Xem mẫu

  1. Chương 2: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ 41
  2. NỘI DUNG 2.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ của điều tra thống kê 2.2. Các loại điều tra thống kê 2.3. Các phương pháp điều tra thống kê 2.4. Sai số trong điều tra thống kê 2.5. Xây dựng phương án điều tra thống kê 42
  3. 2.1. Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐIỀU TRA THỐNG KÊ - Điều tra thống kê là tổ chức 1 cách khoa học và theo một kế hoạch thống nhất việc thu thập ghi chép các tài liệu thống kê theo mục đích nghiên cứu đối với hiện tượng và quá trình KT-XH trong điều kiện địa điểm và thời gian cụ thể. Ví dụ: Muốn nghiên cứu tình hình dân số của đất nước phục vụ cho việc quy hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục… cần thiết phải tổ chức điều tra ghi chép các thông tin cần thiết như: tổng dân số, độ tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, trình độ văn hóa… 43
  4. 2.1. Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐIỀU TRA THỐNG KÊ (tt) - Yêu cầu đối với tài liệu điều tra: + Chính xác: Tài liệu điều tra thu được phải chính xác, phản ảnh đúng tình hình tồn tại thực tế, khách quan không thêm bớt khác thực tế. + Kịp thời: Tài liệu điều tra phải được cung cấp kịp thời, đảm bảo thời gian tính tồn tại của hiện tượng nghiên cứu, phục vụ kịp thời nhu cầu quản lý, phân tích và nghiên cứu sự phát triển biến động của hiện tượng. + Đầy đủ: Tài liệu điều tra phải đầy đủ thông tin, dữ liệu cần thiết theo yêu cầu nghiên cứu, đảm bảo thực hiện đạt mục đích phân tích đối với hiện tượng cần nghiên 44 cứu.
  5. 2.2. CÁC LOẠI ĐIỀU TRA THỐNG KÊ 2.2.1. Căn cứ vào tính chất liên tục hay ko liên tục của việc thu thập, ghi chép tài liệu thống kê đối với hiện tượng KT-XH (1) Điều tra thường xuyên: tiến hành thu thập ghi chép tài liệu về hiện tượng KT-XH một cách thường xuyên, liên tục gắn với quá trình phát sinh, phát triển, biến động của hiện tượng nghiên cứu đó. Ví dụ: chấm công hàng ngày, ghi chép số NVL xuất kho hàng ngày dùng sản xuất sp…  Ưu điểm: phản ánh tỉ mỉ, sát thực tế, có hệ thống, gắn với tình hình phát triển biến động của hiện tượng nghiên cứu qua từng thời kỳ, có tác dụng to lớn trong công tác xây dựng và quản lý có kế hoạch nền KTQD, lĩnh vực sản xuất…; làm cơ sở lập báo cáo thống kê định kỳ. Nhược điểm: Tốn kém nhiều chi phí và mất nhiều thời gian. 45 
  6. (2) Điều tra không thường xuyên: tiến hành thu thập ghi chép tài liệu về hiện tượng KT-XH một cách không thường xuyên, không liên tục, không gắn với quá trình phát sinh, phát triển, biến động của hiện tượng nghiên cứu đó.  Ưu điểm: Cho kết quả nhanh, ít tốn kém  Nhược điểm: Tài liệu chỉ phản ánh tình hình của hiện tượng ng.cứu ở thời điểm điều tra. Trước và sau có thể thay đổi khác. 46
  7. 2.2.2. Căn cứ vào phạm vi đối tượng điều tra thực hiện ghi chép tài liệu thống kê (1) Điều tra toàn bộ : tổ chức điều tra thu thập tài liệu cần thiết trên tất cả đơn vị trong tổng thể hiện tượng nghiên cứu thuộc đối tượng điều tra, không bỏ sót một đơn vị tổng thể nào cả. Ví dụ: điều tra dân số, chấm công hàng ngày NLĐ, điều tra hàng hóa, vật tư tồn kho…  Ưu điểm: Điều tra toàn bộ cung cấp tài liệu đầy đủ, toàn diện trên tất cả đơn vị thuộc tổng thể hiện tượng điều tra… rút ra nhận định toàn diện đầy đủ sự phát triển của tổng thể. Đồng thời giúp ta quan sát, phân tích sâu từng bộ phận, là căn cứ đầy đủ, quan trọng để hoạch định chiến lược, đề ra đường lối chính sách phát triển KT-XH.  Nhược điểm: Tốn thời gian, chi phí lớn. 47
  8. 2.2.2. Căn cứ vào phạm vi đối tượng điều tra thực hiện ghi chép tài liệu thống kê (tt) (2) Điều tra không toàn bộ: Là tổ chức điều tra thu thập tài liệu theo yêu cầu nghiên cứu chỉ thực hiện trên một số đơn vị được chọn ra từ tổng thể nghiên cứu. Điều tra không toàn bộ còn gọi là điều tra bộ phận.  Ưu điểm:Tổ chức gọn, nhẹ, ít tốn kém chi phí, có khả năng thu thập tài liệu nhanh chóng, đầy đủ, toàn diện nhiều chi tiết.  Ví dụ: Điều tra giá cả thị trường, đời sống dân cư… 48
  9. Điều tra không toàn bộ gồm 3 loại:  Điều tra chọn mẫu: thu thập, ghi chép tài liệu trên một số đơn vị mẫu được chọn ra từ tổng thể nghiên cứu dựa trên nguyên tắc chọn mẫu trong lý thuyết xác suất (Ví dụ: năng suất lúa, thu nhập…)  Điều tra trọng điểm: Chỉ tiến hành trên một hay một số bộ phận chủ yếu, tập trung nhất trong tổng thể hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ: điều tra sản lượng cây trà – Thái Nguyên, Bảo Lộc. Năng suất lúa – Đồng bằng SCL, sông Hồng…).  Điều tra chuyên đề: Thu thập tài liệu theo từng chuyên đề nghiên cứu, chỉ tiến hành trên 1 số rất ít, thậm chí chỉ trên một đơn vị của tổng thể nghiên cứu nhưng ghi chép tài liệu trên nhiều khía cạnh khác nhau phục vụ cho việc ng.cứu sâu. Ví dụ: điều tra chất lượng sản phẩm. 49
  10. 2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA THỐNG KÊ 2.3.1. Phương pháp trực tiếp - Điều tra viên trực tiếp quan sát, tiếp xúc với đối tượng điều tra để trực tiếp thực hiện các công việc điều tra, ghi chép kết quả điều tra hoặc trực tiếp giám sát, theo dõi kiểm tra, đôn đốc những người được huy động tham gia các công việc. Ví dụ: điều tra đời sống dân cư, điều tra năng suất lúa, điều tra chăn nuôi… Hình thức: đăng ký trực tiếp, phỏng vấn trực diện, qua điện thoại…  Ưu điểm: Nếu tuân thủ đúng quy định sẽ nâng cao tính chính xác, kịp thời phát hiện sai sót, sửa chữa và bổ sung.  Nhược điểm: Mất nhiều thời gian, công sức, tốn nhiều chi phí. 50
  11. 2.3.2. Phương pháp gián tiếp - Người điều tra ko trực tiếp tiếp xúc với đối tượng điều tra, ko trực tiếp làm các công việc điều tra.  Hình thức: tự đăng ký, kê khai, ghi báo theo yêu cầu trong phiếu điều tra hoặc biểu mẫu thống kê gửi theo bưu điện về đơn vị điều tra. Hoặc tài liệu qua hệ thống chứng từ, sổ sách… phục vụ cho việc thẩm tra tình hình sai phạm trong quản lý kinh tế, SX-KD của đơn vị kinh tế.  Ưu điểm: Ít tốn kém  Nhược điểm: kết quả thu thập chậm, không đầy đủ, tính chính xác không cao, khó phát hiện sai sót, khó sửa chữa, bổ sung sai sót… 51
  12. 2.4. SAI SỐ TRONG ĐIỀU TRA THỐNG KÊ - Sai số trong điều tra thống kê là sự chênh lệch giữa các trị số của tiêu thức điều tra mà ta ghi chép, thu thập được trong quá trình thực hiện điều tra với các trị số thực tế tồn tại của hiện tượng nghiên cứu. - Sai số trong điều tra thống kê do 2 nguyên nhân tạo ra: do ghi chép sai sót và do tính chất đại biểu của các mẫu điều tra không cao, không tiêu biểu cho tổng thể chung. 52
  13. 2.4. SAI SỐ TRONG ĐIỀU TRA THỐNG KÊ - Phương pháp khắc phục sai số đạt đến mức có thể chấp nhận là xuất phát từ khắc phục các nguyên nhân gây ra sai số. - Cụ thể: Tiến hành mỗi cuộc điều tra cần có sự chuẩn bị tốt mọi điều kiện thực hiện, kế hoạch và phương án điều tra, làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, nhận thức đúng đắn ý nghĩa mục đích cuộc điều tra, tập huấn nghiệp vụ điều tra… lựa chọn đối tượng điều tra, phương pháp xác định mẫu điều tra phải dựa trên cơ sở phân tích sâu sắc về mặt lý luận và mặc thực tế tồn tại… như vậy mới có thể xác định được mẫu điều tra đảm bảo tính chất tiêu biểu, đại diện cho tổng thể chung. 53
  14. 2.5. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA THỐNG KÊ - Phương án điều tra là một văn bản đề cập đến những vấn đề cần được thực hiện trước, trong và sau quá trình tổ chức điều tra thu thập tài liệu về một chủ đề nào đó của hiện tượng nghiên cứu. - Phương án điều tra thống kê có nội dung cơ bản bao gồm một số vấn đề chủ yếu sau đây: (1) Mục đích, yêu cầu của cuộc điều tra: (2) Đối tượng điều tra và đơn vị điều tra: (3) Nội dung điều tra: (4) Thời điểm, thời kỳ điều tra và thời hạn điều tra: (5) Thiết kế mẫu, phiếu điều tra và bảng giải thích hướng dẫn cách ghi chép: 54 (6) Xây dựng kế hoạch thực hiện điều tra:
  15. (1) Mục đích, yêu cầu của cuộc điều tra: Là quy định rõ nhiệm vụ cuối cùng cần đạt được của cuộc điều tra, được xác định dựa theo yêu cầu quản lý và chỉ đạo phát triển KT-XH trong từng thời kỳ. (2) Đối tượng điều tra và đơn vị điều tra: • Đối tượng điều tra: Là hiện tượng nghiên cứu có các tiêu thức và dữ liệu cần được thu thập ghi chép phục vụ mục đích, yêu cầu nghiên cứu đề ra cho cuộc điều tra. * Đơn vị điều tra: Là đơn vị cấu thành tổng thể đối tượng điều tra, bản thân có các tiêu thức, dữ liệu đáp ứng mục đích, yêu cầu nghiên cứu cần được thu thập, ghi chép.
  16. (3) Nội dung điều tra: Là danh mục các tiêu thức đáp ứng yêu cầu nghiên cứu cần được tiến hành thu thập ghi chép trên các đơn vị điều tra thuộc tổng thể nghiên cứu. (4) Thời điểm, thời kỳ điều tra và thời hạn điều tra: * Thời điểm điều tra: Là mốc thời gian quy định thống nhất điểm xuất phát ghi chép thu thập tài liệu theo yêu cầu nghiên cứu trên các đơn vị thuộc phạm vi đối tượng điều tra. * Thời kỳ điều tra: Là chỉ về độ dài thời gian tồn tại phát triển của đối tượng điều tra cần được quy định thống nhất để thu thập tài liệu theo yêu cầu nghiên cứu cả thời kỳ. * Thời hạn điều tra: Là độ dài thời gian quy định thực hiện một cuộc điều tra: ngày bắt đầu, ngày kết thúc – hoàn thành cuộc điều tra.
  17. (5) Thiết kế mẫu, phiếu điều tra và bảng giải thích hướng dẫn cách ghi chép: - Biểu mẫu, phiếu điều tra có thể được coi là phương tiện, một loại công cụ, chứng từ gốc dùng để ghi chép và lưu giữ kết quả thu thập được trong cuộc điều tra. - Biểu mẫu, phiếu điều tra được in sẵn nội dung tiêu thức cần được ghi chép trong các cuộc điều tra chuyên môn. - Nguyên tắc thiết kế biểu mẫu điều tra (phiếu điều tra) là phải đảm bảo chứa đựng đầy đủ nội dung điều tra phục vụ đáp ứng yêu cầu nghiên cứu đối với hiện tượng điều tra và dành phần để ghi kết quả điều tra. - Bảng giải thích, hướng dẫn cách ghi biểu – phiếu điều tra: Là bản giải thích rõ ràng, khoa học về nội dung tiêu thức điều tra, nêu trong biểu mẫu – phiếu điều tra để có nhận thức thống nhất, đúng đắn ở điều tra viên và đối tượng điều tra; giải thích rõ và quy định phương pháp điều tra được sử dụng thống nhất khi thực hiện điều tra.
  18. (6) Xây dựng kế hoạch thực hiện điều tra: Là cụ thể hóa về quy định các bước công việc trình tự tiến hành thực hiện cuộc điều tra. Cụ thể là bố trí thời gian thực hiện từng bước công việc tổ chức điều tra: lựa chọn xác định điểm làm thí điểm, chuẩn bị lực lượng điều tra và phân công nhiệm vụ cụ thể, chuẩn bị phương tiện, vật tư, kinh phí…
  19. BÀI TẬP Bài 1: Xác định các cuộc điều tra thống kê sau thuộc loại và phương pháp điều tra gì? a. Tổng điều tra dân số toàn đất nước ngày 1/4/201N b. Các cuộc điều tra năng suất và sản lượng lúa, hoa màu một số địa phương (khi cần thiết) c. Tổng điều tra cấp tốc toàn bộ lao động trong các ngành thuộc khu vực nhà nước đến ngày 31/3/201N d. Điều tra tình hình chăn nuôi ngày 1/4 và 1/10 hàng năm e. Điều tra tình hình trồng chè một số địa phương nước ta (khi cần thiết) f. Báo cáo tình hình hàng tồn kho (0 giờ ngày 1/1 và 1/7 hàng năm) của các đơn vị thuộc ngành H g. Báo cáo hàng tháng về tình hình hoan thành kế hoạch giá trị tổng sản lượng của các xí nghiệp ngành công nghiệp h. Điều tra hàng ngày về số công nhân đi làm của công 59ty X
  20. BÀI TẬP Bài 2: Ngày 1 tháng 12 năm 2017 nước ta tiến hành điều tra tổng dân số. Các điều tra viên phải đến tất cả các hộ trên địa bàn được phần công để phỏng vấ chủ hộ và các thành viên trong hộ để thu thập thông tin. Ban chỉ đạo điều tra quy định: a. Kiểm kê toàn bộ nhân khẩu thường trú tạm trú ở địa phương tại thời điểm 0h ngày 1/12/2017. b. Các đơn vị xã phường nộp phiếu điều tra cho cơ quan chỉ đạo cấp trên chậm nhất ngày 31/01/2018 Xác định: 1. Thời điểm điều tra 2. Thời hạn điều tra 3. Phương pháp điều tra 4. Loại điều tra 60
nguon tai.lieu . vn