Xem mẫu

  1. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ XANH HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG D N CƢ VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN TẠI QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Thái Văn Nam1, Dƣơng Minh Tùng2, Trịnh Trọng Nguyễn1 1 Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, trường Đại học Công nghệ Tp.HCM 2 Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận 3, Tp.HCM TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích, lựa chọn các tiêu chí đánh giá và thực hiện đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư và hệ thống nhà hàng - khách sạn trên địa bàn Quận 3 từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện và thúc đẩy mức độ xanh hóa của của cộng đồng dân cư và hệ thống nhà hàng - khách sạn. Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập thông và đánh giá hiện trạng được sử dụng chính trong nghiên cứu này. Mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư được đánh giá thông qua: hiện trạng tiết kiệm năng lượng (TKNL), thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; hiện trạng xây dựng lối sống xanh và tiêu dùng bền vững. Trong khi đó, hiện trạng xanh hóa các hoạt động nhà hàng – khách sạn được đánh giá qua việc tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ môi trường (BVMT), xây dựng hệ thống quản lý môi trường, văn phòng xanh, mua sắm xanh, hiện trạng sử dụng năng lượng, việc giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác thải và xây dựng chiến lược marketing xanh. Keywords: Cộng đồng dân cư, mức độ xanh hoá, nhà hàng – khách sạn, Quận 3, tăng trưởng xanh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển kinh tế hiện nay đang là vấn đề ưu tiên hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới, và đặc biệt đối với các nước đang phát triển như ở Việt Nam [4]. Sự bùng nổ về kinh tế mang lại nhiều lợi ích tuy nhiên đây cũng là một trong những nguyên nhân không nhỏ dẫn đến việc suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu [1]. Các chính sách phát triển kinh tế thân thiện với môi trường vừa đảm bảo phát triển kinh tế theo chiều sâu, nâng cao chất lượng kinh tế vừa BVMT, nâng cao chất lượng môi trường đang là xu hướng mới mà các quốc gia trên thế giới đang hướng tới [1]. Từ nhiều năm qua một số quốc gia trên thế giới đã lựa chọn con đường phát triển kinh tế theo hướng xanh hóa như tăng trưởng xanh, kinh tế xanh hay phát triển bền vững. Vấn đề tăng trưởng xanh đã thu hút nhiều các tổ chức quốc tế và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu: Ủy ban Kinh tế Xã hội Châu Á – Thái Bình Dương (UNESCAP, 2012), OECD (2011, 2014) [3]. Hiện nay, vấn đề tăng trưởng xanh, nền kinh tế xanh, sản xuất xanh đang là một xu thế tất yếu diễn ra về nhu cầu tiết kiệm năng lượng, nhằm chóng lại ô nhiễm xuyên biên giới [2]. Tại Việt Nam cũng đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh, và tại địa phương cũng đã triển khai chiến lược tăng trưởng xanh cho các Tỉnh và Thành phố. Trong khái niệm tăng trưởng xanh, có tăng trưởng xanh triển khai cho hệ thống sản xuất, kinh doanh và tăng trưởng xanh cho lối sống, cuộc sống cộng đồng dân cư [5]. 982
  2. Trước các vấn đề môi trường nước ta, có nhiều giải pháp được áp dụng từ các nghiên cứu như: Trịnh Thị Thanh Thủy (2008), “Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển thương mại hàng thực phẩm sạch trong điều kiện Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại” nhằm đánh giá tình hình tiêu dùng xanh của nước ta hiện tại nhưng nghiên cứu chưa đưa ra được biện pháp cụ thể để thực hiện [6]. Vấn đề xanh hóa chủ yếu chỉ được đề cập đến một phần trong các nghiên cứu tăng trưởng xanh:“Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp về bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh của TP. Hải Phòng”. Nghiên cứu đã đưa ra được 04 nhóm giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng xanh của TP. Hải Phòng nhưng tác giả chưa đánh giá được tình hình tăng trưởng xanh của TP. Hải Phòng hiện tại để đưa ra được các giải pháp cụ thể sát với tình hình của TP. Hải Phòng [7]. Hay trong “Nghiên cứu xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh áp dụng thử nghiệm tại Quận 11”, tác giả đã xây dựng được hệ thống các tiêu chí tăng trưởng xanh phù hợp với điều kiện của Quận 11 và đánh giá được tình hình tăng trưởng xanh ở đó nhưng chưa đưa ra được biện pháp cụ thể để thúc đẩy tăng trưởng xanh trên địa bàn Quận 11. Nghiên cứu này tập trung cả vào việc tăng trưởng xanh đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ lẫn tăng trưởng xanh cho lối sống, cuộc sống cộng đồng dân cư. Bởi vì đây là hai nhóm đối tượng hiện nay ở Việt Nam đang sử dụng nhiều nguyên nhiên vật liệu và gây ô nhiễm ở mức đáng báo động [8]. Ngoài ra, có nhiều giải pháp về vấn đề tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, thay đổi nguyên liệu sử dụng, đặc biệt là đối với lĩnh vực nhà hàng – khách sạn. Hiện nay, đã có nhiều giải pháp nhằm để cải thiện BVMT cho các hoạt động này. Bởi vì các lĩnh vực này, không chỉ phục vụ riêng cho khách ở trong nước mà còn có khách của quốc tế. Quận 3 là một quận trung tâm của Tp.HCM với diện tích không lớn nhưng mật độ dân số khá đông, khoảng 40 người/km2, đồng nghĩa với việc có khoảng 198,4 tấn rác/ngày được thải ra. Vấn đề này sẽ là một thách thức lớn cho việc triển khai các chính sách, thể chế, quy định của Quận nói chung cũng như tuyên truyền, vận động trong công tác BVMT, định hướng phát triển Quận 3 theo hướng xanh hóa nói riêng. Do đặc điểm của Quận mật độ dân số đông nhưng diện tích lại không lớn gây áp lực trực tiếp đến vấn đề BVMT như: khí thải, rác thải, ùn tắc giao thông, là nơi tập trung nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ nên việc tiết kiệm năng lượng còn hạn chế. Bên cạnh đó, Quận 3 hiện nay có 2.291 nhà hàng, 138 khách sạn, tỷ trọng chiếm 75% tổng doanh thu Quận 3 theo niên giám thống kê. Hiện Quận 3 có ít các ngành nghề sản xuất chỉ tập trung vào các ngành nghề kinh doanh dịch vụ và đây là một Quận trung tâm nên các việc đánh giá chiến lược bảo vệ môi trường tại các nhà hàng – khách sạn là một việc làm hết sức cần thiết, đặc biệt đối với việc một quận như trung tâm Quận 3. Ngoài ra, việc nâng cao công tác nghiên cứu theo con đường xanh hóa, ứng dụng rộng rãi sẽ giúp cải thiện môi trường tự nhiên, xanh hóa sản xuất, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, từng bước nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường [9]. Nghiên cứu này sẽ: (1) - Phân tích, lựa chọn các tiêu chí đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư và hệ thống nhà hàng - khách sạn; (2) - Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư và hệ thống nhà hàng - khách sạn; và (3) - Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện và thúc đẩy mức độ xanh hóa của của cộng đồng dân cư và hệ thống nhà hàng - khách sạn trên địa bàn Quận 3. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát Sử dụng phiếu khảo sát gồm 2 nội dung: thông tin cơ bản của các hộ gia đình (HGĐ) và thông tin cần khảo sát (hiểu biết về TKNL, các thiết bị tiết kiệm điện, thu gom rác…) để khảo sát 200 hộ tại Phường 6 và Phường 8 của Quận 3 (trong vòng 01 tháng) nhằm đánh giá mức độ xanh hoá của cộng đồng dân cư. 983
  3. Phiếu khảo sát đánh giá mức độ xanh hoá các hoạt động của 24 nhà hàng và 10 khách sạn bao gồm các thông tin: tỷ lệ cơ sở sản xuất có thiết bị xử lý chất thải, có đăng lý xử lý chất thải nguy hại (CTNH), tỷ lệ DN tái chế - tái sử dụng chất thải và DN có đầy đủ cơ sở pháp lý về môi trường. 2.2. Phƣơng pháp phân tích, đánh giá tổng hợp Trên cơ sở các kết quả điều tra, thu thập tài liệu liên quan từ các nguồn khác nhau, xử lý số liệu tiến hành phân tích đánh giá tổng hợp các thông tin để đưa ra các giải pháp và kết luận. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cƣ 3.1.1. Thông tin chung về đối tượng HGĐ Bảng 1. Số nhân khẩu và diện tích căn hộ của HGĐ Số nhân khẩu trong HGĐ (người) Diện tích căn hộ (m2) Phường 6 100 Phường 6 19,1 63,9 17 23,4 37,2 22,3 17,1 Phường 8 11,3 64,9 23,8 15,5 49,5 29,9 5,1 [Số liệu điều tra, 2018] Đa số các căn hộ được xây mới gần đây (< 1 năm hoặc từ 1-5 năm), sử dụng các công nghệ hiện đại – thiết bị TKNL nhiều hơn so với các căn hộ đã .được xây dựng lâu (cơ sở hạ tầng và nội thất cũ kỹ). Các căn hộ xây dựng mới được thiết kế theo hướng kiến trúc hiện đại, tận dụng tối đa thông gió và ánh sáng tự nhiên, giúp TKNL, điện, nước trong sinh hoạt hàng ngày. 3.1.2. Hiện trạng TKNL, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo a. Quan niệm về TKNL Bảng 2. Quan niệm về TKNL Quan niệm về TKNL Phường Không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết % số hộ tại Phường 6 1 3,1 48,5 47,4 % số hộ tại Phường 8 0 0 58,5 41,5 Do hiện nay Phường 8 chưa có triển khai các chương trình về BVMT, TKNL nên còn một số ít người hộ dân cho rằng việc TKNL là ít cần thiết hoặc không cần thiết. b. Hiện trạng sử dụng điện, nước Mức sử dụng điện, nước của người dân ở 2 phường chủ yếu nằm ở mức trung bình: 200.000 – 500.000 VNĐ/1 hộ (sử dụng điện: 42,5% ở phường 6 và 44,3% ở phường 8; sử dụng nước: 70,3% ở phường 6 và 72,2% ở phường 8). Mức tiêu thụ điện, nước hàng tháng không có sự thay đổi đáng kể (riêng nhu cầu sử dụng điện sẽ tăng vào mùa nắng nóng). 984
  4. Cơ bản các HGĐ (Phường 6: 100% và Phường 8: 54,6% đã và đang áp dụng các giải pháp TKNL trong sinh hoạt: sử dụng đèn tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng mặt trời… Số ít HGĐ không áp dụng các giải pháp TKNL do chi phí thay đổi thiết bị lớn, hiệu suất tiết kiệm chưa thật sự rõ cũng như lợi ích TKNL chưa được phổ biến rộng rãi. Đánh giá: Phần lớn ý thức TKNL của các HGĐ đã được định hình từ những thông tin và chính sách của chính quyền địa phương nhưng chỉ mới dừng lại ơ bước cơ bản, chủ yếu do các HGĐ muốn giảm chi phí sinh hoạt. d. Sử dụng năng lượng để đun nấu Tất cả các HGĐ không sử dụng than và củi mà thay vào đó là sử dụng gas, điện trong quá trình đun nấu. Ngoài ra, có một số ít HGĐ có sử dụng dầu trong đun nấu (Phường 6: 5,3% và Phường 8: 2,1%). 3.1.3. Hiện trạng xây dựng lối sống xanh và tiêu dùng bền vững Bảng 3. Hiện trạng xây dựng lối sống xanh và tiêu dùng bền vững Phân loại chất thải Sử dụng Sử dụng nước Sử dụng phương tiện công cộng rắn (CTR) túi nilon dễ phân Phường Sử Tái sử PL Giao nộp Thườn Thỉnh Ít khi Không huỷ khi đi dụng dụng CTR CTNH cho g thoảng sử mua sắm nước nước TT với đơn vị xuyên dụng máy CTNH chức năng 6 (%) 100 74,5 91,5 76,6 3,2 23,4 24,5 48,9 85,1 8 (%) 95,9 30,9 57,5 38,1 8,2 16,5 40,2 35,1 41,2 Việc xây dựng lối sống xanh được đánh giá qua việc sử dụng nước (HGĐ đều ý thức sử dụng nước thuỷ cục thay cho nước giếng với >95% HGĐ ở 2 phường và HGĐ có ý thức tiết kiệm nước để tưới cây, đặc biệt ở phường 6), phân loại CTR tại nguồn áp dụng với CTR thông thời và CTNH tại HGĐ (phường 6 thực hiện tốt hơn trong việc phân loại CTR thông thường và CTNH: 91,5% và giao cho đơn vị chức năng: 76,6%) và sử dụng phương tiện xe buýt (cơ bản các HGĐ còn ít sử dụng xe buýt thường xuyên:
  5. CTNH. Tuy nhiên, việc thực hiện các hồ sơ BVMT chỉ mang tính đối phó, chỉ làm qua loa, chú trọng làm đủ thủ tục để được thông qua dự án. Bên cạnh đó, chỉ có 26% và 37% DN có thiết bị xử lý khí thải và nước thải. Nguyên nhân là do các DN hiện nay chủ yếu là các DNVVN dẫn đến chi phí đầu tư cho thiết bị xử lý quá lớn, khả năng thu hồi vốn chậm, gặp khó khăn trong việc xoay vòng vốn trong kinh doanh. 3.2.2. Phát triển một hệ thống quản lý môi trường Hầu hết các DN (82,86%) đều có cán bộ chuyên trách về môi trường nhưng hiện chỉ có các DN có quy mô lớn mới áp dung hệ thống quản lý môi trường ISO 14001. Ngoài ra, có đến 91,43% số DN chưa biết hoặc hiểu về ISO 14001, điều điều đó gây khó khăn cho việc triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 tại DN. 3.2.3. Xây dựng văn phòng xanh và thực hiện mua sắm xanh Hiện việc xây dựng VPX và mua sắm xanh còn nhiều khó khăn, nhất là trong nhận thức của DN. Cụ thể, các văn phòng có sử dụng các thiết bị điện có nhãn TKNL nhưng chưa đưa vào chính sách quản lý chung của DN. Bên cạnh đó, thói mua sắm xanh cũng chưa được rộng rãi do bị chi phối bởi phong tục tập quán và khả năng kinh tế. 3.2.4. Hiện trạng sử dụng nguồn năng lượng Các DN hiện quan tâm đến việc tiết kiệm nước hơn là tiết kiệm điện. Điều này dẫn đến tỷ lệ tiêu thụ điện của các DN còn ở mức cao do nhu cầu lớn từ các DN. Theo khảo sát thì trung bình có khoảng 65,71% thiết bị cũ được sử dụng tại các DN, các thiết bị này một phần cũng gây tiêu tốn nhiều điện năng. Trước tình hình trên nhiều DN có kế hoạch đầu tư thiết bị mới trong tương lai (34,8%), 58,6% các DN đã áp dụng các giải pháp tiết kiện điện, nước. 3.2.5. Hiện trạng giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác thải 100% số DN được khảo sát có hợp đồng thu gom rác hàng ngày với đơn vị có chức năng. Tuy nhiên, việc thực hiện phân loại rác tại nguồn vẫn còn ở mức thấp (22,86%); 5,71% DN lưu trữ riêng CTNH để giao nộp cho đơn vị có chức năng thu gom và xử lý và 20% DN thực hiện tái chế, tái sử dụng chất thải. Điều này cho thấy nhiều DN vẫn chưa có thói quen hay xem trọng vấn đề phân loại rác tại nguồn. Bên cạnh đó, thành phố vẫn chưa có quy định, chính sách riêng để triển khai chương trình và các hình thức xử phạt hành chính đối với hành vi không thực hiện phân loại và thu gom đúng quy định. 3.2.6. Xây dựng chiến lược marketing xanh Tại Việt Nam, marketing xanh là hình thức còn khá mới mẻ, hầu hết các doanh nghiệp trong đó có nhà hàng - khách sạn vẫn còn e dè trong việc thực hiện chiến lược marketing xanh. Nhận xét: Hiện các hệ thống nhà hàng – khách sạn đều nhận thức được vấn đề BVMT tuy nhiên việc triển khai và thực hiện chưa được hoàn chỉnh. Các giải pháp sau sẽ giúp cho hệ thống nhà hàng – khách sạn cản thiện được hiện trạng BVMT và tăng mức độ xanh hoá. 3.3. Đề xuất các giải pháp 3.3.1. Tăng mức độ xanh hóa cộng đồng dân cư a. Nhóm I: TKNL, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo – Tiết kiệm năng lượng: 986
  6. + Đưa ra các chính sách tuyên truyền, treo các khẩu hiệu TKNL ở các địa điểm tập trung đông dân. + Tuyên dương những HGĐ thực hiện tiết kiệm điện nước tốt hay tăng mức phạt đối với việc sử dụng điện nước vượt mức quy định. – Giảm cường độ phát thải khí nhà kính: + Ưu tiên sử dụng xe đạp hoặc các phương tiện giao thông công cộng. + Tiến hành xanh hóa tại HGĐ bằng cách trồng cây trên sân thượng. – Thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo: + Sử dụng các sản phẩm từ năng lượng mặt trời. + Sử dụng xăng sinh học E5 + Sử dụng lại nước mưa đã qua xử lý bằng khoa học tự chế cho sinh hoạt. b. Nhóm II: Xanh hóa lối sống và tiêu thụ bền vững – Xanh hoá lối sống: + Thực hiện phân loại rác tại nguồn theo chính sách 3R (Reduce: tiết giảm, Reuse: tái sử dụng, Recycle: tái chế) tại HGĐ. + Nâng cao ý thức của người dân trong việc BVMT, môi trường xã hội nói chung và cá nhân nói riêng. – Tiêu dùng bền vững: + Thay thế túi ni-lông bằng các loại túi dễ phân hủy thân thiện với môi trường. + Sử dụng các sản phẩm xanh như: các sản phẩm, hàng hóa có dán nhãn sinh thái, nhãn TKNL, vietgap… và sản phẩm trồng tại nhà. 3.3.2. Cải thiện mức độ xanh hóa tại các nhà hàng – khách sạn a. Tuân thủ các nguyên tắc BVMT Thường xuyên tập huấn, nâng cao kiến thức, cập nhật các văn bản pháp luật môi trường. Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn về môi trường. b. Phát triển một hệ thống quản l môi trường Xây dựng hệ thống giám sát để kiểm soát toàn bộ hoạt động quản lý môi trường. Ứng dụng các tiêu chuẩn “Khách sạn ASEAN” hay nhãn “Bông sen anh” cho các DN. c. Thiết lập văn phòng xanh Tạo mảng xanh trong văn phòng làm việc. Thực hiện giảm chất thải từ văn phòng: tiết kiệm giấy, hạn chế sử dụng túi nilon, gửi tài liệu bằng mail… Tắt hết các thiết điện khi không cần thiết hoặc khi đi ra ngoài hay tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. d. Mua sắm xanh Xây dựng, hướng dẫn thực hiện kèm theo đội ngũ thực hiện, phụ trách mua sắm xanh. DN nên khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. 987
  7. e.. Sử dụng nguồn năng lượng hiệu quả, tiết kiệm Thực hiện đổi mới công nghệ, các thiết bị mới TKNL thay thế cho thiết bị, máy móc sản xuất cũ kỹ, lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng. Thường xuyên bảo trì cho động cơ, máy nghiền để tăng tuổi thọ, giảm tiêu hao năng lượng. f. Hiện trạng giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác thải Xây dựng và triển khai mô hình phân loại CTR tại nguồn. Nghiên cứu, triển khai dự án tái chế rác thải từ các nhà hàng, khách sạn Nghiên cứu xây dựng, triển khai mô hình điểm thu gom các sản phẩn sau sử dụng. g. Hiện trạng sử dụng nước Sửa chữa các vòi nước, đường ống nước và bể chứa nhà vệ sinh bị rò rỉ. Khuyến khích nhân viên báo cáo trường hợp phát hiện nước bị rò rỉ cần phải khắc phục. Lắp đặt các bảng hướng dẫn về cách thức tiết kiệm nước để khuyến khích nhân viên và khách hàng có thể giảm thiểu lượng nước tiêu thụ. h. Xây dựng chiến lược marketing xanh Thiết kế các chương trình nâng cao nhận thức về môi trường. Xây dựng kênh phân phối xanh. Cam kết vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường. Tiến hành các hoạt động bảo vệ sinh thái, thân thiện với môi trường. 4. KẾT LUẬN Hầu hết các HGĐ có nhận thức về việc TKNL trong sinh hoạt, được thể hiện qua số HGĐ cho rằng việc TKNL là cần thiết ở phường 8 (95,9%) và phường 6 (100%). Tuy nhiên, việc sử dụng các thiết bị TKNL ở phường 8 (54,6%) thấp hơn so với phường 6 (100%). Hay có một số ít HGĐ có sử dụng dầu trong đun nấu (Phường 6: 5,3% và Phường 8: 2,1%). Bên cạnh đó, tỷ lệ các hộ dân thực hiện phân loại CTR thông thường với CTNH ngay tại HGĐ ở hai phường 6 (91,5%) và phường 8 (57,5%) có sự chệnh lệch khá lớn. Với hiện trạng trên thì 05 nhóm giải pháp đã được đề xuất bao gồm: TKNL; giảm phát thải khí nhà kính; thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững. Nghiên cứu đã đánh giá được sơ bộ thực trạng và nhận thức của các cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn trên địa bàn Quận 3. Có 92% DN thực hiện đánh giá tác động môi trường và cam kết BVMT, 36% thực hiện báo cáo giám sát môi trường (2 lần/năm) và 96% có sổ đăng chủ nguồn thải CTNH trên tổng số các DN phát sinh CTNH. Hầu hết các DN (82,86%) đều có cán bộ chuyên trách về môi trường nhưng hiện chỉ có các DN có quy mô lớn mới áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001. Khoảng 65,71% thiết bị cũ được sử dụng tại các DN, các thiết bị này một phần cũng gây tiêu tốn nhiều điện năng. Việc Xây dựng văn phòng xanh và thực hiện mua sắm xanh và chiến lược marketing xanh chưa được chú ý nhiều. Và 08 nhóm giải pháp hướng đến xanh hóa tại các hệ thống nhà hàng - khách sạn đã được đề xuất. 988
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Thu Hà (2015) Mối quan hẹ giữa moi truờng và phát triển xã họi. Tạp chí Xã hội học, Số 1 (129), pp. 26-36. [2] Trương Quang Học và Hoàng Văn Thắng (2015) Kinh tế xanh, con đường phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội. [3] Phạm Hồng Mạnh (2014) Tang truởng xanh tại Viẹt Nam: nhìn từ quá trình sử dụng nang luợng và mức phát thải khí CO2. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, Vol 17, Số Q3, pp. 14-25. [4] Nguyễn Minh Sáng và Ngô Nữ Diệu Khuê (2015) Lạm phát và tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu thực nghiệm các nước đang phát triển và trường hợp Việt Nam. Tạp chí Phát Triển và Hội Nhập, Số 21, pp. 23-33. [5] Thủ Tướng Chính Phủ (2012) Quyết định số 1393/QĐ-TTg về phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh [6] Trịnh Thị Thanh Thuỷ (2008) Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển thương mại hàng thực phẩm sạch trong điều kiện Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Viện nghiên cứu thương mại – Bộ Công Thương. [7] Trần Anh Tuấn (2016) Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp về bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh của TP. Hải Phòng. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. Viện Môi Trường – Trường Đại học Hàng Hải. [8] Nguyễn Thị Bích Tuyền (2015) Nghiên cứu xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh áp dụng thử nghiệm tại Quận 11. Luận văn Thạc sỹ. Trường Đại học Bách Khoa (ĐHQG) TP. HCM. [9] Uỷ ban Nhân dân Quận 3 (2017) Báo cáo tình hình Kinh tế - Văn hóa - Xã hội năm 2017 và kế hoạch phát triển năm 2018. 989
nguon tai.lieu . vn