Xem mẫu

  1. 8/4/2020 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN ĐỐI TƯỢNG: ĐẠI HỌC Chuyên ngành kế toán tài chính Cấu trúc 3TC (36,9) Tài liệu tham khảo  1 Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015  2 Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam  3.Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư 200/2014/BTC ngày 22/12/2014.  4 PGS.TS. Đỗ Minh Thành, Giáo trình Nguyên lý kế toán, Trường Đại học Thương Mại, NXB Thống kê, năm 2009.  5 TS. Nguyễn Tuấn Duy, Giáo trình kế toán tài chính, NXB Thống Kê, năm 2010.  6 PGS.TS Phạm Đức Hiếu, Giáo trình kế toán đơn vị sự nghiệp, NXB Thống kê, năm 2014.  7 PGS.TS Lưu Đức Tuyên, Giáo trình tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp, NXB Tài chính, năm 2011. 1
  2. 8/4/2020 Đề tài thảo luận nhóm  Đề tài 1:  Đề tài 2:  Đề tài 3: Chương 1 Tổng quan về tổ chức công tác kế toán  1.1 Khái niệm và ý nghĩa của tổ chức công tác kế toán  1.2 Căn cứ và nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán  1.3 Nguyên tắc và nội dung tổ chức công tác kế toán 2
  3. 8/4/2020 1.1 Khái niệm và ý nghĩa của tổ chức công tác kế toán  1.1.1 Khái niệm của tổ chức công tác kế toán  1.1.2 Ý nghĩa của tổ chức công tác kế toán 1.1.1 Khái niệm của tổ chức công tác kế toán  Theo giáo trình NLKT của ĐHTM Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị kế toán là tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức áp dụng các nguyên tắc, phương pháp kế toán, nhằm thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin kinh tế tài chính phục vụ cho công tác quản lý kinh tế ở đơn vị 3
  4. 8/4/2020 1.1.2 Ý nghĩa của tổ chức công tác kế toán  Đảm bảo cho đơn vị có bộ máy kế toán gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, tinh giảm bộ máy quản lý trong đơn vị, tăng năng suất lao động kế toán và hiệu lực của bộ máy quản lý.  Đảm bảo ghi chép, phản ánh và giám sát chặt chẽ sự biến động của các loại tài sản, nguồn vốn và các hoạt động kinh tế trong đơn vị, tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn và hoạt động kinh tế của đơn vị.  Đảm bảo cung cấp thông tin kinh tế tài chính của đơn vị đầy đủ, kịp thời, trung thực và hợp lý, giúp đưa ra quyết định đứng đắn, kịp thời trong quan hệ kinh tế với đơn vị.  Đảm bảo cho kế toán của đơn vị thực hiện tốt nhất chức năng, nhiệm vụ, chất lượng công tác kế toán cao nhất với chi phí hạch toán tiết kiệm nhất. 1.2 Căn cứ và nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán  1.2.1 Căn cứ tổ chức công tác kế toán  - Căn cứ vào các quy định pháp lý của kế toán như: Luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các văn bản khác hướng dẫn về kế toán  - Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị  - Căn cứ đặc điểm tổ chức quản lý, đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị 4
  5. 8/4/2020 1.2.1 Căn cứ tổ chức công tác kế toán  - Căn cứ vào năng lực, trình độ chuyên môn của người làm kế toán trong đơn vị  - Căn cứ vào trang thiết bị cho công tác kế toán trong đơn vị  - Căn cứ vào điều kiện kinh phí trong đơn vị  … 1.2.2 Nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán  - Tổ chức hợp lý bộ máy kế toán ở đơn vị một cách hợp lý đảm bảo phù hợp với mô hình phân cấp quản lý kinh tế và đặc điểm hoạt động kinh doanh  - Tổ chức phân công, phân nhiệm rõ ràng công việc kế toán cho từng bộ phận, từng người trong bộ máy.  - Tổ chức vận dụng các nguyên tắc, phương pháp kế toán trong thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin  - Tổ chức lựa chọn hình thức kế toán và chính sách kế toán hợp lý, phù hợp với đặc thù của đơn vị, ứng dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán hiện có nhằm đảm bảo chất lượng của thông tin kế toán. 5
  6. 8/4/2020 1.2.2 Nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán  - Xây dựng và xác định rõ mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán với các bộ phận quản lý khác trong tổ chức các công việc có liên quan đến thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kế toán.  - Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin và trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác kế toán  - Tổ chức hướng dẫn và bồi dưỡng chuyên môn cho người làm kế toán trong việc chấp hành chế độ quản lý kinh tế, tài chính nói chung và chế độ kế toán nói riêng  - Tổ chức kiểm tra kế toán trong DN 1.3 Nguyên tắc và nội dung tổ chức công tác kế toán  1.3.1 Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán  - Tổ chức công tác trong đơn vị phải đảm bảo tuân thủ theo các văn bản pháp lý về kế toán hiện hành của Nhà Nước như: Luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các văn bản khác  - Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý, đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị 6
  7. 8/4/2020 1.3 Nguyên tắc và nội dung tổ chức công tác kế toán  1.3.1 Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán  - Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị phải đảm bảo nhất quán  - Lựa chọn những người đủ năng lực, trình độ và điều kiện làm công tác kế toán  - Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị phải đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả 1.3.2 Nội dung tổ chức công tác kế toán  - Tổ chức lựa chọn chính sách kế toán  - Tổ chức thu nhận thông tin  - Tổ chức xử lý, hệ thống hóa thông tin  - Tổ chức cung cấp thông tin kế toán  - Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán  - Tổ chức kiểm tra kế toán  - Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin 7
  8. 8/4/2020 Chương 2: Tổ chức bộ máy kế toán, chính sách kế toán và kiểm tra kế toán Mục tiêu: Chương này giúp cho người học nắm được:  Cơ sở của tổ chức bộ máy kế toán trong đơn vị kế toán;  Các mô hình và hình thức tổ chức bộ máy kế toán, ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng  Tuyển dụng, bố trí nhân sự và phân công lao động kế toán  Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của người làm kế toán và kế toán trưởng đơn vị kế toán  Lựa chọn chính sách kế toán và tổ chức kiểm tra kế toán trong đơn vị 8
  9. 8/4/2020 Nội dung chương 2  2.1 Tổ chức bộ máy kế toán  2.2 Người làm kế toán  2.3 Tổ chức lựa chọn chính sách kế toán  2.4 Tổ chức kiểm tra kế toán 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.1 Cơ sở của tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của một đơn vị là tập hợp những người làm kế toán cùng với các phương tiện trang thiết bị dùng để ghi chép, tính toán xử lý toàn bộ thông tin liên quan đến công tác kế toán tại đơn vị từ khâu thu nhận, kiểm tra, xử lý đến khâu tổng hợp, cung cấp những thông tin kinh tế về các hoạt động của đơn vị. 9
  10. 8/4/2020 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.1 Cơ sở của tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán trong một đơn vị kế toán là tập hợp nhân lực kế toán trên cơ sở - Đảm bảo tính độc lập trong thực hiện từng công việc kế toán cụ thể, - Trong mối quan hệ có tính hỗ trợ và hợp tác nhằm đảm bảo toàn bộ khối lượng công tác kế toán của đơn vị được thực hiện. 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.1 Cơ sở của tổ chức bộ máy kế toán Để tổ chức bộ máy kế toán khoa học, hợp lý đơn vị kế toán cần dựa vào một số cơ sở quan trọng sau đây:  Mức độ phân cấp quản lý kinh tế - tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán Dựa trên mức độ phân cấp và ủy quyền giữa đơn vị chính với các đơn vị trực thuộc hoặc giữa cấp trên với cấp dưới trong nội bộ đơn vị kế toán, có thể chia thành 3 cấp độ phân cấp quản lý (i) quản lý tập trung: là mô hình có rất ít (hoặc không có) phân cấp trong quản lý giữa cấp trên với các đơn vị cấp dưới, mọi quyết định đều tập trung tại đơn vị chính. Mô hình này chỉ áp dụng đối với các đơn vị kế toán quy mô nhỏ. 10
  11. 8/4/2020 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.1 Cơ sở của tổ chức bộ máy kế toán Để tổ chức bộ máy kế toán khoa học, hợp lý đơn vị kế toán cần dựa vào một số cơ sở quan trọng sau đây:  Mức độ phân cấp quản lý kinh tế - tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán (ii) quản lý phân tán: là mô hình có sự phân chia trách nhiệm giữa cấp trên và cấp dưới, có sự ủy quyền và phê chuẩn trong thực thi các hoạt động trong nội bộ đơn vị kế toán. Vì thế mô hình này tạo ra nhiều trung tâm trách nhiệm quản lý, thích hợp với các đơn vị có quy mô lớn, hoạt động phân tán; (iii) quản lý vừa tập trung vừa phân tán: là sự kết hợp một cách hài hòa cả hai mô hình nêu trên khi mà trình độ của các đơn vị phụ thuộc trong nội bộ đơn vị kế toán chưa có sự đồng nhất. 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.1 Cơ sở của tổ chức bộ máy kế toán Để tổ chức bộ máy kế toán khoa học, hợp lý đơn vị kế toán cần dựa vào một số cơ sở quan trọng sau đây:  Khối lượng công việc kế toán, định biên bộ máy kế toán và năng lực trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán: Ước tính dựa trên đặc điểm hoạt động của đơn vị và mức độ phức tạp của hoạt động, của yêu cầu thông tin và yêu cầu quản lý trong đơn vị. Từ đó có kế hoạch tuyển dụng nhân viên, sắp xếp, bố trí nhân sự phù hợp. 11
  12. 8/4/2020 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.1 Cơ sở của tổ chức bộ máy kế toán Để tổ chức bộ máy kế toán khoa học, hợp lý đơn vị kế toán cần dựa vào một số cơ sở quan trọng sau đây:  Khả năng về tài chính, mức độ trang bị các phương tiện kỹ thuật tính toán sử dụng cho công tác kế toán, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nói chung, trong kế toán nói riêng. 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.1 Cơ sở của tổ chức bộ máy kế toán - Công nghệ thông tin làm thay đổi cơ bản công việc của nhân viên kế toán. Do vậy, khi tổ chức bộ máy kế toán cần lưu ý đến các vấn đề sau: + Đặc điểm hệ thống trang thiết bị và cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có của đơn vị: máy chủ, máy trạm, mạng máy tính, Internet… + Định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý: ví dụ đơn vị sẽ sử dụng phần mềm kế toán hay hệ thống ERP. 12
  13. 8/4/2020 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.2 Yêu cầu bộ máy kế toán  Về nhân sự Nhân sự trong bộ phận kế toán cần đáp ứng được các yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ được thể hiện qua bằng cấp đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn (nếu có). - Các kĩ năng mềm: kiến thức, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, hiểu biết về các phần mềm ứng dụng thông thường, ngoại ngữ….có khả năng làm việc theo nhóm, quan hệ tốt với các bộ phận, phòng ban khác trong đơn vị. 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.2 Yêu cầu bộ máy kế toán  Về nhân sự Nhân sự trong bộ phận kế toán cần đáp ứng được các yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp - Đạo đức nghề nghiệp: người làm kế toán phải có những hiểu biết nhất định về đạo đức nghề nghiệp, về các nguyên tắc đạo đức cơ bản đối với người hành nghề, các nguy cơ có ảnh hưởng tới sự độc lập của nghề nghiệp, các hành vi sai phạm trong kế toán và các dạng gian lận trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin và cam kết tuân thủ các yêu cầu đạo đức nghề nghiệp. 13
  14. 8/4/2020 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.2 Yêu cầu bộ máy kế toán  Về tổ chức và phân công công tác Khi tổ chức bộ máy kế toán, phân công công tác, cần đảm bảo - Ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác - Hợp lý trong phân công khối lượng công việc của mỗi nhân viên kế toán - Thông suốt trong mối quan hệ chỉ đạo từ trên xuống hay báo cáo từ dưới lên Việc phân công công tác cần rõ ràng, cụ thể cho từng chức danh, từng bộ phận, từng cá nhân, phù hợp với khả năng, trình độ chuyên môn và sự hiểu biết về công nghệ thông tin trong kế toán. 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.2 Yêu cầu bộ máy kế toán  Về quản lý và kiểm soát - Đảm bảo cung cấp thông tin trung thực và đáng tin cậy - Đảm bảo an toàn tài sản của đơn vị kế toán - Phải rõ ràng, khoa học, có quy chế và bảng mô tả công việc và các quy định về quan hệ với nội bộ đơn vị hay với các đối tác bên ngoài. - Đảm bảo tính kiểm soát cao, đáp ứng tốt các quy định và các yêu cầu của kiểm soát nội bộ, đặc biệt là các thủ tục kiểm soát trong môi trường tin học. 14
  15. 8/4/2020 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.3 Các quy định của pháp luật kế toán về tổ chức bộ máy kế toán  Đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán đảm bảo các quy định của Luật kế toán, số lượng người làm kế toán tùy theo quy mô hoạt động, yêu cầu quản lý, chức năng nhiệm vụ hoặc biên chế của đơn vị. Đơn vị kế toán có thể bố trí người làm kế toán kiêm nhiệm các công việc khác mà pháp luật về kế toán không nghiêm cấm. 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.3 Các quy định của pháp luật kế toán về tổ chức bộ máy kế toán  Việc tổ chức bộ máy kế toán tại các đơn vị kế toán do cơ quan có thẩm quyền thành lập đơn vị quyết định. Trường hợp tổ chức, đơn vị không có cơ quan có thẩm quyền thành lập thì do người đại diện theo pháp luật của đơn vị quyết định. Việc tổ chức bộ máy và công tác kế toán của các đơn vị cấp dưới không phải là đơn vị kế toán hoặc đơn vị trực thuộc không phải là đơn vị kế toán do người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán quyết định. Các đơn vị trong lĩnh vực kế toán nhà nước không được bố trí kế toán trưởng, phụ trách kế toán ở các đơn vị không phải là đơn vị kế toán. 15
  16. 8/4/2020 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.3 Các quy định của pháp luật kế toán về tổ chức bộ máy kế toán  Cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp tổ chức bộ máy kế toán để kế toán thu, chi ngân sách nhà nước phù hợp với tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ được giao. 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.3 Các quy định của pháp luật kế toán về tổ chức bộ máy kế toán  Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước tổ chức công tác kế toán theo đơn vị dự toán ngân sách. Trường hợp đơn vị kế toán ở cấp tỉnh không có đơn vị dự toán trực thuộc vừa là đơn vị dự toán cấp trên vừa là đơn vị sử dụng ngân sách và đơn vị kế toán ở cấp huyện vừa là đơn vị dự toán cấp trên vừa là đơn vị sử dụng ngân sách thì được bố trí chung một bộ máy kế toán để thực hiện toàn bộ công tác kế toán của đơn vị 16
  17. 8/4/2020 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.4 Các mô hình tổ chức bộ máy kế toán Căn cứ vào đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý  Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung  Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình phân tán  Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kết hợp Căn cứ vào cách thức tổ chức thông tin  Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tách biệt  - Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kết hợp  - Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình hỗn hợp Căn cứ vào đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý  Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung  Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình phân tán  Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kết hợp 17
  18. 8/4/2020 Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung (Mô hình 1 cấp)  Toàn đơn vị kế toán chỉ tổ chức một phòng kế toán trung tâm duy nhất (ở đơn vị chính), còn các đơn vị trực thuộc đều không có tổ chức kế toán riêng.  Đơn vị kế toán chỉ mở một bộ sổ kế toán để thực hiện tất cả các phần hành kế toán.  Phòng kế toán trung tâm của đơn vị phải thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý và lập báo cáo kế toán, báo cáo quản trị. Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung (Mô hình 1 cấp)  Trường hợp đơn vị có các bộ phận trực thuộc, thì các bộ phận trực thuộc - Không được mở sổ kế toán và không có bộ máy kế toán riêng - Chỉ bố trí nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ để định kỳ chuyển về phòng kế toán trung tâm; - Toàn bộ công việc ghi sổ các hoạt động đều thực hiện ở phòng kế toán trung tâm 18
  19. 8/4/2020 Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung (Mô hình 1 cấp) Kế toán trưởng Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận kế toán kế toán kế toán kế toán kế toán kế toán tổng hợp Các nhân viên kế toán ở các đơn vị phụ thuộc Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung (Mô hình 1 cấp) * Ưu điểm:  + Bộ máy kế toán gọn nhẹ, tiết kiệm, việc xử lý và cung cấp thông tin nhanh chóng, đảm bảo sự chỉ đạo tập trung thống nhất, dễ dàng cho việc kiểm tra, giám sát và báo cáo kế toán, đồng thời  + Thuận tiện cho việc tin học hóa công tác kế toán vì tất cả các công việc kế toán tập trung xử lý tại một địa chỉ duy nhất. 19
  20. 8/4/2020 Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung (Mô hình 1 cấp) * Nhược điểm:  Không phù hợp với những đơn vị có địa bàn hoạt động phân tán, khối lượng công việc kế toán gia tăng sẽ khiến cho thông tin xử lý không kịp thời việc kiểm tra, giám sát ở các đơn vị trực thuộc không tổ chức kế toán riêng về tuân thủ các quy định trong hạch toán ban đầu sẽ bị hạn chế Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung (Mô hình 1 cấp) * Đối tượng áp dụng  Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung thường phù hợp với những đơn vị kế toán có quy mô vừa và nhỏ, địa bàn hoạt động tập trung. Đơn vị có mức độ phân cấp quản lý nội bộ thấp. 20
nguon tai.lieu . vn