Xem mẫu

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.1 Kháiquát vềdoanh nghiệp vừavànhỏ 1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ Ở Việt Nam hiện nay, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đang là vấn đề được Nhà nước quan tâm đặc biệt. Vì sự thành đạt của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của các doanh nghiệp. Mà trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế thị trường thì doanh nhiệp quy mô vừa và nhỏ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có một định nghĩa chung, hoàn chỉnh về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để xác định chính xác loại hình doanh nghiệp này người ta thường căn cứ vào hai tiêu chí. Nhóm các tiêu chí định tính bao gồm: chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít, không phức tạp. Nhóm yếu tố này phản ánh đúng bản chất vấn đề nhưng thường khó xác định bởi vậy mà nó mang tính tham khảo, kiểm chứng, ít được sử dụng trong thực tế. Nhóm tiêu chí định lượng: Có thể bao gồm số lao động định biên, giá trị tài sản, vốn kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận, nhóm tiêu chí này mỗi nước sử dụng hoàn toàn không giống nhau, có thể căn cứ vào cả lao động, vốn, doanh thu cũng có thể chỉ căn cứ vào số lao động hoặc vốn kinh doanh. Nhóm tiêu chí định lượng: Có thể bao gồm số lao đông định biên, giá trị tài sản, vốn kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận, nhóm tiêu chí này mỗi nước sử dụng hoàn toàn không giống nhau, có thể căn cứ vào cả lao động, vốn, doanh thu cũng có thể chỉ căn cứ vào số lao động hoặc vốn kinh doanh. Ở nước ta, trước đây do chưa có tiêu chí chung thống nhất xác định DNVVN nên một số cơ quan nhà nước, tổ chức hỗ trợ DNVVN đã đưa ra tiêu thức riêng để xác định DNVVN phục vụ công tác của mình. Theo Công văn số 681/CP­KNT, các doanh nghiệp có vốn điều lệ DNVVN dưới 5 tỷ đồng và số lao động trung bình hàng năm dưới 200 người là các DNVVN. Tiểu luận QLNNVKT – Trần Thị Ngọc Bích Lớp 4QLKT2016­2(HL) 1 Tuy nhiên, các tiêu chí xác định trong công văn 681/CP­KTN chỉ là quy ước hành chính để xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ DNVVN, là cơ sở để các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính thức của nhà nước thực thi chính sách đối với khu vực DNVVN. Việc các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính không có chức năng thực thi các các chính sách Nhà nước đối với DNVVN áp dụng các tiêu chí khác nhau là được, vì các cơ quan đó có mục tiêu, đối tượng hỗtrợ khác nhau. Việc đưa ra các tiêu thức xác định DNVVN mới chỉ có tính ước lệ, bản thân các tiêu chí đó chưa đủ xác định thế nào là khu vưc DNVVN ở Việt Nam, bởi vì có rất nhiều các quan điểm khác nhau về việc các đối tượng, các chủ thể kinh doanh được coi là thuộc về hoặc không thuộc về khu vực DNVVN. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng cần quy định rõ DNVVN ở Việt Nam là cơ sở sản xuất có đăng ký, không phân biệt thành phần kinh tế, có quy mô về vốn và/ hoặc lao động thoả mãn quy định của Chính phủ đối với từng ngành nghề tương ứng với từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Một số tiêu chí xác định DN vừa và nhỏ đã được áp dụng ở Việt Nam Cơ quan, tổ chức đưa ra tiêu chí Ngân Hàng Công Thương Việt Nam Vốn Vốn cố định dưới 10 tỷ đồng, vốn lưu động dưới 8 tỷ đồng Doanh thu Dưới 20 tỷ đồng/ tháng Lao động Dưới 500 người Liên bộ Lao động và Tài Chính Dự án VIE/US/95 Vốn pháp định dưới 1 tỷ đồng Dưới 1 tỷ Dưới 100 người đồng/năm (Hỗ trợ DNVVN ở Viêt Nam của UNIDU) + Doanh nghiệp nhỏ Vốn đăng ký dưới 0,1 triệu USD Vốn đăng ký dưới 0,4 triệu USD Dưới 30 người Từ 30 dến 500 người + Doanh nghiệp vừa Quỹ hỗ trợ DNVVN (Chương Vốn điều lệ từ 50.000 USD đến Từ 10 đến 500 người Tiểu luận QLNNVKT – Trần Thị Ngọc Bích Lớp 4QLKT2016­2(HL) 2 trình Việt Nam­ EU) 300.000 USD. Nguồn: Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư 1.1.2 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ Mặc dù có những bất lợi nhất định nhưng doanh nghiệp vừa và nhỏ với những tính chất, đặc điểm và lợi thế của nó, nên các doanh nghiệp này có vị trí và vai trò tác động kinh tế­xã hội rất lớn. Thứ nhất, các DNVVN có vị trí rất quan trọng ở chỗ, chúng chiếm đa số về mặt số lượng trong tổng số các cơ sở sản xuất kinh doanh và ngày càng gia tăng mạnh. Ở hầu hết các nước doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng trên dưới 90% tổng số các doanh nghiệp. Tốc độ gia tăng các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhanh hơn các doanh nghiệp lớn. Hiện nay, chưa có số liệu thống kê về doanhnghiệp vừa và nhỏ một cách chính thức, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cũng chiếm khoảng 80­90% tổng số các doanh nghiệp. Thứ hai, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế. Chúng đóng góp phần quan trọng vào sự gia tăng thu nhập quốc dân của các nước trên thế giới, bình quân chiếm khoảng 50% GDP ở mỗi nước, Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu quản lý TW, thì hiện nay doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 24% GDP. Thứ ba, tác động lớn nhất của doanh nghiệp vừa và nhỏ là giải quyết một số lượng lớn chỗ làm việc cho dân cư, làm tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo. Xét theo luận điểm tạo công ăn việc làm cho người lao động, thì khu vực này vượt trội hẳn so với khu vực khác, góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Ở hầu hết các nước doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo việc làm cho khoảng từ 50­ 80% lao động trong các nghành công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt trong nhiều thời kỳ các doanh nghiệp lớn sa thải công nhân thì khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ lại thu hút thêm nhiều lao động hoặc có tốc độ thu hút lao động mới cao hơn khu vực doanh nghiệp lớn. Ở Việt Nam cũng theo đánh giá của Tiểu luận QLNNVKT – Trần Thị Ngọc Bích Lớp 4QLKT2016­2(HL) 3 Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế TW, thì số lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực phi nông nghiệp có khoảng 7,8 triệu người, chiếm tới 72,9% tổng số lao động phi nông nghiệp và chiếm khoảng 22,5% lực lượng lao động của cả nước. Thứ tư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần làm năng động nền kinh tế trong cơ chế thị trường, do lợi thế quy mô vừa và nhỏ là năng động, linh hoạt, sáng tạo trong kinh doanh, cùng với hình thức tổ chức kinh doanh có sự kết hợp chuyên môn hoá và đa dạng hoá mềm dẻo, hoà nhịp được với những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. Thứ năm, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút được khá nhiều vốn ở trong dân. Do tính chất nhỏ lẻ, dễ phân tán đi sâu vào dân cư và yêu cầu về số lượng vốn ban đầu không nhiều, cho nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tác dụng rất lớn trong việc thu hút các nguồn vốn nhỏ lẻ, nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư đầu tư vào sản xuất kinh doanh, chúng tạo lập dần tập quán đầu tư vào sản xuất kinh doanh và hình thành các khu vực để thực hiện có kết quả vấn đề huy động vốn của dân cư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước. Thứ sáu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò to lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt đối với khu vực nông thôn đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm cho công nghiệp phát triển mạnh, đồng thời thúc đẩy các ngành thương mại­ dịch vụ phát triển. Sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng góp phần làm tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và làm thu hẹp dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn góp phần đa dạng hoá cơ cấu công nghiệp. Thứ bảy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần vào đô thị hoá phi tập trung và thực hiện phương châm “ly nông bất ly hương”. Sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn sẻ thu hút những người lao động thiếu hoặc chưa có việc làm và có thể thu hút lượng lớn lao động thời vụ trong các kỳ nông nhàn vào hoạt động sản xuất­kinh doanh, rút dần lao động làm nông nghiệp sang làm công nghiệp hoặc dịch vụ, nhưng vẫn sống tại quê hương bản quán, không phải di chuyển đi xa, thực hiên phương châm “ly nông bất ly hương”. Đồng hành với nó là Tiểu luận QLNNVKT – Trần Thị Ngọc Bích Lớp 4QLKT2016­2(HL) 4 hình thành những khu vực khá tập trung các cơ sở công nghiêp và dịch vụ ngay tại nông thôn, tiến dần lên hình thành những thị tứ, thị trấn, là hình thành các đô thị nhỏ đan xen giữa những làng quê, là quá trình đô thị hoá phi tập trung. Thứ tám, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nơi ươm mầm các tài năng kinh doanh, là nơi đào tạo các nhà doanh nghiệp. Kinh doanh quy mô nhỏ sẽ là nơi đào tạo, rèn luyện các nhà doanh nghiệp làm quen với môi trường kinh doanh. Bắt đầu từ kinh doanh quy mô nhỏ và thông qua điều hành quản lý kinh doanh quy mô vừa và nhỏ, một số nhà doanh nghiệp sẽ trưởng thành nên những nhà doanh nghiệp lớn tài ba, biết đưa doanh nghiệp của mình nhanh chóng phát triển. Các tài năng kinh doanh sẻ được ươm mầm từ đây. 1.2 Quản lýkinh tế đốivớidoanh nghiệp vừavànhỏ 1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là sự tác động có chủ đích, có tổ chức và bằng pháp quyền nhà nước lên các doanh nghiệp và vì mục tiêu phát triển kinh tế ­ xã hội của đất nước. Các bước và các công cụ nhà nước dùng để quản lý doanh nghiệp ­ Xác định quan điểm, đường lối, chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế ­ xã hội nói chung, các doanh nghiệp nói riêng. ­ Xây dựng và thực thi luật pháp (quản lý doanh nghiệp) nhằm tạo “luật chơi” cho doanh nghiệp; vấn đề quan trọng nhất là chính sách thuế và chính sách kiểm soát ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn