Xem mẫu

  1. Chương 2. Kiểm toán chu kỳ bán hàng ­ thu tiền Bài tập 1 Một số  thông tin sơ  bộ  mà kiểm toán viên có được khi chấp nhận một Hợp đồng  kiểm toán BCTC năm N cho Công ty Quang Thịnh như sau: 1. Trên Báo cáo KQHĐKD năm N tình hình doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán và   lãi gộp đều tăng 40% so với năm trước; 2. Trên Bảng CĐKT cho thấy phải thu khách hàng năm nay tăng 70% so với năm  trước và tỷ  trọng phải thu trong doanh thu năm nay cũng tăng rất nhiều so với năm   trước. 3. Hàng tồn kho năm nay cũng tăng 50% so với năm trước. 4. Quy mô kinh doanh của công ty không đổi so với năm trước. 5. Mặt bằng giá cả năm nay có tăng bình quân 5% so với năm trước. 6. Một khoản nợ vay lớn đã quá hạn 3 tháng mà công ty chưa thanh toán. Yêu cầu:  1. Phân tích và xét đoán về  các rủi ro (sai sót) tiềm tàng có thể  có đối với những  thông tin chủ yếu mà KTV cho là trọng tâm kiểm toán. 2. Xác định những thủ  tục kiểm toán chủ  yếu và phổ  biến cần thiết thực hiện để  kiểm toán các thông tin trên.  Bài tập 2 Tại một doanh nghiệp nhà nước tiến hành kinh doanh bán buôn sản phẩm có một  số thông tin như sau: 1. Khi kiểm toán, KTV phát hiện một số chuyến hàng không thấy có sự phê chuẩn   của lãnh đạo doanh nghiệp về giá bán và về thời gian thanh toán tiền hàng. 2. Một số  chuyến hàng không có hợp đồng hoặc đơn đặt hàng của khách hàng.  Những chuyến hàng này chưa được thanh toán. 3. Một hoá đơn bán hàng vào ngày 20/12/N­1, người mua đã chấp nhận thanh toán,  được kế toán đơn vị ghi sổ ngày 10/1/N. 4. Số liệu về doanh thu bán hàng kỳ này so với kỳ trước tăng khá lớn (50%), trong   khi đó chỉ số giá cả kỳ này chỉ tăng 10% so với kỳ trước. 5. Quy mô SXKD về cơ bản không thay đổi so với kỳ trước, song cơ cấu mặt hàng  có sự thay đổi: Có thêm mặt hàng mới.  Yêu cầu: 1. Phân tích từng thông tin 1 và 2 để làm rõ khâu kiểm soát cụ thể nào trong chu kỳ  là còn hạn chế và sự hạn chế đó có thể ảnh hưởng tới những thông tin tài chính gì trên  BCTC và sai phạm ở cơ sở dẫn liệu (CSDL) nào?
  2. 2. Phân tích từng thông tin 3, 4 và 5 để  chỉ  ra khả  năng  ảnh hưởng đến DTBH và   ảnh hưởng đến CSDL cụ thế nào? Bài tập 3: Trong quá trình kiểm toán Báo cáo tài chính cho niên độ  kế  toán kết thúc ngày  31/12/N của một công ty thương mại kinh doanh hàng thực phẩm, KTV đã thu thập  được một số thông tin như sau:  1. Trong năm N, công ty đã gặp phải một số khó khăn về phân chia thị phần, do đó  doanh thu năm N đã giảm 10% so với năm N­1. 2. Sau khi phân tích BCKQHĐKD năm N cho thấy tỷ lệ lãi gộp tăng 15% so với năm   N­1, tuy nhiên không có sự thay đổi nào lớn về giá mua và bán hàng hoá so với năm N­1. 3. Sau khi phỏng vấn ban giám đốc, Kiểm toán viên biết rằng ban giám đốc của  công ty sẽ  phải ký lại hợp đồng quản lý vào cuối năm N và việc xem xét ký lại hợp   đồng phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm N. 4. Công ty không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại thời điểm cuối năm N.  5. Trong năm N, công ty có thay đổi chính sách tín dụng: Nới lỏng cho các khách  hàng chiến lược, còn thắt chặt hơn với các khách hàng thông thường. Yêu cầu: 1. Phân tích các thông tin 1, 2, 3 và 4 để xét đoán về các rủi ro (sai sót) tiềm tàng có  thể có với các thông tin tài chính chủ yếu có liên quan?  2. Xác định các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến cần thiết để  kiểm toán các   thông tin tài chính nói trên. 3. Phân tích thông tin 5 để  chỉ  ra  ảnh hưởng của sự  thay đổi chính sách tín dụng.   Nêu các vấn đề cần kiểm tra để xác định mức ảnh hưởng cụ thể của sự thay đổi chính  sách tín dụng đến PTKH. Bài tập 4 Khi kiểm toán BCTC cho Công ty cổ phần TĐ, bước đầu KTV thu thập được một   số thông tin, tài liệu sau (đơn vị tính: 1000đ): 1. Trích Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N:  Chỉ tiêu Số   đầu   năm/  Số   cuối   kỳ  Năm trước /Năm nay Doanh thu bán hàng 80.000.000 115.000.000 Phải thu khách hàng 6.500.000 8.500.000 Dự   phòng   phải   thu   khó  (100.000) (20.000)
  3. đòi 2. Trong các người mua, chỉ có khách hàng X nợ  quá hạn chưa thanh toán đủ; Đến  tháng 12/N, khách hàng X đã trả được 50% số nợ quá hạn. 3. Theo số liệu trên sổ cái tài khoản 131­ Phải thu khách hàng: Tổng số PS bên Nợ:   23.500.000; Tổng số PS bên Có: 21.500.000. 4. Trong tháng 12/N, có 3 Hoá đơn bán hàng cho khách hàng mới, ở xa công ty, với   số  hàng khá lớn, chưa thu tiền;  nhưng không thấy có Đơn  đặt hàng và Hợp  đồng  thương mại và 2 hoá đơn cho khách hàng quen có đầy đủ  chứng từ  tài liệu cần thiết.  Trị  giá 5 hoá   đơn:  1.700.000 (trong  đó doanh thu hàng bán cho khách  hàng mới là:  1.200.000). 5. Một số thông tin bổ sung mà KTV thu thập được: Lợi nhuận của công ty năm N tăng gấp 2 so với năm (N­1). Theo bảng giá của Công ty TĐ, đơn giá bán năm nay So với năm trước là ổn định. Khi phỏng vấn thủ  kho cho thấy, có 2 lô hàng xuất bán trong tháng 12/N đến đầu  tháng 1/N+1 được nhập lại kho toàn bộ. Công ty đang có ý định chào bán cổ  phiếu ra công chúng và niêm yết cổ  phiếu trên  sàn giao dịch vào năm N+1. 6. Trong kỳ, công ty TĐ cho đối tác đầu tư chiến lược vay, trị giá theo hợp đồng cho  vay là: 200.000, thời hạn 2 năm. Kế toán công ty đã hạch toán vào khoản phải thu khách  hàng.  7. Một khoản tiền nhận được qua ngân hàng 4.000.000.000, của một đơn vị  trả  trước tiền thuê trong 4 năm một một ki­ốt của công ty. Kế toán công ty đã ghi nhận toàn  bộ số tiền vào DTBH và CCDV năm N.  Yêu cầu: 1. Dựa vào thông tin 1 và 2, hãy:  a) Phân tích, đánh giá khái quát (sơ bộ) về các ch tiêu: Doanh thu bán hàng, phải thu  khách hàng, Dự phòng phải thu khó đòi. b) Xét đoán những khả  năng chủ  yếu dẫn đến sự  biến động của chỉ  tiêu Phải thu  khách hàng cuối kỳ so với đầu năm (phân biệt rõ: Biến động là hợp lý hoặc biến động   là không hợp lý). 2. Dựa tiếp vào tài liệu 3,4 và 5, hãy: a) Phân tích để  chỉ  ra các khả  năng chủ  yếu dẫn đến sai lệch của Phải thu khách   hàng cuối kỳ  So với đầu năm trên BCTC (tức chỉ  ra nghi ngờ  về  các khả  năng sai   phạm). b) Trình bày các thủ  tục kiểm toán chủ  yếu cần áp dụng để  thu thập bằng chứng   nhằm giải toả các nghi ngờ vừa chỉ ra ở trên.
  4. 3. Phân tích các thông tin 6 và 7 để: a) Làm rõ nội dung sai phạm trong hạch toán từng trường hợp. b) Nêu rõ các sai sót trên  ảnh hưởng đến những thông tin tài chính nào,  ở  đâu và  mức độ ảnh hưởng như thế nào? c) Với giả  thiết sai phạm là trọng yếu, hãy nêu kiến nghị  điều chỉnh bằng 2 cách:  Lập bút toán điều chỉnh và Điều chỉnh trực tiếp các thông tin trên BCTC.  Bài tập 5 Khi kiểm toán BCTC cho công ty sản xuất phôi thép HYM, bước đầu KTV thu thập  được một số thông tin, tài liệu sau (đơn vị tính: 1.000đ): 1. Trích BCTC ngày 31/12/N Chỉ tiêu Năm nay Năm trước Doanh thu bán hàng và CCDV 6.000.000 4.000.000 Giá vốn hàng bán 3.200.000 2.600.000 2. Có 2 Hoá đơn bán hàng cho khách hàng mới trong tháng 12, chưa thu tiền và  chưa có chứng từ  vận chuyển, kế toán đã ghi sổ. (Công ty bán hàng theo phương thức   vận chuyển đến tận kho người mua). 3. Một số tình hình khác có liên quan: a) Số lượng sản phẩm tiêu thụ năm nay của công ty tăng so với năm trước 10%. b) Theo bảng giá của công ty, đơn giá bán năm nay tăng so với năm trước 7%. c) Công ty HYM đang có dự định sang đầu năm N+1 sẽ vay ngân hàng để mua một  dây chuyền công nghệ mới để mở rộng sản xuất. 4. Khi kiểm toán các nghiệp vụ thu tiền của tháng 12/N, KTV phát hiện có 1 phiếu   thu tiền ứng trước của Công ty VY (Có hợp đồng kinh tế chứng minh). Đến cuối năm,   khi lập BCTC, Công ty HYM chưa giao phối thép cho công ty VY  phiếu thu trên. Theo  quan điểm của kế toán khách hàng ứng trước tiền hàng là ghi nhận doanh thu. 5. Khi kiểm toán nghiệp vụ  tiền gửi ngân hàng, KTV phát hiện có một nghiệp vụ  chuyển trả lại tiền mua phôi thép cho công ty thép HP (có hoá đơn xuất trả, phiếu nhập   kho và các tài liệu chứng minh hàng bán bị trả lại), giá trị 200.000 nhưng kế toán chưa   ghi sổ kế toán năm N.  Yêu cầu: 1. Dựa vào các thông tin 1, 2 và 3, hãy:  a) Phân tích xem xét sơ bộ các chỉ tiêu: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, Giá   vốn hàng bán và Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ.  b) Phân tích làm rõ tác động ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến sự biến động   của doanh thu bán hàng năm nay So với năm trước và xét đoán những khả  năng có thể  gây ra sai phạm đối với chỉ tiêu DTBH.
  5. 2. Dựa tiếp vào các thông tin 4 và 5, hãy: a) Phân tích để chỉ các sai phạm trong hạch toán từng trường hợp sai phạm chỉ tiêu  Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. b) Chỉ rõ từng sai phạm đó ảnh hưởng đến những thông tin tài chính nào, ở  đâu và  ảnh hưởng như thế nào.  c) Nêu kiến nghị tổng hợp điều chỉnh từ 2 trường hợp hạch toán trên, bằng 2 cách:  Bút toán điều chỉnh và Điều chỉnh trực tiếp các chỉ tiêu liên quan trên các BCTC.
nguon tai.lieu . vn