Xem mẫu

ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN THAM GIA GIAO THÔNG ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Một số gợi ý về chính sách TS Nguyễn Thị Mỹ Linh & Bùi Ngọc Toản1 Trước thực trạng thường xuyên ùn tắt giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), gây tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đến an toàn cho người tham gia giao thông,... và xa hơn nữa là giảm năng lực cạnh tranh quốc gia. TPHCM đã và đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp nhằm giải quyết bài toán giao thông và phát triển hạ tầng giao thông đô thị. Nhằm đưa ra một số gợi ý về chính sách góp phần nâng cao chất lượng giao thông đô thị tại TPHCM, bài viết nghiên cứu và đánh giá các yếu tố tác động tới mức độ hài lòng của người dân tham gia giao thông đô thị tại TPHCM, qua đó đánh giá được chất lượng giao thông đô thị tại TPHCM. Cơ sở dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ điều tra, phỏng vấn trực tiếp người dân tham gia giao thông đô thị tại khu vực TPHCM. Quá trình phân tích nhân tố bằng mô hình hồi qui bội cho thấy mức độ hài lòng của người dân tham gia đô thị tại TPHCM phụ thuộc vào 04 nhóm yếu tố, hàm hồi qui cũng cho biết mức độ quan trọng của từng biến ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người dân tham gia đô thị tại TPHCM, đây là cơ sở để các tác giả đưa ra một số gợi ý về chính sách nhằm nâng cao chất lượng giao thông đô thị tại TPHCM. Keywords: Cơ sở hạ tầng giao thông, đánh giá chất lượng giao thông, giao thông đô thị. 1. Giới thiệu Hiện nay, giao thông đô thị luôn là vấn đề đặc biệt quan tâm đối với toàn xã hội. So với các nước trong khu vực, giao thông đô thị tại Việt Nam còn rất lạc hậu. Song, bên cạnh phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị theo hướng hiện đại, Việt Nam còn áp lực phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển trong bối cảnh dân số không ngừng gia tăng như hiện nay, nhất là các thành phố lớn như TPHCM. Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu của người dân về vấn đề này đòi hỏi phải có kế hoạch và lộ trình. Nhằm mục tiêu từng bước nâng cao chất lượng giao thông đô thị tại TPHCM, bài viết này nghiên cứu và đánh giá các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của người dân tham gia giao thông đô thị tại TPHCM, từ đó đưa ra một số gợi ý về chính sách nhằm nâng cao chất lượng giao thông đô thị trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế xã hội TPHCM. 2. Cơ sở lý thuyết và một số nghiên cứu trước đây 2.1 Cơ sớ lý thuyết Các tác giả sử dụng mô hình chất lượng dịch vụ của Parasuraman & ctg (1988) đã xây dựng và kiểm định thang đo năm thành phần của chất lượng dịch vụ, gọi là thang đo SERVQUAL (Service Quality) để đánh giá các yếu tố tác động tới mức độ hài lòng của người dân tham gia giao thông đô thị tại TPHCM. Năm thành phần trong mô hình của Parasuraman & ctg (1988) là: 1 Đại học Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh; Email: mylinhdhcn@yahoo.com.vn; buitoan403@gmail.com. 1 - Tin cậy (reliability): thể hiện qua khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp. - Đáp ứng (responsiveness): thể hiện qua sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên phục vụ cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng. - Năng lực phục vụ (assurance): thể hiện qua trình độ chuyên môn và cung cách phục vụ lịch sự, niềm nở với khách hàng. - Đồng cảm (empathy): thể hiện qua sự quan tâm chăm sóc đến từng cá nhân khách hàng. - Phương tiện hữu hình (tangibles): thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhân viên phục vụ, các trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ. Tuy nhiên, mỗi dịch vụ cụ thể có những đặc thù riêng của chúng nên tùy từng ngành dịch vụ mà thay đổi, bổ sung các biến cho phù hợp. 2.2 Một số nghiên cứu trước đây Cho đến nay, đã có khá nhiều các nghiên cứu sử dụng mô hình SERVQUAL để đánh giá về chất lượng dịch vụ giao thông đô thị cũng như đánh giá về mức độ hài lòng của người tham gia giao thông đô thị đối với loại hình dịch vụ này như nghiên cứu của Linda Too và George Earl (2010) đã sử dụng mô hình SERVQUAL để đo lường chất lượng các dịch vụ giao thông công cộng ở Australia. Cũng trong năm này, có nghiên cứu của Xiaoguang Yang và cộng sự (2010) đã dựa trên mô hình SERVQUAL để đánh giá chất lượng dịch vụ xe buýt đô thị từ quan điểm của hành khách tham gia giao thông tại Trung Quốc, với mục đích đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ này. Kokku Randheer và cộng sự (2011) đã khảo sát cảm nhận của 534 người tham gia dịch vụ giao thông công cộng tại Ấn Độ để từ đó lọc ra được 512 mẫu hoàn chỉnh đạt yêu cầu và các tác giả đã dùng mô hình SERVQUAL nhằm đo lường cũng như đánh giá cảm nhận của người tham gia giao thông đô thị. Cũng tại Ấn Độ, còn có nghiên cứu của Muthupandian và Vijayakumar (2012) đã khảo sát 500 người dân tham gia giao thông đường bộ tại Ấn độ để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ giao thông vận tải đường bộ tại nước này thông qua cảm nhận của người tham gia giao thông. 3. Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Về dữ liệu nghiên cứu: được các tác giả thu thập trong quá trình điều tra, phỏng vấn trực tiếp những người dân tham gia giao thông đô thị, bao gồm cả người dân sử dụng phương tiện cá nhân và người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Phạm vi điều tra tại khu vực TPHCM, thời gian điều tra từ 20/9/2012 đến 10/10/2012 theo mẫu đã được thiết kế sẵn. Về phương pháp nghiên cứu: bài nghiên cứu vận dụng và kết hợp nhiều phương pháp, trong đó phương pháp quyết định cuối cùng là phân tích các nhân tố bằng mô hình hồi qui nhằm đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người dân tham gia giao thông đô thị tại 2 TPHCM, với sự trợ giúp của các phần mềm máy tính chuyên dụng như excel, SPSS. Qui trình nghiên cứu như sau: 4. Mô hình nghiên cứu và kiểm định mô hình nghiên cứu 4.1 Mô hình nghiên cứu Parasuraman & ctg (1991) khẳng định rằng SERVQUAL là thang đo hoàn chỉnh về chất lượng dịch vụ, có thể được ứng dụng cho mọi loại hình dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên, do đặc thù của mỗi loại hình dịch vụ là khác nhau nên các tác giả dựa trên nền tảng mô hình và thang đo SERVQUAL, bổ sung, thay thế các biến cho phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu. Theo đó, mô hình lý thuyết đánh giá các yếu tố tác động tới mức độ hài lòng của người dân tham gia giao thông đô thị tại TPHCM được xây dựng như sau: Biến phụ thuộc: Mức độ hài lòng đối với giao thông đô thị tại TPHCM. Các biến độc lập gồm: (i) các yếu tố về mức độ an toàn giao thông; (ii) các yếu tố về lợi ích mang lại từ các công trình giao thông; (iii) các yếu tố về dịch vụ hỗ trợ người tham gia giao thông; (iv) các yếu tố về trang thiết bị và cơ sở vật chất của các công trình giao thông; (v) các yếu tố về mức tiện dụng. Tuy nhiên, qua quá trình phân tích nhân tố, các tác giả nhận thấy rằng chỉ có bốn nhóm yếu tố tác động tới mức độ hài lòng đối với giao thông đô thị tại TPHCM. Vì vậy, các tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu như sau: 3 Các yếu tố về mức độ an toàn giao thông - Nhóm A Các yếu tố về lợi ích mang lại cho người tham gia giao thông - Nhóm B Mức độ hài lòng đối với giao thông đô thị tại TPHCM – Nhóm E Các yếu tố về dịch vụ hỗ trợ người tham gia giao thông - Nhóm C Các yếu tố về trang thiết bị và cơ sở vật chất của các công trình giao thông - Nhóm D Hình 1: Mô hình nghiên cứu tổng quát Mô hình hồi qui bội được sử dụng để ước lượng các yếu tố tác động tới mức độ hài lòng của người dân đối với chất lượng giao thông đô thị tại TPHCM. Phương trình ước lượng có dạng tổng quát như sau: E = β0 + β1 A + β2 B + β3 C + β4 D Trong đó: Biến phụ thuộc E: Mức độ hài lòng đối với giao thông đô thị tại TPHCM. Các biến độc lập: - A: Các yếu tố về mức độ an toàn giao thông. - B: Các yếu tố về lợi ích mang lại cho người tham gia giao thông. - C: Các yếu tố về dịch vụ hỗ trợ người tham gia giao thông. - D: Các yếu tố về trang thiết bị và cơ sở vật chất của các công trình giao thông. Với β0: mức độ tác động của các nhân tố khác, ngoài các nhân tố chính trong mô hình. β1, β2, β3, β4: hệ số hồi qui chuẩn hóa cho biết mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người dân đối với chất lượng giao thông đô thị tại TPHCM. 4 Giả thuyết H0: β1 = β2 = β3 = β4 = 0 (Mô hình không phù hợp) H1: Có ít nhất một βi khác 0 [với i = 14] (Mô hình phù hợp) Qua quá trình điều tra, phỏng vấn trực tiếp người dân tham gia giao thông đô thị tại khu vực TPHCM, với số mẫu điều tra hợp lệ là 150 mẫu, thang đo được sử dụng là thang đo 5 (thang đo Likert). Thống kê mô tả cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của người dân đối với chất lượng giao thông đô thị tại TPHCM như sau: Bảng 1: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của người dân đối với chất lượng giao thông đô thị tại TPHCM Nhóm a1 Trung bình Lề đường thông thoáng và an toàn cho người đi bộ. Trung bình 2,47 Các yếu tố về mức độ an toàn giao thông Các yếu tố về lợi ích mang lại cho người tham gia giao thông Các yếu tố về dịch vụ hỗ trợ người tham gia giao thông Các yếu tố về trang thiết bị và cơ sở vật a2 A a3 a4 a5 a6 b1 b2 B b3 b4 b5 c1 C c2 c3 c4 D d1 d2 Hệ thống các rào chắn an toàn. Các công trình giao thông được tu sửa kịp thời, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Bề mặt các tuyến đường rộng, thoáng. Việc phân làn xe hợp lý, an toàn. Bề mặt các tuyến đường chắc chắn, không lồi lõm cục bộ. Tiết kiệm thời gian đi lại. Góp phần xây dựng văn hóa giao thông, văn minh đô thị. Trạm dừng xe buýt thuận tiện cho Anh (Chị) khi tham gia giao thông. Giảm chi phí xăng, dầu khi tham gia lưu thông. Hệ thống xe buýt công cộng luôn tạo cho Anh (Chị) cảm giác thoải mái khi tham gia giao thông. Nhân viên của các dịch vụ hỗ trợ giao thông đô thị giải quyết các phản hồi của Anh (Chị) một cách nhanh chóng, hợp lý. Dịch vụ hỗ trợ giao thông đô thị có đường dây nóng để Anh (Chị) tiện liên lạc khi cần thiết. Dịch vụ cứu hộ giao thông luôn có mặt kịp thời khi Anh (Chị) cần. Đội ngũ công an giao thông luôn tận tình hướng dẫn Anh (Chị) khi tham gia giao thông. Hệ thống đèn chiếu sáng trên đường tốt. Những cột đèn tín hiệu giao thông chắc chắn và dễ nhìn. 5 2,89 2,39 2,47 2,86 2,49 2,87 3,07 2,95 2,79 2,57 2,91 3,09 2,93 3,04 3,29 3,27 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn