Xem mẫu

Contents 1 1.1 Điểm dân cư Các điểm định cư tập trung thành điểm độc lập về mặt địa lý chủ yếu là dân làm nông nghiệp và có mối quan hệ cộng đồng chặt chẽ gọi là điểm dân cư nông thôn Các điểm dân cư tập trung nhiều dân sống chủ yếu bằng các nghề phi nông nghiệp, có quy mô đủ lớn đóng vai trò là trung tâm phát triển của một vùng hay khu vực với điều kiện sống tốt hơn gọi là điểm dân cư đô thị. 1.1.2 Quy hoạch xây dựng Quy hoach xây dựng là việc tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ịch quốc gia và lợi ích cộng đồng đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế­ xã hội, bảo vệ môi trường quốc phòng­ an ninh. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minhNhiệm vụ chung của quy hoạch xây dựng lầ thảo mạn nhu cầu hài hòa những nhu cầu của con người về lao động, nhà ở, dịch vụ, nghỉ ngơi và giải trí…Ngoài ra quy hoạch cần giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái và tổ chức nghệ thuật kiến trúc ­ Nhiệm vụ cơ bản đầu tiên của quy hoạch là tổ chức sản xuất ­ Nhiệm vụ cơ bản thứ hai là tổ chức môi trường sống độngvới những mối giao tiếp thuận lợi ­ Nhiệm vụ cơ bản thức 3 là tổ chức nghệ thuật kiến trúc trong xây dựng đô thị ­ Nhiệm vụ thứ 4 là tổ chức môi trường sống an bình cho cư dân đô thị 1.1.3 Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống các công trình phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh. Cơ sở hạ tầng có thể chia thành các nhóm như sau: a) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật gồm hệ thống các công trình hạ tầng phục vụ chủ yếu cho sản xuất: ­ Giao thông; ­ Cấp năng lượng: điện, chất đốt, nhiệt sưởi ấm, thông tin liên lạc; ­ Cấp nước; ­ San nền thoát nước mưa; ­ Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường; b) Cơ sở hạ tầng xã hội gồm hệ thống các công trình hạ tầng phục vụ chủ yếu cho đời sống của dân sinh ­ Các công trình dịch vụ cộng đồng: y tế, giáo dục, thương mại, du lịch,…; ­ Các công trình sinh hoạt cộng đồng: câu lạc bộ, sân chơi, nhà thờ, đình, chùa, đền, 2 miếu, cây xanh, công viên, mặt nước,… c) Nhà ở (cũng có thể xếp chung với nhóm hạ tầng xã hội) 1.1.7 Các khu chức năng đô thị Mỗi đô thị đều có các khu chức năng nhưL khu sản xuất và kho tàng, khu ở, hệ thống công trình công cộng và trung tâm đô thị, khu cây xanh, hệ thống kỹ thuật hà tầng. Quy hoạch xây dựng cần bố trí sắp xếp các khối chức năng này sao cho hợp ý về mặt sử dụng, kinh tế khi vận hành và hài hòa về mặt kiến trúc xác định quy mô đất đai cho từng chức năng đô thị và lựa chọn vị trí đất dành cho nó là một công việc đặc biệt quan trọng trong quá trình quy hoạch, đây là nhiệm vụtrọng tâm của quy hoạch xây dựng. ­ Khu công nghiệp và kho tàng bao gồm đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kho tàng được bố trí tập trung thành từng cụm, từng khu vực. Trong khu công nghiệp có đường nội bộ, các công trình quản lý và phục vụ nội bộ khu công nghiệp. Tùy theo tính chất của sản xuất công nghiệp mà phân bố chúng ở ngòai thành phố, ven thành phố hay ở trong thành phố. Vị trí của nhà máy, xí nghiệp công nghiệp còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng gây ô nhiễm môi trường đô thị. Đất dành cho sản xuất: công nghiệp là một bộ phận lớn trong đô thị. Việc bố trí các khu đất công nghiệp trong đô thị phải đảm bảo những yêu cầu chung như: tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất và lao động của người dân, tạo thuận lợi cho việc đi lại và vận tải, tránh được ảnh hưởng độc hại của sản xuất đến điều kiện vệ sinh môi trường và an tòan của người dân. ­ Khu ở Khu ở phục vụ nhu cầu về nhà ở, nghỉ ngơi của dân cư. Bộ phận đất đai xây dựng nhà ởlà bộ phận chiếm diện tích lớn nhất trong khu đất dân dụng, trên đó giải quyết nhu cầu về nhà ở, về sinh hoạt văn hóa, giáo dục và những yêu cầu khác có liên quan đến sinh hoạt hàng ngày của nhân dân. Hình thức ở hợp lý nhất hiện nay là nhóm nhà chung cư. Nhà ở kiểu này có nhiều thuận lợi trong việc xây dựng các công trình hạ tầng xã hội. Cự ly từ nhà ở tới các công trình: nhà trẻ, trường học, chợ…được đảm bảo. Đất xây dựng khu nhà ở là đất xây dựng các công trình nhà ở, sân vườn, đường đi lối lại. Thông thường đất ở được giới hạn bởi hệ thống đường nội bộ, các tuyến đường phố phân chia khu ở thành các lô đất có quy mô vừa đủ để đảm bảo cuộc sống an tòan thỏai mái và ổn định lâu dài. ­ Khu trung tâm các công trình công cộng Các công trình công cộng gồm: công trình văn hóa (nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, bảo tàng, thư viện, triển lãm…), công trình thương nghiệp, công trình giáo dục, công trình y tế, các công trình hành chính xã hội. Những công trình này có mối liên quan thường xuyên với đời sống dân cư. Tùy theo tính chất và quy mô từng loại công trình phục vụ công cộng nằm ở trung tâm nhóm nhà, trung tâm khu hay trung tâm đô thị. Hệ thống các công trình công cộng phục vụ những nhu cầu thiết yếu của đời sống dân cư đô thị. Đó là khu vực trung tâp chính trị của các cấp phường, quận, thành phố và tòan bộhệ thống trung tâm phục vụ khác. Đất trung tâm thường đc thành phố và tòan bộ hệ thống trung tâm phục vụ khác. Đất trung tâm thường được bố trí ở khu vực có bộ mặt cảnh quan đẹp và nằm ở vị trí quan trọng của phường, quận hay thành phố. ­ Mạng lưới giao thông 3 Mạng lưới giao thông đô thị có chức năng cho phép vận tải hàng hóa và hành khách liên hệ giữa các khu chức năng của đô thị (giao thông đối nội) và giữa đô thị với vùng lân cận (giao thông đối ngoại). Các công trình kỹ thuật khác như cấp nước sản xuất và sinh hoạt, thoát nước bẩn và nước mưa, cấp điện, cấp hơi, thông tin liên lạc…được quan tâm ngay từ giai đoạn đầu của quy hoạch. Các tuyến kỹ thuật này thường nằm cùng mạng lưới giao thông. Trong số đó quy hoạch đặc biệt chú ý đến vị trí nhà máy cấp nước, nhà máy xử lý nước bẩn, trạm biến áp, tuyến cao áp… ­ Khu cây xanh đô thị Đất xây dựng các công viên văn hóa, nghỉ ngơi thành phố, các vườn cây, vườn bách thảo, vườn bách thú, công viên rừng, khu danh lam thắng cảnh, dải cây xanh cách ly, mặt nước sông hồ…là một chức năng của đô thị đồng thời cũng là nơi cải tạo điều kiện vi khí hậu và làm cho môi trường trong sạch. Các vườn cây, mặt hồ còn có chức năng gắn liền con người với tự nhiên, tạo mối liên hệ giữa các công trình nhân tạo với môi trường tự nhiên. Một bộ phận không thể thiếu được trong bất kỳ đô thị nào là hệ thống cây xanh. Vị trí diện tích và loại cây xanh là vấn đề quy hoạch quan tâm. Hệ thống cây xanh và mặt nước góp cho sinh thái đô thị hài hòa với sinh thái tự nhiên ­ Khu ngoại ô Khu ngoại ô thành phố thường bố trí các công trình đặc biệt như: trạm xử lí nước thải, bãi rác đô thị, nghĩa trang, nhà máy nước, khu quân sự…Các công trình này cần bố trí ở ngoại ô nhưng lại cần có mối liên hệ mật thiết với các chức năng khác ở nội đô. Khu ngoại ô có chức năng quan trọng là nơi dự trữ đất đai cho thành phố phát triển mở rộng. 1.3.Đô thị và quá trình đô thị hóa 1.3.1.Đô thị a) Khái niệm về đô thị nước ta Cho đến ngày nay nước ta có khoảng gần 750 đô thị. Đây là những trung tâm chính trị,văn hóa, kinh tế xã hội của toàn bộ đất nước. Các đô thị này là nguồn động lực thúc đẩy sựphát triển của đất nước nhằm phát huy triệt để nguồn lao động, nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho lợi ích cộng đồng. Các đô thị lớn giữ vai trò trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, kỹ thuật, đào tạo và là đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng, cả nước và quốc tế điểm dân cư đô thị phải hội tụ đủ các yếu tố cơ bản sau mới được gọi là đô thị: ­ Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trog thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định. ­ Quy mô dân số phải nhỏ nhất là 4000 người ( vùng núi có thể thấp hơn) ­ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp không dưới 65% trong tổng số lao động, là nơi sản xuất và dịch vụ hàng hóa phát triển. ­ ở đó có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ dân cư đô thị. ­ Mật độ dân số được xác định tùy theo từng loại đô thị phù hợp với đặc điểm từng vùng. 4 Chính phủcó Nghị định số: 42/2009/NĐ­CP ngày 07 tháng 05 năm 2009 quy định phân thành 6 loại đô thị như sau: Đô thị loại đặc biệt: 1. Chức năng đô thị là Thủ đô hoặc đô thị có chức năng trung tâm kinh tế, tài chính, hành chính, khoa học­ kỹ thuật, giáo dục­ đào tao, du lịch, y tế, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế­ xã hội của cả nước. 2. Quy mô dân số đô thị từ 5 triệu người trở lên. 3. Mật độ dân số khu vục nội thành từ 15.000 người/ 1km2trở lên. 4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu đạt 90% so với tổng số lao động. Đô thị loại I: 1. Chức năng đô thị. Đô thị trực thuộc Trung ương có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học ­ kỹthuật, hành chính, giao dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vài trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế ­ xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước. Đô thị trực thuộc tỉnh có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế ­ xã hội của một hoặc một số vùng lãnh thổ liên tỉnh. 2. Quy mô dân số đô thị. a) Đô thị trực thuộc Trung ương có quy mô dân số toàn đô thị từ 1 triệu người trở lên. b) Đô thị trực thuộc tỉnh có quy mô dân số toàn đô thị từ 500 nghìn người trở lên. 3. Mật độ dân số bình quân khu vực nội thành. a) Đô thị trực thuộc Trung ương từ 12.000 người/km2 trở lên. b) Đô thị trực thuộc tỉnh từ 10.000 người/km2trở lên. 4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành: tối thiểu đạt 85% so với tổng số lao động. Đô thị loại II: 1. Chức năng đô thị Đô thị có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học­ kỹ thuật, hành chính, giáo dục­đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh,vùng liên tỉnh có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế­ xã hội của một tỉnh hoặc một vùng lãnh thổ liên tỉnh. Trường hợp đô thị loại II là thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học­kỹ thuật, hành chính, giáo dục­đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế­xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước. 2. Quy mô dân số toàn đô thị phải đạt từ 300 nghìn người trở lên. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn