Xem mẫu

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN
---------

BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC
GIA KỸ THUẬT HỆ THỐNG VÀ PHẦN MỀM KIỂM THỬ PHẦN MỀM PHẦN 1: KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA
Mã số: 26-15-KHKT-TC

(Tài liệu sau nghiệm thu cấp Bộ)

Chủ trì đề tài:

KS. Hoàng Minh Ánh

Cộng tác viên:

ThS. Vũ Hồng Sơn
ThS. Trần Thị Tố Nga
ThS. Đặng Quang Dũng
KS. Đào Đức Dương
KS. Nguyễn Thị Phương Nam

Hà Nội, năm 2015

Formatted: Font: 18 pt, Bold

MỤC LỤC

1. GIỚI THIỆU ......................................................................................................................... 1
1.1 Tên đề tài ......................................................................................................................... 1
1.2 Mã số............................................................................................................................... 1
1.3 Mục tiêu ........................................................................................................................... 1
1.4 Nội dung .......................................................................................................................... 1
1.5 Kết quả ............................................................................................................................ 1
2. NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐNHS GIÁ NHU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC KIỂM
THỬ PHẦN MỀM .................................................................................................................... 1
2.1 Hiện trạng ......................................................................................................................... 1
2.2 Nhu cầu ............................................................................................................................ 2
2.3 Cơ hội............................................................................................................................... 2
2.4 Đào tạo ............................................................................................................................. 3
3. NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VÀ XU THẾ CHUẨN HÓA ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG TIÊU
CHUẨN “KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA” VỀ KIỂM THỬ PHẦN MỀM .................................... 3
3.1 Ngoài nước....................................................................................................................... 3
3.2 Trong nước....................................................................................................................... 4
4. XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA................................................................................ 5
4.1 Lựa chọn tài liệu tham chiếu chính ................................................................................... 5
4.2 Lý do xây dựng tiêu chuẩn............................................................................................... 5
4.3 Mục đích của tiêu chuẩn ................................................................................................... 6
4.4 Sở cứ xây dựng tiêu chuẩn .............................................................................................. 6
4.5 Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn ................................................................................. 6
5. CẤU TRÚ NỘI DUNG CỦA DỰ THẢO TIÊU CHUẨN TCVN XXXX-1:201X ....................... 7
6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 8

ii

1. GIỚI THIỆU
1.1 Tên đề tài
Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia “Kiểm thử phần mềm – Phần 1: Khái
niệm và định nghĩa”.
1.2 Mã số

26-15-KHKT-TC
1.3 Mục tiêu
Phục vụ công tác kiểm thử phần mềm.
1.4 Nội dung
- Nghiên cứu, khảo sát hiện trạng và đánh giá nhu cầu đối với việc kiểm thử phần
mềm.
- Nghiên cứu tình hình và xu thế chuẩn hóa đối với việc xây dựng bộ tiêu chuẩn
“khái niệm và định nghĩa” về kiểm thử phần mềm.
- Nghiên cứu, phân tích lựa chọn tài liệu tham chiếu.
- Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia “Kiểm thử phần mềm - Phần 1: Khái
niệm và định nghĩa”, bao gồm:
+ Thuật ngữ, định nghĩa
+ Các khái niệm kiểm thử phần mềm;
+ Các Phụ lục
- Tài liệu viện dẫn chính: ISO/IEC/IEEE 29119-1:2013 “Software and systems
engineering - Software testing - Part 1: Concepts and definitions”.
1.5 Kết quả
- Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia.
- Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia “Kiểm thử phần mềm - Phần 1: Khái niệm và định
nghĩa”.Giới thiệu tên đề tài, mục tiêu, nội dung cũng như kết quả của đề tài
2. NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐNHS GIÁ NHU CẦU ĐỐI
VỚI VIỆC KIỂM THỬ PHẦN MỀM
2.1 Hiện trạng
Tại Việt Nam, kiểm thử phần mềm đã và đang phát triển khá mạnh trong khoảng
chục năm trở lại đây. Đơn cử như công ty LogiGear ban đầu chỉ khoảng vài chục kỹ sư
kiểm thử nhưng sau vài năm con số đó đã lên vài trăm. Một số công ty khác đều đặt mục
tiêu phấn đấu tăng gấp đôi con số kỹ sư kiểm thử trong vòng 1 năm. Nhiều công ty mở
rộng thêm chi nhánh ở Hà Nội, Đà Nẵng để đáp ứng nhu cầu về kỹ sư kiểm thử. Tương
tự, rất nhiều thông báo tuyển dụng kỹ sư kiểm thử với số lượng lớn trên các website

1

tuyển dụng với những ưu đãi hấp dẫn. Tuy nhiên, có một thực tế là ngành kiểm thử phần
mềm ở Việt Nam đã đi sau nhiều nước khác.
Về cơ bản kiểm thử phần mềm ở Việt Nam đang kém về cả số lượng lẫn chất lượng.
Về mặt số lượng thì không có gì phải bàn cãi nếu so với Mỹ, Ấn Độ hay Trung Quốc. Về
mặt chất lượng thì ở Việt Nam chủ yếu là các dự án outsource mà đa phần các dự án này
chủ yếu tập trung những vào những công việc cấp thấp (low-level) như thực thi trường
hợp kiểm thử (tình huống kiểm thử, được thiết kế để kiểm tra một đối tượng có thỏa mãn
yêu cầu đặt ra hay không), kiểm thử hồi quy. Những đầu việc cấp cao (high-level) như
lên kế hoạch kiểm thử, quản lý kiểm thử, soát xét kết quả kiểm thử đều được quản lý bởi
khách hàng nước ngoài. Đó là các nguồn dự án đến từ nước ngoài, còn đối với các dự án
nội bộ thì gần như bỏ qua khâu kiểm thử hoặc làm cho có. Trên thế giới kiểm thử phần
mềm như một phần tất yếu của phát triển phần mềm và tập trung hướng đến nâng tầm giá
trị của kiểm thử. Hiện nay, ở Việt Nam cũng nhiều công ty phát triển phần mềm đảm
nhận những dự án lớn, có giá trị cao nhưng số lượng đó vẫn còn rất ít và đây là thời điểm
cần phải tăng tốc để bắt kịp trình độ của thế giới.
Theo tiêu chuẩn quốc tế, tỷ lệ kỹ sư kiểm thử phần mềm tại Việt Nam còn thấp so
với mặt bằng thế giới. Ở trên thế giới, tỷ lệ giữa lập trình viên và kiểm thử là 1:3, tức là
cứ 3 lập trình viên thì có 1 kiểm thử, còn tỷ lệ này tại Việt Nam hiện là 5 lập trình viên
mới có 1 kiểm thử.
2.2 Nhu cầu
Cơ hội phát triển nghề nghiệp nhanh hơn cộng với thù lao hấp dẫn đang cám dỗ
những người làm ở các vị trí khác nhau trong các công ty phần mềm chuyển sang làm
kiểm thử phần mềm (tester). Kiểm thử phần mềm là lĩnh vực luôn được coi là lựa chọn
không xảy ra với những người làm công nghệ thông tin (CNTT). Tuy nhiên, vai trò ngày
càng tăng của kiểm thử phần mềm đang dần thay đổi nhận thức này. Từ chỗ chỉ một
ít người làm việc kiểm thử, các tổ chức ngày nay đang mở những đơn vị riêng làm việc
này. Trong lĩnh vực gia công phần mềm, kiểm thử ngày nay là một trong những dịch vụ
phát triển nhanh và có tương lai sáng sủa. Nguồn cung người làm kiểm thử ít hơn lập
trình viên, do đó cơ hội phát triển nghề nghiệp nhanh hơn vì vậy có rất nhiều lập trình
viên muốn chuyển sang làm kiểm thử phầm mềm.
Kiểm thử phần mềm là khâu cuối cùng trước khi chuyển sản phẩm đến khách hàng.
Người kiểm thử được coi như là người đại diện cho khách hàng, là người kiểm tra cho
khách hàng xem sản phẩm đó đã đảm bảo chất lượng chưa. Vì vậy, người kiểm thử đóng
vai trò quan trọng với sự thành công của dự án và chất lượng sản phẩm.
2.3 Cơ hội
Thông thường các lập trình viên thường chỉ biết một môđul nào đó trong quá trình
phát triển sảm phẩm phần mềm, nhưng người làm kiểm thử phải nắm được toàn bộ hệ
thống. Do đó, ngoài kiến thức về quy trình phần mềm, lập trình, người kiểm thử phải nắm
được kiến thức nghiệp vụ để hiểu các yêu cầu của khách hàng. Ví dụ, làm dự án về ngân
hàng, thì người kiểm thử phải tìm hiểu cơ bản những kiến thức về nghiệp vụ ngân hàng.
Ngoài ra, người kiểm thử cần biết thêm kỹ năng phân tích, thiết kế và hiểu biết về các
lĩnh vực ứng dụng khác nhau của phần mềm. Tiếng Anh đủ để viết và đọc hiểu các tài
liệu chuyên ngành cũng là một yêu cầu quan trọng.

2

Những người làm kiểm thử có thể tiến đến các mức cao hơn trong lĩnh vực kiểm thử
như kỹ sư kiểm thử, kỹ sư kiểm thử cao cấp, trưởng nhóm, quản lý kiểm thử. Sau một hai
năm có kinh nghiệm, người làm kiểm thử cũng có thể chuyển sang các vị trí khác trong
công ty phần mềm như làm quản lý chất lượng hoặc chuyển sang làm ở bộ phận kinh
doanh.
Đặc thù của công việc kiểm thử phần mềm phù hợp với người cẩn thận, kiên nhẫn,
có tư duy logic và nói chung là phù hợp với nữ giới. Về thu nhập, vị trí kiểm thử phần
mềm có thu nhập tương đương với các vị trí khác như lập trình hay đảm bảo chất lượng.
2.4 Đào tạo
Kiểm thử phần mềm hiện nay được coi là một nghề trong ngành phần mềm. Tuy
nhiên, ở trong các trường, các sinh viên được đào tạo rất ít kiến thức liên quan đến kiểm
thử phần mềm. Khi tuyển người, các công ty buộc phải đào tạo lại khoảng một đến ba
tháng theo kiểu cầm tay chỉ việc và qua các dự án thực tế. Tuy nhiên, một số doanh
nghiệp phần mềm dự báo, sau thời gian gia nhập WTO, cùng với sự tham gia mạnh mẽ
hơn của các công ty phần mềm nước ngoài ngoài, có thể sẽ xuất hiện nhiều hơn những
đơn vị đào tạo về kiểm thử phần mềm.
3. NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VÀ XU THẾ CHUẨN HÓA ĐỐI VỚI VIỆC XÂY
DỰNG TIÊU CHUẨN “KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA” VỀ KIỂM THỬ PHẦN
MỀM
3.1 Ngoài nước
- Sản phẩm phần mềm ngày nay đang trở thành một lĩnh vực được quan tâm và được
kiểm soát chặt chẽ, theo những tiêu chuẩn nhất định. Các tiêu chuẩn có thể là các kinh
nghiệm hoặc các phương pháp hiệu quả nhất, được đề xuất từ các hiệp hội nghề nghiệp
như IEEE, ISO/IEC … hoặc các quy tắc chuẩn hóa để giao tiếp giữa sản phẩm với
nhau,...hoặc đơn giản do chính tổ chức phát triển phần mềm đề ra để áp dụng cho
chính họ.
- Việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn trong lĩnh vực công nghệ thông tin đặc biệt là các
tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống và phần mềm đã được triển khai rộng khắp ở hầu hết các
quốc gia trên thế giới. Hàng năm các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế vẫn liên tục cập nhật
và xây dựng mới các tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống và phần mềm.
- Trong số các tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực phần mềm có bộ tiêu chuẩn
ISO/IEC/IEEE 29119:2013 trình bày khá chi tiết về kiểm thử phần mềm mới được ban
hành năm 2013.
- Một số nước đã áp dụng tiêu chuẩn ISO/IEC/IEEE 29119-1:2013 “Software and
systems engineering - Software testing - Part 1: Concepts and definitions” để xây dựng
và ban hành tiêu chuẩn quốc gia như: Anh, Brazilian, Na Uy, Nederland,
Singapore,….
Nhận xét: Trong số các tiêu chuẩn trên, chỉ có chuẩn ISO/IEC/IEEE 29119-1:2013 trình
bày chi tiết về các Khái niệm và định nghĩa trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Cho đến
nay, tiêu chuẩn ISO/IEC/IEEE 29119-1:2013 được áp dụng rộng rãi trên thế giới và rất

3

nguon tai.lieu . vn