Xem mẫu

  1. CÁC THÁCH THỨC TRONG THU HÚT VỐN FDI TẠI VIỆT NAM Nguyễn Xuân Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh Võ Thị Thắm HQ5 - GE11 Tóm tắt FDI là một trong những thành phần quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Trong suốt hơn 30 năm mở cửa thì FDI đã giúp ích rất nhiều cho nền kinh tế, gồm có nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH, v.v.. Tuy nhiên, vẫn còn những điều chưa thực hiện tốt như là: vốn FDI thực hiện thấp, quy mô vốn mỗi dự án nhỏ, tập trung vào những ngành công nghiệp giản đơn và trung bình, vấn đề ô nhiễm môi trường chưa được quan tâm chú ý. Mặc dù nước ta có rất nhiều những lợi thế trong thu hút như: nguồn lao động rẻ và dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi, thiên nhiên ưu đãi, chính trị ổn định và nền kinh tế phát triển khá đều qua các năm nhưng vẫn còn gặp nhiều bất cập trong quá trình nhận FDI, đặc biệt là về vấn đề môi trường. Từ đó, nước ta đối mặt với những thách thức trong việc thu hút FDI. Từ khóa: FDI (Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài), thách thức, Việt Nam 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đối với nền kinh tế của một quốc gia thì thu nhập là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế của đất nước đó, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển thì yếu tố này chưa được đảm bảo, vì thế đã gây ra ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế: Khi thu nhập thấp, khả năng tiêu dùng thấp dẫn đến thị trường tiêu thụ không hấp dẫn, tốc độ chu chuyển hàng hóa chậm do đó sẽ không khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn ra để đầu tư do lợi nhuận thu được thấp. Nền kinh tế hoạt động trì trệ và năng lực sản xuất giảm xuống làm cho tích lũy tư bản ở các nước này chưa đủ để phát triển những ngành sản xuất thiết yếu. Cứ như vậy, năng lực sản xuất giảm làm cho thu nhập của người lao động cũng thấp, cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói cứ thế tiếp tục mà thu nhập của một đất nước thường đến từ ba khu vực chính: Chính phủ, các doanh nghiệp và hộ gia đình. Đối với Chính phủ của một nước đang phát triển thì đến chủ yếu từ thuế, dù tỷ lệ đánh thuế có cao nhưng dung lượng của nền kinh tế còn nhỏ nên thuế thu được vẫn còn nhỏ. Không những thế, đối với các nước này thì nhu cầu phát triển đất nước ngày càng cao, cho nên chi tiêu của Chính phủ ngày càng lớn. Bên cạnh đó, hàng năm Chính phủ phải chi trả các khoản nợ lớn cho nước ngoài cho nên tiết kiệm từ khu vực 418
  2. chính phủ là rất ít. Đối với các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh, doanh nghiệp quốc doanh thì hoạt động kém hiệu quả và phụ thuộc nhiều vào Chính phủ, còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên về số lượng nhưng vẫn còn hoạt động đơn lẻ và chưa sôi động nên lợi nhuận thu được chưa cao; từ đó, tiết kiệm từ các doanh nghiệp chưa cao. Xét đến khu vực hộ gia đình, thu nhập bình quân đầu người tại các nước đang phát triển thấp hơn nhiều so với các nước phát triển và so với mặt bằng chung của thế giới. Đại bộ phận thu nhập của họ chỉ đủ để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày, do đó phần dành cho tiết kiệm của các hộ gia đình thấp và việc huy động là rất khó khăn. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì vốn đầu tư nước ngoài là một trong những điều kiện quan trọng để giúp đất nước thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo. Trong khi đó, nguồn vốn ODA thì tạo ra được một lượng vốn lớn nhưng lại có nhược điểm lớn nhất là làm tăng áp lực về chính trị nên chỉ sử dụng vào giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa. Còn đối với nguồn vốn FDI được xem là một giải pháp hiệu quả để đưa nền kinh tế Việt Nam đi lên. Tính đến nay, Việt Nam ta đã trải qua 32 năm thực hiện chính sách mở cửa giao thương với các nước trong khu vực và trȇn thế giới và thu hút không ít đầu tư nước ngoài nhờ vào việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài vào năm 1987. Hơn 30 năm qua, đầu tư nước ngoài đã đồng hành cùng tiến trình đổi mới và mở cửa nền kinh tế, đưa Việt Nam từ một nước kém phát triển trở thành một nước có thu nhập trung bình, có vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế. Cụ thể là, việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – Foreign Direct Investmet) đã đạt được những mục tiêu về thu hút vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết các vấn đề liên quan đến công ăn việc làm cho người dân, động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để ta tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh rất nhiều những kết quả tốt đã đạt được thì vẫn còn tồn tại những điều chưa làm được. Điều đó tạo ra những thách thức và khó khăn trong quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TẠI VIỆT NAM 2.1. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian qua 2.1.1. Một số kết quả đã đạt được trong thu hút vốn FDI tại Việt Nam Thứ nhất, FDI góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, giúp nền kinh tế tăng trưởng 30 năm qua, cùng với việc phát huy nội lực thực hiện công cuộc đổi mới, chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khu vực FDI trở thành nhân tố quan trọng trong sự phát triển nhanh chóng và ổn định của kinh tế Việt Nam, tạo ra sự thay đổi đáng kể về diện mạo và cơ cấu của nền kinh tế. 419
  3. Bảng 1: Đóng góp của khu vực FDI vào tốc độ tăng trưởng kinh tế Nguồn: GSO và tự tính toán Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, FDI đóng góp khoảng 1/5 tăng trưởng GDP, 50% sản lượng công nghiệp và khoảng 3/4 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2017. Một ví dụ điển hình trong vai trò của FDI đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế là đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Đó là kết quả thu ngân sách nhà nước của tỉnh Vĩnh Phúc trước khi thu hút 2 dự án của Toyota va Honda từ Nhật Bản tăng từ khoảng 100 tỷ đồng (tại thời điểm tách tỉnh Vĩnh Phú thành Vĩnh Phúc và Phú Thọ) lên đến 30.000 tỷ đồng trong năm 2017. Hai dự án này đã tạo ra những thay đổi rõ rệt trong nền kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc, tạo ra công ăn việc làm, dịch vụ mới, đặc biệt là làm thay đổi tư duy lãnh đạo Vĩnh Phúc. 420
  4. Thứ hai, FDI thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH - HĐH Bảng 2: Thu hút FDI trong giai đoạn 1988 - 2015 theo ngành Nguồn: GSO FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng tích cực. Hiện nay, tính đến năm 2018, 57,4% vốn FDI tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, chiếm tỷ trọng cao nhất với 195,3 tỷ USD, tạo ra 50% giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ chốt của nền kinh tế như dầu khí, điện tử, viễn thông… tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 57,9 tỷ USD (chiếm gần 17% tổng vốn đầu tư), sản xuất, phân phối điện, khí nước với 23 tỷ USD (chiếm 6,7% tổng vốn đầu tư). Theo chuyên gia Raymond Mallon, mức độ và sự đa dạng của các nguồn đầu tư và lĩnh vực đầu tư FDI đã mở rộng trong ba thập kỷ qua. FDI đã giúp chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam thành một nền kinh tế công nghiệp hóa nhanh chóng với các ngành sản xuất, dịch vụ và nông nghiệp ngày càng đa dạng hơn. FDI đã góp phần nhất định vào việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu và tiếp thu một số công nghệ tiên tiến, giống cây, giống con có năng suất, chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo ra một số phương thức mới, có hiệu quả cao, nhất là các dự án đầu tư vào phát triển nguồn nguyên liệu, góp phần cải thiện tập quán canh tác và điều kiện hạ tầng yếu kém, lạc hậu ở một số địa phương. Khu vực ĐTNN đã tạo nên bộ mặt mới trong lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao như khách sạn, văn phòng căn hộ cho thuê, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn luật, vận tải biển, logistics, siêu thị... Các dịch vụ này cũng góp phần tạo ra phương thức mới trong phân phối hàng hóa, tiêu dùng, kích thích hoạt động thương mại nội địa và góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. 421
  5. Thứ ba, FDI tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn lao động và thay đổi cơ cấu lao động Ngoài tạo việc làm, khu vực FDI đã góp phần nâng cao chất lượng và thay đổi cơ cấu lao động. Đến nay, khối doanh nghiệp FDI tạo việc làm cho hơn 3,6 triệu lao động trực tiếp và từ 5 - 6 triệu lao động gián tiếp, có tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu lao động. Thông qua hoạt động của FDI, công nhân, kỹ thuật viên và cán bộ quản lý người Việt được đào tạo tại chỗ và bên ngoài, nâng cao trình độ. Một bộ phận trong số họ có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn có thể thay thế chuyên gia nước ngoài. Thông qua hiệu ứng lan tỏa lao động mà FDI đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn lao động Việt Nam. Thứ tư, FDI là kênh chuyển giao công nghệ, giúp nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế Lợi ích quan trọng mà FDI mang lại đó là công nghệ khoa học hiện đại, kỹ xảo chuyên môn, trình độ quản lý tiên tiến. Các khu vực FDI sử dụng công nghệ cao hơn hoặc bằng công nghệ tiên tiến đã có trong nước và thuộc loại phổ cập trong khu vực. Khi đầu tư vào một nước nào đó, chủ đầu tư không chỉ vào nước đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu... (hay còn gọi là cộng cứng) trí thức khoa hoạch bí quyết quản lý, năng lực tiếp cận thị thường... (hay còn gọi là phần mềm.) Do vậy đứng về lâu dài đây chính là lợi ích căn bản nhất đối với nước nhận đầu tư. FDI có thể thúc đẩy phát triển các nghề mới, đặc biệt là những nghề đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao. Vì thế nó có tác dụng to lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, dịch chuyển cơ cấu kinh tế, tăng nhanh của các nước nhận đầu tư. FDI đem lại kinh nghiệm quản lý, kỹ năng kinh doanh và trình độ kỹ thuật cho các đối tác trong nước nhận đầu tư, thông qua những chương trình đào tạo và quá trình vừa học vừa làm. FDI còn mang lại cho họ những kiến thức sản xuất phức tạp trong khi tiếp nhận công nghệ của các nước nhận đầu tư. FDI còn thúc đẩy các nước nhận đầu tư phải cố gắng đào tạo những kỹ sư, những nhà quản lý có trình độ chuyên môn để tham gia vào các công ty liên doanh với nước ngoài. Một ví dụ điển hình trong đóng góp của FDI đối với phát triển sản xuất trong nước là hợp tác đầu tư giữa Công ty viễn thông lớn nhất của Australia - Telstra đã hợp tác cùng đối tác Việt Nam (VNPT) để xây dựng cơ sở hạ tầng vệ tinh. Nhờ đó, Việt Nam đã có ngành công nghệ thông tin và viễn thông không thua kém bất kỳ nước nào trong ASEAN. Việt Nam, từ nước lạc hậu nhất, có cước dịch vụ đắt nhất, đã trở thành nước dẫn đầu Đông Nam Á về công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông, với cước dịch vụ rẻ nhất và mạng Internet đã trở nên rất phổ biến ở Việt Nam và số người Việt Nam dùng smartphone lên đến hơn 50 triệu người. 422
  6. Thứ năm, FDI làm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của quốc gia Thông qua việc nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh hàm lượng công nghệ trong sản phẩm, chi phí lao động thấp, trình độ chuyên môn của lao động đã và đang đi lên và các yếu tố khác đã giúp cho sản phẩm từ các khu vực FDI ngày càng có sức cạnh tranh, tạo áp lực lên các sản phẩm khác ngoài khu vực, làm cho chất lượng sản phẩm ngày càng tăng. Từ đó mặt bằng chung về chất lượng, tính cạnh tranh của các doanh nghiệp và cả nước tăng theo. Ngoài ra còn có sự trợ giúp của các chính sách kinh tế, cán cân thanh toán quốc tế thuận lợi, dễ dàng giao thương và hợp tác, tất cả đã giúp cho FDI làm tốt trong việc đẩy mạnh năng lực cạnh tranh. Thứ sáu, FDI góp phần nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, tạo thêm áp lực cải thiện môi trường kinh doanh, và hội nhập quốc tế Bên cạnh việc được nhận chuyển giao công nghệ, thì các doanh nghiệp trong khu vực FDI còn thừa hưởng được những kinh nghiệm trong công tác quản lý doanh nghiệp, học hỏi được tác phong và tư duy mới mẻ và tiến bộ, đưa nền văn hóa công việc theo hướng tích cực; Gián tiếp thúc đẩy hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách ngày càng công bằng, bình đẳng, công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế. Tạo nên lớp lao động năng động, sáng tạo và hòa nhập với quốc tế. Đồng thời, hoạt động thu hút vốn FDI góp phần giảm căng thẳng và phá vỡ thế bao vây, cấm vận, giúp mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới để đi đến hợp tác. Đó cũng là điều kiện thuận lợi giúp ta tham gia các tổ chức trong khu vực và quốc tế có lợi về kinh tế, chính trị, xã hội khác. 2.1.2. Một số vấn đề còn hạn chế trong việc thu hút vốn FDI tại Việt Nam Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc thu hút vốn FDI trong những năm vừa qua thì vẫn còn tồn tại những hạn chế chưa làm được bao gồm các nội dung sau: Thứ nhất, vốn FDI thực hiện thấp, quy mô vốn trên 1 dự án nhỏ, tập trung vào những ngành công nghiệp giản đơn với công nghệ ở mức trung bình Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính theo lũy kế đến ngày 20/12/2018, cả nước có 27.353 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 340,1 tỷ USD. Tuy nhiên vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 191,4 tỷ USD, bằng 56,2% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. 423
  7. Hình 1: Thu hút FDI vào Việt Nam Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Từ thập niên 1990, vốn FDI vào châu Á đầu tư cho các ngành công nghiệp máy móc với giá trị gia tăng cao và nhu cầu trên thị trường thế giới lớn mạnh, như đồ điện gia dụng, ô tô, máy tính cá nhân, v.v.. nhưng FDI vào Việt Nam lại chủ yếu là những ngành dùng nhiều lao động giản đơn như may mặc, giày dép, và trở thành những ngành xuất khẩu chủ đạo, gần đây tỷ trọng vốn FDI vào ngành công nghiệp điện tử mới tăng cao. Các doanh nghiệp FDI chủ yếu tập trung vào hoạt động gia công, lắp ráp, nguyên vật liệu chủ yếu nhập từ nước ngoài nên giá trị gia tăng chưa cao, trong khi Việt Nam là một nước có thế mạnh về nông nghiệp, tỷ trọng vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI vào sản xuất kinh doanh ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản rất thấp và có xu hướng giảm dần. Trong giai đoạn 2005 - 2014, Việt Nam thu hút được gần 13.000 dự án, vốn đầu tư bình quân khoảng 7,2 triệu USD/dự án. Các dự án phần lớn có quy mô không lớn và chỉ có công nghệ đạt mức trung bình. Theo báo cáo Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (2012) trên cơ sở khảo sát 1.155 doanh nghiệp của 47 quốc gia, đại diện cho 21% số doanh nghiệp FDI đang hoạt động thì “doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có quy mô tương đối nhỏ và có lợi nhuận thấp, chủ yếu làm thầu phụ cho các công ty đa quốc gia lớn hơn, do đó thường nằm trong khâu thấp nhất của giá trị sản phẩm”; khoảng 5% doanh nghiệp FDI hoạt động trong ngành công nghệ hiện đại, 5% vào dịch vụ khoa học - công nghệ, 3,5% vào dịch vụ tài chính, quản lý đòi hỏi kỹ năng cao. Phần lớn các doanh nghiệp FDI chủ yếu đầu tư vào các ngành có thể tận dụng được nguồn lao động giá rẻ, tài nguyên rẻ của Việt Nam, các ngành có thể gây ô nhiễm cho môi trường như may mặc, da giày, thủy sản… 424
  8. Kỷ yếu Hội thảo 25 năm thu hút FDI (2012) cho thấy, chỉ có 5% doanh nghiệp FDI có công nghệ cao, 80% có công nghệ trung bình và 14% có công nghệ thấp. Công nghệ trung bình và công nghệ thấp là các công nghệ đã lạc hậu, ô nhiễm môi trường. Tóm lại, nếu xét về góc độ thu hút FDI, Việt Nam chưa thực thi được các ưu tiên như đã đề ra trong chính sách, về cơ bản, FDI vào Việt Nam vẫn dựa trên các lợi thế theo đánh giá của nhà đầu tư (lao động rẻ, nhiên liệu rẻ, tài nguyên, thị trường đông, tiêu chuẩn về môi trường thấp…). Thứ hai, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp FDI có xu hướng giảm Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI chưa đạt hiệu quả cao. Trong giai đoạn từ 2006 - 2014, tỷ suất lợi nhuận trên vốn và trên doanh thu đều có xu hướng giảm. Có quá ít dự án đầu tư cho cơ sở hạ tầng cũng như là tỷ trọng dự án trong nông - lâm - ngư nghiệp còn rất thấp, và có nguy cơ giảm dần mặc dù đó là những ngành thế mạnh của nước ta. Về ngành dịch vụ, tuy các dự án bất động sản có quy lớn chiếm tỷ trọng cao nhưng đa phần triển khai chậm, điều này gây lãng phí đất và vay vốn trong nước. Bên cạnh đó, các lĩnh vực về giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe và tài nguyên môi trường cũng không được chú ý, tồn tại rất nhiều hạn chế. Bảng 3: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp FDI Nguồn: GSO 425
  9. Thứ ba, vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường chưa được quan tâm đánh giá đầy đủ Theo nghiên cứu của Đinh Đức Trường (2015) tại 80 doanh nghiệp FDI trong các ngành có khả năng gây ô nhiễm cao gồm: sản xuất giấy, chế biến thực phẩm, dệt may/nhuộm, thuộc da, hóa chất, thép cho thấy 20% doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam để tiết kiệm dưới 10% chi phí môi trường so với ở nước mẹ, 68% dự kiến tiết kiệm được từ 10 - 50% và 12% cho rằng sẽ tiết kiệm được 50%. Qua đó có thể thấy tiêu chuẩn môi trường thấp của Việt Nam là yếu tố quan trọng trong quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Không nghiêm ngặt trong chính sách nhận chuyển giao công nghệ đã vô tình để những máy móc, công nghệ lạc hậu vào nước gây ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra còn duy trì cơ chế tiền kiểm, chưa nghiêm khắc trong quá trình xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp gây ảnh hưởng đến môi trường, tổn hại đến vùng dân cư xung quanh đã để cho tình trạng ngày càng tiêu cực. Bên cạnh đó còn có một số trường hợp thu hút đầu tư chưa tính đến hiệu quả tổng thể cả về an ninh quốc phòng, nhất là các dự án trồng rừng, khai thác khoáng sản, nuôi trồng thủy, hải sản ở vùng nhạy cảm về an ninh quốc phòng, một số dự án sử dụng nhiều lao động phổ thông nước ngoài. 2.2. Những lợi thế của Việt Nam trong thu hút FDI Kể từ sau khi Việt Nam mở cửa, thực hiện các chính sách đổi mới về kinh tế - xã hội đã giúp Việt Nam từ một quốc gia từ một nước có thu nhập thấp trở thành một nước có thu nhập trung bình. Không những thế, Việt Nam còn có nền chính trị ổn định, và có mối quan hệ giao thương với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Những thay đổi này đã giúp cho Việt Nam trở nên một quốc gia hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trên thế giới. Thứ nhất, Việt Nam có nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định Mặc dù liên tục phải đối mặt với những bất ổn và thách thức khi kinh tế thế giới trải qua giai đoạn suy thoái khoảng 10 năm gần đây, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP trung bình trên 6%/năm. Chính phủ Việt Nam tự tin đặt ra mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2035, và tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn sắp tới là 7%. Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao so với bình quân của thế giới và khu vực. Bên cạnh các thành tựu về kinh tế, Việt Nam cũng rất thành công trong việc duy trì sự ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác. Tỷ lệ lạm phát những năm gần đây được kiểm soát tốt ở mức dưới 5%. Tỷ giá ngoại hối luôn được duy trì ở mức ổn định, không có những biến động bất thường ảnh hưởng đến kinh tế. Tăng trưởng tín dụng cũng được kiểm soát chặt chẽ. 426
  10. Thứ hai, có vị trí và khí hậu thuận lợi Về mặt vị trí địa lý thì Việt Nam là một quốc gia có vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á, có đường bờ biển dài hơn 3.000km và là cửa ngỏ của khu vực. Hơn nữa lại có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng các cảng nước sâu để thực hiện việc giao thương toàn cầu. Yếu tố tự nhiên này không phải quốc gia nào cũng có thể có được, là ưu thế của nước ta trong việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Khí hậu nhiệt đới với hai miền khí hậu khác nhau và các mùa rõ rệt cũng cho Việt Nam nhiều lợi thế trong việc phát triển nông nghiệp, và trở thành một nguồn cung cấp nông - lâm - thủy hải sản tương đối trọng điểm cho khu vực và thế giới. Thứ ba, thị trường có tính cạnh tranh cao Chính phủ Việt Nam đang thực hiện nhiều chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đồng thời thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trong đó tập trung vào tái cơ cấu đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống tài chính - ngân hàng. Ngoài việc tiếp tục triển khai các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế nhập khẩu một số ngành hàng, miễn giảm tiền thuê và sử dụng đất,… Chính phủ cũng cam kết tiếp tục cải cách thủ tục hành chính tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Các báo cáo của Ngân hàng Thế giới đã ghi nhận nỗ lực của Việt Nam trong việc cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến thực hiện nghĩa vụ thuế. Cụ thể, Bộ Công Thương gần đây đã cắt giảm và đơn giản hóa 675 điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ này. Tất cả những chính sách trên đều là các điều kiện hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Thứ tư, nguồn lao động trẻ và dồi dào Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào, dân số năm 2018 ước tính khoảng 94 triệu người, trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 55,16 triệu người, đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN về tỷ lệ lực lượng lao động. Với nguồn lao động dồi dào này thì chi phí phải trả cho người lao động sẽ thấp hơn nhiều những quốc gia khan hiếm lao động khác, từ đó thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Hơn thế, nước ta chủ yếu là lao động trẻ nên khả năng tiếp thu công nghệ nhạy bén và dễ dàng hơn cũng là vấn đề nữa hấp dẫn nhà đầu tư. 427
  11. 2.3. Những bất cập trong thu hút FDI tại Việt Nam Thứ nhất, nhận chuyển giao những công nghệ không phù hợp Thực tiễn cho thấy, tình hình chuyển giao công nghệ của các nước công nghiệp sang các nước đang phát triển đang còn là vấn đề bất cập. Ví dụ theo báo cáo của ngân hàng phát triển Mỹ thì 70% thiệt bị của các nước Mỹ Latinh nhập khẩu từ các nước tư bản phát triển là công nghệ lạc hậu. Cũng tương tự, các trường hợp chuyển giao công nghệ ASEAN lúc đầu chưa có kinh nghiệm kiểm tra nên đã bị nhiều thiệt thòi. Trong đó, Việt Nam cũng hông tránh khỏi. Vấn đề được đặt ra là tại sao lại như vậy? Trước tiên, ta nên xem xét lại bản thân nước chúng ta trước, đó là hệ thống pháp lý của ta, là những chính sách công nghệ trong việc nhận chuyển giao công nghệ. Tiếp theo đến là khâu kiểm tra công nghệ được đưa vào có phù hợp với trình độ năng lực cũng như là đáp ứng được các vấn đề về môi trường hay chưa? Mặt khác, về nước chuyển giao công nghệ, họ làm vậy có thể được giải thích bởi các lý do: thứ nhất là do máy móc nhanh chóng bị lạc hậu do cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật gây ra, cho nên họ chuyển giao sang nước nhận chuyển giao để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Thứ hai là trong giai đoạn đầu thì vẫn sử dụng công nghệ và những máy móc đó, nhưng vì sử dụng một thời gian thì chi phí nhân công tăng làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành. Cho nên họ muốn thay đổi công nghệ để giảm giá thành sản phẩm xuống. Việc chuyển giao những công nghệ không phù hợp, đã lạc hậu gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho các nước nhận đầu tư đặc biệt là trong vấn đề môi trường. Gây tổn hại môi trường sinh thái. Do các công ty nước ngoài bị cưỡng chế phải bảo vệ môi trường theo các quy định rất chặt chẽ ở các nước công nghiệp phát triển, thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài họ muốn xuất khẩu môi trường sang các nước mà biện pháp cưỡng chế, Luật Bảo vệ môi trường không hữu hiệu. Vấn đề tiếp theo là ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm, chất lượng thấp hơn nhưng chi phí cao làm giá thành cao, làm cho khả năng cạnh tranh của các nước nhận chuyển giao công nghệ như chúng ta giảm xuống trên thị trường thế giới. Thứ hai, nền kinh tế nước ta dễ bị phụ thuộc vào các nước đầu tư Đầu tư trực tiếp nước ngoài có đóng góp phần vốn bổ sung quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế và thực hiện chuyển giao công nghệ cho các nước nhận đầu tư. Đồng thời cũng thông qua các công ty xuyên quốc gia là những bên đối tác nước ngoài để chúng ta có thể tiêu thụ hàng hóa vì các công ty này nắm hầu hết các kênh tiêu thụ hàng hóa từ nước này sang nước khác. Vậy nếu càng dựa nhiều vào đầu tư trực tiếp nước ngoài, thì sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các nước công nghiệp phát triển càng lớn. Nếu sự phát triển của nền kinh tế ta dựa quá nhiều vào đầu tư trực tiếp của nước ngoài 428
  12. thì cơ bản sự phát triển đó không phải thật; Mà những giá trị không thật thì dễ biến mất, nó sẽ dễ bị lung lay nếu nước đầu tư có xảy ra những vấn đề về kinh tế, chính trị. Vấn đề nêu trên có thể xảy ra hay không còn phụ thuộc vào chính sách và khả năng tiếp nhận công nghệ của ta. Và cả sự khôn khéo trong vấn đề tận dụng vốn, kỹ thuật và những ảnh hưởng tích cực ban đầu của của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ đó phát triển công nghệ trong nước, tích lũy trong nước, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ. Đồng thời cũng tập trung nghiên cứu để áp dụng và phát triển các công nghệ đó lên trong nước. Có như vậy thì ta mới không bị phụ thuộc nhiều vào các nước đầu tư. Thứ ba, chi phí thu hút vốn FDI cao và sản xuất hàng hóa không phù hợp Đầu tiên là về mặt chi phí thu thút vốn FDI còn khá cao. Để thu hút được nguồn vốn FDI, thì bản thân nước ta phải tạo môi trường thuận lợi và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Một trong những chính sách đó như là giảm thuế, miễn thuế trong một thời gian dài, giảm chi phí thuê nhà xưởng, đất đai, máy móc và một số các dịch vụ khác là rất thấp so với các nhà đầu tư trong nước, hay một số lĩnh vực họ còn được bảo hộ thuế quan. Điều đó làm cho lợi ích nhận được của nước ta thấp hơn so với lợi ích mà nhà đầu tư nhận được. Hơn nữa, một số nhà đầu tư nước ngoài còn tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế đối với các yếu tố đầu vào để trốn thuế từ việc giấu được một số lợi nhuận thực tế mà họ kiếm được. Từ đó làm giảm tính cạnh tranh của các nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên điều này ta có thể kiểm soát được nếu ta tìm hiểu kỹ và đầy đủ các thông tin, tăng cường kiểm soát và quản lý để tránh việc khai gian giá trị của các yếu tố đầu vào mà các nhà đầu tư mang vào. Đồng thời cần hoàn thiện chính sách để hạn chế các trường hợp “lách luật” để trục lợi. Sản xuất hàng hóa không phù hợp mà thậm chí là ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người tiêu dùng và môi trường như: chất kích thích, thuốc lá, thuốc trừ sâu, nước có gas thay cho nước hoa quả, hay chất tẩy thay thế xà phòng, v.v.. Thứ tư, một số vấn đề phát sinh liên quan đến chính trị - xã hội từ việc thu hút FDI vào Việt Nam Hiện nay vẫn có một số nhà đầu tư không vì mục đích hoạt động kinh doanh mà để hoạt động tình báo, thực hiện các các hành vi gây rối an ninh chính trị và thực hiện các kế hoạch “diễn biến hòa bình” làm ảnh hưởng đến trật tự an sinh xã hội ở nước ta, gia tăng các tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó còn làm xuất hiện thêm nhiều thành phần là người lao động của quốc gia đầu tư qua làm việc tạm thời nhưng gây ra những vấn đề nan giải ảnh hưởng đến nhiều thế hệ về sau như mại dâm, nạo phá thai, trộm cắp, ma túy, v.v.. 429
  13. 2.4. Những thách thức trong thu hút FDI ở Việt Nam Thứ nhất, duy trì độ hấp dẫn thu hút nhà đầu tư gắn với phát triển hài hòa và bảo vệ môi trường Sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI đã góp phần quan trọng giúp Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh trong mấy thập kỷ qua, tuy nhiên đi liền với đó cũng làm gia tăng áp lực đối với môi trường. Bên cạnh đó, theo chuyên gia Phạm Thiên Hoàng - Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với dự báo tác động hầu hết đến mọi mặt kinh tế xã hội cũng sẽ tác động đến việc thu hút vốn FDI. Theo nhận định của các chuyên gia, tốc độ phát triển như vũ bão của các thành tựu công nghệ và các ứng dụng thông minh trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm mờ và làm suy yếu nhanh chóng độ hấp dẫn của các các yếu tố được coi là “lợi thế” trước giờ của Việt Nam với nhà đầu tư ngoại “lực lượng lao động giá rẻ” và “các ưu đãi hiện vật”. Đó là chưa kể một kịch bản kém vui khác khi Việt Nam có thể đối mặt với khả năng dịch chuyển đầu tư trở lại cố quốc được hỗ trợ bởi quá trình chuyển đổi số hóa, chuyên biệt hóa, tự động hóa, kết hợp với trí tuệ nhân tạo cho phép thay thế lao động phổ thông giá rẻ với những lựa chọn kết hợp sử dụng nhân công và máy móc ngày càng tối ưu. Thứ hai, những diễn biến khó lường về địa chính trị, đặc biệt là liên quan đến căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Trong ngắn hạn, Việt Nam có thể được lợi từ dòng đầu tư của Mỹ và Trung Quốc chuyển dịch đến nhưng lợi ích thu được từ tác động này có thể không nhiều do phải bù trừ với phần tác động tiêu cực do giảm xuất khẩu nếu cầu nhập khẩu của thế giới giảm sút. Thứ ba, Việt Nam cũng cần phải tính đến rủi ro trở thành điểm dịch chuyển các công nghệ lạc hậu của các nhà đầu tư, tiềm ẩn nguy cơ trở thành “bãi rác công nghệ”, đặc biệt là với dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc Lộ trình thực hiện Chiến lược MIC 2025 của Trung Quốc tất yếu sẽ dẫn đến yêu cầu phải thay thế và đổi mới công nghệ, tạo áp lực đẩy các công nghệ lỗi thời sang các quốc gia kém phát triển hơn, đặc biệt là các nước láng giếng như Việt Nam. 3. KẾT LUẬN FDI vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh việc phát huy những điều ta đã làm được thì ta cần nên nghiêm túc xem xét những vấn đề ta chưa giải quyết được thông qua tìm kiếm giải pháp từ những nguyên nhân thực tế để giảm bớt và cắt bỏ nó để tận dụng tuyệt đối những lợi ích mà 430
  14. FDI mang lại. Sử dụng một cách có tuy duy, sáng tạo để phù hợp với hoàn cảnh đất nước hiện tại. Để được như vậy, điều kiện quan trọng nhất là ta phải hoàn thiện được hệ thống luật pháp, có những chính sách đúng đắn để tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trong khu vực FDI thông qua đó lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế, không làm mất động lực phát triển của các đối tượng khác trong nền kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu, “Đầu tư trực tiếp nước ngoài: 25 năm thu hút và phát triển” (năm 2012) 2. VOV.VN (năm 2018), “Vốn FDI: tăng lực cho nền kinh tế nhưng nhiều… tác dụng phụ” (link: https://magazine.vov.vn/20181003/fdi/index.html) 3. Báo Nông Nghiệp Việt Nam (năm 2019), “Thu hút, sử dụng vốn FDI đã bộc lộ những hạn chế, bất cập” (link: https://nongnghiep.vn/thu-hut-su-dung-von-fdi-da- boc-lo-nhung-han-che-bat-cap-post236613.html) 4. Sasidaran Gopalan, Rabin Hattari, Ramkishen S. Rajan (Accepted 22 January 2016) Understanding foreign direct investment in Indonesia 5. Tạp chí Tài chính (2019): “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”. 6. Lê Văn Hùng - Viện Kinh tế Việt Nam (năm 2016), “Đầu tư nước ngoài và tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam - Một số gợi ý chính sách”. 7. Thư viện Học liệu mở Việt Nam, “Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các nước đang phát triển” (link: https://voer.edu.vn/m/vai-tro-cua-dau-tu-truc- tiep-nuoc-ngoai-doi-voi-cac-nuoc-dang-phat-trien/140c9981) 8. Thư viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (năm 2017): 9. (link:http://www.ciem.org.vn/Content/files/VNEP/FDI_VNEP_tong%20quan_ch i%20Ta%20Thao.pdf) 10. Đinh Đức Trường (2015), “Quản lý môi trường tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học - Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập 31, Số 5 (2015) 46 - 5 431
nguon tai.lieu . vn