Xem mẫu

  1. LÀNG (Trích) (Kim Lân) I. Đọc – hiểu chú thích: 1. Tác giả:  Kim Lân nhà văn có sở trường viết truyện ngắn – Am hiểu sâu sắc,  gắn bó với nông thôn & người nông dân. 2. Tác phẩm: “Làng” đăng báo 1948 ­ thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.   ­ Thể loại: Truyện ngắn  ­ PTBĐ: Tự sự  II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Đọc ­ Tóm tắt văn bản: ­ Ông Hai, người làng chợ Dầu, phải rời làng tản cư nhưng trong tâm trí lúc nào cũng nhớ về làng của mình. ­ Thường ngày ông đến phòng thông tin nghe đọc báo để nắm tin tức về làng. ­ Nhận được nhiều tin thắng trận của cách mạng, ông Hai rất vui. ­ Bỗng ông lại nghe tin người dân ở làng chợ Dầu theo Tây. ­ Trên đường về nhà, ông cúi gằm mặt xuống mà đi. ­ Về tới nhà, nhìn lũ con tủi thân, càng căm tức dân làng chợ Dầu theo Tây. ­ Ông lại nghe thêm tin người ta sẽ đuổi hết dân làng chợ Dầu. Ông Hai lo sợ khi nghĩ đến mụ chủ nhà. ­ Ông Hai có ý nghĩ sẽ quay trở về làng Chợ Dầu, nhưng rồi ông phản đối ngay. ­ Cuối cùng ông cũng khẳng định được tình làng, tình nước. ­ Nhận được tin cải chính: làng chợ Dầu không theo Tây, ông Hai vui vẻ, hoạt bát trở lại. 
  2. 2. Nhan đề & cách  xây dựng truyện: ­ Nhan đề: “Làng” – Tập trung nói về con người làng. ­ Kết cấu: Đan xen: Hiện tại – Quá khứ – Hiện tại. ­ Cốt truyện: tâm lý. ­Tình huống: 3 tình huống ­> Khi Xa làng đi tản cư                                                   Khi nghe tin làng theo giặc                                                   Khi nghe tin cải chính ­> Trong đó tình huống thứ 2 là tình huống mấu chốt với chi tiết lời người đàn bà tản cư: “Cả làng chúng nó Việt gian  theo Tây”.  3. Phân tích: Diễn biến tâm trạng của ông Hai. a) Khi xa làng: ­ Nhớ làng – Nghĩ về người thân, về anh em trong làng. ­ Theo dõi, nghe ngóng tin tức của làng.   ­ Vui mừng trước tin thắng trận của cách mạng. => Cách trần thuật linh hoạt, tự nhiên. => Tình làng gắn bó với tình cách mạng.
  3. b) Khi nghe tin làng theo giặc:  “Cổ nghen  ắng… da mặt tê… lặng đi… nuốt cái gì vướng  ở cổ… đứng lảng ra chỗ khác… cúi gầm mặt xuống…” ông Hai  hụt hẫng như té từ trên cao xuống vực thẳm. ­ Bàng hoàng, bất ngờ, xấu hổ. “Nằm vật ra giường… nhìn con tủi thân nước mắt cứ giàn ra… chúng nó… trẻ con làng Việt gian…” Nghĩ đến con ông đau  đớn – ông không thể tin đó là sự thật nhưng bằng chứng hiển nhiên không thể chối cãi được – Nghĩ đến bà con trong làng,  ông càng thấy tủi nhục. ­ Đau đớn, tủi nhục. ­ Bà Hai & đàn con cũng thay đổi trước tin ấy. ­ Ông Hai nằm rũ trong giường không ngủ được – Nín thở lắng nghe… không nhúc nhích. ­ Tình trạng những ngày đó: không dám ra ngoài, sợ gặp mọi người, nghe tin đồn có lệnh “đuổi người làng chợ Dầu”, sợ mụ  chủ nhà. ­ Lo sợ như người có tội. ­ Ông Hai mang tình cảm cộng đồng cùng sống, cùng vui, cùng buồn, cùng vinh, cùng nhục với làng. Làng tốt tức là ông tốt,  làng xấu tức là ông xấu, làng có tội ông cũng cảm thấy mình có tội … ­ Tuyệt vọng cùng đường. ­ Trong ông diễn ra sự dằn co giữa việc về hay không về làng: + Định quay về làng – Vừa nghĩ đến lại phản đối ngay  “Nước mắt giàn ra”.  Vì về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, về  làng là chấp nhận cuộc sống nô lệ xưa kia. + Khẳng định: Làng thì yêu – Làng theo Tây phải thù. ­ Đấu tranh tư tưởng khẳng định tình làng, tình nước.
  4. ­ Tuy khẳng định như thế nhưng lòng ông vẫn thấy đau vô cùng. Lúc này ông chẳng khác nào như những người cha,  người mẹ yêu thương con hết mực, đau khổ trước những lỗi lầm của con vậy. ­ Những lời tâm sự của ông Hai với con rất cảm động: + Ông vẫn không quên mình là người làng Dầu. + “Nước mắt ông giàn ra chảy ròng ròng” + Ông vẫn không phản bội cụ Hồ & CM. + Ông nói với con nhưng thật ra là ông nói với chính mình. ­ Tâm sự với con để bày tỏ lòng mình. ­ Ông tâm sự với con để bày tỏ lòng mình. Cũng giống như nhân vật Lão Hạc của Nam Cao. Lão nói chuyện với con  chó Vàng cũng là để vơi bớt nỗi nhớ thương con. ­ Ở đoạn này ông Hai có 3 lần khóc: + Lần 1: khóc vì tủi nhục + Lần 2: khóc vì tuyệt vọng + Lần 3: khóc vì trút được nỗi lòng. ­ Đoạn truyện vừa sử dụng những lời đối thoại vừa dùng nhiều lời độc thoại – Nh/vật tự nói với chính mình.  VD: + “­ Hà, nắng gớm, về nào.” + “­ Chúng bay ăn miếng cơm… nhục nhã thế này.” + “Hay là quay về làng? “ + “Làng thì yêu… phải thù” => Đối thoại xen độc thoại, diễn biến tâm lí nhân vật phức tạp. => Tình cảm đối với làng, với Cách Mạng, với cụ Hồ ở ông Hai vô cùng sâu đậm, không có gì lay chuyển được.
  5. c. Khi nghe tin cải chính: ­ Tình huống mở nút: Ông chủ tịch làng xuất hiện. ­ Cởi mở, linh hoạt như xưa  ­ Vui mừng quên cả sự thiệt hại ­ Niềm vui truyền sang người khác ­> phản ánh được không khí toàn dân kháng chiến chống Pháp. =>Cách kể chuyện sinh động. => Niềm vui sướng khi làng được minh oan. Ở ông Hai tình làng đã thống nhất với tình đất nước. ­ Ngôn ngữ là lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân  ở nông thôn thời  ấy kiểu không rành chữ nghĩa lại hay nói chữ  “Sai cái sự  mục đích” Ngôn ngữ kể chuyện linh hoạt phản ánh được những sinh hoạt của làng quê trong những năm  tháng chống Pháp. ­ Cách xây dựng truyện độc đáo, nhân vật tâm lí, diễn biến tâm trạng phức tạp nhưng phù hợp. ­ Thấy được sự trưởng thành trong nhận thức của người nông dân: Từ tự phát đến tự giác. Tình làng tình đất nước giờ  đây thống nhất là một.
  6. III. Tổng kết: NT: Tạo tình huống truyện gay cấn. Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động, qua lời  nói (đối thoại và độc thoại). ND: Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tình thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống  thực dân Pháp. IV. Luyện tập: ­ Tóm tắt Văn bản. ­ Nêu cảm nhận về ông Hai. ­ PT tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.
nguon tai.lieu . vn