Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TẠO HẠT, BẢO QUẢN VÀ NẢY MẦM CỦA HẠT NHÂN TẠO ĐỐI VỚI CÂY LAN THẠCH HỘC TÍA (DENDROBIUM OFFICINALE KIMURA ET MIGO) Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Giảng viên hướng dẫn : NGUYỄN CỬU THÀNH NHÂN Sinh viên thực hiện : HUỲNH THỊ NGỌC TRÂM MSSV: 1151110528 Lớp: 11DSH04 TP. Hồ Chí Minh, 2015
  2. Đồ án tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Th.s Nguyễn Cửu Thành Nhân. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. i
  3. Đồ án tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Chân thành cảm ơn:  Ban Giám Hiệu trường Đại Học Công Nghệ Tphcm  Quý thầy cô trường Đại Học Công Nghệ Tphcm  Quý thầy cô khoa Công Nghệ Sinh Học – Thực Phẩm – Môi Trường Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Cửu Thành Nhân đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tâp cũng như thực hiện luận văn này. Cảm ơn công lao cha mẹ đã tận tụy suốt đời vì con để con có được như ngày hôm nay. Xin gửi lời cảm ơn đến: Tập thể cán bộ nhân viên Trung Tâm Ươm Tạo Doanh Nghiệp Nông Nghiệp Công Nghệ Cao và phòng Nuôi Cấy Tế Bào Thực Vật, cùng tất cả bạn bè trong và ngoài lớp 11DSH04 đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Tp. Hồ Chí Minh, Ngày..... tháng ..... năm 2015 Sinh viên Huỳnh Thị Ngọc Trâm ii
  4. Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................i MỤC LỤC .................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................... vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .....................................................................................vii CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4 1.1 Khái quát về cây lan .....................................................................................4 1.1.1 Phân loại thực vật học .................................................................................4 1.1.2 Lịch sử cây lan ............................................................................................4 1.1.3 Tình hình sản xuất lan .................................................................................5 1.1.4 Đặc điểm thực vật học của cây lan .............................................................6 1.1.4.1 Cơ quan dinh dưỡng .............................................................................6 1.1.4.2 Cơ quan sinh dục của lan- tổ chức hoa ................................................8 1.1.5 Các điều kiện cơ bản cho cây lan ................................................................9 1.2 Giới thiệu về lan Thạch Hộc Tía: ..............................................................10 1.2.1 Đặc trưng hình thái và sự phân bố: ...........................................................10 1.2.2 Công dụng: ................................................................................................10 1.2.3 Giá trị kinh tế:............................................................................................12 1.3 Nuôi cấy mô tế bào thực vật ......................................................................13 1.3.1 Khái niệm ..................................................................................................13 1.3.2 Lịch sử phát triển.......................................................................................14 1.3.3 Ứng dụng: ..................................................................................................15 1.3.4 Các phương pháp nuôi cấy in vitro ...........................................................15 1.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng nhân giống in vitro................................................17 1.3.6 Các bước nhân giống in vitro: ...................................................................18 1.4 Công nghệ tạo hạt nhân tạo: .....................................................................19 1.4.1 Khái niệm hạt nhân tạo: ............................................................................19 iii
  5. Đồ án tốt nghiệp 1.4.2 Ưu điểm của hạt nhân tạo: ........................................................................20 1.4.3 Quá trình tạo hạt nhân tạo: ........................................................................20 1.4.4 Quy trình tạo hạt nhân tạo:........................................................................22 1.4.5 Các nhân tố cần thiết trong việc tổng hợp hạt nhân tạo: ..........................23 1.4.6 Nguyên tắc và điều kiện khi tạo vỏ bọc bằng chất nền alginate sodium: 23 CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................25 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu: ................................................................................25 2.2 Thời gian thực hiện: ...................................................................................25 2.3 Nội dung nghiên cứu : ................................................................................25 2.4 Vật liệu nghiên cứu .....................................................................................26 2.4.1 Trang thiết bị và dụng cụ nghiên cứu .......................................................26 2.4.2 Mẫu sử dụng và điều kiện nuôi cấy ..........................................................26 2.4.3 Môi trường sử dụng ...................................................................................26 2.5 Phƣơng pháp nghiên cứu ...........................................................................27 2.5.1 Chuẩn bị môi trường .................................................................................27 2.5.2 Bố trí thí nghiệm .......................................................................................28 2.6 Xử lý số liệu: ................................................................................................31 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................32 3.1 Nghiên cứu kỹ thuật tạo hạt nhân tạo từ phôi cây lan Thạch Hộc Tía: 32 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................52 4.1 Kết luận ........................................................................................................52 4.2 Đề nghị .........................................................................................................52 iv
  6. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ sodium alginate đến sự hình thành hạt nhân tạo.......................................................................................................................28 Bảng 2.2. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian ngâm hạt trong dung dịch CaCl2.2H2O. .....................................................................................................................................28 Bảng 2.3. Khảo sát ảnh hưởng của môi trường tạo hạt nhân ....................................29 Bảng 2.4. Khảo sát môi trường bảo quản hạt nhân tạo..............................................30 Bảng 2.5. Khảo sát sự nẩy mầm của hạt nhân tạo trên các giá thể khác nhau ..........31 Bảng 3.1. Nồng độ alginate ảnh hưởng đến hình thái vỏ hạt nhân tạo .....................35 Bảng 3.2. Tỷ lệ sống của hạt nhân tạo ở các nồng độ alginate .................................36 Bảng 3.3 Tỷ lệ nẩy mầm của hạt nhân tạo ở các nồng độ alginate khác nhau..........37 Bảng 3.4: Tỷ lệ sống của hạt nhân tạo ở các thời gian ngâm hạt khác nhau: ...........41 Bảng 3.5 Khảo sát khả năng bảo quản hạt trên môi trường MS: ..............................43 Bảng 3.6 Tỷ lệ nẩy mầm của hạt nhân tạo ở các môi trường dinh dưỡng khác nhau. .....................................................................................................................................44 Bảng 3.7 Khảo sát ảnh hưởng của môi trường bảo quản hạt nhân tạo......................46 Bảng3.8 Khảo sát ảnh hưởng của môi trường bảo quản hạt nhân tạo.......................48 Bảng 3.9: Tỷ lệ hạt nhân tạo nẩy mầm trên các giá thể.............................................50 v
  7. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.2. Cấu tạo hoa lan .............................................................................................9 Hình 1.3. Hình ảnh một số loài lan Thạch Hộc. ........................................................13 Hình 2.1. Cấu tạo hạt nhân tạo ...................................................................................20 Hình 2.2. Các giai đoạn phát sinh phôi soma ............................................................21 Hình 2.3. Hình dạng phôi soma .................................................................................21 Hình 2.4. Quy trình tạo hạt nhân tạo ..........................................................................22 Hình 3.1. Vật liệu hạt nhân tạo .................................................................................33 Hình 3.2. Môi trường tạo hạt nhân tạo .......................................................................34 Hình 3.3. Các bước tạo hạt nhân tạo ..........................................................................34 Hình 3.4. Hạt nhân tạo................................................................................................34 Hình 3.5. Quá trình nảy mầm của hạt nhân tạo lan Thạch Hộc Tía. .........................35 Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ sống của hạt nhân tạo ở các nồng độ alginate khác nhau ....36 Hình 3.8. Biểu đồ tỷ lệ sống của hạt nhân tạo ở các nồng độ alginate khác nhau ....37 Hình 3.9. Hạt nhân tạo nảy mầm ở các nồng độ alginate khác nhau ........................39 Hình 3.10. Biểu đồ tỷ lệ nảy mầm của hạt ở các thời gian ngâm CaCl2.2H2O khác nhau.............................................................................................................................41 Hình 3.11. Hạt nhân tạo nảy mầm ở các nồng độ alginate khác nhau ......................42 Hình 3.13 Biểu đồ tỷ lệ nảy mầm của hạt nhân tạo ở môi trường vỏ hạt khác nhau Hình 3.14 Hạt nhân tạo nảy mầm ở các môi trường vỏ hạt khác nhau .....................45 Hình 3.15. Hình thái vỏ hạt nhân tạo sau 4 tuần bảo quản .......................................47 Hình 3.16. Biểu đồ tỷ lệ nảy mầm của hạt nhân tạo ở môi trường bảo quản khác nhau.............................................................................................................................48 Hình 3.17. Hạt nảy mầm trên các giá thể khác nhau ................................................50 Hình 3.18. Biểu đồ tỷ lệ nảy mầm của hạt nhân tạo ở môi trường bảo quản khác nhau.............................................................................................................................51 vi
  8. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BAP Benzyl amino purine GA3 Giberrenlin 2 IP Cytokinin CV Hệ số biến thiên MS Murashige và Skoog PVP Polyvinyl pyrrolidone NSC Ngày sau cấy vii
  9. Đồ án tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Cuộc sống ngày càng hiện đại và phát triển. Con người buộc phải đối mặt với nhiều vấn đề và áp lực từ cuộc sống. Chính vì vậy mà vui chơi, giải trí là một nhu cầu không thể thiếu. Ngoài các hoạt động vui chơi giải trí khác thì thú chơi hoa, cây cảnh cũng có một chỗ đứng nhất định của nó. Không những tạo ra mảng xanh, không gian tươi mát thì cây xanh còn giúp nâng cao hơn chất lượng cuộc sống, giúp con người ta gần gũi hơn với thiên nhiên, sống lâu và sống khỏe. Hoa có mặt trong đời sống con người hết sức phổ biến. Từ làm vật liệu trang trí làm đẹp cho không gian sống, quà tặng đến các công dụng làm thức ăn hay dược liệu. Hoa là biểu tượng cho cái đẹp. Mỗi loài hoa có những màu sắc mùi hương đặc biệt cho từng vùng miền, thời tiết hay khí hậu. Nhiều lễ hội hoa cũng được tổ chức tại các quốc gia hàng năm. Trong số đó, hoa lan được biết đến và yêu mến vì vẻ đẹp, sự sang trọng cũng như lợi ích kinh tế mà hoa lan mang lại. Lan rất đa dạng về chủng loại, màu sắc, mùi hương và phân bố rộng khắp trên toàn thế giới. Trồng và kinh doanh lan cũng từ đó mà phát triển rộng rãi. Sản lượng hoa lan mỗi năm trên thế giới ước tính hàng tỷ đô la. Tại khu vực Đông Nam Á ngành hoa lan phát triển rất mạnh, Thái Lan là nước xuất khẩu lan nhiều nhất thế giới (có đến 1.000 giống hoa lan), tại Malaysia thì chính phủ đã qui hoạch hẳn 300 ha đất ở Johor và giao cho Hiệp hội hoa lan tổ chức thành khu “Trung Tâm Sản Xuất Hoa Cảnh Xuất Khẩu”, ngành trồng hoa lan ở Đài Loan cũng đang tăng nhanh tốc độ từ 15-20%, đạt doanh thu hằng năm hơn 9,3 tỷ đài tệ. gắng hơn nữa trong việc tìm tòi ra cách để sản xuất ra lan nhanh và hiệu quả hơn. Dồng thời đẩy mạnh việc lai và chọn tạo giống để cho ra những giống lan mới, sức chống chịu cao với bệnh hại cũng như thời tiết đang ngày càng trởi nên khắc nghiệt hơn. Trong những năm trở lại đây, Việt Nam chúng ta cũng nghiên cứu rất nhiều về lan đặc biệt là nhân nhanh lan bằng phương pháp nuôi cấy mô. 1
  10. Đồ án tốt nghiệp Cây lan được biết là loài thực vật rất khó gieo hạt trong tự nhiên. Muốn nhân giống lan người ta thường dùng phương pháp tách chiết hoặc nuôi cấy in vitro. Với sự phát triển của kỹ thuật tại hạt nhân tạo, chúng ta có thể ứng dụng lấy phôi soma cho bọc vỏ nhân tạo có chứa môi trường dinh dưỡng, nhằm bảo quản phôi và tại điều kiện cho hạt nhân tạo nảy mầm. Với kỹ thuật này khắc phục hạn chế khó nảy mầm của hạt lan trong tự nhiên và giúp nhân nhanh các giống lan trồng, cũng như các loại thực vật khó nảy mầm. Đồng thời mở ra một hướng mới cho việc sử dụng những hạt vô tính thay cho các hạt hữu tính có khả năng nẩy mầm thấp và không đồng loạt. Xuất phát từ những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình tạo hạt, bảo quản và nảy mầm của hạt nhân tạo đối với cây lan Thạch Hộc Tía (Dendrobium officinale Kimura et Migo)” để thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình. Khi thực hiện đề tài này, tôi hy vọng sẽ mang đến những hiểu biết mới về quá trình hình thành phôi vô tính trên cây lan Thạch Hộc nói riêng và hoa lan nói chung, đồng thời đem lại những ứng dụng thiết thực cho ngành nuôi cấy mô thực vật tại Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu: Khái niệm về phôi sinh dưỡng được biết tới đầu tiên là vào năm 1958 nhưng cho đến cuối năm 1970 Murashige mới đua ra khái niệm hạt nhân tạo – phôi sinh dưỡng có vỏ bọc nhân tạo. Trong các năm tiếp theo đã không có những kết quả đáng kể nào ngoài việc xem xét khả năng sống sót của phôi được thực hiện trên cây carrot do Kitto và Janick (1982-1985). Năm 1975, Bingham và cộng sự đã tiến hành thí nghiệm trên cây cỏ đinh lăng và đã chứng minh được sự phát triển phôi sinh dưỡng thành cây. Năm 1981 Robert Laurence, năm 1991, K.Redenbaugh và cộng sự đã tiến hành tạo phôi vô tính thành công trên cây cần tây và rau diếp. Nghiên cứu về hạt nhân tạo trong nước cũng còn là việc khá mới mẻ. Trong đó có thể thấy vài nghiên cứu về hạt nhân tạo trên cây lan Vanda, lan Hồ Điệp hoặc trên cây hoa Ly, cũng như những cây có giá trị kinh tế cao. Mục đích nhằm 2
  11. Đồ án tốt nghiệp tìm ra phương pháp tối ưu để lưu trữ và góp phần nghiên cứu giải quyết nhu cầu giống phục vụ cho việc tiêu thụ hoa, cây cho giá trị kinh tế cao trong nước và xuất khẩu. 3. Mục đích nghiên cứu: - Tạo hạt nhân tạo có ý nghĩa trong công tác duy trì nguồn mẫu, nguồn gen thực vật quí hiếm trong một thời gian dài phục vụ cho những mục đích sử dụng khác trong tương lai. - Làm cơ sở cho việc kiểm chứng sự khác nhau giữa cây hoa lan Thạch Hộc Tía in vitro có nguồn gốc từ phôi soma với cây hoa lan Thạch Hộc Tía từ các nguồn mô khác. - Làm cơ sở để nghiên cứu tiếp khả năng tạo mô sẹo và phát sinh phôi soma của các loại cây thân thảo một lá mầm khác. - Bảo quản phôi soma hiệu quả và lưu trữ giống dễ dàng hơn 4. Nội dung nghiên cứu: - Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ sodium alginate đến sự hình thành hạt nhân tạo. - Khảo sát ảnh hưởng của thời gian ngâm hạt trong dung dịch CaCl2.2H2O - Khảo sát ảnh hưởng của môi trường tạo hạt nhân tạo. - Khảo sát môi trường bảo quản hạt nhân tạo. - Khảo sát sự nẩy mầm của hạt nhân tạo trên các giá thể khác nhau. 3
  12. Đồ án tốt nghiệp CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Khái quát về cây lan 1.1.1 Phân loại thực vật học Ngành: Angiospermae (hạt kín) Lớp:Monocotyledonae Bộ: Orchidales Họ: Orchidaceae Họ phụ: Orchidoideae 1.1.2 Lịch sử cây lan Họ phong lan phân bố từ 680 vĩ Bắc đến 560 vĩ Nam, nghĩa là từ gần cực Bắc như Thuỵ Điển , Aleska, xuống tận cuối cùng ở cực nam của Ostralia. Tuy nhiên tập trung phân bố của họ này là ở trên các vĩ độ nhiệt đới, đặc biệt châu Mỹ và Đông nam á. Ngay ở các vùng nhiệt đới họ phong lan cũng phân bố rộng khắp từ vùng đầm lầy sát Biển Hồ qua các đồi núi thấp lên các vùng núi cao. Mặc dù đa số các loài lan chỉ mọc ở độ cao dưới 2000 m so với mặt nước biển, song có một số ít loài sống cả ở độ cao 5000m so với mặt nước biển (ở Colômbia óc một số loài phong lan sống ở núi quanh năm tuyết phủ). Ban đầu người ta nghĩ cây Lan được biết đến lần đầu tiên là ở Châu Âu qua bản viết tay bằng tiếng Hy Lạp” Xem Xét Cây Cỏ” (Enquiry intoPlants) của Theophrastus (khoảng năm 370-285 TCN). nhưng thực ra thì cây lan đã được biết đến đầu tiên ở phương Đông từ rất lâu: Khổng Tử (551-479 TCN) sau khi đi chu du thiên hạ về lại nước Lỗ. Trên đường về, ông thấy hoa lan mọc chen với cây cỏ ở rừng sâu bèn than rằng: “Ôi, hoa lan có mùi thơm vương giả, nay tươi tốt một mình ở chốn sơn lâm, mọc xen lẫn với loài cỏ hoang dại, chẳng khác nào bậc hiền giả không gặp thời, đứng chung với bọn bỉ phu”, mà từ đó các bài thơ, phú, vịnh về hoa lan sau này của các thi nhân Trung Hoa đều bị ít nhiều ảnh hưởng. Ở phương Đông, lan đựơc chú ý đến vẻ đẹp duyên dáng của lá và hương thơm tuyệt diệu của hoa. Vì vậy trên thực tế lan chủ yếu chiêm ngưỡng trước 4
  13. Đồ án tốt nghiệp tiên là lá chứ không phải màu sắc của hoa. Ở phương Tây, lan được biết đến trước hết là công dụng về dược liệu và sau đó là sức hấp dẫn của hoa cùng các đặc tính về thực vật của nó. Theophrastus được xem là ông tổ của thực vật học và là cha đẻ của ngành học về lan và đến năm 1836 John Lindley đặt tên cho họ lan là Orchidaceae. Ở Việt Nam dấu vết nghiên cứu về lan buổi đầu không rõ ràng lắm, có lẽ người đầu tiên khảo sát về lan là Gioalas Noureiro- nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha đã mô tả cây lan lần đầu tiên ở Việt Nam trong cuốn “flora cochinchinensis” gọi tên các cây lan trong cuộc hành trình đến nam phần Việt Nam là Aerides, Phaijus… mà đã được Ben Tham và Hooker ghi lại trong cuốn “ Genera plante rum” (1862 –1883). Chỉ sau khi người Pháp đến Việt Nam mới có những công trình được công bố là F. gagnepain và A.gnillaumin mô tả 101 chi gần 70 loài lan cho cả 3 nước Đông Dương trong bộ “Thực vật Đông Dương chí” do H. lecomte chủ biên, xuất bản từ 1932 – 1934. bên cạnh đó cũng có một số tác giả khác cung đề cấp đén lan Việt Nam. Một số người Việt Nam cũng bắt đầu nghiên cứu về lan như “Cây cỏ Việt Nam” của GS. Phạm Hoàng Hộ với 289 loài được mô tả và có hình vẽ minh hoạ. 1.1.3 Tình hình sản xuất lan  Trên thế giới: Châu Âu, Hà Lan là quốc gia duy nhất có công nghệ trồng lan xuất khẩu sớm, ứng dụng trồng trong nhà kính nên xuất khẩu được quanh năm, đặc biệt là lan Cymbidium. Còn Italia là quốc gia nhập khẩu lan nhiều nhất Châu Âu, chủ yếu từ các nước: Thái Lan 64 triệu cành, Hà Lan 10 triệu cành vào năm 1993. Mỹ nhập từ Thái Lan 16,4 triệu cành, Singapore 289 ngàn cành Dendrobium vào năm 1994. Châu Á, đứng đầu thế giới về nhập khẩu lan vẫn là Nhật, chủ yếu là Dendrobium, Oncidium, Cymbidium, Phalaenopsis từ Malaysia, Singapore và Thái Lan là nhiều nhất 5
  14. Đồ án tốt nghiệp  Ở Việt Nam Do chúng ta ở vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, vì vậy phong lan rất đa dạng. Bên cạnh các loại lan rừng nổi tiếng về màu sắc và hương thơm còn có các giống lan nhập ngoại như Dendrobium, Vanda, Mokara, Phalaenopsis, Cattleya… còn phân bổ lan rừng thì khắp cả nước: Vùng khí hậu lạnh: Cao Nguyên và các tỉnh phía Bắc có thể trồng được các loài lan như Dendrobium, Cymbidium, Phalaenopsis, Cattleya, Paphiopedilum… Vùng khí hậu nóng ẩm như ở Nam và Trung Trung Bộ, nhất là miền Đông Nam Bộ có các loại lan như: Cattleya, Vanda, Mokara, Cymbidium, Ngọc Điểm… Tuy nhiên có những khó khăn của người trồng lan ở nước ta: - Nông dân trồng lan còn nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch chiến lược, kỹ thuật so với nước ngoài. - Chưa tạo được giống lan riêng biệt cho Việt Nam có thể cạnh tranh với các giống lan nhập ngoại, nhất là Thái Lan. - Thị trường tiêu thụ còn nhiều khó khăn, chưa ổn định kinh tế lâu dài cho người trồng lan. Tuy nhiên, thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều chính sách, nguồn vốn đầu tư để xây dựng và mở rộng khu nông nghiệp cao, chuyển đổi đổi cơ cấu nông nghiệp cho phù hợp với tình hình và xu hướng phát triển của thành phố, trong đó cây lan cũng là cây chủ lực. 1.1.4 Đặc điểm thực vật học của cây lan 1.1.4.1 Cơ quan dinh dưỡng a) Sự phát triển ở cây đa thân  Trường hợp lan Cau diệp (Spathoglottis plicata Bl.) Đây là loài địa lan, giả hành là một thân ngắn phù mập. Mỗi giả hành có một số lá bao che và mang rễ ở đáy. Đáy lá to ra tạo thành bẹ bao 6
  15. Đồ án tốt nghiệp quanh giả hành. Ở nách của mỗi bẹ lá có thể có các chồi mà mỗi chồi có thể phát triển thành cành mang hoa (phát hoa) hay tạo ra cơ quan dinh dưỡng mới (giả hành mới). Các chồi ở nách lá ấy được che chở bởi những lá ngắn không có phiến lá bên trên. Khi chồi bắt đầu phù to có dạng một giả hành sơ khởi thì các lá ló ra về phía đỉnh, sau đó các rễ mới xuất hiện ở về phía đáy. Cuối cùng các lá phát triển lớn lên, tích trữ dưỡng chất về phía đáy làm cho giả hành lớn dần ra.  Trường hợp lan Bạch câu (Dendrobium crumenatum Sw.) Xuất hiện từ đồng bằng đến núi cao, phụ sinh sống bám trên cây hay trên hốc đá, rễ chúng không luôn bị ẩm ướt như ở trong đất như lan Cau diệp. Cành lan mới sinh ra từ gốc của cành cũ: Gồm gốc nhỏ mang rễ, tiếp là đoạn phù mập không rễ, không lá, kế trên là đoạn dài mang lá mọc xen hai hàng, trên cùng là đoạn dài nhỏ lỏng y như vậy nhưng không có lá, tất cả gọi là giả hành. Như vậy Bạch câu sống nhiều năm (cây đa niên) nhờ các đơn vị nối tiếp nhau, chồi mới sinh ra từ chồi bên ở gốc của đơn vị trước đó và cứ thế tiếp tục phát triển theo chiều ngang. Hình 1.1. Lan Bạch Câu 7
  16. Đồ án tốt nghiệp b) Sự phát triển ở cây đơn thân Ở kiểu phát triển độc trụ, nếu ta cắt một đoạn ở phía ngọn của thân thì đoạn bị cắt rời này vẫn phát triển về phía đỉnh. Còn nếu cắt đoạn thân của cây (đỉnh giả hành) thì đoạn cắt rời ấy không thể phát triển về phía đỉnh.Ví dụ như cây Vanda, Ngọc Điểm (Rhynchostys gigantea), Hồ Điệp (Phalaenopsis)… Lá có phiến hình trụ dài và có bẹ bọc kín thân. Thân luôn luôn mọc cao lên về phía đỉnh. Sự mọc dài của đỉnh không có giới hạn nên cây chỉ có một thân phát triển vô hạn. Sự phát triển ngừng lại khi đỉnh bị tổn thương, lúc đó chồi bên sẽ xẻ rách bẹ lá để mọc dài ra thành nhánh, nhánh này cũng sinh trưởng không giới hạn như đỉnh ban đầu. 1.1.4.2 Cơ quan sinh dục của lan- tổ chức hoa  Hoa lan kiểu tam phân (chia 3): 3 lá đài, 3 cánh hoa, 3 tâm bì  Phấn hoa dính lại thành phấn khối, ít khi rời từng hạt như ở các loài hoa khác  Sự hiện diện của trụ là phần hợp nhất của bộ phận sinh dục đực và bộ phận sinh dục cái. Đó là đặc điểm quan trọng chỉ có ở hoa lan.  Hình dạng, kích thước của môi, cộng thêm vị trí của nhuỵ đực đã làm cho hoa lan không đều, có sự đối xứng hai bên rõ rệt. Tuy cấu trúc chung như vậy nhưng trong chi tiết từng bông hoa lan cũng có những khác biệt mà từ đó ta chia chúng ra những giống loài khác nhau, chỉ cần đề cập đến cánh môi thôi cũng đã rất phong phú. Nhưng 99% các cây lan có 1 nhuỵ đực thụ mà thôi số còn lại có 2-3 nhuỵ đực thụ (Nguyễn Thiện Tịch,1996). Về phái tính thì đại đa số cây lan là hoa lưỡng tính, nhưng ở giống Catasetum và Cycnoches hoa lại là đơn tính. 8
  17. Đồ án tốt nghiệp Cánh môi: Ở một số loài thì rất lớn so với hai bên cánh, một số loài có cánh môi rất nhỏ. Hình 1.2. Cấu tạo hoa lan Hình dạng: Môi có thể nguyên hay có thuỳ, có rìa, có tua, cuộn hay nhăn…có cấu trúc rất kỳ lạ như có sọc, có sóng, có gai, có lông, trơn láng hay nhăn..có cựa, móc, túi ở đằng sau.. Màu sắc: Thường khác hai bên, hoặc có sọc, điểm, những màu khác biệt. 1.1.5 Các điều kiện cơ bản cho cây lan  Ẩm độ: Thông thường tối thiểu là 70% thích hợp cho sự tăng trưởng của nhiều loài. Tuy nhiên ẩm độ lý tưởng vẫn là ẩm độ của vùng bản xứ  pH của nước: pH của nước phù hợp cho lan tăng trưởng là 5-6, nếu lên 7 hoặc trên 7 thì không nên tưới nước cho cây.  Nhiệt độ: Tuỳ thuộc vào nhiệt độ của điều kiện địa lý, vùng cao độ thì sẽ có sự phân bổ giống lan phù hợp.  Ánh sáng: Yếu tố quyết định cho sự quang hợp, hô hấp và nhất là cho sự trổ hoa.  Vanda lá tròn cần 100% ánh sáng 9
  18. Đồ án tốt nghiệp  Vanda lá sắp thành hàng cần 70% ánh sáng  Dendrobium cần 70% ánh sáng  Cattleya cần 50% ánh sáng  Phalaenopsis cần khoảng 30% ánh sáng  Độ thông gió: Lan có 2 nhóm chính là phong lan và địa lan, tốc độ gió khoảng 10-15 km/giờ, nghĩa là gió làm lá và các cành nhỏ hơi rung động, nếu trồng ở nơi thông gió và mát mẻ, cây lan sẽ tăng trưởng nhanh và ít bị bệnh hơn. 1.2 Giới thiệu về lan Thạch Hộc Tía: Thạch hộc tía có tên khoa học Dendrobium officinale Kimura et Migo Chi: Thạch hộc Họ: Lan (Orchidaceae) Phân bố tự nhiên chủ yếu ở vùng rừng có độ cao 1.000 - 3.400 m so với mặt biển, thường phụ sinh vào cây gỗ hoặc vách đá có mọc rêu dưới tán rừng. 1.2.1 Đặc trƣng hình thái và sự phân bố: Thạch hộc được phân bố ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Myanma và nhiều nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong điều kiện môi trường tự nhiên độ ẩm 70%, nhiệt độ không khí bình quân năm 12 - 18 độ C, lượng mưa 900 - 1.500 mm, thường tập trung sống ở phần dốc núi râm mát, độ ẩm cao và vách đá... Thạch hộc khó sinh sản, mọc chậm, khó trồng, những cây mọc hoang dã đã được đưa vào “Công ước buôn bán quốc tế động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng” được pháp luật bảo vệ, do đó nguồn cung cấp tự nhiên đã cạn kiệt, cấm thu hái và buôn bán. 1.2.2 Công dụng: Trong cổ thư đông y Trung Quốc cách đây hơn 1.000 năm đã xác định ở Trung Quốc có 9 loại tiên dược được xếp theo thứ tự như sau: Thạch hộc, Tuyết liên, Nhân sâm, Thủ ô, Phục linh, Tùng dung, Linh chi, Ngọc trai, Đông trùng hạ thảo, trong đó Thạch hộc xếp đầu bảng. 10
  19. Đồ án tốt nghiệp Giá trị của thạch hộc có 2 loại công năng chủ yếu: - Làm thuốc: Thạch hộc tía có giá trị độc đáo và công năng bảo vệ sức khỏe, đã trở thành sản phẩm bổ dưỡng từ lâu đời, được sử dụng trong các mục đích y tế (Li et al, 2008.). Thạch hộc làm thuốc có nhiều hoạt chất có hoạt tính sinh học quý. Thạch hộc tía giàu polysacarit thạch hộc, alkaloit thạch hộc, các acid amine và nhiều chất khoáng kali, canxi, magie, mangan, đồng, titan và nhiều nguyên tố vi lượng, trong đó polysacarit thạch hộc tới 22%, hàm lượng các acid amine như glutamic, asparagic, glucin chiếm tới 35% tổng lượng acid amine (Xiang et el, 2013). Ngoài ra Thạch Hộc Tía còn có những hợp chất đặc thù như phenanthryn, bibenzyl , keton, ester và các chất nhầy, hợp chất amidon. Trong thân Thạch hộc tía có hàm lượng alkaloit sinh học chiếm tới 0,3%, trong đó những chất amine đã được giám định cấu trúc gồm dendrobine, dendramine, nobilonine, dendrin, 6-hydroxy-dendroxine, shiunin, shihunidine và muối amoniac N-methyl-dendrobium, 8-epidendrobine, các chất này có vị hơi đắng... Nghiên cứu về dược lý hiện đại, Thạch Hộc Tía có tác dụng chống ung thư, chống lão hóa, tăng sức đề kháng của cơ thể, làm dãn mạch máu và kháng đông máu (Liu et al, 2011; Hou et al, 2012; Xia et al, 2012; Xiang et al, 2013). Thạch hộc tía có thể dùng đơn độc hoặc phối trộn với các dược liệu khác, đã có hơn 100 bài thuốc từ Thạch hộc được thị trường đón nhận. Trong dược điển có đề cập đến nhiều loài Thạch hộc nhưng tốt nhất vẫn là Thạch hộc tía. - Làm thực phẩm: Cách sử dụng làm thực phẩm có nhiều cách như nấu súp với hồng sâm, với bách sa sâm lợi phổi sinh tân. Ngoài ra có thể nấu cháo Thạch hộc, trà Thạch hộc và nhiều món ăn khác. Những năm gần đây 11
  20. Đồ án tốt nghiệp công năng làm thực phẩm chức năng đã được khám phá thêm, là sản phẩm thiên nhiên an toàn và bổ dưỡng. Thạch hộc tía có vị hơi ngọt hơi đắng vào 3 kinh phế, vị, thận, công năng tư âm, thanh nhiệt, chỉ khát, hư hao, gầy yếu, miệng khô. 1.2.3 Giá trị kinh tế: Thạch hộc trồng một lần có thể thu hoạch 6 năm, đầu tư ban đầu có thể tốn kém, nhưng năm thứ 2 có thể thu hồi vốn, từ năm thứ 3 có lãi. Trong điều kiện thâm canh, năng suất tươi khoảng 5 tấn/ha/năm với giá bán khoảng 3 triệu đồng/kg, doanh thu đạt 15 tỷ đồng/ha/năm. Thị trường tiêu thụ là khả quan, nếu chế biến sâu, thị trường càng lớn và hiệu qủa càng cao, bao gồm thị trường nội địa, thị trường Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và châu Âu, châu Mỹ. Ở Trung Quốc đã có nhiều sản phẩm thuốc từ Thạch hộc bán ra thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là xưởng thuốc Kim Năng ở Nam Kinh tỉnh Giang Tô, trải qua 15 năm nghiên cứu bào chế, được thuốc tiêm: “Mạch lộ ninh”, từ năm 1982 đến nay được đánh giá là thuốc điều trị có hiệu quả đối với bệnh cứng hóa động mạch, viêm màng não. Xưởng thuốc này cũng đã cho ra đời các loại thuốc tiêm, thuốc uống, viên nang đều mang tên “Mạch lộ ninh”. Cùng với sản phẩm thảo dược truyền thống làm từ Thạch hộc là “Phong đấu Thạch hộc” được coi là tuyệt phẩm của thảo dược có hàng ngàn năm lịch sử. Thạch hộc chế biến thành phong đấu, giá xuất khẩu vào những năm 80 thế kỷ trước đạt mức 3.000 USD/kg. Ở Đài Loan giá phong đấu từ 1.000- 3.000USD/kg. Giá phong đấu hảo hạng cực kỳ đắt, ở thị trường Trung Quốc khoảng 30 đến 60 triệu VNĐ/kg. Giá 1 cây Thạch hộc tươi 3 tuổi có giá 25.000 VNĐ – 35.000 VNĐ, 1 ha trồng 1 triệu cây thạch hộc, có thể thu được 25-30 tỷ trong 3 năm. Ở thị trường Trung Quốc giá phong đấu Thạch hộc cao cấp là 60 triệu đồng/kg. Nhu cầu của Trung Quốc và các nước trên thế giới về Thạch hộc còn rất lớn với giá cao, đem lại siêu lợi nhuân cho 12
nguon tai.lieu . vn