Xem mẫu

  1. CHƯƠNG 4 Đánh giá kết quả hoạt động quản lý danh mục
  2. Chương 4: Đánh giá kết quả hoạt động quản lý danh mục o 4.1 Thước đo đánh giá lợi nhuận của danh mục o 4.1.1 Tỷ suất hoàn vốn o 4.1.2 Tỷ suất lợi nhuận theo trọng số thời gian o 4.1.3 Tỷ suất lợi nhuận theo trọng số giá trị o 4.2 Phương pháp đánh giá kết quả hoạt động quản lý danh mục o 4.2.1 Phương pháp Treynor o 4.2.2 Phương pháp Sharpe o 4.2.3 Phương pháp Jensen
  3. 4.1 Thước đo đánh giá lợi nhuận của danh mục o 4.1.1 Tỷ suất hoàn vốn o 4.1.2 Tỷ suất lợi nhuận theo trọng số thời gian o 4.1.3 Tỷ suất lợi nhuận theo trọng số giá trị
  4. 4.1.1 Tỷ suất hoàn vốn (IRR) o IRR: bằng với lãi suất được sử dụng để chiết khấu cho tất cả các dòng tiền trong tương lai, số tiền đó cuả dòng tiền được chiết khấu trong tương lai bằng với dòng tiền bỏ ra ban đầu: o IRR: chính là tỷ suất lợi nhuận theo trọng số giá trị đối với 1 kỳ, không phải là tỷ suất lợi nhuận tổng. o IRR nhạy cảm với sự biến động của thị trường. Độ biến động thị trường càng lớn, quy mô dòng tiền càng lớn thì độ nhạy của IRR càng mạnh o Trong trường hợp đặc biệt khi không có dòng tiền xảy ra trong kỳ đầu tư thì tỷ suất lợi nhuận nội hoàn IRR bằng với tỷ suất lợi nhuận theo trọng số thời gian (TWR) tính trong cùng kỳ.
  5. 4.1.2 Tỷ suất lợi nhuận theo trọng số thời gian (TWR) o TWR: Tỷ suất lợi nhuận theo trọng số thời gian được tính tích gộp trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận trong mỗi kỳ nhỏ. Do không có dòng tiền trong các kỳ nhỏ, tỷ suất lợi nhuận trong mỗi kỳ nhỏ được xác định theo các cách thông thường: bằng tỷ suất lợi nhuận đơn giản hoặc bằng tỷ suất lợi nhuận tích gộp liên tục, theo công thức sau:
  6. 4.2 Phương pháp đánh giá kết quả hoạt động quản lý danh mục o 4.2.1 Phương pháp Treynor o 4.2.2 Phương pháp Sharpe o 4.2.3 Phương pháp Jensen
  7. 4.2.1 Phương pháp Treynor Phương pháp Treynor đánh giá hiệu quả của danh mục đầu tư bằng hệ số Treynor: T = {E(Rp) – rf}/ᵝp Trong đó: T: hệ số đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư E(Rp): thu nhập kỳ vọng của danh mục đầu tư ᵝp: Rủi ro hệ thống của danh mục đầu tư rf: lãi suất chứng khoán phi rủi ro Ý nghĩa: hệ số Treynor đo lường phần bù rủi ro cho mỗi đơn vị rủi ro hệ thống của danh mục, trị số này càng lớn cho thấy danh mục đầu tư càng hiệu quả.
  8. 4.2.2 Phương pháp Sharpe Phương pháp Sharpe đánh giá hiệu quả của danh mục thông qua một hệ số, ký hiệu là S được tính bằng công thức: Ri - Rf S= si Trong đó: Ri: tỷ suất lợi nhuận của danh mục i trong khoảng thời gian đánh giá. Rf: tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro bình quân trong cùng khoảng thời gian. si: độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi nhuận (thực tế) của danh mục đó trong cùng khoảng thời gian. Phương pháp đánh giá hiệu quả danh mục này gần tương tự như phương pháp Treynor. Tuy nhiên, có khác biệt là nó sử dụng mức rủi ro tổng thể của danh mục thông qua độ lệch chuẩn (si) hay vì chỉ sử dụng rủi ro hệ thống (bi). Phần tử số của công thức Sharpe cũng là mức đền bù rủi ro của danh mục, cách thức định lượng này có ý nghĩa là đo lường mức đền bù rủi ro đạt được trên một đơn vị rủi ro tổng thể của một danh mục. Do vậy nếu S càng lớn thì danh mục càng hiệu quả. Vì thước đo rủi ro ở đây là độ lệch chuẩn nên phương pháp này đánh giá kết quả quản lý danh mục trên cơ sở cả lợi suất đầu tư lẫn mức độ đa dạng hoá.
  9. 4.2.2 Phương pháp Sharpe So sánh hai phương pháp Treynor và Sharpe: Đối với những danh mục đa dạng hoá hoàn hảo (chỉ tồn tại rủi ro hệ thống) thì cả hai phương pháp Treynor và Sharpe đều mang lại kết quả đánh giá tương tự vì rủi ro tổng thể của danh mục đa dạng hoá hoàn hảo bằng chính rủi ro hệ thống của nó. Đối với những danh mục có độ đa dạng hoá cao không hoàn hảo thì dùng phương pháp Treynor sẽ cho ra kết quả đánh giá xếp hạng cao hơn so với phương pháp Sharpe. Mọi sự khác biệt trong kết quả xếp hạng đều do sự khác nhau về mức độ đa dạng hoá của danh mục. Như vậy, hai thước đo cung cấp các thông tin khác nhau nhưng bổ trợ cho nhau, do đó nên sử dụng cả hai. Riêng trường hợp danh mục có độ đa dạng hoá hoàn hảo (như các quỹ đầu tư tương hỗ) thì hai phương pháp đều đem lại kết quả xếp hạng tương tự. Tuy nhiên, điểm bất lợi của cả hai phương pháp trên là ở chỗ chúng đưa ra một kết quả xếp hạng tương đối chứ không phải là tuyệt đối.
  10. 4.2.3 Phương pháp Jensen Phương pháp đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư của Jensen cũng được triển khai căn cứ trên mô hình định giá tài sản vốn (CAPM). Mô hình CAPM cho ta công thức: E(R j ) = R f  b j  E(R M ) - R f  (1) trong đó: E(Ri): tỷ suất lợi nhuận ước tính của danh mục i Rf: lãi suất phi rủi ro trong một giai đoạn bj: mức độ rủi ro hệ thống của chứng khoán hay một danh mục i E(RM): lợi nhuận ước tính của danh mục thị trường. Phương trình trên mô tả mối quan hệ cân bằng giữa mức lợi suất ước tính của danh mục thị trường - E(RM), với mức lợi suất ước tính của danh mục i - E(Ri). Như vậy, nếu kết quả lợi nhuận thực tế của danh mục thị trường - RM và của danh mục i - Ri cũng thoả mãn phương trình trên,
nguon tai.lieu . vn