Xem mẫu

  1. CÔNG TRÌNH ĐỀ CƯƠNG CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT Trang 1 ĐỀ CƯƠNG CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT
  2. CÔNG TRÌNH ĐỀ CƯƠNG CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT Trang 2 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ QUY ĐỊNH CHUNG Trang 2 I. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ Trang 2 II. CÁC QUI ĐỊNH CHUNG Trang 2 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA KỸ SƯ TVGS Trang 4 I. TỔ CHỨC - TRÁCH NHIỆM - QUYỀN HẠN CỦA TỔ CHỨC TVGS Trang 4 II. QUAN HỆ LÀM VIỆC GIƯÃ TỔ CHỨC TVGS VÀ CHỦ ĐẦU TƯ Trang 5 CHƯƠNG 3 CÁC NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC TVGS Trang 5 I. NỘI DUNG CÔNG TÁC TVGS Trang 5 II. CÔNG TÁC TVGS KỸ THUẬT THI CÔNG CÁC HẠNG MỤC Trang 6 CHƯƠNG 4: HỒ SƠ HOÀN CÔNG CÔNG TRÌNH Trang 18 A. YÊU CẦU CHUNG CỦA HỒ SƠ HOÀN CÔNG Trang 18 B. LẬP HỒ SƠ HOÀN CÔNG CÔNG TRÌNH Trang 18 C. SỐ LƯỢNG BỘ HỒ SƠ HOÀN CÔNG Trang 19 D. TRÁCH NHIỆM LẬP HỒ SƠ HOÀN CÔNG Trang 19 E. QUY CÁC Trang 20 CHƯƠNG 5 : NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý - KIẾN NGHỊ Trang 20 A. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý Trang 20 B. KIẾN NGHỊ Trang 20
  3. CÔNG TRÌNH ĐỀ CƯƠNG CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT Trang 3 ĐỀ CƯƠNG CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT CHƯƠNG 1 CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ QUY ĐỊNH CHUNG 1.1 CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ - Luật xây dựng ngày 16 tháng 11 năm 2003. - Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004. - Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Quyết định 22/2008/QĐ-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành Quy chế tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình trong ngành giao thông vận tải. …………………… 1.2 CÁC QUI ĐỊNH CHUNG 1.2.1. Để cương này được áp dụng cho tất cả các phần việc liên quan đến công tác giám sát thi công các hạng mục trên công trình Nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Tri Phương – thị xã Thủ Dầu Một - tỉnh Bình Dương. 1.2.2. Nội dung của văn bản này nhằm thống nhất phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình trong quá trình thi công, tiêu chuẩn nghiệm thu bàn giao đưa vào khai thác cho các giai đoạn thi công chính cho từn phần cũng như cho hạng mục đã hoàn tất. 1.2.3. Căn cứ được dùng khi tiến hành công tác TVGS, kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình bao gồm: + Hồ sơ thiết kế kỹ thuật được các cấp có thẩm quyền phê duyêt. + Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt. + Tiến độ thi công hàng tuần, tháng và biện pháp tổ chức thi công từng hạng mục do nhà thầu lập đã được TVGS và Chủ đầu tư chấp thuận. + Các tiêu chuẩn, qui trình, qui phạm kỹ thuật thi công của Nhà Nước và của ngành. Các văn bản được xác lập trong quá trình thi công đã được cấp có thẩm quyền duyệt. Các văn bản pháp qui của Nhà nước và ngành về chế độ quản lý chất lượng, về nghiệm thu và bàn giao công trình.
  4. CÔNG TRÌNH ĐỀ CƯƠNG CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT Trang 4 * Công tác giám sát, nghiệm thu kỹ thuật phải tuân thủ nguyên tắc: + Thiết kế theo tiêu chuẩn - qui trình nào thì tư vấn giám sát phải giám sát và nghiệm thu theo tiêu chuẩn - qui trình đó. + Các tiêu chuẩn - qui trình áp dụng phải nằm trong hệ thống Qui chuẩn xây dựng Việt Nam hoặc đã được Bộ Giao thông Vận tải ban hành hoặc cho phép áp dụng. Ngoài ra trong nhiệm vụ cụ thể của công trình, có thể coi các “Chỉ dẫn Kỹ thuật “ của mỗi hạng mục do cơ quan thiết kế lập là tài liệu cơ sở khi tiến hành công tác giám sát và nghiệm thu trên công trường. 1.2.4. Các biện pháp kiểm tra chất lượng phải thực hiện theo đúng các chỉ dẫn của qui trình và qui phạm có liên quan, trong đó phải nêu rõ đối tượng kiểm tra, phần việc đã thực hiện, nội dung và khối lượng đã kiểm tra, kết quả kiểm tra và kết luận. Không thể chấp nhận các loại văn bản kiểm tra chỉ nêu một cách chung chung hoặc khái quát mà không có số liệu dẫn chứng cụ thể để làm căn cứ cho việc kết luận. 1.2.5. Nhà thầu có thể tự làm các thí nghiệm, đo đạc kiểm tra nếu như có đầy đủ tư cách pháp nhân, thiết bị kiểm tra phải được cơ quan Nhà nước có chức năng cấp giấy phép, người làm thí nghiệm phải có chứng chỉ thí nghiệm viên. Nhà thầu có thể đi thuê tổ chức có tư cách pháp nhân, có đầy đủ các điều kiện nêu trên thực hiện đánh giá chất lượng vật liệu. Mọi công tác kiểm tra thí nghiệm, đo đạc lấy mẫu tại hiện trường đều phải có sự giám sát và chứng kiến của TVGS, được thể hiện bằng biên bản xác nhận công tác tại hiện trường. 1.2.6. Khi chuyển giai đoạn các phần đã thi công thuộc hạng mục của công trình, kỹ sư tư vấn giám sát ký vào biên bản đánh giá chất lượng công trình và báo cáo kết quả cho Ban QLDA để tiến hành phúc tra trước khi cho phép chuyển giai đoạn. 1.2.7. Chỉ được phép thi công chuyển giai đoạn cho các phần việc và hạng mục tiếp theo, hoặc tiến hành nghiệm thu bàn giao công trình khi chất lượng thi công của các phần việc hoặc hạng mục công trình đã thi công được kiểm tra đầy đủ, nghiêm túc, đúng thủ tục và chất lượng được đánh giá là đạt yêu cầu bằng văn bản có đầy đủ chữ ký xác nhận của các đơn vị có liên quan. - Đối với những khiếm khuyết không đảm bảo yêu cầu về chất lượng, mỹ thuật cho công trình nhất thiết phải được sửa chữa hoặc làm lại theo đúng nội dung đã quy định trong "Quyết định 22/2008/QĐ-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành Quy chế tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình trong ngành giao thông vận tải”. Sau đó phải được tiến hành kiểm tra đánh giá lại chất lượng cho các hạng mục đó. 1.2.8. Các tài liệu và biên bản về công tác kiểm tra đánh giá chất lượng từng bộ phận công trình là các văn bản pháp lý không thể thiếu trong hồ sơ hoàn công và là căn cứ để tiến hành thanh quyết toán công trình. Bắt buộc áp dung các biểu bảng trong phụ lục của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất
  5. CÔNG TRÌNH ĐỀ CƯƠNG CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT Trang 5 lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004. 1.2.9. Trong báo cáo đánh giá chất lượng công trình với chủ đầu tư, tổ chức TVGS có trách nhiệm báo cáo đầy đủ đúng thứ tự các hạng mục công tác kiểm tra, đo đạc, thí nghiệm, các sai số đo đạt được so với yêu cầu, đối chiếu với qui trình, qui phạm và đồ án thiết kế dùng đánh giá kết luận về chất lượng của công trình. CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA KỸ SƯ TƯ VẤN GIÁM SÁT Để đảm bảo chất lượng cho công trình, công tác giám sát kỹ thuật được thực hiện trong suốt quá trình thi công công trình do một tổ chức tư vấn giám sát kỹ thuật bao gồm các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có trình độ, năng lực và kinh nghiệm được tổ chức và trang bị đầy đủ thực hiện trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa tổ giám sát với chủ đầu tư, cũng như giữa tổ chức giám sát với nhà thầu. 2.1 TỔ CHỨC - TRÁCH NHIỆM - QUYỀN HẠN CỦA TỔ CHỨC TVGS 2.1.1. Tổ chức tư vấn giám sát: Giám sát chất lượng thi công công trình và các thí nghiệm kiểm tra chất lượng, cùng Chủ đầu tư và các bên liên quan tiến hành nghiệm thu khối lượng, chất lượng ...các cấu kiện vật tư, vật liệu xây dựng, hạng mục công trình và toàn bộ công trình. Giám sát tiến độ thi công và công tác đảm bảo giao thông,vệ sinh môi trường của nhà thầu trên công trường. Thay mặt hoặc cùng chủ đầu tư giải quyết và xử lý các sự cố về chất lượng, kiểm tra xác nhận các khối lượng phát sinh hợp lý của nhà thầu khi tiến hành thi công công trình. 2.1.2. Trách nhiệm - Quyền hạn của tư vấn giám sát: - Có trách nhiệm thường trực hàng ngày giám sát việc thi công xây dựng tại hiện trường về các mặt : + Giám sát việc thi công xây dựng theo đúng đồ án thiết kế, đúng tiến độ. + Giám sát việc thực hiện của đơn vị thi công về bố trí xe máy, thiết bị, nhân lực đúng hợp đồng, số lượng và chủng loại, và tổ chức thi công đã được chấp thuận. + Nghiệm thu chất lượng, khối lượng...trên khu vực được phân công. Ký tên vào các văn bản quy định chức danh trách nhiệm giám sát của mình. - Quan hệ, làm việc với Chủ đầu tư Nhà thầu và chính quyền địa phương trên công trình. - Kiểm tra năng lực và cơ sở pháp lý hành nghề của các nhà thầu
  6. CÔNG TRÌNH ĐỀ CƯƠNG CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT Trang 6 - Kiểm tra thẩm tra Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công trước khi cho nhà thầu triển khai thi công. - Xây dựng và tổ chức qui chế cho tổ giám sát về công tác chuyên môn và sinh hoạt. - Có trách nhiệm theo dõi, nhận báo cáo, tổng hợp báo cáo của các thành viên trong tổ hàng ngày về các mặt : khối lượng - chất lượng - tiến độ thi công trên công trường. Có quyền đình chỉ thi công khi nhà thầu không thực hiện đúng đồ án thiết kế, không đúng với dây chuyền công nghệ thi công đã thống nhất với tổ TVGS và chủ đầu tư , sau đó báo cáo với chủ đầu tư (bằng văn bản) lý do đình chỉ và có biện pháp yêu cầu nhà thầu khắc phục mới cho tiếp tục thi công. - Có trách nhiệm tổng hợp lập báo cáo hàng tuần, hàng tháng, hàng quí, hàng năm cho chủ đầu tư về các mặt : khối lương - chất lượng - tiến độ thực hiện trên công trình. - Có trách nhiệm tổng hợp và ký các hồ sơ, chứng chỉ chất lượng... báo cáo chủ đầu tư tổ chức các công tác nghiệm thu chuyển giai đoạn cho các hạng mục xây dựng. - Giám sát công tác đảm bảo giao thông, vệ sinh môi trường trên công trường - Lưu trữ các chứng chỉ, tài liệu ,số liệu kiểm tra...khi thực hiện công tác giám sát. - Có trách nhiệm kiểm tra các công việc đo lường liên quan đến khối lượng các công việc xây dựng của nhà thầu đã thực hiện được và đảm bảo yêu cầu chất lương. - Chịu trách nhiệm thiết lập các biểu đồ theo dõi so sánh khối lượng thiết kế và khối lượng đã thi công. - Có trách nhiệm ký tên vào các văn bản qui định chức danh trách nhiệm của mình. - Hàng ngày, hàng tuần, hành tháng, hàng năm phải tổng hợp và báo cáo kết quả đo đạc kiểm tra khối lượng. - Lưu trữ các chứng chỉ, tài liệu ,số liệu kiểm tra...khi thực hiện công tác giám sát về khối lương. - Có trách nhiệm trực tiếp giám sát,kiểm tra, đánh giá và xác nhận về công tác lấy mẫu và thí nghiệm các chỉ tiêu chất lượng của các hạng mục công trình và toàn bộ công trình : Các chỉ tiêu kỹ thuật của các vật tư, vật liệu xây dựng,đất đắp ,tính chất cơ lý của bê tông - nền móng...đề xuất các giải pháp xử lý kỹ thuật liên quan. - Tiếp nhận yêu cầu của đơn vị thi công và lập kế hoạch kiểm tra chất lượng hàng ngày. - Lưu trữ các chứng chỉ, tài liệu ,số liệu kiểm tra...khi thực hiện công tác giám sát về chất lương. * Nội dung kiểm tra năng lực và cơ sở pháp lý hành nghề của nhà thầu thí nghiệm kiểm tra chất lượng: - Chứng chỉ hành nghề. - Quyết định thành lập doanh nghiệp. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  7. CÔNG TRÌNH ĐỀ CƯƠNG CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT Trang 7 - Quyết định công nhận phòng thí nghiệm do Bộ Giao thông vận tải hoặc Bộ Xây dựng cấp và danh sách các phép thử được phép kèm theo. 2.2 QUAN HỆ LÀM VIỆC GIƯÃ TỔ CHỨC TVGS VÀ CHỦ ĐẦU TƯ - Tổ chức TVGS phải tuân thủ chế độ lập báo cáo thường kỳ về chất lượng, khối lượng, tiến độ cho Chủ đầu tư hoặc theo yêu cầu của Chủ đầu tư. - Chủ đầu tư thông báo quyết định và nhiệm vụ,quyền hạn của Tổ chức TVGS thi công xây dựng cho các Nhà thầu biết để phối hợp thực hiện. - Tổ chức TVGS cùng Chủ đầu tư chịu trách nhiệm chính yếu về chất lượng công trình do đó trong công việc phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau : + Tổ chức TVGS và các tổ TVGS phải chịu trách nhiệm trước pháp lý và Chủ đầu tư trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình. + Các chỉ thị, yêu cầu giửa các bên có liên quan ( Chủ đầu tư, Tổ giám sát, Nhà thầu...) phải bằng văn bản và được lưu giữ cẩn thận. + Tổ chức TVGS và các tổ TVGS phải hoạt động một cách vô tư, khách quan, căn cứ vào nội dung qui trình qui phạm và đồ án thiết kế được duyệt để quản lý chất lượng và khối lượng thi công công trình . + Các biên bản, chứng chỉ nghiệm thu chất lượng phải thực hiện theo mẫu được qui định trong phụ lục của "Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng" và các qui định của quy trình quy phạm hiện hành cũng như các biểu,bảng đã thống nhất với Chủ đầu tư trước khi áp dụng. CHƯƠNG 3 CÁC NỘI CUNG CỦA CÔNG TÁC TVGS 3.1 NỘI DUNG CÔNG TÁC TVGS - Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình. - Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng với hồ sơ thầu và hợp đồng xây dựng gồm: + Kiểm tra về nhân lực,thiết bị thi công của Nhà thầu đưa vào công trình. + Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu trên công trình. + Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc thiết bị, vật tư có yêu cầu về an toàn trên công trình. + Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu,cấu kiện,sản phẩm xây dựng phục vụ thi công công trình của Nhà thầu. + Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công cung cấp gồm:
  8. CÔNG TRÌNH ĐỀ CƯƠNG CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT Trang 8 . Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phóng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. . Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình thì cùng Chủ đầu tư tiến hành phúc tra lại chất lượng vật liệu, thiết bị Trong quá trình thi công công trình thực hiện : + Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu. + Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình thi công của nhà thầu. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát hoặc biên bản kiểm tra theo quy định. + Xác nhận bản vẽ hoàn công. + Tập hợp, kiểm tra tài liệu để cùng chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu khi có Phiếu yêu cầu nghiệm thu của Nhà thầu về nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng,nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục và hoàn thành công trình. + Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu Nhà thầu thiết kế điều chỉnh. + Báo cáo và cùng Chủ đầu tư tiến hành phúc tra kiểm định lại chất lượng bộ phận, hạng mục và công trình khi có nghi ngờ về chất lượng. 3.2 CÔNG TÁC TVGS KỸ THUẬT THI CÔNG CÁC HẠNG MỤC 3.2.1 Công tác phát quang và dọn dẹp mặt bằng: 3.2.1.1. Kiểm tra mặt bằng sau khi Ban giải phóng mặt bằng bàn giao. 3.2.1.2. Thống kê số lượng cây nằm trong phạm vi mặt bằng. 3.2.1.3. Kiểm tra khối lượng xà bần trong quá trình giải phóng mặt bằng tạo ra. Đơn vị thi công thông báo cho TVGS các số liệu kiểm tra trên trước khi tiến hành công tác phát quang và dọn dẹp mặt bằng. 3.2.2 công tác đào lớp đất hữu cơ nền thiên nhiên (nếu có) 3.2.2.1 Kiểm tra mặt bằng nền thiên nhiên trước khi bóc bỏ lớp đất hữu cơ (cao độ, mặt bằng ...). 3.2.2.2 Nền thiên nhiên sau khi bóc lớp đất hữu cơ phải kiểm tra cao độ, độ chặt. Độ chặt của nền thiên hiên đạt yêu cầu K  90. Phương pháp thí nghiệm hiện trường bằng rót cát, thí nghiệm trong phòng xác định max bằng cối Proctor tiêu cải tiến. 3.2.2.3 Nếu thiết kế không qui định đặc biệt ở những chỗ không đào không đắp, đắp mỏng dưới 30cm trên nền đào phải kiểm tra độ chặt của đất thiên nhiên trước khi đắp đất chọn lọc. Độ chặt yêu cầu K  95. Phương pháp thí nghiệm hiện trường bằng rót cát, thí nghiệm trong phòng xác định max bằng cối Proctor tiêu chuẩn cải tiến.
  9. CÔNG TRÌNH ĐỀ CƯƠNG CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT Trang 9 3.2.2.4 Khối lượng kiểm tra 500m2/ 01 điểm, mỗi lô diện tích nền thiên nhiên nếu < 500m2 kiểm tra tối thiểu 01 điểm. Nhất thiết không được đắp lớp trên khi chưa kiểm tra độ chặt của nền (nếu không đạt yêu cầu phải lu lèn thêm). 3.2.2.5 Các gốc rễ cây trong khu vực nền đường phải bóc lên hết trước khi tiến hành các công tác tiếp theo. 3.2.2.6 Trường hợp bóc lớp hữu cơ gặp nền đất yếu, hoặc hố rác thì đơn vị thi công báo cho TVGS, TVTK, Chủ đầu tư để đưa ra giải pháp thi công thích hợp và khối lượng chỉ được thanh toán theo đúng qui định về xác định khối lượng phát sinh được duyệt. 3.2.2.6 Kiểm tra kích thước hình học đáy nền sau khi bóc lớp đất hữu cơ. Khi công tác đào bóc lớp hữu cơ nền thiên nhiên được tiến hành kiểm tra nghiệm thu đạt yêu cầu thì mơí tiến hành công tác đắp. 3.3 CÔNG TÁC ĐẮP NỀN VÀ LỀ ĐƯỜNG BẰNG ĐẤT CHỌN LỌC Trước khi tiến hành đắp nền đường đơn vị thi công phải báo cho TVGS và kỹ sư giám sát của Chủ đầu tư chứng chỉ chất lượng vật liệu, địa chỉ mỏ vật liệu, khoảng cách từ mỏ vật liệu về công trường... Khi Chủ đầu tư, TVGS kiểm tra xác minh lại hiện trường mỏ vật liệu và có văn bản chấp thuận thì đơn vị thi công mới vận chuyển vật liệu về công trường. - Khi đắp nền và lề đường bằng đất cấp 3 (sỏi đỏ) phải theo quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu các lớp kết cấu áo đường bằng cấp phối thiên nhiên theo tiêu chuẩn 22 TCN – 304 – 03, bao gồm: 3.3.1 Yêu cầu về cật liệu: + Thành phần hạt: Thành phần hạt lọt qua mắt sàng vuông 50,0mm 25,0mm 9,5mm 4,75mm 2,0mm 0,425mm 0,075mm 100 75-95 40-75 30-60 20-45 15-30 5-20 + Các chỉ tiêu kỹ thuật: giới hạn chảy W1 < 25%; CBR > 30%; Losangeles LA < 35%; tỷ lệ lọt qua sàng N0200/N040 < 0,67; hàm lượng hạt thoi dẹt max < 15%, Id < 20%. 3.3.2 Yêu cầu kiểm tra nghiệm thu:  Kích thước hình học: sai số chiều rộng ± 10cm; sai số chiều dài ± 0,5m; sai số độ dốc ngang ± 0,5%o.  Hệ số đầm lèn K >= 0,98.  Mô đun đàn hồi E >= 850kG/cm².  Xác định dung trọng thực tế hiện trường bằng phương pháp rót cát.  Kiểm tra kích thước hình học 03 mặt cắt/1Km, mỗi mặt cắt đo bề dầy 02 chỗ.
  10. CÔNG TRÌNH ĐỀ CƯƠNG CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT Trang 10 Ghi chú: Trong thi công cứ 200m3 lấy 01 mẫu thí nghiệm đầy đủ các tiêu chuẩn cơ lý theo qui định. Nếu TVGS và kỹ sư giám sát của chủ đầu tư nghi ngờ mẫu vật liệu đắp không đạt chất lượng thì Nhà thầu phải lấy mẫu kiểm tra theo yêu cầu của TVGS và kỹ sư giám sát của chủ đầu tư. - Trung bình 800m² kiểm tra 01 vị trí độ chặt. - Trung bình 350m² kiểm tra 01 vị trí môduyn đàn hồi. - Các vật liệu không đạt yêu cầu kĩ thuật, yêu cầu đơn vị thi công chuyển ra khỏi phạm vi công trường. 3.3.2 Yêu cầu về chất lượng thi công: 3.3.2.1 Nền đường được đắp từng lớp chiều dày mỗi lớp  30cm. Riêng đắp qua các khu vực phức tạp thì đơn vị thi công phải có biện pháp thi công công trình cho TVGS, Chủ đầu tư và được sự chấp thuận mới tiến hành đắp. 3.3.2.2 Nền đường phải được kiểm tra độ chặt theo từng lớp (mỗi lớp  30cm). Độ chặt 50cm đất ngay dưới đáy móng đường yêu cầu K  98. Phương pháp thí nghiệm  hiện trường: rót cát đối với đất chọn lọc và dao vòng đối với cát. Xác định max trong phòng thí nghiệm bằng cối Proctor cải tiến. 3.3.2.3 Qui định về khối lượng kiểm tra độ chặt (đối với mỗi lớp đắp) - Mỗi lớp đất đắp hai bên cống 01 điểm, các lớp tiếp theo từ đỉnh cống trở đi mỗi lớp 01 điểm. - Trung bình 800m2/01 điểm, đối với những đoạn thi công riêng lẻ có diện tích < 300m2 phải kiểm tra 03 điểm. - Không được phép đắp lớp trên khi chưa kiểm tra độ chặt của lớp dưới (nếu không đạt yêu cầu phải lu lèn thêm và phúc tra lại). 3.3.2.4 Đối với mỗi lớp đất đắp phải kiểm tra cao độ, kích thước hình học để xác định khối lượng thi công. 3.3.2.5 Qui định về sai số độ chặt: Độ chặt nền đường được coi là đạt yêu cầu khi có 90% số mẫu kiểm tra đạt được giá trị qui định về độ chặt, 10% số mẫu còn lại sai lệch không quá 0,01 so với trị số yêu cầu và phân bố rải rác. 3.3.2.6 Kiểm tra chất lượng đường khi hoàn thành: Khi nền đường đắp đủ cao độ thiết kế phải thực hiện kiểm tra những nội dung sau. + Bình đồ hướng tuyến (tim tuyến). + Cao độ mặt cắt dọc, cắt ngang, kiểm tra theo mặt cắt thiết kế. + Các kích thước hình học khác: chiều rộng nền đắp, độ dốc taluy kiểm tra + Công tác trồng cỏ, lát đá hoặc xây kè bảo vệ. Sai số cho phép trong thi công nền đường
  11. CÔNG TRÌNH ĐỀ CƯƠNG CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT Trang 11 Giá trị sai Loại kết cấu và chỉ tiêu kiểm tra số cho phép - Hướng tuyến theo tim đường  5cm - Cao độ trắc dọc theo tim đường (nhưng không được làm +2; -3cm tăng thêm độ dốc dọc 0,5% và chỉ được thiếu hụt cục bộ); cao độ hai bên vai đường. - Bề rộng nền đường không hụt quá tính từ tim đường ra mỗi 5cm bên. - Độ dốc ngang không vượt quá độ dốc ngang thiết kế (tính 3% theo % so với độ dốc ngang thiết kế). - Mức tăng độ dốc taluy (tính % so với độ dốc taluy thiết kế). + Khi chiều cao đắp dưới 02m. + Khi chiều cao đắp từ 02 đến 06m. 7% + Khi chiều cao đắp trên 06m. 4% - Các kích thước của rãnh dọc. 2% - Độ dốc dọc của rãnh dọc tính bằng % so với độ dốc dọc  5cm thiết kế. 10% - Mức độ giảm độ chặt tính theo % giá trị tuyệt đối. 1% 3.4 CÔNG TÁC THI CÔNG LỚP MÓNG ĐƯỜNG ĐÁ DĂM CẤP PHỐI 3.4.1 Yêu cầu về chất lượng vật liệu: (Theo tiêu chuẩn 22TCN 334-06). Trước khi tiến hành thi công móng đường bằng vật liệu đá dăm cấp phối, Đơn vị thi công phải có chứng chỉ chất lượng mỏ vật liệu, địa chỉ mỏ vật liệu, khoảng cách từ mỏ vật liệu về công trường. Sau khi Chủ đầu tư, TVGS kiểm tra xác minh lại hiện trường mỏ vật liệu và có văn bản chấp thuận thì đơn vị thi công mới vận chuyển vật liệu về công trường. Vật liệu cấp phối đá dăm được xay tại mỏ khi chở đến công trường phải thí nghiệm xác định các chỉ tiêu: + Thành phần hạt: Đảm bảo yêu cầu theo tiêu chuẩn TCVN 4198 - 95. + Độ mài mòn Los – Angeles (AASHTO-T96) + Tỉ lệ hạt dẹt (theo trọng lượng) (TCVN 1772 - 87) + Chỉ số dẻo; Giới hạn chảy (AASHTO-T89 & T90) + Chỉ số CBR (AASHTO T193 hay 22TCN 332 - 06) ngâm nước 04 ngày đêm 3.4.2 Yêu cầu về chất lượng thi công:
  12. CÔNG TRÌNH ĐỀ CƯƠNG CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT Trang 12 3.4.2.1 Chiều dày thi công: đơn vị thi công có thể thi công móng đá dăm cấp phối chia làm 02 lớp, mỗi lớp 10cm. Nếu có phương tiện lu nặng và qua rải thử thấy đạt yêu cầu đầm nén thì cho phép bề dầy một lớp 20 ÷ 25 cm. 3.4.2.2 Rải cấp phối đá dăm bằng máy rải. 3.4.2.3 Cần xác định hệ số rải để xác định chiều dày rải thích hợp. 3.4.2.4 Tiến hành thi công đoạn thử 50m ÷ 100m. Khi TVGS xác nhận bằng văn bản việc thi công đoạn thử đạt yêu cầu thì đơn vị thi công mới triển khai đại trà. 3.4.2.5 Độ chặt yêu cầu của móng đường đá dăm cấp phối là K  0,98. Phương pháp thí nghiệm xác định  hiện trường rót cát tiêu chuẩn. Xác định max trong phòng thí nghiệm bằng cối Proctor cải tiến. 3.4.2.6 Khi thi công lớp CPĐD, ngoài việc kiểm tra độ chặt như trên còn phải kiểm tra cường độ, độ bằng phẳng, độ dốc dọc, độ dốc ngang ... 3.4.3 Qui định về khối lượng kiểm tra: Công tác kiểm tra và nghiệm thu lớp móng đá dăm theo Quy trình thi công và nghiệm thu lớp cấp phối đá dắm trong kết cấu áo đường ô tô 22TCN-334-06 của Bộ GTVT. 3.4.3.1 Kiểm tra kích thước hình học. - Bề rộng mặt đường kiểm tra theo trắc ngang thiết kế. - Kiểm tra chiều dày mỗi km (hoặc < 1km cho 1 đợt kiểm tra) đào 03 mặt cắt, mỗi mặt cắt đào 03 hố để xác định - Cao độ kiểm tra theo mặt cắt ngang thiết kế. - Độ bằng phẳng 10 mặt cắt/1km 3.4.3.2 Thành phần cấp phối và độ ẩm: 150m3/1mẫu (khối rời). 3.4.3.3 Độ chặt K cho từng lớp: 800m2/1 vị trí. 3.4.3.4 Cường độ (mô đun đàn hồi): 20 điểm/km hay 350m² kiểm tra 01 vị trí. 3.4.4. Quy định về sai số. 3.4.4.1. Kích thước hình học. - Sai số chiều rộng: + 10cm. - Sai số chiều dày: 10% nhưng không quá 05mm. - Cao độ kiểm tra theo mặt cắt ngang thiết kế, sai số cho phép = 05mm. 3.4.4.2 Độ bằng phẳng: Bằng thước 03m khe hở không quá 05mm. 3.4.4.3 Độ chặt K  0,98 3.4.4.4 Cường độ lớp đá dăm: Không được nhỏ hơn thiết kế quy định. 3.5 CÔNG TÁC THI CÔNG LỚP BTNN Công tác thi công và nghiệm thu theo qui trình kỹ thuật 22 TCN 249 - 98 với nội dung chính sau: 3.5.1 Yêu cầu vật liệu 3.5.1.1 Yêu về chất lượng vật liệu sản xuất bê tông nhựa
  13. CÔNG TRÌNH ĐỀ CƯƠNG CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT Trang 13 3.5.1.1.1 Đá dăm - Chứng chỉ kiểm tra xác định loại đá của mỏ vật liệu - Cường độ nén: 1000daN/cm2/TCVN 1771-87). - Độ nén dập trong xi lanh:  8% (TCVN 1772 - 87). - Độ hao mòn LosAngeles (LA):  25% (AASHTO - T96). - Lượng đá dăm mềm yếu và phong hoá không được vượt quá 10% (TCVN 1771, 1772 - 86). - Lượng đá thoi dẹt của đá dăm không vượt quá 15% khối lượng đá dăm trong hỗn hợp. - Hàm lượng bụi, bùn, sét trong đá dăm không vượt quá 2% khối lượng, trong đó hàm lượng sét không quá 0,05% khối lượng đá. 3.5.1.1.2 Cát - Cát thiên nhiên có mô đun độ lớn Mk  2. - Hệ số đương lượng cát (ES)  80. - Hàm lượng bụi, bùn sét  3% - Lượng sét  0,5%. 3.5.1.1.3 Bột khoáng Phải thoả mãn các chỉ tiêu quy định sau: Các chỉ tiêu Trị số 1. Thành phần cở hạt. % khối lượng - Nhỏ hơn 1,25 100 - Nhỏ hơn 0,315 mm  90 - Nhỏ hơn 0,071 mm  70 2. Độ rỗng.% thể tích  35 3- Độ nở của mẫu chế tạo bằng hỗn hợp bột khoáng và nhựa. %  2.5 4- Độ ẩm. % khối lượng 1 5- Khả năng hút nhựa của bột khoáng (Lượng bột khoáng có thể  40g hút hết 15g bitum mác 60/70) 3.5.1.1.4 Nhựa đường Phải thoả mãn các chỉ tiêu quy định sau: Số TT Các chỉ tiêu thí nghiệm kiểm tra Trị số tiêu chuẩn 01 Độ kim lún ở 250C (0.1 mm) 60  70
  14. CÔNG TRÌNH ĐỀ CƯƠNG CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT Trang 14 02 Độ kéo dài ở 250C 5cm/phút(cm) Min 100 03 Nhiệt hoá mền (0C) 46  55 04 Nhiệt độ bắt lửa (0C) Min 230 05 Tỷ lệ độ kim lún của nhựa sau khi đun ở 1630C Min 75 trong 5h so với độ kim lún ở 250C (%) 06 Lượng tổn thất sau khi đun ở 1630C trong 5h (%) Max 0,5 07 Lượng hoà tan trong Trichloroethylene (%) Min 99 08 Khối lượng riêng ở 250C (g/cm3) 1,00  1,05 Chú thích:  Quy định về lấy mẫu nhựa đường: Theo tiêu chuẩn 22TC 231 - 96. Việc lấy mẫu vật liệu nhựa phải đảm bảo được yêu cầu cơ bản sau: - Mẫu phải mang tính đại diện cho cả khối vật liệu nhựa hoặc cho cả lô hàng - Mẫu phải thể hiện được đặt tính của vật liệu. - Mẫu phải có lý lịch rõ ràng, việc lấy mẫu phải báo cho TVGS đến tận nơi cung cấp để xác định khả năng cung cấp nhựa đạt yêu cầu chất lượng.  Nhựa dính bám: Có thể dùng các loại sau (Theo 22TCN 249 - 98) - Nhựa đặc 60/70 pha với dầu hoả theo tỷ lệ dầu hoả trên nhựa là 80/100 (theo trọng lượng) tưới ở nhiệt độ 450c  100c. - Phải tưới nhựa dính bám trước 04  06h để nhựa lỏng đông đặc lại mới được rải lớp bê tông nhựa lên trên. 3.5.1.2 Hỗn hợp bê tông nhựa (cho loại I) - Phải thoả mãn các chỉ tiêu quy định sau: Số TT Các chỉ tiêu thí nghiệm kiểm tra Trị số tiêu chuẩn 01 Độ rỗng cốt liệu khoán chất % thể tích 15  19 02 Độ rỗng còn dư. % thể tích 36 03 Độ ngậm nước. % thể tích 1,5  3,5 04 Độ nở, % thể tích, không lớn hơn 0,5 05 Cường độ chịu nén. DaN/cm2, ở nhiệt độ. - 20 0C không nhỏ hơn 35 - 50 0C không nhỏ hơn 14 06 Hệ số ổn định nước, không nhỏ hơn 0,90
  15. CÔNG TRÌNH ĐỀ CƯƠNG CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT Trang 15 07 Độ ổn định Marshall ở 600C, kN không nhỏ hơn 8 08 Chỉ số dẻo quy ước ứng với S = 8kN.mm, nhỏ 4 hơn hay bằng 09 Thương số Marshall (Độ ổn định/Chỉ số dẻo quy Min 2,0 ước) kN/mm Max 5,0 10 Độ ổn định còn lại sau khi ngâm mẫu ở 60 0C, 75 24h so với độ ổn định ban đầu, % lớn hơn 11 Độ rỗng bê tông nhựa 36 - Khi thiết kế cấp phối bê tông nhựa chặt được chấp thuận, đơn vị thi công tổ chức tiến hành trộn thử mẻ đầu tiên ngoài phạm vi công trường để kiểm tra các chiểu tiêu sau: (hàm lượng nhựa, thành phần hạt, độ đồng đều của trạm trộn). - Tiến hành thảm thử 1 đoạn có chiều dài tối thiểu  200m, rộng  3,5m để xác định các chỉ tiêu sau: + Hàm lượng nhựa. + Thành phần cấp phối. + Cường độ nén ở 200C và 600C. + Độ dẻo, cứng Marshall, độ rỗng cốt liệu, độ rỗng dư của BTN, độ ngâm nước, độ bão hoà nước, dung trọng của mẫu BTN. - Các chỉ tiêu thí nghiệm trên nếu đạt yêu cầu, Trưởng TVGS có văn bản đánh giá chất lượng và đồng ý cho phép sản xuất đại trà 3.5.2 Yêu về chất lượng thi công 3.5.2.1 Kiểm tra trước khi thi công 3.5.2.1.1 Kiểm tra chất lượng lớp móng - Nếu sau khi kiểm tra và nghiệm thu chuyển giai đoạn thi công lớp móng đá dăm, đơn vị thi công thảm BTN ngay thì sau khi kiểm tra độ sạch mặt đá, tưới nhựa dím bám, Trưởng TVGS ký văn bản cho phép thảm BTN. - Nếu sau khi kiểm tra và nghiệm thu lớp móng đá dăm, đơn vị thi công không tiến hành thảm BTN ngay (Thời gian chờ đợi trong mùa mưa là 10 ngày, mùa khô là 20 ngày kể từ khi nghiệm thu) thì phải tiến hành đo đạc kiểm tra lại các chỉ tiêu: Cao độ, độ bằng phẳng, bề rộng mặt đường, độ chặt và cường độ để Trưởng TVGS ký văn bản cho phép thảm BTN. Khối lượng kiểm tra như đối với lớp CPĐD + Kiểm tra độ sạch và độ khô ráo bằng mắt. + Kiểm tra kỹ thuật tưới nhựa dím bám, nhựa dính bám dùng loại nào phải có chứng chỉ của loại nhựa đó.
  16. CÔNG TRÌNH ĐỀ CƯƠNG CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT Trang 16 3.5.2.1.2 Kiểm tra các dây căng làm cữ hai mép mặt đường. Dùng máy cao đạc và thước đo dài 3.5.2.1.3 Kiểm tra bằng mắt thành mép các mối nối ngang, dọc của các vật liệu bê tông nhựa rải ngày hôm trước. 3.5.2.1.4 Khi thi công đoạn tiếp theo cần tiến hành cắt mép quét nhựa bám dính phần thi công trước. 3.5.2.2 Công tác thi công đoạn thử Trong những ngày đầu thi công hoặc khi sử dụng một loại bêtông nhựa mới phải tiến hành thi công thử một đoạn (Khối lượng dùng ít nhất 80 tấn bêtông nhựa) để kiểm tra và xác định công nghệ quá trình rải, lu lèn. Sau khi kiểm tra chất lượng thi công (độ chặt, độ bằng phẳng, độ nhám...), và khi có văn bản việc thi công đoạn thử đạt yêu cầu thì đơn vị thi công mới được triển khai đại trà. 3.5.2.3 Kiểm tra trong khi thi công. 3.5.2.3.1 Kiểm tra chất lượng hỗn hợp bêtông nhựa vận chuyển đến nơi rải. - Kiểm tra nhiệt độ hỗn hợp trên mỗi chuyến xe bằng nhiệt kế trước khi đổ vào phễu máy rải. T  1200C và không quá 1500C.  Nếu T  150 0c nhất thiết không được đưa hỗn hợp BTN này vào sử dụng.  Nếu đang thảm gặp trời mưa phải tiến hành lu lèn đoạn đã thảm ra mặt đường, còn BTN trên xe không được trải ra mặt đường. - Kiểm tra chất lượng hỗn hợp trên mỗi chuyển xe bằng mắt. - Lấy mẫu lưu (có biên bản lấy mẫu hiện trường) kiểm tra các chỉ tiêu theo quy định. 3.5.2.3.2 Trong quá trình rãi hỗn hợp bêtông nhựa, thường xuyên kiểm tra độ bằng phẳng bằng thước dài 03m, chiều dày lớp BTN bằng que sắt có đánh dấu mức rải qui định, và đốc ngang của mặt đường bằng thước mẫu. 3.5.2.3.3 Kiểm tra chất lượng các mối nối dọc và ngang giữa các vệt rải bằng mắt, đảm bảo mối nối ngay thẳng, mặt mối nối không rỗ, không lồi lõm, không bị khấc. 3.5.2.3.4 Kiểm tra chat lượng lu lèn của lớp bêtông nhựa, loại lu, số lần lu/1 điểm, tốc độ lu phải tuân theo quy trình lu của đoạn thử. Chú ý kiểm tra độ lu lèn ở gần mép mặt đường và ở các mối nối. 3.5.2.3.5 Mỗi ngày thảm BTN lấy 01 mẫu kiểm tra nhanh thành phần cấp phối và hàm lượng nhựa để kịp thời điều chỉnh nếu cần. Các phiếu thí nghiệm nhanh phải cập nhật phục vụ nghiệm thu. 3.5.3 Quy định về khối lượng kiểm tra. Công tác kiểm tra và nghiệm thu thực hiện theo Quy trình công nghệ thi công và nghiệm thu mặt đường bêtông nhựa 22TCN 249 - 98 của Bộ GTVT. 3.5.3.1 Kiểm tra vật liệu
  17. CÔNG TRÌNH ĐỀ CƯƠNG CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT Trang 17 3.5.3.1.1 Vật liệu đá: Cứ 05 ngày sản xuất liên tục lấy mẫu kiểm tra một lần, xác định hàm lượng bụi sét, thành phần cỡ hạt, hàm lượng hạt dẹt. Ngoài ra phải lấy mẫu kiểm tra khi có loại đá mới 3.5.3.1.2 Vật liệu cát: Cứ 03 ngày sản xuất liên tục lấy mẫu kiểm tra một lần, xác định hàm lượng bụi sét, thành phần cỡ hạt, mô đun độ lớn. Ngoài ra phải lấy mẫu kiểm tra khi có loại đá mới. 3.5.3.1.3 Vật liệu bột khoáng: Cứ 05 ngày sản xuất liên tục lấy mẫu kiểm tra một lần, xác định độ ẩm, thành phần cỡ hạt. Ngoài ra phải lấy mẫu kiểm tra khi có loại bột khoáng mới. 3.5.3.1.4 Vật liệu nhựa đường: Cứ mỗi ngày sản xuất lấy mẫu kiểm tra một lần, xác độ kim lún ở 250C. Ngoài ra phải lấy mẫu kiểm tra khi có loại nhựa đường mới. 3.5.3.1.5 Vật liệu bê tông nhựa: Nếu có sự thay đổi nguồn cung cấp vật liệu hay sau khi kiểm tra mẫu BTN tại trạm trộn có sự sai khác so với thiết kế ban đầu thì phải thiết kế lại thành phần BTN. 3.5.3.2 Kiểm tra kích thước hình học - Bề rộng mặt đường kiểm tra 10 mặt cắt/1km. - Cao độ kiểm tra theo mặt cắt ngang thiết kế. - Độ bằng phẳng 3 mặt cắt/km. - Độ dốc dọc, độ dốc ngang mặt đường theo mặt cắt thiết kế. 3.5.3.3 Cứ 500m2 mặt đường bêtông nhựa khoan 1 tổ 03 mẫu để thí nghiệm hệ số độ chặt lu lèn K>= 0,98. 3.5.3.4 Về độ dính bám giữa hai lớp bêtông nhựa hay giữa lớp bêtông nhựa với lớp móng được đánh giá bằng cách nhận xét trên mẫu khoan. 3.5.3.5 Cứ mỗi tổ hợp mẫu BTN khoan tại hiện trường cho tiến hành thí nghiệm 01 mẫu BTN xác định các chỉ tiêu cơ li. 3.5.3.6 Cường độ 20 điểm/Km hay 350m² kiểm tra 1 vị trí. 3.5.3.7 Độ nhám 03 mặt cắt/Km (lớp hoàn thiện) 3.5.4 Quy định về sai số. 3.5.4.1 Kích thước hình học. Các kích thước hình học Sai số cho phép Ghi chú 1- Bề rộng mặt đường bê tông nhựa -5cm 2- Bề dày lớp bê tông nhựa Đối với lớp dưới  10% Đối với lớp trên  5% 3- Độ dốc ngang mặt đường bê tông
  18. CÔNG TRÌNH ĐỀ CƯƠNG CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT Trang 18 nhựa Đối với lớp dưới  0,005 Đối với lớp trên 0,0025 4- Sai số cao đạc không vượt quá -10mm Đối với lớp dưới +5mm Đối với lớp trên 5mm 3.5.4.2 Độ bằng phẳng. Vị trí lớp bê tông Phần trăm các khe hở giữa thước dài Khe hở nhựa 3m với mặt đường (%) lớn nhất (mm) < 2mm < 3mm  3mm  5mm Lớp trên  90% -  5% - 6 Lớp dưới  85% -  5% - - 3.5.4.3 Thành phần hạt, hàm lượng nhựa Cỡ hạt Dung sai cho phép % Dụng cụ và phương pháp kiểm tra Cỡ hạt từ 15mm trở lên 8 Bằng sàng Cỡ hạt từ 10mm  5mm 7 " Cỡ hạt từ 2,5mm  6 " 1,25mm Cỡ hạt từ 0,63mm  5 " 0,315mm Cỡ hạt từ 0,074mm 2 " Hàm lượng nhựa  0,1 Phương pháp quay ly tâm 3.5.4.4 Độ chặt lu lèn của mặt đường bêtông nhựa sau 10 ngày rải: Không nhỏ hơn 0,98 3.5.4.5 Chất lượng mỗi nối đạt yêu cầu: Bằng phẳng, không rỗ mặt, không có khấc, không có khe hở. Đánh giá bằng mắt.
  19. CÔNG TRÌNH ĐỀ CƯƠNG CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT Trang 19 3.5.4.6 Hệ số bám của mặt đường bê tông nhựa (độ nhám): Kiểm tra độ nhám của mặt đường bằng phương pháp rắc cát (theo quy trình 22TCN 65-84). Yêu cầu chiều cao  0,4mm. 3.5.4.7 Cường độ áo đường (mô đun đàn hồi): Không được nhỏ hơn trị số thiết kế. Thiết bị và phương pháp xác định mô đun đàn hồi áo đường theo tiêu chuẩn ban hành theo quyết định 1046/QĐKT 4 ngày 10/5/1979 Bộ GTVT (hay Benkelman). 3.5.4.8 Các chỉ tiêu cơ lý của bê tông nhựa nguyên dạng lấy ở mặt đường và của mẫu bê tông nhựa được chế bị từ mẫu bê tông nhựa khoan hay đào ở mặt đường phải đạt các trị số thiết kế yêu cầu. Các chỉ tiêu cơ lý tuân theo bảng phần 8.1-1e. Thiết bị dụng cụ và phương pháp tiến hành theo "Qui trình thí nghiệm bê tông nhựa" 22TCN 62 - 84 của Bộ GTVT. 3.6 CÔNG TÁC THI CÔNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC Công tác thi công và nghiệm thu, cống thực hiện theo TCN số 166/QĐ ngày 21/01/1975 của Bộ GTVT với các nội dung chính sau: 7.1 Yêu cầu về vật liệu 7.1.1 Vật liệu đá (Theo TCVN 1771 - 86) - Cường độ > 1000kG/cm2 - Độ mài mòn < 30% - Hàm lượng thoi dẹt < 15% theo khối lượng. - Hàm lượng hạt phong hoá, mềm yếu < 10% - Thành phần hạt Kích thước lỗ sàng (mm) Lượng sót trích luýc trên sàng (%) 1,25 Dmax 0 Dmax 0  10 0,5 (Dmax  Dmin) 40  70 Dmin 100 7.1.2 Vật liệu cát Vật liệu cát hạt trung: Như mục 5.1.a (hàm lượng bùn sét  5%) 7.1.3 Vật liệu xi măng. - Độ mịn của bột xi măng. - Độ dẻo tiêu chuẩn, thời gian ninh kết. - Tính ổn định thể tích của hồ xi măng - Giới hạn bền uốn và nén của các mẫu chế tạo từ vữa xi măng. 7.1.4 Vật liệu thép - Cường độ thép lớn hơn quy định thiết kế - Thép không bị han rỉ
  20. CÔNG TRÌNH ĐỀ CƯƠNG CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT Trang 20 - Cường độ mối hàn khi thí nghiệm kéo đứt ngoài mối hàn. 7.1.5 Thiết kế cấp phối bê tông 7.2. Yêu cầu về chất lượng thi công. 7.2.1 Kiểm tra định vị tim 7.2.2 Kiểm tra chất lượng hố móng trên nền đất thiên nhiên. 7.2.3 Kiểm tra lắp đặt cốt thép trước khi đổ bê tông. 7.2.4 Kiểm tra công tác lắp đặt ván khuôn trước khi đổ bê tong (Đổ tại chỗ). 7.2.5 Kiểm tra chất lượng bê tông trước khi đổ (tính đồng nhất, độ sụt, thời gian xuất xưởng...) 7.2.6 Kiểm tra kích thước hình học móng cống. 7.3 Khối lượng kiểm tra. 7.3.1 Vật kiệu đá: 150m3 lấy mẫu kiểm tra thành phần hạt, độ bẩn 7.3.2 Vật liệu cát: 150m3 lấy mẫu kiểm tra thành phần hạt, mô đun lớn, hàm lợng bụi sét 7.3.3 Vật liệu xi măng: Theo lô hàng hoặc khi thay đổi chủng loại xi măng 7.3.4 Vật liệu thép: 20T/tổ mẫu (khối lượng ít hơn cũng lấy 01 tổ mẫu kiểm tra) 7.3.5 Độ chặt đất đắp: Như mục 5.2 - 3 7.3.6 Kiểm tra cường độ bê tông. - Đối với móng cống, ống cống, tường đầu, tường cánh cho mỗi cống phải có ít nhất 1 tổ mẫu kiểm tra cường độ. - Cứ 50m3 lấy một tổ hợp 3 mẫu thí nghiệm nén xác định cường độ, tối thiểu mỗi đợt đổ bê tông lấy một tổ hợp mẫu thí nghiệm. Mẫu phải được bảo quản và thí nghiệm ép mẫu ở 28 ngày tuổi. - Khi cần thiết ngoài các đợt mẫu nói trên còn phải lấy các đợt mẫu bổ sung thí nghiệm trong thời gian cần thiết có điều kiện thi công quy định. Ghi chú: + Trước khi tiến hành đổ bê tông đơn vị thi công phải có kết quả thiết kế cấp phối bê tông ứng với cường độ yêu cầu. + Nếu dùng phụ gia trong bê tông phải báo cho TVGS biết về loại phụ gia, tỷ lệ pha trộn. + Thời gian thi công không quá 04 giờ, không được ngắt quãng 02 lần. + Nhiệt độ ngoài trời khi thi công bê tông không quá 350C. - Các quy định về sai số. Sai số cho phép của các bộ phận ván khuôn STT Tên các sai số Trị số - sai số (mm) a) Ván khuôn tháo lắp luân chuyển nhiều lân
nguon tai.lieu . vn