Xem mẫu

A. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TẠO
ĐỘNG LỰC

I. Giới thiệu công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
1. Khái quát về công ty
Công ty Bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp Nhà nước, thành viên
của Tổng Công ty mía đường I - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tiền
thân là Nhà máy Hải Châu được thành lập ngày 2/9/1965.
Trụ sở làm việc của Công ty được đặt trên khu vực chung cư rộng lớn ở phía
Nam thành phố với diện tích trên 50.000m2 tại địa bàn Quận Hai Bà Trưng Thành phố Hà Nội, giao thông đi lại thuận lợi và còn là nơi trung tâm du lịch
của cả nước.
Là một trong những Công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản
xuất bánh, kẹo, thực phẩm với trên 35 năm không ngừng phát triển, liên tục đổi
mới công nghệ và đầu tư thiết bị hiện đại với qui mô phát triển ngày càng cao.
Trong những năm gần đây (1995-2001), Công ty tiếp tục đầu tư và nâng cao
công suất chất lượng gồm 7 dây chuyền thiết bị hiện đại nhất của Cộng hoà Liên
Bang Đức, Hà Lan, Đài Loan, Trung Quốc... và sản xuất các chủng loại sản
phẩm rất đa dạng: bánh bích quy, quy kem, lương khô tổng hợp, kem xốp, kem
xốp phủ sôcôla, kẹo cứng, kẹo mềm các loại, bột canh và bột canh I-ốt các loại
với gần 100 chủng loại mặt hàng rất phong phú và chất lượng cao.
2. Chiến lược kinh doanh của công ty CP Bánh kẹo Hải Châu
Chiến lược kinh doanh của công ty được đại hội đồng cổ đông thông qua
ngày 31 tháng 12 năm 2005 giai đoạn 2005-2010 có một số nội dung chính liên
quan đến công tác đầu tư sản xuất và thị trường như sau:
+ Tập trung nghiên cứu đầu tư mở rộng SXKD phát huy các mặt hàng
truyền thống mà công ty có thế mạnh , khai thác có hiệu quả tiềm năng về đất
đai nhà xưởng, các nguồn lực sẵn có để nâng cao khả ngăng cạnh tranh cũng
như vị thế của công ty
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm, bao bì, mẫu mã để có thể đủ khả năng
cạnh tranh được các sản phẩm ngoại nhập và hướng tới xuất khẩu.

+ Tuyển dụng và đào tạo cán bộ nhân viên trẻ có đủ năng lực, trình độ ,
tay nghề đáp ứng được yêu cầu công việc trong từng giai đoạn phát triển của
công ty.
+ Duy trì và tổ chức lại hệ thống kênh phân phối theo hướng cung cấp
sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.
+ Chú trọng công tác điều tra nghiên cứu, dự báo thị trường.
II. Môi trường kinh doanh

1. Tình hình tài chính
Để triển khai và thực hiện được các công tác nhằm tạo động lực cho cán
bộ, nhân viên công ty cần phải có khả năng về tài chính. Một công ty không thể
tăng mức lương hay tăng mức thưởng cho người lao đông nếu công ty đang gặp
khó khăn về tài chính. Hay khi công ty muốn tổ chức một hoạt động như: tặng
quà cho con em người lao động nhân ngày Quốc tê thiếu nhi, tặng quà cho chị
em phụ nữ trong công ty nhân ngà 8/3,… nếu không có khả năng về tài chính
thì công ty khó có thể thực hiện được các công tác tạo đọng lực làm việc cho
người lao động. Như vậy tình hình tài chính của 1 công ty không phải là yếu tố
duy nhất quyết định công tác tạo động lực cho người lao động nhưng nó cũng
rất quan trọng để có thể thực hiện được công tác này.

Tiềm lực về tài chính của công ty Hải Châu khá tốt.

Với nguồn quỹ như vậy, công ty có đủ khả năng về tài chính để triển khai
và thực hiện các biện pháp nhằm tạo động lực làm việc cho người lao động cả
về mặt tài chính cũng như phi tài chính.

2. Phong cách nhà lãnh đạo
Phong cách nhà lãnh đạo ảnh hưởng lớn đến cách làm việc cũng như cách
giải quyết vấn đề của cấp dưới. Nếu người lãnh đạo khó tính lúc nào cũng đăm
đăm soi việc cấp dưới, sẽ tạo ra một bầu không khí làm việc căng thẳng, dễ dẫn
đến năng lực làm việc không tốt. Và có thể họ chỉ làm việc tốt khi có mặt lãnh
đạo ở đó. Còn nếu nhà lãnh đạo có phong cách gần gũi, luôn sẵn sàng giao việc
cho cấp dưới, sẽ khai thác được sự sáng tạo của cấp dưới, hiệu quả công việc sẽ
tốt hơn rất nhiều.
Nhà lãnh đạo công ty Hải Châu là nhà lãnh đạo có phong cách lãnh đạo
dân chủ. Họ biết phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp
dưới, đưa họ tham gia vào việc khơi thảo các quyết định. Tạo điều kiện cho cấp
dưới phát huy sáng kiến.
Không chỉ các nhà lãnh đạo cấp cao mà các bậc quản lý cấp trung cũng
có xu hướng lãnh đạo như vậy. Đó là duy trì quan hệ cấp dưới một cách lịch sự
trên cơ sở của lòng tin, sự tôn trọng cũng như bầu làm việc thoải mái.
3. Sản phẩm và dịch vụ
Đây là yếu tố cũng ảnh hưởng nhiều đến công tác tạo động lực lao động.
Yếu tố này phụ thuộc nhiều vào bản thân từng cá nhân, mỗi cá nhân khác nhau
sẽ có những sở thích khác nhau trong lựa chọn công ty kinh doanh những sản
phẩm và dịch vụ nào để làm. Nhưng với công ty sản xuất và kinh doanh những
sản phẩm và dịch vụ hữu ích, không có hại với môi trường, với con người,… sẽ
có ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động. Với những sản phẩm
bị cấm, bị hạn chế, gây độc hại cho con người, môi trường sẽ không tạo được
động lực làm việc.
Công ty Hải Châu với dòng sản phẩm chủ yếu là bánh, kẹo là những mặt
hàng thiết yếu đối với nhu cầu người tiêu dùng, những sản phẩm này cũng được
khuyến khích sản xuất, không thuộc mặt hàng cấm hay hạn chế, Vì vậy, vấn đề
sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp ra thị trường không làm hạn chế động
lực làm việc của người lao động.
4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Cơ sở vật chất và trang thiết bị cũng ảnh hưởng nhiều đến công tác tạo
động lực cho người lao động. Người lao động sẽ có động lực làm việc hơn nếu
được làm việc trong một công ty có trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại. Vì

làm việc trong một điều kiện như vậy, họ thấy rằng mình đang làm việc trong
một công ty có tầm, môi trường hiện đại, có cơ hội tiếp xúc cái mới.

Công ty đã tiến hành đổi mới nhiều thiết bị , dây chuyền sản xuất hiện
đại. Nhưng nhìn chung là trang thiết bị chưa đồng bộ.
5. Cơ cấu lao động
Với mỗi công ty có những cơ cấu lao động khác nhau, đặc điểm lao động
khác nhau sẽ có những biện pháp khác nhau nhằm thúc đẩy động lực làm việc
của người lao động.

nguon tai.lieu . vn