Xem mẫu

Đề tài môn QLDA: Xây Dựng Hàng Rào Tre

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GIZ
Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ (Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit
(GIZ) GmbH) được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 2011, quy tụ những kinh nghiệm lâu năm của
ba tổ chức tiền nhiệm là DED (Tổ chức Dịch vụ Phát triển Đức), GTZ (Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật
Đức) và InWEnt (Tổ chức Bồi dưỡng và Nâng cao Năng lực Quốc tế Đức). Là một tổ chức Liên
bang, GIZ hỗ trợ Chính phủ Đức đạt các mục tiêu trong lĩnh vực hợp tác quốc tế cho phát triển bền
vững cũng như công tác giáo dục quốc tế trên toàn cầu.
Các hoạt động của GIZ được tài trợ chủ yếu bởi Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức
(BMZ). Ngoài ra, GIZ còn thực hiện sứ mệnh của mình dưới sự ủy nhiệm của các bộ khác của
Đức, Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc (United Nations), Ngân hàng
Thế giới (World Bank), cũng như hợp tác chặt chẽ với khu vực tư nhân để thúc đẩy sự hiệp lực
giữa các lĩnh vực phát triển và ngoại thương. Ủy ban Châu Âu (European Commission) và Cơ quan
Phát triển Quốc tế Australia (AusAID) là một trong những đối tác của GIZ tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, GIZ còn hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác bao gồm phát triển kinh tế và xúc tiến
việc làm; xây dựng nhà nước và khuyến khích dân chủ; an ninh, tái thiết và giải quyết mâu thuẫn
dân sự; an ninh lương thực, y tế, giáo dục phổ cập; bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên và giảm
thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Hơn 15 năm qua, Việt Nam là đối tác ưu tiên của Hợp tác Phát triển Đức. Nhiều chương trình, dự án
liên kết chặt chẽ với nhau trong mục tiêu tổng thể Giảm Nghèo bao trùm 3 lĩnh vực ưu tiên sau
đây: 1) Phát triển Kinh tế Bền vững và Đào tạo Nghề, 2) Chính sách Môi trường, các Nguồn Tài
nguyên Thiên nhiên và Phát triển Đô thị và 3) Y tế. Ngoài ra, GIZ còn có dự án Hợp tác với Khu
vực Tư nhân; Chuyển giao Tri thức bao gồm các Chương trình Chuyên gia Hòa nhập (IE) và
Chuyên gia Hồi hương (RE); Phát triển Nguồn nhân lực (HCD); Chương trình Cựu học viên
(Alumni); Xã hội Dân sự và điều hành tốt chính quyền địa phương và chương trình nguyện viên
“welwaerts”

HVTH: Lê Thị Thƣơng

Page 1

Đề tài môn QLDA: Xây Dựng Hàng Rào Tre

2. GIỚI THIỆU DỰ ÁN
Đồng bằng là các vùng liên kết giữa các lục địa, bờ biển, biển và các nền văn hóa và là những khu
vực năng động, có năng suất cao về phát triển sinh vật biển, động vật hoang dã, và con người. Nét
rất đặc sắc riêng của những khu vực này cũng làm cho vùng đồng bằng dễ bị tổn thương bởi nước
biển dâng, lún nền và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các thách thức đe dọa sự tồn tại cơ bản, ...
Tăng nhu cầu đối với thủy điện và bảo vệ chống lũ lụt và sự gia tốc có thể xảy ra cao của nước biển
dâng, sự thay đổi dòng chảy sông và cường độ các cơn bão do biến đổi khí hậu sẽ tạo ra tình huống
khẩn cấp ở mức độ hành tinh trong thế kỷ 21. Sự công nhận quốc tế cao và năng lực quản trị,
nghiên cứu, hành động và khoa học kỹ thuật vững chắc nhiều hơn để hỗ trợ thì cần thiết để đảm
bảo khả năng phục hồi xã hội và môi trường” (Thông cáo Hợp tác, DELTAS 2013 Việt Nam: Đối
thoại Vùng đồng bằng Thế giới II, tháng 05/2013, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam).Một trong
những thách thức Đồng Bằng Sông Cửu Long ở Việt Nam đang đối mặt là xói lở. Vì Đồng bằng
đông dân cư và đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của Việt Nam, nhiều nỗ lực khác
nhau đã được thực hiện để bảo vệ bờ biển khỏi bị xói lở và đất khỏi ngập lụt. Mặc dù những nỗ lực
này, xói lở vẫn còn phá hủy rừng ngập mặn và gây nguy hiểm cho đê và do đó cho con người và cơ
sở hạ tầng phía sau đê. Vì vậy, một cách tiếp cận mới để bảo vệ bờ biển đã được thí điểm dọc theo
bờ biển các tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu, được gọi là chiến lược bảo vệ khu vực ven biển sử dụng
quản lý bãi bồi như một cách bền vững và hiệu quả để bảo vệ chống xói lở và lũ lụt. Việc thiết kế
và xây dựng các biện pháp bảo vệ cấu trúc dựa trên mô hình toán số mô phỏng thủy động lực học
và phát triển bờ biển cũng như mô hình vật lý để đảm bảo tính hiệu quả và tránh những tác động
tiêu cực như xói lở sau công trình càng xa càng tốt.
Sóc Trăng có bờ biển dài trên 72 km, diện tích bãi bồi với trên 20.000 ha, trong đó có trên 5.000 ha
rừng phòng hộ ven biển. Tuy nhiên, trước nguy cơ biến đổi khí hậu, nước biển dâng ngày càng đe
dọa nghiêm trọng tới vùng ven biển của tỉnh, nên việc bảo vệ bờ biển, hạn chế sóng biển, xói lở
đang được nhiều tổ chức, chính quyền và người dân quan tâm.

HVTH: Lê Thị Thƣơng

Page 2

Đề tài môn QLDA: Xây Dựng Hàng Rào Tre

Ngoài việc khẩn cấp bồi trúc các đoạn đê biển bị xói lở, trồng cây ven biển, một giải pháp thân thiện
với môi trường đã được Tổ chức hợp tác Đức (GIZ) tiến hành thí điểm ở những nơi biển động, xói
lở mạnh tại 2 tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu, bước đầu cho hiệu quả hơn hẳn so với việc xây dựng
công trình kiên cố trước đây. Đó là làm hàng rào chữ T (một đường nối từ bờ ra và một đường
song song với bờ) bằng tre chắn sóng.

3.

CÁC MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN:

Thi công hàng rào chắn bằng tre hình chữ T, sử dụng vật liệu bằng tre ( vật liệu có sẵn tại địa
phương, có tính đàn hồi và dễ thi công ở vùng sình lầy)
Khôi phục rừng ngập mặn ở khu vực xói lở
Khôi phục rừng đã bị hư hại và trồng các loại cây rừng ngập mặn tiên phong từ phía đằng sau của
hàng rào chắn sóng.
Hàng rào chắn sóng bằng tre hình chữ T được dùng để tái tạo các bãi bồi đã bị xói lở.
Tại những nơi xói lở nghiêm trọng ven biển tại địa bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, các hàng
rào tre chữ T được kết nối từ các doi đất phía trong bờ để giảm xói lở và xúc tiến bồi tụ.
Địa điểm thực hiện: xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng
Thời gian thực hiện dự án: 27-04-2012 đến 12-07-2012
Vốn đầu tư: 1,17 tỷ

4.

TÓM TẮT VỀ QUY MÔ DỰ ÁN:

Dự án thí điểm lập rào chắn được GIZ - Sóc Trăng tiến hành trên độ dài hơn 600 mét tại địa bàn xã
Vĩnh Tân (thị xã Vĩnh Châu - Sóc Trăng) được xem là một trong những giải pháp để khôi phục
rừng phòng hộ, bảo vệ tuyến đê biển Vĩnh Châu có hiệu quả. Từ kết quả khả quan này, mô hình rào
chắn sóng chống xói lở của dự án GIZ - Sóc Trăng dự kiến sẽ tiếp tục được nhân rộng, triển khai
tại 6 điểm bờ biển đang có nguy cơ xói lở cao dọc theo tuyến đê biển Vĩnh Châu.

HVTH: Lê Thị Thƣơng

Page 3

Đề tài môn QLDA: Xây Dựng Hàng Rào Tre

5.

CÁC GIẢ ĐỊNH

Dự án sẽ hoàn thành đúng tiến độ nếu:
Thời tiết thuận lợi ( tức không có bão, hoặc mưa to phải ngưng thi công)
Giám sát phối hợp tốt từng hạng mục, từng công việc
Công nhân phải đáp ứng đủ, mỗi ngày khoảng 30 công nhân
6.

CÁC DÀNG BUỘC:

Với chủ đầu: Đảm bảo đúng tiến độ,
Chất lượng vật liệu phải đảm bảo đúng yêu cầu.
7.

DỰ ÁN CÓ LIÊN QUAN:

Dự án trồng rừng
Dự án làm đê kè bằng bê tông
8.

CHI PHÍ DỰ ÁN

Tổng chi phí dự án là 1.17 tỷ
Chi phí quản lý dự án chiếm: 20%
Chi phí nhân công chiếm: 40%
Chi phí vật tư chiếm: 35%
Chi phí khác: 5%
Sau khi bàn giao cho chủ đầu tư dự án hoàn thành đúng thời gian và chi phí cho phép.

HVTH: Lê Thị Thƣơng

Page 4

Đề tài môn QLDA: Xây Dựng Hàng Rào Tre

Sau khi hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư xong, điều kiện bất khả kháng là bão làm dư hại tới
công trình dẫn đến phát sinh chi phí bảo hành thêm 10%

9.

DANH MỤC CÔNG VIỆC - WBS CỦA DỰ ÁN

Tài liệu dự án cung cấp không có WBS. Theo em có thể xây dựng WBS như sau
1.1. Mua nguyên vật liệu:
1.1.1.

Tìm, liên hệ tìm nhà cung cấp cọc tre, bó chà, dây mây

1.1.2.

Chọn nhà cung cấp phù hợp và ký kết hợp đồng

1.1.3.

Đặt hàng từng đợt

1.1.4.

Kiểm tra vật liệu

1.1.5

Thanh toán

1.2. Thi công:
1.2.1.

Vận chuyển nguyên vật liệu đến địa điểm thi công

1.2.2.

Thi công cắm cọc tre xuống bung

1.2.3.

Thi công ép sâu cọc tre xuống bùn

1.2.4.

Đặt bó chà vào vị trí giữa

1.2.5.

Cột dây chữ x để bó chà khỏi bay ra

1.2.5.

Cưa đều đầu cọc tre

1.2.6

Nghiệm thu hoàn thành công việc

1.3. Giám sát kiểm tra:
1.3.1.

Kiểm tra vật liệu và ghi chép so sánh đánh giá

HVTH: Lê Thị Thƣơng

Page 5

nguon tai.lieu . vn