Xem mẫu

  1. BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ GV. Lê Đình Thái
  2. CHƯƠNG I NHẬP MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
  3. 1. Câu hỏi và bài tập  Bài 1: Những nhận định nào dưới đây là vấn đề quan tâm  của kinh tế học vĩ mô, những nhận định nào thuộc  kinh tế học vi mô: a. Đánh thuế cao vào mặt hàng rượu hạn chế được việc  uống rượu. b. Thất nghiệp trong ngành công nghệ thông tin và sản  xuất ô tô  nhanh trong những năm đầu của thập niên  2000. c. Tiêu dùng của các hộ gia đình tăng có ý nghĩa phản  ánh tổng thu nhập của nền kinh tế có xu hướng gia  tăng. d. Nếu chính phủ quy định mức giá tối đa đối với nhà  cho thuê thì sẽ làm giảm lượng cung đối với nhà cho  thuê. e. Một doanh nghiệp sẽ đầu tư vào công nghệ nếu họ  dự đoán tỷ suất lợi nhuận sẽ cao hơn nhờ sự đầu tư 
  4. Bài 2: Giả sử tổng giá trị các nguồn lực ở quốc  gia X là Y tỷ USD. Nếu sử dụng hết vào  lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng sẽ sản  xuất được a đơn vị sản phẩm. Yêu cầu: a. Xác định PPF của quốc gia X. b. Vẽ các điểm biểu diễn các trường hợp: (i) Quốc gia X chưa sử dụng hết các nguồn  lực. (ii) Quốc gia X sử dụng hết các nguồn lực. (iii) Quốc gia X không thể đạt được vì thiếu  nguồn lực. (iv) Nền kinh tế chuyên môn hóa hoàn toàn.
  5. Bài 3: Giả sử lúc ban đầu nền kinh tế đang cân  bằng tại YE = YP, với AS và AD cho trước.  Hãy biểu diễn bằng sơ đồ và trên đồ thị các  trường hợp sau: a. Thu nhập tăng. b. Tiết kiệm tăng. c. Thiên tai nên mất mùa. d. Lãi suất giảm. e. Chi phí sản xuất tăng.
  6. Bài 4: Trong các câu sau, câu nào mang tính  chất thực chứng, câu nào mang tính chất  chuẩn tắc, giải thích: a. Tỷ lệ lạm phát đang giảm xuống dưới  10%/năm. b. Thu nhập quốc dân bình quân ở nước Anh  cao hơn ở nước Nga. c. Thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, nên cần  đánh thuế cao vào thuốc lá để làm giảm số  người hút thuốc và số thuốc lá được tiêu  thụ.
  7. Bài 5: Tác động của mỗi sự kiện dưới đây đối  với sản lượng và mức giá chung như thế  nào: a. Giá dầu tăng cao. b. Tăng lương. c. Tăng thuế. d. Lãi suất giảm. e. Mất mùa.
  8. Bài 6: Giả sử có đường giới hạn khả năng sản  xuất của quốc gia X như đồ thị đã cho, hãy  điền vào chỗ trống những từ thích hợp: Xe ủi Y A X B Quần áo
  9. a. Nếu nền kinh tế di chuyển từ điểm A đến  điểm B thì sẽ có xe ủi……và quần áo…… b. Nếu nền kinh tế đang tại điểm X, các  nguồn lực sản xuất đang trong tình  trạng…… c. Nếu nền kinh tế di chuyển từ X đến B, sẽ  có xe ủi……và quần áo……được sản xuất.
  10. Bài 7: Nếu biết tỷ lệ thất nghiệp năm 2005 là  20%, tốc độ tăng của sản lượng tiềm năng  trong năm tài khóa 2005­2006 là 5%. Muốn  đến năm 2006 tỷ lệ thất nghiệp chỉ còn 16%  thì sản lượng thực tế sẽ phải tăng trưởng  bao nhiêu %?
  11. Bài 8: Giả sử biết Un = 4%, YP=10.000 tỷ USD và  Y1=9.500 tỷ USD trong năm 2006. Hỏi: a. Tỷ lệ thất nghiệp thực tế năm 2006? b. Nếu muốn tỷ lệ thất nghiệp thực tế năm 2007 là  5% thì sản lượng thực tế phải tăng bao nhiêu?  Biết rằng YP năm 2007 theo kết quả dự báo là  11.000 tỷ USD. Bài 9: Biết sản lượng tiềm năng là 100 tỷ USD, tỷ lệ  thất nghiệp tự nhiên là 5%, sản lượng thực tế  đang thấp hơn sản lượng tiềm năng 12%. a. Hãy xác định sản lượng thực tế. b. Tỷ lệ thất nghiệp thực tế là bao nhiêu?
  12. 2. Trắc nghiệm 1. Đường AS dịch chuyển sang phải khi: a. Tăng chi tiêu cho quốc phòng. b. Giảm thuế thu nhập. c. Giảm thuế đầu vào của sản xuất d. Tăng lãi suất. 2.  Đường AD dịch chuyển sang phải khi: a. Tăng chi tiêu cho quốc phòng b. Tăng thuế thu nhập. c. Giảm thuế đầu vào của sản xuất. d. a, b, c đều đúng.
  13. 3. Đường AD dịch chuyển là do các yếu tố  sau đây thay đổi: a. Năng lực sản xuất của quốc gia. b. Mức giá chung trong nền kinh tế. c. Lãi suất d. Sản lượng tiềm năng. 4. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến đường  tổng cung ngắn hạn: a. Nguồn nhân lực. b. Công nghệ. c. Tiền lương danh nghĩa d. Phát hiện các loại tài nguyên mới.
  14. 5. Khi nền kinh tế hoạt động dưới mức toàn  dụng, chính sách gia tăng tổng cầu sẽ có  tác dụng làm: a. Giá cả và sản lượng đều tăng, giá tăng  nhanh hơn. b. Giá cả và sản lượng đều tăng, sản lượng  tăng nhanh hơn c. Giá cả và sản lượng tăng cùng tỷ lệ. d. Giá cả và sản lượng giảm.
  15. 6. Ở sản lượng toàn dụng các nguồn lực: a. Không có thất nghiệp. b. Tỷ lệ thất nghiệp thấp đó là những người thất  nghiệp tự nguyện c. Tỷ lệ thất nghiệp cao vì tại đó lạm phát thấp. d. Không thể kết luận. 7. Khi nền kinh tế hoạt động trên mức toàn dụng: a. Sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tiềm năng b. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn năm trước rất  nhiều. c. Lạm phát dưới 10%. d. Thất nghiệp cao.
  16. 8. Chu kỳ kinh tế là hiện tượng: a. Sản lượng quốc gia luôn dao động đều đặn  theo thời gian. b. Sản lượng tiềm năng tăng đều đặn theo  thời gian. c. Lợi nhuận của doanh nghiệp dao động theo  thời vụ. d. Sản lượng quốc gia dao động xung quanh  sản lượng tiềm năng
  17. 9. Tổng cung dài hạn có thể thay đổi khi: a. Có sự thay đổi về lãi suất. b. Các nguồn lực sản xuất thay đổi c. Chính phủ thay đổi chi tiêu ngân sách. d. Nhập khẩu máy móc thiết bị. 10. Nếu nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp ứng với  thất nghiệp tự nhiên có nghĩa là: a. Nền kinh tế đang trong tình trạng không sử dụng  hết các nguồn lực. b. Nền kinh tế không có lạm phát. c. Sản lượng của nền kinh tế đang đạt mức toàn  dụng d. Sản lượng của nền kinh tế đang đạt mức tối đa.
  18. 11. Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng: a. Tối đa của nền kinh tế. b. Tăng dần theo nhu cầu của nền kinh tế. c. Mà tại đó tỷ lệ thất nghiệp bằng 0. d. Cả 3 đều sai 12. Sự cân bằng tổng cung – tổng cầu có  nghĩa là: a. Tỷ lệ lạm phát bằng 0. b. Tỷ lệ thất nghiệp bằng 0. c. Sản lượng ổn định ở  mức sản lượng tiềm  năng. d. Cả 3 đều sai
  19. 13. Ổn định kinh tế nhằm đạt mục tiêu: a. Triệt tiêu thất nghiệp. b. Toàn dụng các nguồn lực c. Tối đa sản lượng. d. Cả 3 đều sai. 14. Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng: a. Tại đó còn thất nghiệp. b. Tối đa của nền kinh tế. c. Phù hợp với việc sử dụng các nguồn lực  hợp lý. d. a, c đúng
  20. 15. Sự cân bằng tổng cung – tổng cầu làm  cho nền kinh tế: a. Đạt trạng thái ổn định kinh tế. b. Đạt sản lượng tiềm năng. c. Toàn dụng các nguồn lực. d. Cả 3 đều sai
nguon tai.lieu . vn