3.1.1. Hiệu quả xử lý nước thải của mô hình bãi lọc không trồng cây (NTĐC)............................................................................................................ 55 ii
  6. Đồ án tốt nghiệp 3.1.2. Hiệu quả xử lý nước thải của mô hình bãi lọc trồng cây Lưỡi Mác (NT1) ..............................................................................................................64 3.1.3. Hiệu quả xử lý nước thải của mô hình bãi lọc trồng cây Thuỷ Trúc (NT2) ..............................................................................................................73 3.1.4. So sánh hiệu quả xử lý giữa 3 mô hình...............................................81 3.1.5. Xác định bãi lọc tối ưu cấp nước cho mô hình thuỷ canh..................89 3.2. XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG SỬ DỤNG NƯỚC THẢI HỘ GIA ĐÌNH SAU XỬ LÝ Ở BÃI LỌC CHO MỤC ĐÍCH TRỒNG CÂY THUỶ CANH.............90 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ...................................................................................96 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................99 iii
  7. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD: (Biochemical oxygen Demand) – nhu cầu oxy sinh hóa BOD5: lượng oxy cần thiết để oxy hết các chất hữu cơ và sinh hóa do vi khuẩn với thời gian xử lí là 5 ngày CF: Conductivity factor COD: (Chemical oxygen Demand) nhu cầu oxy hóa học EC: Electro – conductivity FAO: (Food and Agriculture Organization of the United Nations) – tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc NT1: Mô hình bãi lọc trồng cây Lưỡi Mác NT1’: Mô hình thuỷ canh sử dụng nước cấp là nước sau bãi lọc trồng cây Lưỡi Mác NT2: Mô hình bãi lọc trồng cây Thuỷ Trúc NTĐC: Mô hình bãi lọc không trồng cây NTĐC’: Mô hình thuỷ canh sử dụng nước cấp là nước sạch QCVN 14-MT:2012/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 8-2:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm QCVN 8-3:2012/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm SS: (Suspended solids) – chất rắn lơ lửng TDS: (Total dissolved solids) – tổng lượng chất rắn hòa tan TDS: Total dissolved salts iv
  8. Đồ án tốt nghiệp Viện KHCNVN: Viện khoa học công nghệ Việt Nam VSV: Vi sinh vật v
  9. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tóm tắt các vai trò cơ bản của thực vật trong bãi lọc trồng cây Bảng 1.2. Thị trường xuất khẩu rau quả tháng 4 và 4 tháng trong năm 2005 Bảng 1.3. So sánh chi phí sản xuất và tổng thu nhập từ rau và lúa ở Đài Loan Bảng 3.1. Kết quả đo pH của NTĐC Bảng 3.2. Kết quả xử lý SS của NTĐC Bảng 3.3. Kết quả xử lý COD của NTĐC Bảng 3.4. Kết quả xử lý BOD5 của NTĐC Bảng 3.5. Kết quả đo Tổng-P của NTĐC Bảng 3.6. Kết quả đo Tổng-N của NTĐC Bảng 3.7. Kết quả đo pH của NT1 Bảng 3.8. Kết quả xử lý SS của NT1 Bảng 3.9. Kết quả xử lý COD của NT1 Bảng 3.10. Kết quả xử lý BOD5 của NT1 Bảng 3.11. Kết quả đo Tổng-P của NT1 Bảng 3.12. Kết quả đo Tổng-N của NT1 Bảng 3.13. Kết quả đo pH của NT2 Bảng 3.14. Kết quả xử lý SS của NT2 Bảng 3.15. Kết quả xử lý COD của NT2 Bảng 3.16. Kết quả xử lý BOD5 của NT2 Bảng 3.17. Kết quả đo Tổng-P của NT2 Bảng 3.18. Kết quả đo Tổng-N của NTĐC Bảng 3.19. So sánh khả năng xử lý hàm lượng SS của 3 nghiệm thức vi
  10. Đồ án tốt nghiệp Bảng 3.20. So sánh khả năng xử lý hàm lượng COD của 3 nghiệm thức Bảng 3.21. So sánh khả năng xử lý hàm lượng BOD5 của 3 nghiệm thức Bảng 3.22. So sánh hàm lượng Tổng-P của 3 nghiệm thức Bảng 3.23. So sánh khả năng xử lý hàm lượng Tổng-N của 3 nghiệm thức Bảng 3.24. Bảng thống kê chiều cao rau muống và rau cải mầm qua từng ngày ở NTĐC’ Bảng 3.25. Bảng thống kê chiều cao rau muống và rau cải mầm qua từng ngày ở NT1’ Bảng 3.26. Bảng tổng hợp so sánh sự phát triển về chiều cao cây rau giữa 2 nghiệm thức vii
  11. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Mô hình bãi lọc có dòng chảy bề mặt (SFW) (Vymazal, 2007) Hình 1.2. Mô hình bãi lọc với dòng chảy ngang dưới mặt đất (HSF) (Vymazal, 2007) Hình 1.3. Mô hình bãi lọc với dòng chảy thẳng đứng (VSF) (Cooper, 1996) Hình 1.4. Tình hình nghiên cứu công nghệ Thủy canh trên thế giới (từ năm 1966 đến nay) Hình 2.1. Mặt cắt ngang bãi lọc trồng cây dòng chảy ngang Hình 2.2. Bãi lọc trồng cây dòng chảy ngang Hình 2.3. Cây thuỷ trúc Hình 2.4. Cây Lưỡi Mác Hình 2.5. Hệ thống thuỷ canh Hình 2.6. Máy Bơm AP3500 Hình 2.7. Rọ nhựa trồng rau thuỷ canh Hình 2.8. Khu vực bố trí mô hình nghiên cứu Hình 2.9. Sơ đồ nghiên cứu mô hình bãi lọc trồng cây dòng chảy ngang Hình 2.10. Sơ đồ nghiên cứu mô hình thuỷ canh động kín Hình 2.11. Sơ đồ các bước làm việc Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn biến thiên của pH đầu vào và đầu ra của NTĐC Hình 3.2. Đồ thị so sánh hàm lượng SS nước thải đầu vào và đầu ra của NTĐC Hình 3.3. Đồ thị so sánh hàm lượng COD đầu vào và đầu ra của NTĐC Hình 3.4. Đồ thị so sánh hàm lượng BOD5 đầu vào và đầu ra của NTĐC Hình 3.5. Đồ thị so sánh hàm lượng Tổng-P đầu vào và đầu ra của NTĐC Hình 3.6. Đồ thị so sánh hàm lượng Tổng-N đầu vào và đầu ra của NTĐC viii
  12. Đồ án tốt nghiệp Hình 3.7. Đồ thị biểu diễn biến thiên của pH đầu vào và đầu ra của NT1 Hình 3.8. Đồ thị so sánh hàm lượng SS nước thải đầu vào và đầu ra của NT1 Hình 3.9. Đồ thị so sánh hàm lượng COD đầu vào và đầu ra của NT1 Hình 3.10. Đồ thị so sánh hàm lượng BOD5 đầu vào và đầu ra của NT1 Hình 3.11. Đồ thị so sánh hàm lượng Tổng-P đầu vào và đầu ra của NT1 Hình 3.12. Đồ thị so sánh hàm lượng Tổng-N đầu vào và đầu ra của NT1 Hình 3.13. Đồ thị biểu diễn biến thiên của pH đầu vào và đầu ra của NT2 Hình 3.14. Đồ thị so sánh hàm lượng SS nước thải đầu vào và đầu ra của NT2 Hình 3.15. Đồ thị so sánh hàm lượng COD đầu vào và đầu ra của NT2 Hình 3.16. Đồ thị so sánh hàm lượng BOD5 đầu vào và đầu ra của NT2 Hình 3.17. Đồ thị so sánh hàm lượng Tổng-P đầu vào và đầu ra của NT2 Hình 3.18. Đồ thị so sánh hàm lượng Tổng-N đầu vào và đầu ra của NT2 Hình 3.19. Đồ thị diễn biến biến thiên nồng độ pH sau 3 nghiệm thức Hình 3.20. Đồ thị so sánh hàm lượng SS nước thải đầu ra và đầu vào của 3 nghiệm thức Hình 3.21. Đồ thị so sánh hiệu quả xử lý SS của 3 nghiệm thức Hình 3.22. Đồ thị so sánh hàm lượng COD nước thải đầu ra và đầu vào của 3 nghiệm thức Hình 3.23. Đồ thị so sánh hiệu quả xử lý COD của 3 nghiệm thức Hình 3.24. Đồ thị so sánh hàm lượng BOD5 nước thải đầu ra và đầu vào của 3 nghiệm thức Hình 3.25. Đồ thị so sánh hiệu quả xử lý BOD5 của 3 nghiệm thức Hình 3.26. Đồ thị so sánh hàm lượng Tổng-P nước thải đầu ra và đầu vào của 3 nghiệm thức ix
  13. Đồ án tốt nghiệp Hình 3.27. Đồ thị so sánh hàm lượng Tổng-N nước thải đầu ra và đầu vào của 3 nghiệm thức Hình 3.28. Đồ thị so sánh hiệu quả xử lý Tổng-N của 3 nghiệm thức Hình 3.29. Đồ thị biểu diễn thay đổi độ cao rau muống theo từng ngày ở NTĐC’ Hình 3.30. Đồ thị biểu diễn thay đổi độ cao rau cải mầm theo từng ngày ở NTĐC’ Hình 3.31. Đồ thị diễn biến thay đổi độ cao rau muống theo từng ngày ở NT1’ Hình 3.32. Đồ thị diễn biến thay đổi độ cao rau cải mầm theo từng ngày ở NT1’ Hình 3.33. Đồ thị so sánh tốc độ tăng trưởng của cây rau muống giữa 2 nghiệm thức Hình 3.34. Đồ thị so sánh tốc độ tăng trưởng của cây rau cải mầm giữa 2 nghiệm thức x
  14. Đồ án tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ô nhiễm môi trường nước là một vấn đề lớn mà Việt Nam đang phải đối mặt. Hầu hết nước thải sinh hoạt cũng như nước thải công nghiệp không được xử lý mà được thải trực tiếp vào môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt, nước ngầm, tác động xấu đến điều kiện vệ sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Xử lý nước thải bằng bãi lọc ngầm đã và đang được áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới với ưu điểm là rẻ tiền, dễ vận hành đồng thời mức độ xử lý ô nhiễm cao. Đây là công nghệ xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên, thân thiện với môi trường, cho phép đạt hiệu suất cao, chi phí thấp và ổn định, đồng thời làm tăng giá trị đa dạng sinh học, cải tạo cảnh quan môi trường, hệ sinh thái của địa phương. Mặt khác, Việt Nam là nước nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm, rất thích hợp cho sự phát triển của các loại thực vật thủy sinh. Ngoài ra, trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, người nông dân chỉ chú trọng đến năng suất, thâm canh tăng vụ chạy theo lợi nhuận. Nên đã trồng rau theo cách bón cho rau một cách bừa bãi những loại thuốc kích thích tăng trưởng thực vật không đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Phun thuốc trừ sâu một cách không có giới hạn, thậm chí là các loại thuốc kích thích sinh trưởng không được phép sử dụng… Từ đó dẫn đến mỗi năm có hàng nghìn ca ngộ độc thực phẩm, do sử dụng các sản phẩm rau tươi có chứa dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật vượt xa mức độ cho phép. Thực tế hiện nay, việc hàng ngày ăn phải những loại rau không đảm bảo tiêu chuẩn là mầm mống gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư, ngộ độc thần kinh, rối loạn chức năng thận… Nếu ăn phải rau nhiễm kim loại nặng như kẽm sẽ dẫn đến tích tụ kẽm trong gan có thể gây ngộ độc hệ thần kinh, ung thư đột biến và một loạt các chứng bệnh nguy hiểm khác. 1
  15. Đồ án tốt nghiệp Rau mầm được coi là kim chỉ nam của vấn đề sản xuất rau tươi an toàn cung cấp cho con người, đáp ứng được vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo được các yếu tố. Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng chất kích thích sinh trưởng, không tưới nước bẩn, không sử dụng phân bón hóa học… nên đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Rau mầm là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao gấp 5 lần so với những loại rau thường, hơn nữa rau mầm không chứa mầm bệnh và vi sinh vật gây hại cho sức khỏe của con người. Trồng rau mầm tại nhà là một cách giải quyết nhu cầu rau xanh tại chỗ, rất tiện lợi đối với dân cư ở đô thị. Có thể sử dụng hiên nhà, sân thượng hay hành lang để trồng rau mầm. Chỉ cần tranh thủ thời gian ngoài giờ chăm sóc chúng hàng ngày là đủ và có rau an toàn tại chỗ để đảm bảo sức khỏe gia đình khi sử dụng, vừa tươi lại vừa ngon. Từ hai lý do trên việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc dòng chảy ngang kết hợp canh tác rau sạch quy mô hộ gia đình” là hết sức cấp thiết. 2. MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu của đề tài  Nghiên cứu xây dựng hệ thống bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang xử lý nước thải hộ gia đình có thể tái sử dụng nguồn nước vào trồng cây thuỷ canh.  Xây dựng được quy trình sản xuất rau cải mầm và rau muống bằng hệ thống thủy canh sử dụng nguồn nước cấp từ bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang, có thể áp dụng vào thực tế nhằm thúc đẩy sản xuất rau sạch ngay tại nhà. 2.2. Nội dung nghiên cứu  Lựa chọn công thức vật liệu lọc để sử dụng trong mô hình bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang từ đó đánh giá khả năng xử lý nước thải của mô hình.  Xây dựng, vận hành của mô hình bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang. 2
  16. Đồ án tốt nghiệp  Theo dõi sự phát triển của rau ở từng thời điểm.  Nghiên cứu chế tạo mô hình sản xuất thủy canh từ những vật liệu có sẵn.  Hoàn thiện quy trình sản xuất rau thủy canh tại nhà. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp luận Đề tài dựa trên phương pháp thu thập thông tin khoa học từ các tài liệu, đề tài nghiên cứu, các báo cáo và bài báo trong và ngoài nước thông qua các phương tiện thông tin. Trên cơ sở đó, đề tài lập ra khung nghiên cứu cho phương pháp luận như sau: 3
  17. Đồ án tốt nghiệp Tình hình ứng dụng bãi lọc, thủy canh Các chỉ tiêu của nước Thu thập dữ liệu Các biện pháp xử ly Phân tích số liệu, lựa chọn phương pháp Xử ly bằng bãi lọc ngầm dòng chảy ngầm xử ly Vật liêu lọc: cát, sỏi, đất trồng cây, xơ dừa … Thu gom nguyên liệu Phương pháp quang pH, BOD5, COD, TSS, N- Phương pháp máy đo TOC tổng, P-tổng Mẫu nước thải Phương pháp chuẩn độ FAS Thành phần, tính chất nước thải NT1: BLN trồng Lưỡi Mác Vận hành mô hình Xác định khả Xử ly nguyên liệu bãi lọc NT2: BLN trồng Thuỷ Trúc năng xử ly trồng cây nước thải của dòng chảy từng bãi lọc ngang NTĐC: BLN không trồng cây Mẫu nước sau xử ly Xác định khả năng NT1’: Nước sau bãi lọc sử dụng nước thải Trồng rau Mẫu tối ưu sau xử ly ở bãi lọc muống, cải mầm cho mục đích thuỷ NTĐC’: Nước sạch canh Xét nghiệm các chỉ tiêu Đánh giá tính khả thi khi xử ly nước thải hộ gia đình bằng bãi lọc Sự tăng trưởng của 2 loại rau Kiểm tra về an toàn thực phẩm 4
  18. Đồ án tốt nghiệp 2.3.2. Phương pháp cụ thê  Phương pháp kế thừa: biên hội, tổng hợp các tài liệu liên quan làm cơ sở luận cho đề tài, các nghiên cứu cơ bản trong và ngoài nước trong lĩnh vực bãi lọc trồng cây, khoa học cây trồng và kỹ thuật thủy canh.  Phương pháp lấy mẫu: số lượng mẫu, vị trí lấy mẫu, phương pháp lấy mẫu.  Phương pháp phân tích mẫu: áp dụng các kỹ thuật phân tích thực vật để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng rau khi sử dụng các loại giá thể và tỉ lệ dinh dưỡng khác nhau và các mẫu nước thải với nước sạch.  Phương pháp phân tích tại phòng thí nghiệm: phân tích các chỉ tiêu COD, BOD5, pH, SS, Tổng N, Tổng P.  Phương pháp thực nghiệm: bố trí các mô hình thí nghiệm nhằm khảo sát hiệu quả xử lý nước thải cho năng suất và chất lượng rau tốt nhất.  Phương pháp thống kê: thống kê tốc độ tăng trưởng về kích thước của cây ở từng giai đoạn.  Phương pháp đánh giá: đánh giá hiệu quả của quá trình lọc qua mô hình bãi lọc trồng cây và đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cây qua mô hình thủy canh. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng Khả năng xử lý nước thải của mô hình bãi lọc trồng cây dòng chảy ngang đối với nước thải hộ gia đình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu khả năng xử lý nước thải hộ gia đình của mô hình bãi lọc trồng cây dòng chảy ngang, giải pháp tái sử dụng nước thải vào tưới cây cho hệ thống thủy canh với quy mô hộ gia đình. 5
  19. Đồ án tốt nghiệp 6
  20. Đồ án tốt nghiệp 4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 4.1. Ý nghĩa khoa học Bổ sung phương pháp xử lý nước thải hộ gia đình làm cung cấp nước cho hệ thống thủy canh. → Tính mới của đề tài 4.2. Ý nghĩa thực tiễn  Kết quả của nghiên cứu sẽ là cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực sản xuất rau thủy canh.  Giúp sinh viên nghiên cứu hiểu sâu sắc hơn về công nghệ xử lý nước thải với chi phí thấp, thân thiện với môi trường.  Bổ sung kiến thức và kĩ năng thực hành trong phòng thí nghiệm.  Chế tạo được hệ thống xử lý nước bằng công nghệ bãi lọc, trồng rau bằng mô hình thuỷ canh hoàn chỉnh, an toàn, phù hợp với quy mô hộ gia đình. Từ đó giải quyết được vấn đề rau sạch (có thể tự trồng các loại rau sạch bệnh tại nhà, vừa an toàn lại vừa tiết kiệm chi phí) và phần nào vấn đề nước thải. 7
nguon tai.lieu . vn