Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Chủ biên: TS. Hoàng Thị Thắm THUONGMAI UNIVERSITY Chủ biên: TS. Hoàng Thị Thắm Th.S. Vũ Thị Hồng Phượng - Th.S. Đào Hồng Hạnh - Th.S. Trịnh Đức Duy PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO GẮN VỚI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 CHẤT LƯỢNG CAO GẮN VỚI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 (Sách tham khảo) ISBN: 978-604-325-172-2 Giá: 98.000đ NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI Chủ biên: TS. Hoàng Thị Thắm PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO GẮN VỚI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 (Sách tham khảo) NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG
  3. THÀNH VIÊN THAM GIA BIÊN SOẠN - T.S. Hoàng Thị Thắm – Chủ biên - Th.S. Vũ Thị Hồng Phƣợng - Th.S. Đào Hồng Hạnh - Th.S. Trịnh Đức Duy
  4. MỤC LỤC Lời nói đầu ............................................................................... 5 Danh mục chữ cái viết tắt ........................................................ 8 Danh mục bảng biểu, hình ................................................ ....... 9 Chƣơng 1. Một số vấn đề lý luận chung về phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao và cách mạng công nghiệp 4.0 .............................................................................. 11 1.1. Một số khái niệm liên quan đến phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao ................................ 11 1.2. Vai trò của nguồn nhân lực chất lƣợng cao với quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc ................. 18 1.3. Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động đến phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở Việt Nam ............................................................. 24 Chƣơng 2. Chủ trƣơng của Đảng về phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao gắn với cách mạng công nghiệp 4.0 .............................................................................. 35 2.1. Nội dung và kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong cách mạng công nghiệp 4.0 ................................................................ 35 2.2. Chủ trƣơng của Đảng về phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ..................................................................... 46 2.3. Chủ trƣơng của Đảng về phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao trƣớc tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ..................................... 63 3
  5. Chƣơng 3. Kết quả và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao gắn với cách mạng công nghiệp 4.0........ 88 3.1. Kết quả thực hiện chủ trƣơng phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao của Đảng ............................ 88 3.2. Một số vấn đề đặt ra ................................................ 120 3.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao ..................................................................................... 123 Kết luận .............................................................................. 143 - Danh mục tài liệu tham khảo............................................. 146 Phụ lục ................................................................................. 159 4
  6. LỜI NÓI ĐẦU Trong mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi trình độ phát triển xã hội đòi hỏi một nguồn nhân lực phù hợp. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, để phát huy những thành tựu to lớn đã đạt đƣợc trong thời gian qua, trƣớc xu thế hội nhập và nền kinh tế tri thức, Việt Nam cần có các nguồn lực: Nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn tài chính, nguồn lực khoa học - công nghệ (KH-CN) và nguồn lực con ngƣời… Trong đó, nguồn lực con ngƣời đƣợc coi là nguồn lực quan trọng nhất, có tính chất quyết định sự tăng trƣởng và phát triển xã hội. Một quốc gia cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhƣng không có những con ngƣời có trình độ, có đủ khả năng khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó thì khó đạt đƣợc sự phát triển nhƣ mong muốn. Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, khi mà sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri thức thì nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao đóng vai trò ngày càng quan trọng, giữ vai trò quyết định đối với tăng trƣởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội: bất bình đẳng, đói nghèo, các vấn đề về môi trƣờng, sự tiến bộ về mọi mặt của xã hội... Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, vai trò của nguồn nhân lực chất lƣợng cao càng thể hiện rõ nét hơn. Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 của nƣớc ta xác định ba khâu đột phá, trong đó có đột phá về phát triển nguồn nhân lực, nhấn mạnh đến nguồn nhân 5
  7. lực chất lƣợng cao, gồm: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ... Nhƣ vậy, để phát triển bền vững kinh tế - xã hội, Đảng luôn xác định tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao là một yêu cầu mang tính tất yếu, then chốt trong tiến trình hội nhập, xuất phát từ vai trò quyết định của nguồn nhân lực nói chung, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong điều kiện cách mạng 4.0. Nghiên cứu chủ trƣơng của Đảng về phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao nhằm làm rõ vai trò và tầm quan trọng của nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế trƣớc cuộc cách mạng 4.0. Thông qua đó, chỉ rõ thực trạng nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở Việt Nam qua ba khía cạnh: số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu; đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0. Xuất phát từ những lý do trên, T.S Hoàng Thị Thắm và nhóm tác giả lựa chọn nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với cách mạng công nghiệp 4.0”. Cuốn sách gồm 3 chƣơng, trình bày một cách có hệ thống quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển 6
  8. nguồn nhân lực chất lƣợng cao gắn với cách mạng công nghiệp 4.0, nội dung cụ thể bao gồm: Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận chung về phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao và cách mạng công nghiệp 4.0; Chƣơng 2: Chủ trƣơng của Đảng về phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao gắn với cách mạng công nghiệp 4.0’ Chƣơng 3: Kết quả, giải pháp và một số vấn đề đặt ra về phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao gắn với cách mạng công nghiệp 4.0. Cuốn sách này do T.S. Hoàng Thị Thắm làm chủ biên và các thành viên tham gia biên soạn gồm: - T.S. Hoàng Thị Thắm, Th.S. Vũ Thị Hồng Phƣợng: Chƣơng 1 - T.S. Hoàng Thị Thắm, Th.S. Đào Hồng Hạnh: Chƣơng 2 - T.S. Hoàng Thị Thắm, Th.S. Trịnh Đức Duy: Chƣơng 3 Do nội dung nghiên cứu là một lĩnh vực cụ thể nhƣng có phạm vi tƣơng đối rộng nên trong quá trình nghiên cứu, biên soạn khó tránh khỏi những hạn chế. Nhóm tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc để lần xuất bản sau hoàn thiện hơn! TM. NHÓM TÁC GIẢ TS. Hoàng Thị Thắm 7
  9. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 1. Nguồn nhân lực: NNL 2. Nguồn nhân lực chất lƣợng cao: NNLCLC 3. Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao: PTNNLCLC 4. Cách mạng công nghiệp 4.0: CMCN 4.0 5. Trình độ chuyên môn kỹ thuật: TĐCMKT 6. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: CNH, HĐH 7. Cao đẳng, đại học: CĐ, ĐH 8. Giáo dục và đào tạo: GD&ĐT 8
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm tuổi ............................................................................... 89 Bảng 2. Số liệu sinh viên và các trƣờng đại học, cao đẳng qua các năm ........................................................................... 93 Bảng 3. Số học viên (HV) đƣợc đào tạo sau đại học ............. 94 Bảng 4. So sánh thứ hạng chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam giai đoạn 2013-2018 ................................................... 100 Bảng 5. Năng suất lao động (GDP theo giá so sánh 2010, đô la Mỹ).............................................................................. 101 Bảng 6. Công bố quốc tế thuộc Scopus của các nƣớc ASEAN 2009-2018 .............................................................. 105 DANH MỤC HÌNH Hình 1. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo, phân theo giới tính và khu vực (%). .................. 90 Hình 2. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo, phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (%). .................................................................. 91 Hình 3. Số lƣợng giảng viên phân theo trình độ chức danh .. 91 Hình 4. Các trƣờng đại học Việt Nam phân bố theo vùng .... 93 9
  11. Hình 5. Các chỉ số phát triển con ngƣời của UNDP của các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á. .................................. 98 Hình 6. Tốc độ tăng công bố Scopus của Việt Nam 2009-2018. ........................................................................... 106 Hình 7. Tỷ trọng lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế, 2015-2019 ............................................................... 110 Hình 8. Tỷ trọng lao động theo nghề, 2018-2019 ............... 112 Biểu 9. Cơ cấu và số lƣợng sinh viên đăng ký theo nhóm ngành từ năm 2016-2018 ..................................................... 113 Hình 10. Số lƣợng ngành mới mở trong năm 2017 - 2018 theo nhóm ngành.................................................................. 114 10
  12. Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 1.1 Một số khái niệm liên quan đến phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao 1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao Khái niệm nguồn nhân lực Cho đến nay đã có rất nhiều quan niệm về nguồn nhân lực đã đƣợc các cá nhân và tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nƣớc tiếp cận và đƣa ra, cụ thể: Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng: Nguồn nhân lực đƣợc coi là một nguồn vốn (vốn ngƣời) để phân biệt với các nguồn vốn khác nhƣ tài nguyên thiên nhiên, công nghệ, tài chính... Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con ngƣời với thể lực, trí lực, kỹ lực của mỗi cá nhân. Cơ quan phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) cũng cho rằng: “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con ngƣời có quan hệ với sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nƣớc”1. Một số các nhà nghiên cứu khác cũng đồng quan điểm tiếp cận trên khi cho rằng: Nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội thông qua những khả năng về thể lực (thể 1 Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng (2004): Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học Xã hội, H, tr8. 11
  13. trạng sức khỏe), trí lực (trình độ chuyên môn, trí tuệ, tính sáng tạo, kỹ năng làm việc) và tâm lực (tâm lý, phẩm chất đạo đức, mong muốn, nhu cầu…) cùng tính năng động của con ngƣời. Bên cạnh các cách tiếp cận trên, còn có những cách tiếp cận, quan niệm về nguồn nhân lực lại quan tâm đến kết cấu của nguồn nhân lực là toàn bộ số ngƣời trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động, đƣợc hiểu theo hai cách: “(1) – Nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con ngƣời cho sự phát triển; (2) – Nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân cƣ trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia quá trình lao động, xản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân có thể tham gia quá trình lao động”2. Các nhà quản lý, hoạch định chính sách thì tiếp cận và cho rằng, nguồn nhân lực bao gồm lực lƣợng lao động và lực lƣợng lao động dự trữ, nó đƣợc xác định dựa trên quy mô dân số, cơ cấu lứa tuổi, giới tính và mức độ tham gia làm việc của các bộ phận dân cƣ. Từ các cách tiếp cận về quan niệm nguồn nhân lực trên, có thể hiểu nội hàm về nguồn nhân lực ở ba khía cạnh: (1) Nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội bao gồm những ngƣời đang tham gia và sẽ tham gia vào quá trình lao động sản xuất; (2) Cấu trúc của nguồn nhân lực bao gồm thể lực (thể trạng sức khỏe), trí lực (trình độ chuyên môn, trí tuệ, tính sáng tạo, kỹ năng làm việc…) và tâm lực 2 Vũ Văn Phúc và Nguyễn Duy Hùng (2012): Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, H, tr 41. 12
  14. (tâm lý, phẩm chất đạo đức, mong muốn, nhu cầu…) của con ngƣời; (3) Nguồn nhân lực đóng vai trò động lực phát triển của quốc gia. Từ cách tiếp cận quan niệm về nguồn nhân lực nêu trên thì nguồn nhân lực chất lƣợng cao là một bộ phận của nguồn nhân lực nên việc xác định những đặc trƣng cơ bản của nguồn nhân lực là cơ sở cốt yếu để nghiên cứu, tiếp cận các khái niệm về “nguồn nhân lực chất lƣợng cao” và “phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao”. Khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao Nguồn nhân lực chất lƣợng cao là một khái niệm mang tính lịch sử, bởi ở mỗi giai đoạn phát triển của xã hội, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, con ngƣời sẽ có những tiêu chí và cách gọi tên khác nhau để chỉ một bộ phận tinh túy, đóng vai trò “đầu tầu”, định hƣớng lực lƣợng lao động còn lại. Ở Việt Nam, ngay từ những năm đầu của thế kỷ XXI, thuật ngữ “Nguồn nhân lực chất lƣợng cao” xuất hiện khá phổ biến, đặc biệt trong những năm gần đây do yêu cầu ngày càng cao về chất lƣợng nguồn nhân lực của một nền kinh tế đang chuyển mình mạnh mẽ hội nhập quốc tế. Vì vậy, khi bàn về nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đã có khá nhiều cách tiếp cận cùng những quan điểm, quan niệm khác nhau, nhƣ tác giả Nguyễn Văn Khánh, trong một bài nghiên cứu của mình đã đƣa ra khái niệm “nguồn nhân lực chất lƣợng cao là một bộ phận của nguồn nhân lực nói chung, bao gồm những ngƣời có học vấn từ trình độ cao đẳng, đại học trở lên, đang làm việc trong những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, có những đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng nói riêng và toàn xã 13
  15. hội nói chung”3. Tác giả Đàm Đức Vƣợng thì cho rằng “nhân lực chất lƣợng cao là đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ, đội ngũ doanh nhân, các chuyên gia, tổng công trình sƣ, kỹ sƣ đầu ngành, công nhân có tay ghề cao, có trình độ chuyên môn kỹ thuật tƣơng đƣơng với các nƣớc tiên tiến trong khu vực, có đủ năng lực quản lý, nghiên cứu, tiếp cận, chuyển giao và đề xuất những giải pháp khoa học công nghệ, kỹ thuật, giải quyết những vấn đề cơ bản của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc”4. Tác giả Hồ Bá Thâm thì đánh giá nguồn nhân lực chất lƣợng cao gồm 4 tiêu chí: “có trình độ chuyên môn cao và năng lực thực tế để tạo ra kết quả cao, vƣợt trội, cạnh tranh; có khả năng thích ứng nhanh với môi trƣờng lao động và tiến bộ khoa học kỹ thuật mới; có đạo đức và tác phong kỷ luật cao; có khả năng tƣ duy đột phá hay có tính sáng tạo”5. Tác giả Nguyễn Minh Phƣơng và Bùi Đại Dũng quan niệm: “nguồn nhân lực chất lƣợng cao là nguồn nhân lực đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng (yêu cầu của doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc), có kiến thức chuyên môn, kinh tế, tin học, ngoại ngữ; có kỹ năng, kỹ thuật, năng động, sáng tạo, hợp tác và thái độ, tác phong làm việc tốt... Nguồn nhân lực chất lƣợng cao là những con ngƣời phát triển cả về thể lực, trí lực, khả năng lao động và có những đóng góp cao hơn mặt bằng lao động xã hội ở mức độ nhất định”6. 3 Nguyễn Văn Khánh (2010): Đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở Việt Nam hiện nay: thực trạng và triển vọng, Tạp chí Nghiên cứu Con ngƣời, tr41. 4 http://www.dubaonhanluchcmc.gov.vn.tituc/366.nhan-luc-chat-luong-cao-quan-niem- va - nhu-cau-hien-nay-lien-he-voi-truong-hop-tinh-lam-dong.html, 08/03/2014 5 http://www.dubaonhanluchcmc.gov.vn.tituc/366.nhan-luc-chat-luong-cao-quan-niem- va -nhu-cau-hien-nay-lien-he-voi-truong-hop-tinh-lam-dong.html, 08/03/2014 6 Bộ Nội Vụ (2015), Kỷ yếu hội thảo “Đánh giá tác động của chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công hiện nay”, Bạc Liêu, 3/2015, tr38. 14
  16. Trƣớc yêu cầu của công cuộc đổi mới, hội nhập, Đại hội XI, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Nguồn nhân lực chất lƣợng cao bao gồm những ngƣời không chỉ có tài năng, chuyên môn giỏi theo lĩnh vực hoạt động và chuyên môn của mình, mà còn có đầy đủ đạo đức của ngƣời cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, thật sự vừa hồng vừa chuyên nhƣ Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ dạy. Đó là những ngƣời giỏi, đầu đàn trên tất cả các mặt, các lĩnh vực hoạt động, đóng vai trò nòng cốt trong nguồn nhân lực quốc gia. Đại hội cũng nhấn mạnh phát triển nguồn nhân lực, song “đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn”7. Xuất phát từ thực tế nghiên cứu và theo đánh giá của các nhà khoa học: trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ thuật của mỗi cá nhân ở một tổ chức, địa phƣơng hay một quốc gia phản ánh tiềm năng khoa học và công nghệ của tổ chức, địa phƣơng hay quốc gia đó. Nƣớc nào có tỷ lệ ngƣời có học vấn, chuyên môn kỹ thuật cao sẽ có khả năng đáp ứng lao động có yêu cầu phức tạp và kỹ thuật cao. Vì vậy, nguồn nhân lực chất lƣợng cao phần lớn là những ngƣời đƣợc đào tạo trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật từ cao đẳng, đại học trở lên ứng với thời gian đào tạo lý thuyết và thực hành phù hợp đáp ứng tính chất và yêu cầu công việc mà sau khi tốt nghiệp họ đảm nhận. Ngoài ra, nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong điều kiện cách mạng 4.0 phải đảm bảo yêu cầu thể lực tốt, tính năng động, nhạy bén, sáng tạo để thích ứng và làm chủ tình hình; có khả 7 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia (CTQG), H, tr 130 15
  17. năng sử dụng thành thạo tin học, ngoại ngữ cùng với những kỹ năng, phẩm chất tâm lý xã hội chuẩn mực (kỹ năng: làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình, quản lý công việc, lãnh đạo…; Phẩm chất tâm lý xã hội: đạo đức trong sáng, ý chí, nghị lực, bản lĩnh chính trị, khả năng chịu đƣợc áp lực công việc cao, lập trƣờng tƣ tƣởng vững…) đáp ứng những yêu cầu phức tạp của công việc để tạo ra năng xuất, chất lƣợng, hiệu quả cao với những đóng góp tích cực cho quá trình hội nhập và phát triển đất nƣớc. Nhƣ vậy, mặc dù có nhiều cách tiếp cận và quan niệm khác nhau về nguồn nhân lực chất lƣợng cao, song tựu chung lại có hai luồng quan niệm chính: (1) tiếp cận theo tính chất định tính thì: Nguồn nhân lực chất lƣợng cao là một bộ phận của lực lƣợng lao động, có khả năng đáp ứng những yêu cầu phức tạp của công việc, từ đó tạo ra năng suất và hiệu quả cao trong công việc, có những đóng góp đáng kể cho sự tăng trƣởng và phát triển của cộng đồng và toàn xã hội. (2) Tiếp cận theo tính chất định lƣợng, thì Nguồn nhân lực chất lƣợng cao là những ngƣời lao động đã qua đào tạo, có bằng cấp và trình độ chuyên môn, kỹ thuật tƣơng ứng với lĩnh vực công tác; có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh và đáp ứng đƣợc yêu cầu phức tạp của công việc. 1.1.2 Khái niệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Nếu nhƣ khái niệm nguồn nhân lực chất lƣợng cao đƣợc khá nhiều nhà khoa học trong và ngoài nƣớc nghiên cứu thì khái niệm phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao cũng không ngoại lệ. 16
  18. Tổ chức Liên hiệp quốc cho rằng, phát triển nguồn nhân lực bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng con ngƣời nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và nâng cao chất lƣợng cuộc sống nguồn nhân lực. Tác giả Leonard Nadler cũng thống nhất quan niệm: phát triển nguồn nhân lực và giáo dục đào tạo là những thuật ngữ có cùng nội hàm, đó là quá trình làm tăng kinh nghiệm học đƣợc trong một khoảng thời gian xác định để tăng cơ hội nâng cao năng lực thực hiện công việc. Tổ chức Lao động quốc tế (IPO) cho rằng: phát triển nguồn nhân lực bao hàm phạm vi rộng hơn, không chỉ là sự chiếm lĩnh lành nghề hoặc vấn đề đào tạo nói chung, mà còn là sự đào tạo năng lực đó vào việc làm có hiệu quả, cũng nhƣ thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. UNESCO cho rằng: phát triển nguồn nhân lực là làm cho toàn bộ sự lành nghề của dân cƣ luôn luôn phù hợp yêu cầu phát triển của đất nƣớc. Một số quan niệm khác cho rằng: phát triển nguồn nhân lực là gia tăng giá trị con ngƣời, cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng nhƣ kỹ năng nghề nghiệp, làm cho con ngƣời trở thành ngƣời lao động có những năng lực và phẩm chất mới, cao hơn, đáp ứng đƣợc những yêu cầu to lớn và ngày càng tăng của sự phát triển kinh tế - xã hội. Một số tác giả khác lại quan niệm: “phát triển nguồn nhân lực là quá trình nâng cao năng lực của con ngƣời về nhiều mặt: thể lực, trí lực, tâm lực, đồng thời phân bổ, sử dụng, khai thác và phát huy hiệu quả cao nhất nguồn nhân lực thông qua hệ thống phân công lao động và giải quyết việc làm để phát triển kinh tế xã hội”8. Tác giả Vũ Văn Phúc cũng khẳng định: “phát triển nguồn nhân lực chính là quá 8 Văn Đình Tấn (2015), “nguồn nhân lực trong Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa ở nước ta”, http://truongchinhtrina.gov.vn/ArticleDetail.aspx. 17
  19. trình tạo lập và sử dụng năng lực toàn diện của con ngƣời, vì sự tiến bộ kinh tế - xã hội”9. Từ những cách hiểu và tiếp cận về phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao của các tác giả nêu trên, có thể hiểu một cách chung nhất về phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao là: Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao là tổng thể đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục – đào tạo, nhằm tạo nên nguồn nhân lực chất lƣợng cao về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu phù hợp, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, hội nhập của đất nƣớc trong điều kiện cách mạng 4.0. 1.2. Vai trò của nguồn nhân lực chất lƣợng cao với quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc Để phát triển mỗi quốc gia bao giờ cũng phải có các nguồn lực cho sự phát triển đó. Trong bất kỳ hình thái kinh tế xã hội nào, trình độ và tính chất phát triển ra sao thì các nguồn lực cho sự phát triển vẫn là tƣ liệu sản xuất (đất đai, tài nguyên, máy móc thiết bị, công nghệ, tài chính...) và sức lao động (nguồn nhân lực và rộng ra là nguồn vốn con ngƣời, vốn xã hội, vốn thể chế...). Trong đó, sức lao động - nguồn nhân lực - con ngƣời là yếu tố động nhất, nguồn gốc của mọi của cải vật chất và sức sáng tạo ra các nền văn minh. Thực tiễn lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy, sự thành bại của các quốc gia không thể là quá trình lịch sử tự nhiên, tuần tự nhi tiến, mà là một quá trình liên tục kế tiếp nhau của năng lực sáng tạo mang tính cách mạng của nhân loại qua các khúc 9 Vũ Văn Phúc & Nguyễn Duy Hùng (đồng chủ biên (2012), Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Nxb CTQG, H, tr 11, 12 18
  20. quanh lịch sử. Một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, rất thuận lợi cho sự phát triển, nhƣng chƣa hẳn là quốc gia giàu có. Trong khi đó, Nhật Bản gần nhƣ không có tài nguyên gì đáng kể, đã tạo nên một "thần kỳ Nhật Bản" với mô thức "truyền thống Nhật Bản cộng với kỹ thuật phƣơng Tây" đƣợc cả thế giới ngƣỡng phục. Cũng tƣơng tự nhƣ vậy, với việc chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo, nhất là ở bậc tiểu học; đẩy mạnh xuất khẩu và bảo đảm tiết kiệm quốc gia luôn ở mức trên 35% GDP; thực hiện phƣơng thức "chính phủ cứng và thị trƣờng mềm", Hàn Quốc - một quốc gia nghèo tài nguyên, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, chỉ sau chƣa đầy 30 năm, đã làm nên một "kỳ tích sông Hàn", đƣa một nƣớc nghèo trở thành thành viên thứ 25 của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) - Câu lạc bộ các quốc gia giàu có của thế giới. Một quốc gia giàu về truyền thống văn hóa thƣờng rất nhiều tiềm năng cho sự phát triển, nhất là ở các giá trị tinh thần và chuẩn mực xã hội tạo dựng nên năng lực nội sinh cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc chuyển hóa các giá trị văn hóa thành các tiền đề phát triển để các quốc gia giàu về truyền thống văn hóa phát triển thành các quốc gia thịnh vƣợng lại tùy thuộc đáng kể vào sức mạnh sáng tạo và tƣ duy đổi mới của con ngƣời ở các thế hệ tiếp sau. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cách mạng 4.0, khi nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri thức thì nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngày càng thể hiện vai trò quyết định. Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, vai trò của nguồn nhân lực chất lƣợng cao càng thể hiện rõ nét hơn. 19
nguon tai.lieu . vn