Xem mẫu

Phân tích và dự báo các yếu tố chính ảnh hưởng đến mức sinh ở Việt Nam – khuyến nghị về chính sách Nguyễn Đình Cử, Phạm Đại Đồng Đại học Kinh tế quốc dân Sinh sản là nhân tố quyết định sự duy trì xã hội loài người, ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, cơ cấu, tốc độ tăng dân số và do đó tác động lớn tới quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Do vậy, sinh sản và mức sinh sản đã được quan tâm rất sớm từ phía các nhà khoa học và các nhà quản lý. 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾT Lý thuyết động lực sinh học. Năm 1798, Thomas Robert Malthus nêu quan điểm: Sinh sản của con người mang bản chất sinh vật. Động lực của nó là sự đam mê giới tính. Lý thuyết động lực xã hội. Năm 1836 nhà triết học và và lịch sử người Anh -Morton cho rằng: động lực thăng tiến xã hội là nguyên nhân căn bản dẫn đến giảm sinh. Lý thuyết động lực kinh tế: so sánh chi phí và lợi ích. Năm 1957, Liebenstein - nhà khoa học Áo cho rằng, cha mẹ quyết định sinh đẻ trên cơ sở so sánh lợi ích và chi phí sinh con. Thế kỷ 20 xuất hiện những khung lý thuyết phản ảnh chi tiết hơn mối quan hệ giữa Mức sinh và các nhân tố ảnh hưởng, bao gồm: nhân tố, kinh tế, tâm lý, văn hóa, xã hội, môi trường, dân số, kế hoạch hóa gia đình. Chẳng hạn, Mô hình của Kingsley Davis và Judith Blake (1956); Mô hình của Ronald Freedman và Mô hình của John Bongaarts (1983) ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn