Xem mẫu

  1. 1­ Phải biết vạch kế hoạch  Học phải có định hướng, phải biết mình học gì. Sắp tới mình làm những gì, có những bài kiểm tra lớn, nhỏ, quan trọng  như nào Teen nhé! Hãy chủ động trong việc xếp lịch học! 2­ Học vào lúc nào  Học cái gì, học vào lúc nào tưởng như là điều đơn giản nhưng hoàn toàn không phải vậy! Có nhiều Teens nói rằng: có  bài thì học thôi, rảnh rỗi lúc nào thì học lúc đó! Nhưng không phải thế! Học cũng phải biết chọn thời gian đấy nhé! 3­ Học như thế nào Chà! Một câu hỏi lớn đây! Nhưng không phải là không trả lời được. Mỗi môn nên có một cách học khác nhau. Teens  không thể áp dụng cách học của môn tự nhiên cho môn xã hội và ngược lại. Lại càng không thể áp dụng cách học văn  cho việc học ngoại ngữ. Nhưng cách chung nhất là xem trước SGK bài sắp học và về học lại ngay bài vừa học. Nghe có  vẻ đơn giản nhưng không phải là dễ thực hiện với nhiều Teens đâu! 4­ Ghi chép, chẳng đơn giản chút nào!  Ghi chép là vấn đề đầu tiên giúp chúng mình học bài dễ vào. Muốn ghi chép được, phải chú ý nghe giảng, nắm được ý  chính để tóm lại trong các gạch đầu dòng. À, một điều quan trọng khi ghi chép nữa là tăng cường sử dụng các kí hiệu (các dấu mũi tên, gạch, sao…) Teens nhé! 5­ Học chủ động, linh hoạt! ­ Sử dụng âm thanh: Đọc ­ hiểu! Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng. (chứ không phải đọc như con vẹt đâu!) Đọc  to (hoặc nhẩm thành tiếng) khi học bài là tăng gấp đôi hiệu quả đấy! ­ Sử dụng sự liên tưởng: Liên tưởng các vấn đề đã học với nhau, xâu chuỗi thành chủ đề lớn nhé!  ­ Và cả viết nữa: Có thể viết ra giấy, hoặc viết lên bảng càng tốt! Hãy làm như mình đang là cô giáo giảng bài trên lớp  ấy! 6­ Luyện khả năng tập trung khi học 7­ Môi trường học tập Không nhất thiết phải đẹp, nó chỉ làm Teens phân tán mà thôi ^^. Dù ở hoàn cảnh kinh tế nào, Teens cũng có thể tạo  cho mình một môi trường học tập hiệu quả lắm đấy! Thử xem nào! 8­ Tăng cường khả năng tự học, tự đọc Đọc sách là cả một vấn đề nan giải đây. Đọc thế nào vừa tiết kiệm được thời gian, không căng thẳng mà lại hiệu quả nhỉ.  Teens tham khảo ở đây nhé! Và đây là các sách giải trí trí tuệ mà Teens nên gối đầu giường nè! Và tự học: Nào, bút High light, bút đỏ để làm gì nhỉ? Hãy đánh dấu những key word quan trọng của câu/ đoạn/ bài…  Chỗ nào chưa hiểu? Hãy ghi lại để hỏi ngay nhé! 9­ Học theo nhóm – hiệu quả gấp bộiTeens thử tham khảo các thời gian và phương pháp học sau nhé! 1. Học bằng tưởng tượng trước khi đi ngủ
  2. Nào, hãy dành ra chỉ cần 15 phút để “lướt” lại tất cả các bài học ngày hôm nay nhé. Thậm chí nếu mai không có môn  học đó, Teens cũng nên làm như thế để bài học hôm nay có thể khắc sâu trong đầu. Nghe có vẻ nghịch lí, nhưng kì  thực, thời gian trước khi lên giường đi ngủ lại là lúc bài dễ “vào” nhất đấy.  Hãy lên giường trước giờ quy định khoảng nửa tiếng. Ví dụ, bình thường chúng mình ngủ lúc 12h đêm, thì hãy thay đổi đi  một chút, ngủ sớm lên 30 phút, tức là 11h30 Teens nhé! Trong thời gian ấy, hãy thư thái đầu óc, thả lỏng toàn bộ cơ thể,  và… hình dung lại bài mình vừa học. Chà! Hình dung như thế nào đây? Đừng thuộc vẹt nhé! Đa số Teens thường ghi nhớ trang vở, trang sách, lưu lại những  hình ảnh trong bài, hình dung lại những gạch đầu dòng. Chính vì thế, cách ghi bài trên lớp rất quan trọng đấy. Nếu  chúng mình ghi liền một mạch thành đoạn dài thì không thể nhớ nổi đâu nhé! Và phòng ngủ cũng phải đủ tối, yên tĩnh  để giấc ngủ của Teens được nhẹ nhàng, chúng mình cũng dễ tập trung hơn rất nhiều! Hãy học bằng trí tưởng tượng trước khi đi ngủ! Hãy hệ thống lại bài, từng môn, từng phần, thật chắc chắn nếu có chỗ nào quên sót chúng mình xem lại luôn cho chính  xác. Chẳng tốn thời gian đâu mà! Nhưng rất hiệu quả đấy! Hãy lần lượt ôn hết các môn bài, cho đến lúc thiếp đi. Trong giấc ngủ Teens sẽ không quên các điều đã học, nó đã khắc  sâu vào tâm não và khó mà xóa nổi. Hình thức này giúp trí óc chúng mình làm việc linh hoạt, như con bò nhai lại cỏ sau  những giờ phút nghỉ ngơi.  2. Teens tiếp thu bài nhanh nhất vào lúc nào? Rất nhiều người khuyên chúng ta nên học vào lúc sáng sớm, khoảng từ 4 giờ trở đi. Buổi sáng sớm với không khí trong  lành, đầu óc thoải mái và sự yên tĩnh sẽ giúp Teens tập trung hơn. Nhiều Teens than phiền, dậy sớm quá! Vẫn thèm ngủ lắm! Hãy chịu khó lên một chút thôi nào, bạn sẽ quen ngay! Dậy  sớm và nhớ vệ sinh cá nhân cho thật tỉnh táo rồi hãy ngồi vào bàn học nhé! Có nhiều Teens dậy rõ sớm và… gật gà gật  gù đấy! Tại sao chúng mình không tranh thủ 5 phút để tập thể dục, hít thở không khí trong lành cho cơ thể khỏe mạnh  nhỉ! Khi nào hết cơn buồn ngủ thì hãy ngồi vào bàn nhé!  Kinh nghiệm cho thấy, vào buổi sáng sớm, Teens không nên nằm học trong giường (tránh muỗi đốt, hay trời lạnh quá…)  Tốt nhất là nên ngồi vào bàn đúng tư thế, học mới có hiệu quả được Teens ạ. Đừng “vớ” đâu học đấy! Dù chỉ là 5 hay 10 phút thì mỗi người cũng nên có lịch học cụ thể. Dù không phải là thời gian  biểu, là Note nhắc nhở, nhưng Teens hãy định ra cho mình một khoảng thời gian nhất định để học từng bài, từng phần  và cố gắng “gò” mình vào thời gian ấy nhé!
  3. Đừng ngủ gật nhé! ^^ Bài sáng nay có các môn như: Sinh - Sử - Toán - Anh. Tối qua chúng mình đã h ọc qua Ví dụ:  được một lượt rồi, sáng nay gấp sách lại, “tưởng tượng” lại từng môn xem sao nhé. Với các môn tự nhiên, Teens xem mình đã thuộc công thức chưa (Nhớ ghi bảng công thức dán lên góc học tập, khi không thể nhớ nổi thì hãy nhìn nhé). Môn Sinh: Học lại trong 15 phút. Phần 1: ngắn và dễ thuộc nên chỉ nhẩm lại trong 3, 4 phút, hoặc tưởng tượng lại các gạch đầu dòng. Đừng bỏ qua nhé! Nhiều bạn chủ quan bỏ qua là đến lớp cô gọi lên quên ngay đấy! Phần 2: Khó hơn: ta có thể dành cho nó 5 – 7 phút được không nhỉ? Còn lại phần 3: Chà, có vẻ khó “ăn” đây. Tưởng tượng các ý chính, hình dung từng ý tri ển khai thành bao nhiêu ý nhỏ, trong ý nhỏ cô cho ghi những gì? Mình đã thực sự hi ểu ch ưa, nếu chưa hiểu, xin mời xem lại ngay SGK hoặc đến lớp hỏi bạn luôn nhé! Đừng học theo kiểu “đầu voi, đuôi chuột”, nghĩa là học đoạn đ ầu thật kĩ, th ật thu ộc, đoạn sau không đủ thời gian học nữa. Nguy hiểm quá! Phải học đều, học tổng thể đ ể nắm được toàn bộ bài học. Teens nhớ nhé! Ngoài ra, còn có một khoảng thời gian học về đêm từ 7g - 9g. Hai giờ này giúp Teens củng cố lại các phần bài bạn chưa thuộc kỹ, chưa nắm bắt. Thời gian này Teens hệ thống bài một cách chắc chắn hơn. Và trước khi lên giường ngủ, chúng mình còn có một giờ nữa đ ể nhẩm lại bài. Bây giờ trước mặt Teen, các môn bài được học thuộc làu và bài tập toán của hôm nay cũng đã giải quyết xong. Tuy nhiên, Teen cũng nên ngồi lại trước chồng vở, nhưng đừng mở sách, mà hãy tự lần lượt ôn lại từng môn xem bạn đã nắm chắc kiến thức cơ bản một cách nằm lòng chưa? Phần nào quên – chúng mình mở sách - và ph ải gi ải quyết ngay
  4. tại chỗ. Môn nào cũng thế vì đây là giờ học quyết định cuối cùng trước khi bạn đến lớp. Sau cùng bạn cũng nên mở bài tập toán ra, rà xét lại lần cuối xem các phần bài tập mình làm có chính xác chưa. Có chỗ nào thiếu sót không? Thời gian buổi sáng này của Teens là thời gian ôn tập thì chính xác hơn. Bạn ôn l ại l ần cuối cho chắc chắn trước giờ lên lớp. Còn một vấn đề nữa là cần dành một ít thời gian đ ể xem trước phần bài mới. Chúng mình nên xem trước để "làm quen" với nó. Ðể đến lúc thầy cô giảng bài ở lớp mình sẽ mau chóng nắm bắt. Nhất là bộ môn toán là Teens cần ph ải chu ẩn bị bài mới trước, nếu chúng mình không muốn gặp tình trạng lúng túng ngỡ ngàng, khi th ầy cô đặt vấn đề bài mới trước lớp. Nói tóm lại: Thời gian mà Teens tiếp thu bài mau thuộc nhất là thời gian từ 4h – 6h bu ổi sáng. Teens nên tận dụng giờ học này và nên thập thói quen tốt đó trong suốt đời học sinh của mình. Chắc chắn Teens sẽ không lùi bước trong việc học. Có thắc mắc rằng vậy thì giờ nghỉ quá ít ỏi liệu có đủ sức khỏe để học tập không? Ban ngày Teens dành thời gian nghỉ trưa một giờ, và 6 giờ của đêm để ngủ. Hãy ngủ với gi ấc ngủ thật sâu, không mộng mị là đủ đem lại sức khỏe cho Teens. Không phải ngủ nhiều mới có sức khỏe tốt đâu nhé! Học nhưng cũng cần nghỉ ngơi, giải trí đúng không? Hãy cố gắng thu xếp thời gian đ ể gi ải lao vào cuối tuần Teens nhé! Đi chơi cùng bạn bè, hoặc nghỉ ngơi tại nhà cùng gia đình, phương án nào cũng tuyệt đúng không! Để “ghim” một vấn đề nào đó trong bộ nhớ cũng cần phải có phương pháp. Thực tế có nhiều Teens chỉ nghe nói ghi dàn bài, nhưng chưa rõ phương thức ghi cụ thể ra sao. Và nói là nhẩm trong óc nhưng thực sự không biết nên bắt đ từ đâu cả… Chúng mình cùng theo dõi nhé! 1. Ghi thành dàn bài ­ Trước tiên Teens đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần ­ 2 lần ­ hoặc cũng có thể là 3 lần, đến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Vì có hiểu sơ bộ bài chúng mình mới lập được dàn bài. Bạn chia nội dung toàn bài thành 3 phần chính (Ví dụ là I ­ II ­ III). Trong phần I ­ có nhiều mục nhỏ, bạn có thể sắp xếp c mục nhỏ ấy gọi là "tiêu đề" bằng những chữ số:1, 2, 3...  ­ Và tiếp theo các phần II, III cũng thế. Mỗi phần đều có những tiêu đề riêng.  ­ Nhưng trong mỗi phần đều có những yêu cầu quan trọng của nó. Bạn nên ghi nhận cụ thể các phần quan trọng ấy trong mỗi phần của dàn bài, có thể gạc dưới hoặc viết đậm để dễ nhớ.  ­ Ðã có dàn bài chi tiết rồi sẽ là điều kiện giúp bạn dễ dàng việc học bài sau đó. 2. Nhẩm trong óc Teens hệ thống bài bằng cách "nhẩm trong óc" nhẩm từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sa phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài.  ­ Lần thứ hai, chúng mình hãy bắt đầu nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn.  ­ Lần này Teens ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại ch nhuần nhuyễn. 
  5. ­ Lần thứ ba, hãy hệ thống lại bài và đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Teens xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. N chỗ nào vướng mắc lậ
  6. t dàn bài ra xem. 
  7. Nếu bạn bị chứng mất tập trung thường xuyên, bạn cũng đừng nên quá lo lắng. Vì có khoảng gần 4% học sinh cũng  bị chứng mất tập trung như bạn.  Ngoài ra, nhiều học sinh cũng có đôi lúc mắc phải triệu chứng này.  Bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn sau để có thể khắc phục được chứng mất tập trung của mình. Học trong lớp Trả lời không đúng lượt, hoặc tự dưng ngắt lời thầy cô trong lớp là những biểu hiện thường xuyên, nhưng dù sao,  bạn cũng biết là bạn đang cố gắng học. ­ Hãy viết câu hỏi hoặc nhận xét của bạn ra giấy trước khi phát biểu.  ­ Tập thói quen giơ tay xin phát biểu trước khi nói. Ghi chép một nhiệm vụ của học sinh. Các kỹ năng dưới đây có thể hữu ích:  ­ Mang máy thu âm đến lớp  ­ Học với một người trong lớp  ­ Thực ra, nếu bạn bị bệnh mất tập trung thường xuyên, nghe giảng trên lớp không phải là cách học hơp lý nhất. Bạn  nên xin thầy cô một bảng tóm tắt nội dung bài giảng, hoặc hỏi xem liệu có cách nhận bài giảng bằng cách phương tiện  khác không. 
  8. Để làm theo đúng hướng dẫn của giáo viên: ­ Rút ngắn các hướng dẫn thành một hoặc hai hướng dẫn ngắn gọn và làm theo. Bạn cũng có thể tham khảo và kiểm  tra lại với thầy cô giáo. Hoặc hỏi xem thầy cô có thể chia nhỏ các bài tập, hoặc dự án thành các bước để bạn dễ hoàn  thành được không.  Học ở nhà Để tập trung hơn:  ­ Nên tìm một chỗ yên tĩnh ở nhà, tránh tiếng ồn của các thành viên khác trong gia đình, hoặc chó  mèo, TV, điện thoại, nhạc…  ­ Nếu nhà chật, bố mẹ hoặc gia sư có thể tìm cho bạn một chỗ trong thư viện, nhà hàng xóm, chùa,  hoặc nhà thờ (những nơi yên tĩnh)…  ­ Headphones có thể giúp tránh tiếng ồn và giúp bạn tập trung. ­ Tạo thói quen thường xuyên và thời gian học cố định. Để ghi nhớ tốt hơn ­ Tạo "thói quen thường xuyên"! Ví dụ, trước khi đến trường, kiểm tra sách vở, dụng cụ theo cùng một  cách giống nhau qua các ngày. Nhờ ai đó giúp bạn tạo thói quen hoặc nhắc nhở những ngày đầu.  ­ Giữ các bài, tài liệu ở một ngăn của cặp sách. Nói với thầy cô về điều đó.  ­ Giữ danh sách các việc cần làm trong cặp sách.  Để giúp nhớ các tiểu tiết:  ­ Cùng bố mẹ, bạn cũng lớp hoặc gia sư xem qua các bài tập bạn đã làm.  ­ Dùng phần kiểm tra ngữ pháp và chính tả nếu bạn gõ bài bằng máy vi tính.  ­ Hãy nhớ rằng, nếu bạn hay sơ suất, hoặc quên các việc nhỏ, không có nghĩa là bạn khôg thông  minh, mà thực ra là một triệu chứng của bệnh mất tập trung thường xuyên.  Tìm trợ giúp trong học tập Lo cho mình và tìm sự trợ giúp nếu cần:  Lòng kiên trì là thử thách cơ bản với những người bị mất tập trung thường xuyên. Nếu bạn đang cảm  thấy không vui, chán nản với công việc hoặc học tập thì hãy tìm ai đó có thể giúp bạn. Gia đình, thầy  cô, các chuyên gia cũng như chính bản thân chúng ta. Kiên trì là điều quan trọng nhất. Lời khuyên của  họ phải tích cực, và hợp lý và nếu không được vậy, thì hãy cố gắng tìm ra là vì sao. Dựa theo Studygs của Joe Landsberger. Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Thanh Hương.
  9. Gieo suy nghĩ, gặt hành động.  Gieo hành động, gặt thói quen. Gieo thói quen, gặt tính cách. Gieo tính cách, gặt số phận. Thói quen luôn đồng hành với mỗi người trong cuộc sống. Thói quen  nhiều người nghĩ chỉ là những điều nhỏ nhặt, nhưng thực sự, nó làm  nên con người bạn, số phận bạn. Tạo được một thói quen tốt, đó là  thành công rất lớn của mỗi người, nhất là trong học tập. Bạn có  thể  chuẩn bị   để  thành công trong quá  trình học tập. Hãy cố   gắng tăng cường và  cảm thấy hứng thú  với những thói quen sau,  hiệu quả sẽ rất bất ngờ đấy. Phải có trách nhiệm với bản thân. Điều này có nghĩa là bạn phải có khả năng xác định rõ những ưu tiên   của bạn, thời gian và  những  điểm mạnh của bạn. Khi học hay làm   bất cứ một bài nào, bạn phải luôn cố gắng hết sức để hoàn thành nó.   Thực tế, trong quá  trình học tập, nhiều Teesn tự  “ve vuốt” mình, tự   thỏa mãn với những gì  mình  đã  làm. Chính  điều  đó  làm cho Teens   mất dần đi trách nhiệm với bản thân. Phải biết đặt bản thân, những giá trị và nguyên tắc của bản thân  vào vị trí trung tâm. Một người tự  lập là  phải biết tự  vận  động,  đừng  để  bạn bè  và  người  khác  áp  đặt ra cho bạn  điều gì  là  quan trọng. Chính bản thân bạn  mới biết điều gì là cần nhất trong học tập cho bạn trong lúc này, bởi  bạn nắm được những điểm yếu cũng như những hạn chế của mình rõ   hơn ai hết. Việc hôm nay chớ để ngày mai.
  10. Cố lên nào! Hoàn thành ngay trong hôm nay! Chần chừ  trong công việc,  để  dành việc sang ngày hôm sau,  đó  là  tâm lí  chung của rất nhiều người. Tuy nhiên một trong những thói   quen để học tập thật hiệu quả, đó là hãy tuân theo những ưu tiên bạn   đã đặt ra cho chính mình, và đừng để ai đó hay những ý thích của họ  khiến bạn sao nhãng những cái đích của mình. Hãy hoàn thành tốt công việc của ngày hôm nay ngay từ  bây giờ.   Đừng bao giờ để bị tồn đọng việc, bạn nhé! Khám phá  ra thời  điểm và  nơi làm việc hiệu quả  nhất  đối với  bạn. Sáng, chiều, tối; lúc nào là lúc bạn có thể tập trung nhất và làm việc   hiệu quả nhất? Hãy dành khoảng thời gian này để làm việc khó nhất.
  11. Không gian, thời gian học tập phải tốt! Hãy luôn coi mình là người chiến thắng. Dù   đó  là  vì  lợi  ích của bạn, hay của bè  bạn, của thầy cô  hay những   người hướng dẫn, bạn là người chiến thắng khi bạn làm việc hết mình   và  cống hiến hết mình cho lớp học của bạn. Nếu bạn hài lòng với  những gì bạn làm, đỉểm số sẽ chỉ là sự kiểm chứng cho phần nổi của   những công việc của bạn, nói cách khác,  điểm chỉ  là  một kết quả   trong   số   những   điều   bạn   thu   được.   Khi  được  điểm thấp  đừng có  buồn nhé! Chỉ  cần bản thân mình cố   gắng là ok rồi. Trước   tiên,   hãy   hiểu   mọi   người,   sau   đó   hãy   cố   gắng   để   mọi   người hiểu mình. Khi bạn có trục trặc với giáo viên, chẳng hạn như  thắc mắc về  điểm  số, hay bạn muốn nộp bài trễ hơn thời hạn thầy cô đã đặt ra, hãy đặt   mình vào địa vị của thầy cô. Bây giờ, bạn hãy tự hỏi mình xem khi đó   thì cách trình bày như thế nào sẽ dễ được thầy cô chấp nhận. Hãy tìm ra những giải pháp tốt hơn cho một vấn đề. Nếu như  bạn không hiểu sách giáo khoa viết gì, bạn không nên chỉ  đọc lại. Hãy thử một cách nào khác xem! Hãy thử hỏi ý kiến thầy cô,  
  12. gia sư của bạn, hay bạn bè… Liên tục thử thách chính mình. Tự  tạo cho mình một thói quen là  tìm cơ  hội cho chính mình  để  thử   thách chính bản thân mình.Khi  đó  bạn sẽ  năng  động và  sáng tạo   hơn   nhiều   đấy. Chúc các bạn thành công!  Vị Hoàng (tổng hợp) "Nhớ  nhớ  quên quên",  đã  bao giờ  teen cảm thấy vô  cùng bất  lực chưa? Tại sao mãi mình không thể  nhớ   được vấn  đề   đó  mặc dù   đã  hết sức tập trung? Hãy thử  vài cách sau xem sao   nhé! Bằng cách nào bộ  não có  thể  thu nhận và  ghi nhớ  thông tin?  Có  từ  10 tỉ   đến 100 tỉ  nơ­ron thần kinh  liên quan  đến  điều  này trong một bộ  não. Cùng một lúc, chúng có  thể  xử  lý   đến  10.000 đơn vị thông tin. Ta ngày càng già đi, ghi nhớ khó khǎn  hơn, phản xạ  và  xử  lý  thông tin chậm lại. Nơ­ron không tự  tái  sinh,   càng   nhiều   tuổi   số   nơ­ron   càng   ít   dần.   Từ   dễ... Trước hết hãy bắt đầu bằng việc nhớ tên một người mới quen.  Thường chúng ta không để ý đến cái tên ngay từ đầu được giới  thiệu, nên dễ quên nó. Vì thế cần phải lắng nghe cái tên đó khi   nó   được nói ra. Hãy nhắc  đi nhắc lại tên người kia trong cuộc  nói chuyện. Bên cạnh đó, hãy tìm cách liên hệ một cái tên với 
  13. điều gì   đó, vật gì   đó   để  dễ  liên tưởng. Trong trường hợp cái tên  đó  không gợi  cho chúng mình sự liên tưởng, hãy thay  thế  nó  bằng một từ  tương tự. Trí  nhớ  sẽ  dễ   dàng   gợi   lại   mắt   xích   này. ...   Đến   khó Nhiều khi, một danh sách có những tiêu đề, những mục không  có liên hệ gì với nhau. Phương pháp để nhớ là xắp sếp chúng   vào một hệ  thống. Hãy tạo hình  ảnh cho mỗi  đề  mục, liên kết  hình   ảnh   của   tiêu   đề   này   với   tiêu   đề   kia   và   tiếp   tục.   Chẳng hạn, chúng mình cần mua sữa, bóng  đèn, bánh mì,  hành và kem tại siêu thị. Hãy bắt đầu nhớ bằng việc nối bánh  mì  với sữa. Hình  ảnh: Sữa phết lên bánh mì. Tiếp  đến, nối   bánh  mì   với  bóng  đèn.  Hình  ảnh: cùng vần b.  Tiếp  tục nối  hành   và   kem. Xin nhớ  là   để  tạo ra mối liên hệ, Teens nên xây dựng những  mỗi liên hệ  có  tính khôi hài. Chẳng hạn một gương mặt rỗ  có  thể liên hệ với ma trận!
  14. Teens có thể sử dụng cách này khi học ngoại ngữ với các từ   mới. Qua quan sát, cứ  15 người  được yêu cầu nhớ  5 vật trong một  danh sách thì  8,5 người nhớ   đủ  5. Nếu sử  dụng phương pháp  trên   tỉ   lệ   là   14,3. Nhớ   những   gì   đã   đọc Cố   định chỗ  ngồi học trong phong cảnh quen thuộc. Suy xét,  tìm tòi kiến thức mới trong mối liên hệ  với kiến thức  đã  học.   Cần duy trì  việc học thường xuyên hàng ngày chứ  không dồn  vào học cấp tập liên tục.  Có  thời gian nghỉ  ngắn giữa thời  gian   học. Hãy tập trung vào những nhóm kiến thức mình cần lĩnh hội.  Đọc một cuốn sách, cần xem tên sách, mục lục và  lời giới  thiệu để có một cái nhìn tổng quan sơ bộ. Đọc câu mở đầu và  kết luận của mỗi phần, vì   ở   đây thường chứa  đựng nội dung 
  15. chính. Khi đọc, không chỉ bằng mắt. Hãy đọc bằng cả tai, mũi và xúc  giác nữa. Hình dung về đối tượng trong cái nhìn tổng thể . Ghi   lại   những  nét   chính   bạn  tiếp  thu   được   từ   những  gì   đã   đọc. Thực tế  cho thấy, sau 24 giờ  ngồi học và   đọc, có   đến  80%  lượng thông tin tạm thời bị  quên.  Đừng lo! Nếu chúng mình  xem lại những gì   đã   đọc, chỉ  một vài dòng, sẽ  gợi cho teens  nhớ lại rất nhiều. Khi gặp một sự kiện, một bài tập có liên quan  đến những gì   đã  học, mình sẽ  hình thành những  đường dây  liên hệ trong bộ não để giải quyết vấn đề. Trí  nhớ  của con người là  vô  hạn,  đơn giản là  chúng ta thường  không biết cách luyện tập trí nhớ một cách đúng đắn. Kinh nghiệm chỉ  ra rằng, tập trung chú   ý, liên tưởng và  lặp lại  nhiều   lần   sẽ   có   một   trí   nhớ   tốt. Để  có  thể  tập trung tốt bạn luôn cần phải biết hít thở. Hãy hở  thật sâu khoảng 5 giây, nắm chặt bàn tay. Sau  đó  từ  từ  thở  ra   bằng miệng và thả  lỏng bàn tay. Thực hiện bài tập này khoảng  5   lần. Tăng khả  năng tập trung cũng có  thể  bằng cách luyện tập thể  dục. Luyện tập thể dục sẽ làm tăng lượng ôxy vào não. Đặc biệt  hiệu quả  nếu mỗi ngày bạn  đi bộ  khoảng 15 ­ 20 phút. Tuy   nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, những gì  mà  bạn yêu thích, 
  16. bao   giờ   cũng   dễ   dàng   ghi   nhớ   hơn   và   không   cần   tập   trung   nhiều. 4   bài   tập   dưới   đây   sẽ   giúp   bạn   có   một   trí   nhớ   tốt: Bài tập 1: Liên tưởng Hãy để cho ai đó đọc thật chậm từng cặp từ một. Bạn hãy chú ý  lắng nghe và  cố  gắng ghi nhớ, sau  đó  hãy  đề  nghị  người  đối  diện  đọc lại cho bạn từ  thứ  nhất trong những cặp từ   đó, từ  thứ  hai   b ạn   sẽ   tự   nhớ. VD: 1. gà ­ trứng, dao ­ cắt, ngựa ­ cỏ, sách ­ đọc, gà ­ gáy, bút  ­   v ở,   bò   ­   sữa… 2. lông ­ nước, kính ­ lỗi, chuông ­ trí  nhớ, bồ  câu ­ bố, thùng   nước   ­   tàu   điện…. Bài tập 2: Phát triển tưởng tượng thị giác
  17. Hãy nhắm mắt và  tưởng tượng ra các bức tranh mà  bạn  đang  nói   ra. Ví   dụ   như:   1.   Con   sư   tử   đang   vồ   con   sơn   dương 2.   Im   lặng   trong   bóng   tối 3.   Vết   bẩn   trên   bộ   quần   áo   yêu   thích 4.   Kim   cương   tỏa   sáng   dưới   mặt   trời 5.   Tiếng   k êu   hoảng   h ốt   trong   đêm 6.   Chiếc   bánh   hạnh   nhân   trong   hộp. Sau đó bạn hãy nhớ lại và viết ra tất cả tên những bức tranh đó.  Nếu bạn nhớ nhiều hơn 6 bức tranh thì bạn đã luyện tập bài tập  này   thành   công.
  18. Bài  tập   3:  Luyện  tập   khả  năng   tiếp   nhận   thông  tin  bằng  cách nói Hãy   đề   nghị   ai   đó   đọc   cho   bạn   khoảng   10   từ. Ví  dụ: sáng, bạc, trẻ  em, sông, miền bắc, cao, bắp cải, cốc,  trường,   ủng. Bạn cần phải nói lại những từ  này  đầy  đủ  và  theo  đúng trật tự  mà   b ạn   đã   được   nghe. Bài tập 4: 
nguon tai.lieu . vn