Xem mẫu

  1. Đáp án – Quản trị dự án đổi mới sáng tạo ĐÁP ÁN CHƯƠNG 1: TỔNG QUÁT VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐỔI MỚI Tình huống dẫn nhập 1. Việc thực hiện thiết kế Kip 02 đã mắc một số vấn đề sau:  Chỉ giao cho 1 bộ phận làm đầu mối, thiếu sự phối hợp hoạt động của các bộ phận khác.  Các yêu cầu về thị trường khách hàng là người sử dụng sản phẩm cuối cùng không được giao bộ phận chuyên môn (kinh doanh) thực hiện.  Nhận dạng các yêu cầu đầu vào thiếu đầy đủ, làm cơ sở cho việc hình thành sản phẩm mới.  Các chỉ tiêu và chuẩn mực chất lượng không được nhận dạng đầy đủ.  Kế hoạch tài chính không được bộ phận có chuyên môn lập và giám sát dẫn đến các chi phí không được kiểm soát đầy đủ. 2. Vinakip cần áp dụng mô hình quản lý dự án vào thực hiện việc phát triển sản phẩm mới. Thiết kế sản phẩm mới là hoạt động cần sự phối hợp hoạt động của các bộ phận theo mô hình tích hợp chức năng chéo, là nền tảng của quản lý dự án. Theo đó thông tin sẽ được thu thập và chia sẻ nhanh chóng. Ngoài ra, việc nhận dạng các yêu cầu đầu vào rất quan trọng cũng như việc lập và phê duyệt các mục tiêu của dự án cần cụ thể, chi tiết, có cơ sở khoa học, thực tiễn, cũng như khả thi. Bài tập thực hành Bài tập 1 Nếu chia hoạt động các hoạt động của dự án thiết kế sản phẩm mới Kip 04 theo vòng đời dự án:  Giai đoạn khởi đầu:  Hình thành khái niệm về sản phẩm Kip 04: Các thay đổi so với Kip 02.  Định nghĩa dự án: xác định mục tiêu và phạm vi của dự án, các đối tác có liên quan.  Thiết kế: xác định các yêu cầu đầu vào của khách hàng, các nhà thầu xây dựng, các đại lý, lựa chọn tiêu chuẩn kỹ thuật và sản phẩm sẽ sử dụng (ISO 3X89 hoặc cao hơn).  Thẩm định: đánh giá các yêu cầu và mục tiêu của dự án (sản phẩm so sánh với Kip 02, đối thủ cạnh tranh), đánh giá tính khả thi và chi phí của dự án, so sánh các phương án thiết kế.  Lựa chọn: lựa chọn các phương án kỹ thuật sản phẩm và công nghệ chế tạo, nhấn mạnh tính khả thi.  Bắt đầu triển khai: xác định các điều kiện cơ sở để tiến hành dự án.  Giai đoạn triển khai dự án  Hoạch định: xác định các nguồn lực cần có bao gồm nhân lực các bộ phận, xác định thứ tự ưu tiên về chi phí, chất lượng và tiến độ. Xác định bộ máy dự án với thành viên là người của các phòng kinh doanh, thiết kế, tài chính, chất lượng, các phân xưởng.  Lập tiến độ: xác định cấu trúc công việc, trình tự, mức độ ưu tiên, thời gian cần thiết,  Tổ chức công việc: triển khai các công việc và nguồn lực theo kế hoạch.  Giám sát: thu thập thông tin theo dõi các công việc về tiến độ, chất lượng và chi phí (nhân lực, mua sắm). Các việc này do Chủ nhiệm dự án chịu trách nhiệm. IPP104_QTDADMST_Dap an_v1.0012104218 Powered by TOPICA 137
  2. Đáp án – Quản trị dự án đổi mới sáng tạo  Kiểm soát: so sánh các chỉ số thực hiện với các chuẩn mực, kế hoạch và mục tiêu để ra các quyết định về điều chỉnh thay đổi.  Giai đoạn Kết thúc (Final/Termination phase)  Chuyển giao: bao gói kết quả thành các thiết kế sản phẩm Kip 04, bao gồm bản vẽ sản phẩm, qui trình công nghệ chế tạo, lắp ráp, hướng dẫn sử dụng sản phẩm.  Đánh giá: đánh giá chất lượng sản phẩm, so sánh với các chuẩn mực và tiêu chuẩn (ISO 3X89) và đối thủ cạnh tranh (Clipsal). Bài tập 2 Tình huống này đề cập đến mối quan hệ giữa các mục tiêu chất lượng, chi phí, tiến độ của dự án. Dự án vẫn giữ nguyên kinh phí và khối lượng công việc nhưng rút ngắn thời gian, vì vậy đảm bảo kinh phí không phải là ưu tiên, cần đặt trọng tâm vào chất lượng dự án trong bối cảnh rút ngắn tiến độ. Bài tập 3 Học viên có thể phân tích dự án theo vòng đời dự án: phân bố chi phí theo 3 giai đoạn cơ bản của dự án. Trong giai đoạn thứ 2 (ứng dụng) sẽ tiêu rất nhiều tiền. Tuy nhiên kinh phí của Bộ KHCN sẽ cấp chậm hơn so với tiến độ công việc dẫn đến hệ quả là:  Thanh toán cho việc mua sắm thiết bị công nghệ sẽ bị chậm; Công ty sẽ phải tự tìm nguồn kinh phí bổ sung cho dự án, ngoài 120 triệu đối ứng, còn phải tìm cách thu xếp vốn để thanh toán cho các nhà cung cấp (vốn tự có và đi vay). Cần yêu cầu Bộ KHCN cấp vốn theo mức chi của dự án, đồng thời quản lý chặt chi phí của dự án. Bài tập 4 Thành viên của dự án tại Vinakip nên bao gồm đại diện các đơn vị tham gia dự án thiết kế chế tạo Kip 02. Không chỉ có Phòng Thiết kế và Kinh doanh, mà còn có mặt của bộ phận Quản lý chất lượng (liên quan đến chất lượng mẫu và tiêu chuẩn sản phẩm), các phân xưởng sản xuất (là nơi trực tiếp chế thử). Chủ nhiệm dự án nên được cử là một thành viên của của Ban GĐ hoặc cấp Trưởng Phòng quan trọng như Thiết kế. Tham khảo nội dung tổ chức của dự án sẽ được trình bày trong chương 4. Bài tập 5 Các dự án đổi mới có mô hình vòng đời tương tự như sau. Giai đoạn khởi động tập trung vào xác định mục tiêu, phạm vi, phương pháp tiếp cận, kế hoạch, tổ chức. Giai đoạn triển khai tập trung vào triển khai phát triển sản phẩm công nghệ. Giai đoạn kết thúc tập trung vào đánh giá, thẩm định. Đối với dự án đổi mới liên quan đến cơ sở vật chất thường có chi phí của giai đoạn 2 cao hơn nhiều so với 2 giai đoạn còn lại. CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH DỰ ÁN ĐỔI MỚI Tình huống dẫn nhập 1. Trong quá trình khởi động dự án thiết kế Kip 04, nhóm dự án mặc dù đã khắc phục các vấn đề về tổ chức khi thực hiện Kip 02, tuy nhiên đã mắc một số thiếu sót sau:  Để sót các nhà thầu xây lắp dẫn đến không xác định đầy đủ các thông tin đầu vào, dẫn đến việc thiết kế sản phẩm mới không đáp ứng hết các yêu cầu về thị trường.  Việc xác định dự án không đầy đủ dẫn đến việc không kiểm soát được phạm vi của dự án: thay đổi mục tiêu và nội dung, phát sinh kinh phí và chậm tiến độ. 138 Powered by TOPICA IPP104_QTDADMST_Dap an_v1.0012104218
  3. Đáp án – Quản trị dự án đổi mới sáng tạo 2. Cần lập danh mục các bên hữu quan để theo dõi cập nhật thông tin đầu vào làm cơ sở thiết kế sản phẩm và công nghệ. Trong quá trình dự án đổi mới phạm vi của dự án cần lập các tài liệu về Điều lệ Dự án để làm cơ sở theo dõi, bổ sung cập nhật dự án. Bài tập thực hành Bài tập 1 Hướng dẫn: Sử dụng kiến thức trong mục 2.1.2.2 Bài tập 2 Hướng dẫn: Sử dụng kiến thức trong mục 2.3.2 Bài tập 3 Học viên sử dụng phương pháp phân tích tổng chi phí (cố định và biến đổi) để so sánh hai phương pháp. Ở mức công suất 1800 van/năm thì 2 dây chuyền này có chi phí như nhau. Nếu công suất dự kiến dưới 1800 van thì công ty nên tiếp tục sử dụng dây chuyền cũ. Nếu công suất dự kiến trên 1800 van thì công ty nên đổi mới sang dây chuyền SK mới. Bài tập 4 Sử dụng phương pháp phân tích tổng chi phí để phân tích hiệu quả dự án. Nếu lượng giao dịch trực tuyến từ 1,875,000 trở lên thì nên thay mới hệ thống tin học bằng giải pháp của FPT. Bài tập 5 Hướng dẫn: Học viên tham khảo ví dụ mục tiêu dự án trong mục 2.1.1 CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ THỜI GIAN VÀ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN ĐỔI MỚI Tình huống dẫn nhập  Quản lý tiến độ có vai trò quan trọng nhằm giúp dự án hoàn thành đúng tiến độ và sử dụng tối ưu các nguồn lực.  Dự án Kip 04 cần lập danh mục các hoạt động chính với thời gian tương ứng cần hoàn thành các hoạt động đó. Bảng danh mục cần chỉ rõ các quan hệ giữa các hoạt động (chu trình thực hiện). Mã hóa 8 công việc theo dự án bằng các kỹ tự ABCDEGHF, ta có tóm lược công việc được tập hợp trong bảng dưới đây: Công việc A B C D E F G H Thời gian (tuần) 4 3 5 8 4 8 7 8 Công việc ngay trước Bắt đầu ngay Bắt đầu ngay A A B D, E C F, G Trên cơ sở dữ liệu ta xây dựng được biểu đồ mạng của dự án như hình dưới đây: IPP104_QTDADMST_Dap an_v1.0012104218 Powered by TOPICA 139
  4. Đáp án – Quản trị dự án đổi mới sáng tạo  Xác định thời gian hoàn thành sớm nhất của dự án: Có các cách thực hiện công việc như sau:  A – C – G – H: Thời gian thực hiện = 4 + 5 + 7 + 8 = 24 tuần.  A – D – F – H: Thời gian thực hiện = 4 + 8 + 8 + 8 = 28 tuần.  B – E – F – H: Thời gian thực hiện = 3 + 4 + 8 + 8 = 23 tuần. Đường găng tập hợp các công việc có độ dài lớn nhất là ADFH. Đây là các công việc cần được ưu tiên, tập trung nguồn lực giải quyết. Thời gian dự án hoàn thành của dự án là 28 tuần. Nếu dự án bắt đầu từ 1/1/2006 thì đến 30/7 toàn bộ các công việc đều được giải quyết.  Việc lắp đặt thiết bị Phòng Thí Nghiệm (công việc G) không nằm trên đường găng nên có thể điều chỉnh được thời điểm bắt đầu. Công việc này cần phải được hoàn thành trong tuần 20 (trước cuối tháng 5). Do công việc này kéo dài 7 tuần cần phải được bắt đầu vào đầu tháng 4 nên số cán bộ chất lượng cần hoàn thành khóa học tại Đài Loan trong tháng 3 để có thể tiến hành lắp đặt thiết bị Phòng Thí nghiệm trong tháng 4 và tháng 5. Bài tập thực hành Bài tập 1 Dùng kiến thức mục 3.2 để phân tích bài toán. a) Sơ đồ mạng dự án đổi mới công nghệ xử lý nước thải: b) Tính chỉ số ES, EF, LS, LF và thời gian dự trữ cho các hoạt động: Task Early Start Early Finish Late Start Late Finish Slack A 0 8 0 8 0 B 0 3 7 10 7 C 8 15 8 15 0 D 8 11 10 13 2 E 15 19 15 19 0 F 11 17 13 19 2 c) Thời gian hoàn thành dự án 19 ngày Bài tập 2 Vận dụng lý thuyết, ta có thể đưa ra kết quả sau: a) A-B-G-I-J b) 30 c)5 140 Powered by TOPICA IPP104_QTDADMST_Dap an_v1.0012104218
  5. Đáp án – Quản trị dự án đổi mới sáng tạo Bài tập 3 a) Sơ đồ mạng b) Đường găng là A-D-H-I-J-K và A-C-G-J-K; c) A không có thời gian dự trữ và F có 2 đơn vị thời gian. d) 32 Bài tập 4 a) Sơ đồ: b, c) Tính kỳ vọng và phương sai cho các hoạt động và đường găng: Công việc Kỳ vọng Phương sai Độ lệch chuẩn Thời gian dự trữ A 10,5 2,25 1,5 3 B 4 1 1 8 C 10 1,778 1,333 0 D 5 0,444 0,667 3 E 6,5 1,361 1,167 8 F 8,5 1,361 1,167 0 G 4 0,444 0,667 3 H 4 1 1 0 Dự án 22,5 d) z = (28 – 22,5)/2,03 = 2,71, (P  28) = 0,997. Xác suất để dự án hoàn thành trong 28 tuần là 99,7%. IPP104_QTDADMST_Dap an_v1.0012104218 Powered by TOPICA 141
  6. Đáp án – Quản trị dự án đổi mới sáng tạo Bài tập 5 a) Đường găng là A-C-J-K; b) 26 tuần c) Dự trữ thời gian của H là 9 tuần d) I có lượng dự trữ là 11 tuần nên không ảnh hưởng đến dự án. Công việc ES EF LS LF Dự trữ A 0 5 0 5 0 B 0 3 6 9 6 C 5 16 5 16 0 D 0 4 9 13 9 E 3 10 9 16 6 F 4 10 15 21 11 G 3 7 17 21 14 H 4 7 13 16 9 I 10 15 21 26 11 J 16 22 16 22 0 K 22 26 22 26 0 Project 26 CHƯƠNG 4: QUẢN LÝ NGUỒN LỰC, CHI PHÍ VÀ TỔ CHỨC DỰ ÁN ĐỔI MỚI Tình huống dẫn nhập Dựa vào phần phân tích & xây dựng biểu đồ phụ tải, ta rút ra kết luận:  Hai máy làm việc trong khoảng thời gian từ khi bắt đầu dự án đến hết ngày tuần 5 và từ tuần 13 đến hết tuần 19.  Ba máy thực hiện các công việc từ tuần 6 đến hết tuần 10 và từ tuần 16 đến hết tuần 17.  Tuần 11,12 và khoảng thời gian từ 20 đến hết tuần 24 chỉ cần một máy thực hiện các công việc dự án. Trên cơ sở đó chúng ta có thể trả lời câu hỏi trong case dẫn nhập:  Trong khoảng thời gian nào thì dự án sử dụng toàn bộ 3 máy đúc của nhà máy vào sản xuất thử sản phẩm của dự án Kip 04. Từ tuần 6 đến hết tuần 10 và từ tuần 16 đến hết tuần 17:  Trong khoảng thời gian từ tuần 6 đến tuần 8 phát sinh lô hàng cần xuất cho Thái Nguyên, vậy có thể tách ra 1 máy đúc dùng phục vụ sản xuất thường xuyên lô hàng cho Thái Nguyên theo kế hoạch sản xuất năm được không? Không thể đáp ứng yêu cầu này vì phải sử dụng cả 3 máy vào dự án.  Bên cạnh đó, Trưởng phòng Thiết bị đã đưa ra lịch bảo dưỡng thiết bị để đảm bảo chất lượng sản phẩm đúc trong đó yêu cầu từ tuần 16 và 18 phải dừng ít nhất một máy đúc để làm bảo dưỡng định kỳ hàng năm. Việc bảo dưỡng theo qui trình sẽ tiến hành kéo dài trong vòng 1 tuần. Có thể tiến hành bảo dưỡng máy vào trong tuần 18. 142 Powered by TOPICA IPP104_QTDADMST_Dap an_v1.0012104218
  7. Đáp án – Quản trị dự án đổi mới sáng tạo Bài tập thực hành Bài tập 1 Trước hết vẽ sơ đồ PERT của dự án như hình 4.11 Hình 4.11: Sơ đồ PERT của dự án X10 Đường găng của sơ đồ là đường nối các công việc: A-D-H-K-T có chiều dài là 72 ngày – người. Đối với dự án X10, số lao động bình quân ngày trong thời kỳ thực hiện dự án là 11 người. Nhiệm vụ của các nhà quản lý dự án là bố trí 11 lao động sao cho trong 15 ngày phải hoàn thành tất cả các công việc và tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện đã cho. Để có 20 ngày – người thực hiện công việc A có thể bố trí hoặc 5 người làm trong 4 ngày hoặc 2 người làm trong 10 ngày… Sử dụng cách phân tích này và áp dụng các nguyên tắc ưu tiên có thể bố trí lao động. Như vây, sau 15 ngày, 11 người đã thực hiện xong dự án. Dựa vào sơ đồ xác định được số ngày máy cần thiết để thực hiện từng công việc như thể hiện trong bảng 4.17. Bảng 4.17: Xác định số ngày – máy thực hiện các công việc dự án Khoảng thời gian Công việc Số ngày Số máy (chiếc) Số ngày - máy Từ ngày 1 đến hết 4 B, A,C 4 7 28 Ngày 5 & 6 E, D, C 2 6 12 Ngày 7 E, F 1 7 7 Ngày 8 E, G 1 6 6 Ngày 9 E, I 1 5 5 Ngày 10 & 11 H 2 6 12 Ngày 12 &13 K 2 6 12 Ngày 14 N 1 4 4 Ngày 15 T, M 1 5 5 Tổng Cuối cùng xác định được tổng chi phí tiền công và chi phí máy móc sử dụng cho dự án như sau: Tiền công: (15  11 người)  100.000đ = 16,5 triệu đồng Chi phí máy: 91  50.000đ = 4,55 triệu đồng Tổng chi phí chưa kể tiền phạt/thưởng là: 21,05 triệu đồng Bài tập 2: Áp dụng phương pháp ưu tiên, có thể phân phối nguồn lực như sau:  Bắt đầu từ ngày đầu tiên, bố trí lao động cho công việc A trước vì sự bắt đầu của các công việc khác phụ thuộc vào sự hoàn thành của A. IPP104_QTDADMST_Dap an_v1.0012104218 Powered by TOPICA 143
  8. Đáp án – Quản trị dự án đổi mới sáng tạo  Có ba công việc tiến hành đồng thời là B, C, D. Ưu tiên B trước vì B nằm trên đường găng.  Giữa C và D, ưu tiên cho C trước vì công việc C cần 4 lao động, D cần 6 lao động, trong khi số lao động còn lại sau khi đã phân phối cho công việc B là 4 người.  Ưu tiên D trước E vì D phải hoàn thành trước công việc E. Cuối cùng nhà quản lý dự án có một kế hoạch phân công 6 lao động để thực hiện dự án trong 12 ngày như Hình 4.13: Hình 4.13: Kế hoạch điều phối lao động cho dự án V05 Bài tập 3 Với những dự án có thời gian thực hiện không quá dài, người ta có thể vẽ sơ đồ PERT theo độ dài thời gian thực hiện từng công việc. Khi xem xét lựa chọn công việc nào đó để rút ngắn, phải xem xét theo từng đường găng và luôn so sánh giữa chi phí trực tiếp tăng thêm và chi phí gián tiếp tiết kiệm được. Vẽ sơ đồ PERT của chương trình bình thường của dự án Techno 45 có tính đến độ dài thời gian của các công việc như sau: Hình 4.14: Sơ đồ PERT của chương trình bình thường Đường găng của dự án là đường A-B-E-F có tổng chiều dài 9 ngày. Tổng chi phí của chương trình bình thường là 283 triệu đồng. Hai công việc C và G có vẽ đoạn đứt nét thể hiện thời gian dự trữ của chúng. Để tìm chương tình điều chỉnh hay kế hoạch chi phí cực tiểu, người ta chọn trên đường găng công việc nào mà khi đẩy nhanh tiến độ làm tăng chi phí thấp nhất. Trong ví dụ 144 Powered by TOPICA IPP104_QTDADMST_Dap an_v1.0012104218
  9. Đáp án – Quản trị dự án đổi mới sáng tạo này, đó là công việc F. Công việc này có chi phí biên là 20 triệu đồng/ngày và thời gian có thể đẩy nhanh tối đa là 2 ngày. Trước tiên, đẩy nhanh tiến độ thực hiện công việc F một ngày. Sơ đồ PERT sau khi đẩy nhanh như sau: Hình 4.15: Sơ đồ PERT sau khi đẩy nhanh lần 1 Sau khi đẩy nhanh F một ngày, tổng chi phí là 303 triệu đồng và sơ đồ xuất hiện 2 đường găng: đường A-B-E-F và A-D-G đều có chiều dài là 8 ngày. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện, công việc A được lựa chọn trước vì chi phí thấp hơn và cả hai đường găng đều được rút ngắn. Sơ đồ sau khi đẩy nhanh như sau: Hình 4.16: Sơ đồ PERT sau khi đẩy nhanh lần 2 Sau khi rút ngắn a một ngày, tổng chi phí là 328 triệu đồng, hai đường găng A-B-E-F và A-D-G đều có độ dài là 7 ngày. Để tiếp tục đẩy nhanh, chọn trên mỗi đường găng một công việc có chi phí biên thấp nhất và còn thời gian có thể rút ngắn. Trong ví dụ trên, công việc F và công việc g được chọn để đẩy nhanh. Sơ đồ sau khi đẩy nhanh như sau: Hình 4.17: Sơ đồ PERT sau khi đẩy nhanh lần 3 Sau khi đẩy nhanh hai công việc F và G, tổng chi phí đã là 370 triệu đồng, hai đường găng đều có độ dài là 6 ngày. Lúc này xuất hiện đường găng thứ ba là đường A-C. Người ta có thể rút ngắn các đường găng thêm một ngày nữa vì chi phí trực tiếp tăng thêm vẫn nhỏ hơn chi phí gián IPP104_QTDADMST_Dap an_v1.0012104218 Powered by TOPICA 145
  10. Đáp án – Quản trị dự án đổi mới sáng tạo tiếp tiết kiệm được và thỏa mãn được các điều kiện khác. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án bằng cách rút ngắn một ngày các công việc E trên đường găng thứ nhất, E trên đường găng thứ hai và d trên đường găng thứ ba. Kết quả như sau: Hình 4.18: Sơ đồ PERT sau khi đẩy nhanh lần 4 Cuối cùng, chương trình hay kế hoạch chi phí cực tiểu có 3 đường găng với chiều dài là 5 ngày, tổng chi phí là 435 triệu đồng, nhỏ hơn tổng chi phí của chương trình đẩy nhanh (455 triệu đồng). Bài tập 4 Giả định có sự phụ thuộc tuyến tính giữa việc kéo dài thời gian thực hiện từng công việc với hoạt động giảm giá thành (chi phí biên của mỗi công việc) và đường găng (thời gian hoàn thành dự án) của phương án đẩy nhanh phải được tuân thủ. Khi kéo dài thời gian thực hiện một công việc nào đó có thể tiết kiệm được một khoản chi phí. Do đó, muốn giảm chi phí trực tiếp của phương án đẩy nhanh thì không thể kéo dài thêm thời gian thực hiện các công việc găng nhưng lại có thể tác động đến thời gian thực hiện công việc không nằm trên đường găng. Chậm trễ thực hiện những công việc này không làm ảnh hưởng đến toàn bộ thời gian hoàn thành dự án. Các bước thực hiện “kế hoạch giảm tổng chi phí của phương án đẩy nhanh”:  Bước 1: Tính thời gian dự trữ của các công việc theo phương án đẩy nhanh.  Bước 2: Xác định các công việc găng và không găng.  Bước 3: Kéo dài thời gian thực hiện các công việc không găng nếu có thể được. Tuy nhiên, không thể kéo dài thời gian thực hiện các công việc này quá giới hạn, đặc biệt, không quá thời hạn cho phép trong phương án bình thường.  Bước 4: Tính chi phí tiết kiệm được do tác động đến thời gian thực hiện các công việc không găng. Phương pháp tính như sau: Nếu chi phí biên của công việc không găng thứ i là Ci, thời gian thực tế kéo dài của công việc này là Ti và số công việc không găng của phương án đẩy nhanh mà có thể kéo dài thời gian là n thì tổng chi phí tiết kiệm của dự án sẽ là CiTi (trong đó i chạy từ 1 đến n).  Bước 5: Xác định thời gian hoàn thành và tổng chi phí thực hiện (gồm cả chi phí trực tiếp và gián tiếp) của phương án điều chỉnh mới. Như vậy, do tác động đến thời gian dự trữ của công việc không găng, tổng chi phí của phương án đẩy nhanh đã giảm 78 triệu đồng. Phương án điều chỉnh mới có thời gian thực hiện ngắn như phương án đẩy nhanh (27 tuần), nhưng chi phí thực hiện chỉ là 728 triệu đồng. Kết quả điều chỉnh này rất có ý nghĩa đối với công tác quản lý dự án khi cả hai mục tiêu thời gian và chi phí đều không thể xem nhẹ. Cuối cùng có thể lập bảng tổng hợp phản ánh tình hình chi phí và thời gian thực hiện của bốn phương án như bảng 4.20: 146 Powered by TOPICA IPP104_QTDADMST_Dap an_v1.0012104218
  11. Đáp án – Quản trị dự án đổi mới sáng tạo Bảng 4.20: Thời gian và chi phí của bốn phương án Kế hoạch chi Kế hoạch giảm tổng Phương án Phương án Nội dung phí chi phí bình thường đẩy nhanh cực tiểu của PA đẩy nhanh Thời gian (tuần) 39 27 31 27 Chi phí trực tiếp (triệu đồng) 597 806 665 728 Chi phí gián tiếp (triệu đồng) 390 270 310 270 Tổng chi phí (triệu đồng) 987 1076 975 998 Bài tập 5 Phương pháp phân tích dòng chi phí dự án dựa trên cơ sở chi phí thực hiện theo từng công việc và số ngày hoàn thành công việc đó. Giả định chi phí được sử dụng đồng đều trong các ngày thực hiện công việc, do đó, cho phép tính được chi phí bình quân một ngày thực hiện từng công việc dự án. Dựa vào kế hoạch triển khai sớm và mức chi phí trên một ngày, xây dựng đường cong chi phí tích lũy. Đường cong này và đường cong chi phí tích lũy theo kế hoạch triển khai muộn (thiết lập một cách tương tự) là những cơ sở để quản lý chi phí dự án. Trên cơ sở hai dòng chi phí các nhà quản lý quyết định lựa chọn kế hoạch triển khai sớm hoặc muộn nhằm tiết kiệm tối đa chi phí. Nếu dòng tiền chi phí phát sinh theo kế hoạch triển khai sớm chủ yếu vào thời kỳ đầu tiến hành dự án thì việc vay mượn đầu tư (nếu vốn đầu tư phải đi vay) sớm hơn, đồng nghĩa với việc chi trả lãi vay nhiều hơn. Như vậy, chi phí tài chính của dự án theo kế hoạch triển khai sớm sẽ lớn hơn kế hoạch triển khai muộn Giả định ngày bắt đầu thực hiện dự án là ngày 10. Trên cơ sở sơ đồ PERT và thông tin về chi phí cho từng công việc, tính toán chi phí tích lũy theo thời gian như bảng 4.22 và bảng 4.23 dưới đây. Bảng 4.22: Dòng chi phí tích lũy theo kế hoạch triển khai sớm Thứ tự 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 thời gian A A A A A C C C F F F F H H H H H H D D D D D D Công việc thực hiện B B E E E 6 6 6 6 6 Chi phí cho mỗi 7 7 7 7 7 7 công việc trong 5 5 5 từng ngày (tr. đ) 15 15 13 13 13 13 13 13 20 20 20 6 Chi phí 21 21 26 26 26 18 18 18 20 20 20 7 13 7 trong ngày Chi phí 21 42 68 94 120 138 155 173 192 212 231 238 251 258 tích lũy IPP104_QTDADMST_Dap an_v1.0012104218 Powered by TOPICA 147
  12. Đáp án – Quản trị dự án đổi mới sáng tạo Bảng 4.23: Dòng chi phí tích lũy theo kế hoạch triển khai muộn Thứ tự 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 thời gian A A A A A C C C D D D D D D Công việc B B E E E thực hiện F F F F H H H H H H I 6 6 6 6 6 5 5 5 13 13 13 13 13 13 Chi phí hàng ngày cho từng 15 15 20 20 20 công việc trong mỗi 8 8 8 8 ngày (tr.đ) 7 7 7 7 7 7 6 Tổng chi phí trong 6 6 6 6 6 5 5 18 35 46 48 48 48 13 ngày Chi phí tích lũy 6 12 18 24 30 35 40 58 93 136 184 232 280 293 Trên cơ sở hai dòng chi phí theo kế hoạch triển khai sớm và triển khai muộn, tổng hợp được tình hình chi phí theo thời gian thực hiện dự án và dòng chi phí tích lũy như Bảng 4.24. Bảng 4.24: Tổng hợp chi phí tích lũy theo hai kế hoạch triển khai sớm và muộn Kế hoạch triển khai sớm Kế hoạch triển khai muộn Ngày CP/ngày CP tích lũy CP/ngày CP tích lũy Công việc Công việc (tr.đ) (tr.đ) (tr.đ) (tr.đ) 10-11 A, B 21 42 A 6 12 12-14 A, E 26 120 A 6 30 15-16 C, D 18 155 C 5 40 17 C, D 18 173 C,D 18 58 18 F, H, D 20 192 D, B, H 35 93 19 F, H, D 20 212 D, B, H, F 43 136 20 F, H, D 20 231 D, E, H, F 48 184 21 F, H 7 238 D, E, H, F 48 232 22 H, I 13 251 D, E, H, F 48 280 23 H 7 258 H, I 13 293 148 Powered by TOPICA IPP104_QTDADMST_Dap an_v1.0012104218
  13. Đáp án – Quản trị dự án đổi mới sáng tạo CHƯƠNG 5: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ RỦI RO DỰ ÁN ĐỔI MỚI Tình huống dẫn nhập Bảng 5.4: Tính phương sai tỷ suất đầu tư sản phẩm Kip 207 và Kip 209 Sản phẩm A Sản phẩm B XS (P) 2 Tình hình cầu i (i – i) (i – i) p(i – i) i (i – i) (i – i) p(i – i)2 (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) Cầu cao 30 70 55 30,25 9,075 20 5 0,25 0,075 Trung bình 40 15 0 0 0 15 0 0 0 Thấp 30 – 40 – 25 6,25 1,875 10 –5 0,25 0,075 Tổng 100 10,95 0,150 Phương sai tỷ suất đầu tư của sản phẩm Kip 207 là 10,95%, lớn hơn sản phẩm Kip 209 (0,15%). Như vậy, độ rủi ro của Kip 209 nhỏ hơn Kip 207. Ta lựa chọn đầu tư chi Kip 209. Bài tập thực hành Bài tập 1 Hướng dẫn: Tham khảo 5.1.3. Các hoạt động chủ yếu quản lý chất lượng dự án đổi mới. Bài tập 2 Một chỉ tiêu rất quan trọng để kiểm soát chi phí là “chỉ tiêu mức chênh lệch chi phí tuyệt đối (và tương đối) so với dự toán”. Chỉ tiêu này là cơ sở để xác định mức tiết kiệm hay vượt chi. Trên cơ sở đó ta tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục những khoản chi không hợp lý. Để tính chỉ tiêu mức tiết kiệm/vượt chi, ta lập Bảng 5.14 Kết quả trong bảng cho thấy: chỉ có 2 công việc là tiết kiệm được chi tiêu. Tất cả các công việc khác đều vượt chi, trong đó có công việc vượt chi khá lớn như công việc H vượt 25% và công việc C vượt 20% so với dự toán. Bảng 5.14: Kiểm soát mức tiết kiệm/vượt chi theo công việc Tổng chi Tiết kiệm Chi phí Chi phí Chi phí Ước tính chi Tỷ lệ tiết Công phí đã và vượt chi so dự toán lao động khác phí cho c/v còn kiệm/vượt việc sẽ chi với dự toán (tr.đ) (tr.đ) (tr.đ) dở dang (tr.đ) chi (%) (tr.đ) (tr.đ) A 30 20 15 35 5 16.7 B 40 20 25 45 5 12.5 C 50 22 38 60 10 20.0 D 20 10 8 18 –2 –10.9 E 40 20 26 46 6 15.0 F 35 15 28 43 8 22.9 G 45 20 15 20 55 10 22.2 H 60 25 20 30 75 15 25.0 I 50 24 22 46 –4 –8.0 K 20 9 5 6 20 0 0.0 L 30 14 10 10 34 4 13.3 Tổng 420 199 212 66 477 57 13.6 IPP104_QTDADMST_Dap an_v1.0012104218 Powered by TOPICA 149
  14. Đáp án – Quản trị dự án đổi mới sáng tạo Bài tập 3  Công việc A hoàn thành sớm hơn tiến độ kế hoạch đề ra 1 ngày và chi phí thực tế cũng ít hơn so với dự toán nên tỷ số quan trọng bằng 1.  Công việc B và C có tỷ số quan trọng đều bằng 0,83 nhưng khác nhau ở chỗ: Công việc B chi phí đúng kế hoạch nhưng thời gian lại kéo dài, công việc C đảm bảo đúng tiến độ thời gian nhưng chi phí lại vượt kế hoạch.  Công việc D và E cũng có tỷ số quan trọng bằng nhau. Điểm khác nhau là, công việc D tuy tiến độ bị kéo dài nhưng chi phí không thấp hơn kế hoạch, còn công việc E thời gian đúng tiến độ nhưng chi phí thực tế lại tiết kiệm được so với kế hoạch. Tỷ số quan trọng của bốn công việc này khác 1 nhưng không đáng lo ngại. Tuy nhiên, các nhà quản lý dự án đổi mới cũng cần tìm hiểu xem vì sao các công việc này chưa được làm tốt như mong muốn và chiều hướng phát triển của nó trong tương lai. Với những công việc có tỷ số quan trọng khác 1 cần phải thiết lập một phạm vi giới hạn để kiểm soát các chỉ tiêu này. Thời gian thực Thời gian kế Chi phí dự Chi phí thực tế Tỷ số Công việc tế (ngày) hoạch (ngày) toán (VNĐ) (VNĐ) quan trọng (1) (2) (3) (4) (5) (6) A 5 6 12 10 1 B 5 6 12 12 0,83 C 6 6 10 12 0,83 D 6 5 12 12 1,2 E 6 6 12 10 1,2 Bài tập 4 Tiêu chí so sánh Giám sát dự án đổi mới Đánh giá dự án đổi mới Giống nhau Cả hai phương pháp đều liên quan đến việc đo lường thực hiện so với mục tiêu Khác nhau: 1. Nhân sự thực hiện Cán bộ quản lý dự án Những người đánh giá dự án không phải là cán bộ dự án mà ở bên ngoài dự án 2. Thời gian thực hiện Thường xuyên, liên tục Rời rạc, thường là giữa kỳ và vào lúc dự án đã hoàn thành 3. Phạm vi xem xét Nhấn mạnh các vấn đề nội tại Xem xét các tác động rộng lớn hơn của dự án của dự án bao gồm các tác động kinh tế, môi trường, xã hội và giới. 4. Sử dụng dữ liệu Các chi tiết thường ngày Dữ liệu được tổng hợp lại để đạt được một bức tranh chung về các mục tiêu của dự án 5. Tính cấp bách của thông tin Thông tin cấp bách, khẩn trương để phản hồi nhanh cho các cấp Không cấp bách quản lý 6. Các nguyên tắc của chính sách Các chính sách và nguyên tắc Chính sách và nguyên tắc được được chấp nhận trong quá trình kiểm tra và xem xét lại nếu trong giám sát đánh giá thấy cần thiết 7. Nội dung xem xét Liên quan chủ yếu đến các hoạt Liên quan đến mục tiêu, mục đích động, các đầu ra và kiểm tra quá để nhận dạng và rút ra các bài học trình triển khai 150 Powered by TOPICA IPP104_QTDADMST_Dap an_v1.0012104218
nguon tai.lieu . vn