Xem mẫu

  1. Bài 4 Các giai đoạn thực hiện tội phạm và Đồng phạm trong Luật Hình sự Việt Nam
  2. Nội dung Bài 4 1. Các giai đoạn thực hiện tội phạm 2. Giai đoạn chuẩn bị phạm tội 3. Giai đoạn phạm tội chưa đạt 4. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội 5. Đồng phạm
  3. 4. 1. Các giai đoạn thực hiện tội phạm Khái niệm và đặc điểm của các giai đoạn thực hiện tội phạm a. Khái niệm Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước trong quá trình cố ý thực hiện tội phạm bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. b. Đặc điểm của các giai đoạn thực hiện tội phạm • Hình thành ý định phạm tội: Là những gì còn trong tư tưởng con người nên không phải chịu TNHS. • Biểu lộ ý định phạm tội: Là một bước trong quá trình thực hiện tội phạm nhưng chưa phải bắt đầu thực hiện ý định phạm tội cho nên không phải chịu TNHS. • Các giai đoạn thực hiện tội phạm chỉ được đặt ra đối với các tội phạm có lỗi cố ý trực tiếp.
  4. 4.2. Giai đoạn chuẩn bị phạm tội Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn cộng cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm (Điều 14 BLHS).
  5. 4.3 Giai đoạn phạm tội chưa đạt a. Khái niệm • Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội (Điều 15 BLHS).
  6. 4.3. Giai đoạn phạm tội chưa đạt b. Phân loại các trường hợp phạm tội chưa đạt • Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: người phạm tội vì những nguyên nhân khách quan chưa thực hiện hết các hành vi mà người đó cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm. • Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi mà người đó cho là cần thiết để gây ra hậu quả nhưng do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn nên hậu quả vẫn không xảy ra. 57
  7. 4.3. Giai đoạn phạm tội chưa đạt c. TNHS đối với giai đoạn phạm tội chưa đạt • Về phạm vi TNHS: “Người phạm tội chưa đạt phải chịu TNHS về tội phạm chưa đạt” (Điều 15 BLHS). • Về mức độ TNHS: “Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định” (Khoản 3 Điều 57 BLHS).
  8. 4.4 Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội • Các điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội • Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. – Việc chấm dứt thực hiện tội phạm phải xảy ra khi tội phạm đang ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành (hậu quả chưa xảy ra). – Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này (Điều 16 BLHS).
  9. 4.5. Đồng phạm 4. 5.1 Khái niệm Đồng phạm là trường hợp có 2 người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm (Điều 17 BLHS )
  10. 4.5.2. Các dấu hiệu của đồng phạm a. Dấu hiệu về mặt khách quan • Có 2 người trở lên tham gia tội phạm và những người này có đủ dấu hiệu của chủ thể của tội phạm. • Những người đồng phạm phải cùng thực hiện 1 tội phạm được quy định trong BLHS. VD: Trong vụ đồng phạm có người vừa là người tổ chức, người thực hành, vừa là người xúi giục, vừa là người giúp sức, … 61
  11. 4.5.2. Các dấu hiệu của đồng phạm b. Dấu hiệu về mặt chủ quan • Những người đồng phạm phải cùng cố ý: – Về lý trí: Mỗi người đồng phạm đều nhận thức được được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội đồng thời cũng biết người khác có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với mình. – Về ý chí: của những người đồng phạm là cùng mong muốn hoạt động chung, mong muốn hậu quả xảy ra hoặc cùng để mặc cho hậu quả xảy ra.
  12. 4.5.3. Các loại người đồng phạm 1. Người thực hành 2. Người tổ chức 3. Người xúi giục 4. Người giúp sức 63
  13. Người thực hành • Là người trực tiếp thực hiện tội phạm (Khoản 3 Điều 17). • Chia thành 2 dạng: – Người thực hành là người tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP – Người thực hành là người không tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP Người tổ chức • Người tổ chức: Là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm (Khoản 3 Điều 17 BLHS)
  14. Người xúi giục • Người xúi giục: Là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. • Đặc điểm: – Hành vi xúi giục phải trực tiếp – Hành vi xúi giục phải cụ thể nhằm đưa đến việc thực hiện 1 tội phạm nhất định. Ví dụ: A đã hô hào, kích động đám đông để gây rối trật tự công cộng. Người giúp sức • Là người tạo ra những điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho việc thực hiện tội phạm. • Các hình thức: – Giúp sức về vật chất – Giúp sức về tinh thần 65 65
  15. 4.5.4. Phân loại các trường hợp đồng phạm • Theo dấu hiệu chủ quan – Đồng phạm không có thông mưu trước: giữa những người đồng phạm không có sự thỏa thuận, bàn bạc trước với nhau về việc cùng thực hiện một tội phạm; hoặc là có sự thỏa thuận nhưng không đáng kể. – Đồng phạm có thông mưu trước: giữa những người đồng phạm đã có sự thỏa thuận, bàn bạc trước với nhau về tội phạm cùng thực hiện.
  16. 4.5.4. Phân loại các trường hợp đồng phạm • Theo dấu hiệu khách quan – Đồng phạm giản đơn: những người cùng tham gia vào vụ phạm tội đều có vai trò là người thực hành. – Đồng phạm phức tạp: một hoặc một số người tham gia giữ vai trò là người thực hành, còn những người đồng phạm khác giữ vai trò tổ chức, xúi giục hay giúp sức. • Phạm tội có tổ chức: là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm (khoản 3 Điều 20 BLHS).
  17. Bài 4 1. Các giai đoạn thực hiện tội phạm 2. Giai đoạn chuẩn bị phạm tội 3. Giai đoạn phạm tội chưa đạt 4. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội 5. Đồng phạm
nguon tai.lieu . vn