Xem mẫu

  1. BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 1 – CHƯƠNG 3 – TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG - FET 97 CHƯƠNG 03   TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG ‐ FET   Trong chương 3 chúng ta khảo sát một dạng thứ hai của transistor áp dụng hiệu ứng trường, FET(Fiel-Effect Transistor). Không như transistor, FET là linh kiện đơn cực (unipolar); khi giải thích nguyên tắc hoạt động chúng ta không dùng đến dòng lổ trống và electron tự do mà chỉ sử dụng duy nhất một loại điện tích tải (charge carrier). FET bao gồm hai loại chính: JFET (Junction Field-Effect Transistor) và MOSFET (Metal Oxide Semiconductor Fiel-Effect Transistor). Transistor là loại linh kiện kiểm soát dòng điện, dùng dòng cực nền để điều khiển hay kiểm soát dòng cực thu. Với FET thì khác, đây là linh kiện được điều khiển bằng điện áp; dùng áp giữa hai đầu cực cổng (Gate) và nguồn (source) để kiểm soát hay điều khiển được dòng qua linh kiện. Đặc điểm chính của FET là loại linh kiện có giá trị tổng trở nhập rất lớn. 3.1 JFET (JUNCTION FIELD-EFFECT TRANSISTOR): JFET được tạo thành từ thanh bán dẫn n hay p được gọi là kinh n (n channel) hay kinh p (p channel). Tại khoảng giữa của JFET kinh n được khuếch tán các vùng bán dẫn p ; tương tự với JFET kinh p tại khoảng giữa chúng ta khuếch tán các lớp bán dẫn n, xem hình H3.1 JFET có 3 đầu ra; đầu trên của kinh là cực Drain (cực D còn được gọi là cực Máng hay cực Thoát); đầu dưới của kinh là cực Source (cực S hay cực Nguồn). Phần bán dẫn khác loại với kinh được khuếch tán vào linh kiện được gọi là cực Gate (cực G hay cực Cổng) Hình H 3.1 3.1.1.NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG: Trong hình H3.2 trình bày phương pháp cấp nguồn áp DC phân cực cho JFET kinh n. Áp VDD được cấp giữa hai đầu cực D và cực S (điện thế cực D cao hơn điện thế cực S). Áp VGG dùng phân cực ngược các cực G và S (điện thế cực S cao hơn điện thế cực G). JFET luôn luôn hoạt động với mối nối pn giữa cực G và cực S phân cực ngược. Điện áp phân cực ngược giữa cực G và cực S tạo thành vùng nghèo dọc theo mối nối pn. Vùng nghèo trải rộng trong kinh n làm giảm độ rộng của kinh (xét tại cực G) dẫn đến điện trở nội của kinh gia tăng. Độ rộng của kinh tại cực G và nội trở của kinh được điều khiển bằng cách điều chỉnh thay đổi áp phân cực VGG. Tóm lại cường độ dòng điện ID từ cực D đến cực G được điều chỉnh thay đổi bằng áp VGG, xem kết Hình H3.2 quả tóm tắt trong hình H3.3. STU – KHOA CƠ KHÍ – TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN: NGUYỄN THẾ KIỆT – 2010
  2. 98 BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 1 – CHƯƠNG 3 – TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG - FET a./ Phân cực để JFET dẫn b./ Giảm áp phân cực VGG dòng ID tăng b./ Tăng áp phân cực VGG dòng ID giảm HÌNH H3.3: Ảnh hưởng của áp phân cực VGG đối với tính dẫn và dòng ID của JFET. 3.1.2.ĐẶC TÍNH VÀ THÔNG SỐ CỦA JFET: Ký hiệu của JFET áp dụng trong các sơ đồ nguyên lý được trình bày trong hình H3.3. 3.1.2.1. CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN : Trong mạch hình H3.5, cho áp giữa cực G và cực S bằng 0 ( VGS = 0 V), hay tạo sự ngắn mạch giữa cực G và cực S. Khi thay đổi áp VDD từ 0 V, dòng ID gia tăng tỉ lệ thuận với áp VDD , đoạn đặc tuyến AB HÌNH H3.4: Ký hiệu của JFET trong hình H3.5 b. Trong vùng chứa đoạn AB, điện trở nội của kinh xem như không đổi vì vùng nghèo không đủ rộng để ảnh hưởng. Vùng chứa đoạn AB được gọi là vùng có tính điện trở (Ohmic area) vì quan hệ giữa áp VDS với dòng ID tuân theo định luật Ohm. Tại vị trí B đặc tuyến bắt đầu chuyển hướng không tăng, duy trì dòng ID không đổi trong khi áp VDS tiếp tục gia tăng. Tại đoạn BC, áp phân cực ngược giữa cực G và cực D làm tăng vùng nghèp đủ lớn để khống chế sự gia tăng của áp VDS duy trì dòng ID bằng hằng số . JFET xem như tương đương nguồn dòng khi làm việc trong vùng này. a./ JFET với VGS = 0V và thay đổi VDD b./ Đặc tuyến ID theo áp VDD khi VGS = 0V HÌNH H3.5: Đặc tính của JFET khi ngắn mạch cực G và S. STU – KHOA CƠ KHÍ – TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN: NGUYỄN THẾ KIỆT – 2010
  3. BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 1 – CHƯƠNG 3 – TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG - FET 99 ĐIỆN ÁP PINCH-OFF (ĐIỆN ÁP THẮT) Khi VGS = 0V, giá trị áp VDS tại lúc dòng ID bằng hằng số (điểm B trong hình H3.5b) được gọi là điện áp Pinch-Off (trong một số tài liệu gọi là điện áp thắt) và được ký hiệu là VP . Với linh kiện JFET cho trước, giá trị VP cố định. Khi dòng ID đặt giá trị hằng số trong đoạn BC, ta gọi giá trị này là IDSS (Drain to Source current with gate Shorted). Giá trị dòng IDSS được cho trong các sổ tay hay các đặc tính kỹ thuật. Khi bỏ qua ảnh hưởng của mạch , dòng IDSS chính là dòng ID cực đại của JFET trong điều kiện ngắn mạch cực G với cực S (VGS = 0V). Trong đặc tuyến hình H3.5b, tại điểm C xãy ra hiện tượng “breakdown” dòng ID tăng rất nhanh tương ứng với sự gia tăng áp VDS. Hệ quả của hiện tượng “Breakdown” là phá hủy linh kiện, do đó JFET luôn luôn hoạt động tại vùng thấp hơn điểm “breakdown” và trong vùng dòng ID bằng hằng số (đoạn BC trên đặc tuyến). a./ Khi VDS = 0 V ; ID = 0A b./ ID gia tăng tỉ lệ thuận VDS trong vùng có tính trở c./ Khi VDS = VP ; ID = IDSS = hằng số d./ Khi VDS tăng , ID = IDSS cho đến breakdown xãy ra HÌNH H3.6: Tác động của JFET tạo ra đặc tuyến ID = f (VDS) khi VGS = 0V . STU – KHOA CƠ KHÍ – TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN: NGUYỄN THẾ KIỆT – 2010
  4. 100 BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 1 – CHƯƠNG 3 – TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG - FET ÁP VGS ĐIỀU KHIỂN DÒNG ID HÌNH H3.7: Họ đặc tuyến ID = f (VDS) của JFET khi thay đổi áp VGS . Khi thay đổi nguồn VGG để điều chỉnh áp phân cực ngược VGS giữa cực G và cực S, lúc gia tăng áp VGS ta có được họ đặc tuyến ID = f (VDS) theo hình H3.7. Cần nhớ: Dòng ID giảm khi suất của áp VGS tăng. Tương ứng với mỗi giá trị VGS  0V, điện áp thắt (Pinch-off) của JFET là VDS < VP Phương pháp điều khiển dòng ID bằng áp VGS tóm tắt trong hình H3.8. a./ VGS  0V ; VDS  VP ; ID  IDSS b./ Khi VGS < 0 V ; dòng ID giảm và bằng hằng số trong vùng trên của điểm đạt điện áp thắt VDS . c./ Khi VGS càng âm hơn ; dòng ID giảm thấp nhưng vẫn d./ Khi VGS   VGS   ; dòng ID tiếp tục giảm off bằng hằng số trong vùng trên của điểm đạt điện áp thắt VDS Khi VGS   VGS   ; dòng ID  0A off HÌNH H3.8: Thay đổi áp VGS điều khiển dòng ID. STU – KHOA CƠ KHÍ – TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN: NGUYỄN THẾ KIỆT – 2010
  5. BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 1 – CHƯƠNG 3 – TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG - FET 101 ĐIỆN ÁP CUT-OFF (ĐIỆN ÁP NGƯNG DẪN): Giá trị áp VGS làm cho dòng ID  0A được gọi là điện áp cut-off, ký hiệu là VGS(off) . Linh kiện JFET phải hoạt động trong phạm vi VGS = 0V và VGS(off). Trong phạm vi dảy giá trị của áp VGS trên dòng ID thay đổi từ giá trị cực đại IDSS đến giá trị 0A. Trạng thái cut off hình thành do sự nới rộng của vùng nghèo làm giảm độ rộng kinh dẫn thành một điểm, hay làm tắt nghẹt kinh dẫn. Trong hình H3.9 trình bày trạng thái ngưng dẫn của JFET khi vùng nghèo mở rộng làm tắt nghẹt kinh dẫn. HÌNH H3.9: JFET tại trạng thái ngưng dẫn. QUAN HỆ GIỮA ÁP CUT-OFF VÀ ÁP PINCH-OFF:: Theo nội dung vừa trình bày ta nhận thấy có sự khác biệt giữa các trạng thái pinch-off và trạng thái cutt-off. Áp VP chính là giá trị áp VDS tại lúc dòng ID đạt giá trị hằng số khi VGS = 0V. Mặc dù, trạng thái pinch-off xãy ra với áp VDS < VP khi VGS  0V. Trong các tài liệu trình bày đặc tính kỹ thuật cho bởi các nhà sản xuất linh kiện bán dẫn thường cho số liệu VGS(off) hay VP , nhưng không cho cả hai số liệu. Theo các tài liệu kỹ thuật này giá trị VGS(off) và VP có suất bằng nhau nhưng trái dấu: VP   VGS(off) (3.1) THÍ DỤ 3.1: Cho mạch theo hình H3.10, biết các thông số của JFET gồm: VGS(off)  4V và IDSS  12 mA . Xác định giá trị cực tiểu của áp VDD cần thiết để đưa linh kiện hoạt động trong vùng dòng ID bằng hằng số. GIẢI: Áp dụng quan hệ VGS(off)   VP  4V ta có VP  4V . HÌNH H3.10 Từ mạch điện hình H3.10, áp dụng định luật Kirchhoff 2 cho mắt lưới chứa các cực D và S của JFET, ta suy ra quan hệ sau: VDD  VDS  RD .ID Suy ra: VDD  VP  RD .IDSS  4  560.0,012  10,72 V 3.1.2.2. ĐẶC TUYẾN CHUYỂN CỦA JFET (TRANSFER CHARACTERISTIC): Với các nội dung vừa trình bày theo trên, dòng điện ID được điều khiển khi that đổi áp VGS trong dảy giá trị từ 0V đến VGS(off). Với JFET kinh n giá trị VGS(off) < 0V và với JFET kinh n giá trị VGS(off) > 0V. Đồ thị hay đường biểu diễn trình bày quan hệ giữa dòng điện ID theo áp VGS được gọi là đặc tuyến HÌNH H3.11: Đặc tuyến chuyển chuyển của JFET, xem hình H3.11. STU – KHOA CƠ KHÍ – TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN: NGUYỄN THẾ KIỆT – 2010
  6. 102 BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 1 – CHƯƠNG 3 – TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG - FET HÌNH H3.12: Đặc tuyến chuyển ID = f (VGS) được suy ra từ họ đặc tuyến ID = f (VDS). Trong hình H3.11, cho thấy đặc tuyến chuyển cắt hệ trục tọa độ tại hai điểm đặc biệt: Điểm cut-off : ( VGS  VGS(off) ; ID  0A ) Điểm pinch-off: ( VGS  0V ; ID  IDSS ) Khi biết trước họ đặc tuyến ID = f (VDS) với VGS là thông số, ta suy ra được đặc tuyến chuyển, xem hình H3.12. Mỗi điểm trên đặc tuyến chuyển quan hệ với cặp giá trị VGS và ID trên họ đặc tuyến ID = f (VDS). Thí dụ trong hình H3.12, khi VGS  2V ; ID  4,32 mA và các giá trị VGS(off)  5V và IDSS  12mA . Đặc tuyến chuyển của JFET được biểu diễn theo quan hệ sau: 2  VGS  ID  IDSS .  1  (3.2)  VGS(off )  THÍ DỤ 3.2: Với đặc tuyến chuyển cho trong hình H3.12, ta có: VGS(off)  5V và IDSS  12mA . Áp dụng quan hệ (3.2) ta có quan hệ hàm cho đặc tuyến chuyển viết theo dạng sau: 2 V ID  12.  1  GS  [mA]  5  Kiểm chứng tọa độ các điểm trên đặc tuyến chuyển, tại các vị trí cho trước giá trị VGS. VGS [V] 4 3 2 1 ID [mA] 0,48 1,92 4,32 7,68 Kết quả tính toán từ quan hệ (3.2) phù hợp với kết quả suy ra từ đặc tuyến hình H3.12. STU – KHOA CƠ KHÍ – TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN: NGUYỄN THẾ KIỆT – 2010
  7. BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 1 – CHƯƠNG 3 – TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG - FET 103 THÍ DỤ 3.3: Cho JFET mã số 2N5458 có một phần đặc tính kỹ thuật như sau : STU – KHOA CƠ KHÍ – TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN: NGUYỄN THẾ KIỆT – 2010
  8. 104 BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 1 – CHƯƠNG 3 – TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG - FET HÌNH H3.13: Đặc tuyến chuyển ID = f (VGS) và họ đặc tuyến ID = f (VDS) của linh kiện 2N5458. Ta tìm được các số liệu VGS(off)  5,8V và IDSS  9 mA của JFET 2N5458. Áp dụng quan hệ (3.2) suy ra đặc tuyến chuyển của linh kiện như sau: 2  V  ID  9.  1  GS  [mA]  5,8  Kiểm chứng tọa độ các điểm trên đặc tuyến chuyển, tại các vị trí cho trước giá trị VGS. VGS [V] 5 4 3 2 1 ID [mA] 0,17 0,87 2,1 3,86 6,16 Kết quả tính toán theo quan hệ (3.2) cho giá trị tương đối phù hợp với số liệu của đặc tính chuyển cho trong hình H3.13. Mức độ chính xác của phép tính tùy thuộc vào các giá trị VGS(off) và IDSS xác định được từ đặc tính kỹ thuật. 3.1.2.3. HỆ SỐ ĐIỆN DẪN CỦA JFET (FORWARD TRANSCONDUCTANCE) Hệ số điện dẫn được ký hiệu là gm là tỉ số của độ biến thiên dòng ID so với độ biến thiên áp VGS trên đặc tuyến chuyển tại điện áp VDS cho trước, xem hình H3.13. ID gm  (3.3) VGS VDS  const Đơn vị đo: [gm ]  [S] , S :Siemens. Đơn vị đo lường điện dẫn khác là [mho]; với 1mho = 1S Vì đặc tuyến chuyển của JFET phi tuyến, giá trị gm luôn thay đổi phụ thuộc vào vị trí trên đặc tuyến chuyển. Giá trị lớn nhất của gm tại các điểm gần vị trí VGS  0V . Trong các đặc tính kỹ thuật giá trị gm được xác định tại VGS  0V . Ngoài ra trong một số đặc tính kỹ thuật hệ số điện dẫn được thay thế bằng tổng dẫn (forward transfer admittance) y fs . Trong thí dụ 3.3 , linh kiện JFET 2N5458 có giá trị tổng dẫn cực tiểu là y fs  1500 mho  1500 S tại áp VDS = 15 V. STU – KHOA CƠ KHÍ – TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN: NGUYỄN THẾ KIỆT – 2010
  9. BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 1 – CHƯƠNG 3 – TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG - FET 105 Khi biết trước giá trị gmo nào đó, ta có thể phỏng địnhđược giá trị khác của gm tại vị trí bất kỳ nào đó trên đặc tuyến chuyển bằng cách áp dụng quan hệ sau:  VGS  gm  gmo  1   (3.4)  VGS(off )   Trong trường hợp không xác định được giá trị gmo, chúng ta có thể tính toán gía trị gm bằng cách dựa vào các giá trị IDSS và VGS(off) theo quan hệ sau: 2IDSS gm  (3.5) HÌNH H3.14: Phương pháp xác định thông số điện dẫn hay tổng dẫn VGS(off) trên đặc tuyến chuyển. THÍ DỤ 3.4: Trong đặc tính kỹ thuật của linh kiện JFET 2N5457 cho bởi nhà sản xuất, đã trình bày trong thí dụ 3.3; ta có các số liệu như sau: IDSS  3 mA ; VGS(off )  6V max và hệ số tổng dẫn trên đặc tuyến chuyển yfs(max)  5000 S . Áp dụng các số liệu trên xác định hệ số điện dẫn tại lúc VGS  4V và suy ra giá trị dòng ID tại vị trí này. GIẢI Ta có giá trị yfs(max)  5000 S chính là giá trị gmo . Áp dụng quan hệ (3.4) suy ra:  VGS   4V  gm  gmo  1   5000S  1    1666,67S  VGS(off )   6V    Dòng ID tại VGS = 4V được xác định theo quan hệ (3.2): 2  4  1 ID  3mA.  1    mA  333,33 A  6  3 3.1.2.3. ĐIỆN TRỞ NHẬP (INPUT RESISTANCE) VÀ ĐIỆN DUNG (CAPACITANCE) Như đã trình bày trong các mục trên, JFET hoạt động khi mối nối G-S phân cực nghịch, hiện tượng này khiến điện trở nhập tại cực cổng có giá trị rất cao. Giá trị rất lớn của điện trở nhập là ưu điểm của JFET so với BJT. Trong các tài liệu kỹ thuật của JFET điện trở nhập được xác định theo dòng phân cực ngược cực cổng IGSS tại giá trị áp nào đó giữa hai cực G và S. Tổng trở nhập cũng có thể xác định theo quan hệ sau : VGS R IN  (3.6) IGSS STU – KHOA CƠ KHÍ – TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN: NGUYỄN THẾ KIỆT – 2010
  10. 106 BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 1 – CHƯƠNG 3 – TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG - FET THÍ DỤ 3.5: Với JFET có IGSS  2nA ứng với VGS  20 V , điện trở nhập được xác định như sau: VGS 20V R IN    10000 M IGSS 2nA Khi nhiệt độ gia tăng dòng IGSS tăng dẫn đến giá trị điện trở nhập giảm thấp. Điện dung nhập Cicss là kết quả hoạt động của JFET tại mối nối phân cực ngược. Nói cách khác tại mối nối pn phân cực nghịch có tác động như tụ điện, điện dung của tụ điện phụ thuộc vào mức áp phân cực nghịch. Với JFET 2N5457 có giá trị điện dung cực đại Cicss = 7 pF tại VGS = 0. 3.1.2.5. ĐIỆN TRỞ GIỮA CỰC DRAIN VÀ SOURCE : Theo nội dung vừa trình bày, trong đặc tuyến mô tả quan hệ giữa dòng ID theo áp VDS trên điểm pinch-off giá trị dòng ID hầu như không đổi trong phạm vi rộng của áp VDS . Điều này cho thấy với phạm vi thay đổi rộng giá trị áp VDS tương ứng với pham vi thay đổi rất bé dòng ID . Điện trở giữa cực Drain và cực Source được xác định theo quan hệ : VDS r 'ds  (3.7) ID Trong các tài liệu kỹ thuật thông số này được cho dưới dạng điện dẫn ngõ ra gOS hay tổng dẫn ngõ ra yOS . 3.1.3.PHÂN CỰC JFET: Tương tự như Transistor, mục tiêu của việc phân cực là xác định thông số DC của điểm làm việc Q bao gồm dòng ID và áp VDS . Với JFET ta có hai dạng mạch phân cực: tự phân cực (self bias) và phân cực dùng cầu phân áp (voltage-divider bias). 3.1.3.1. MẠCH PHÂN CỰC JFET DẠNG TỰ PHÂN CỰC : Tự phân cực là dạng phân cực thường dùng cho JFET. Theo phân tích trên JFET chỉ hoạt động khi được phân cực ngược giữa mối nối G- S . Điều kiện này cần áp âm VGS cho JFET kinh n và áp dương VGS cho JFET kinh p. Các điều kiện này có thể đạt được bằng các mạch tự phân cực, xem hình H3.15 . Điện trở cực cổng RG không ảnh hưởng đến sự phân cực vì áp đặt ngang qua qua hai đầu phần tử này bằng 0. Điện trở RG cần thiết để cô lập tín hiệu AC trong các mạch khuếch đại. Với JFET kinh n hình H3.15 (a) dòng IS tạo áp ngang qua hai đầu điện trở RS hình thành nguồn áp dương so với với Gnd. HÌNH H4.15: Vì dòng IS = ID và VG = 0 nếu VS  ID .R S thì : VGS  VG  VS  0  ID .R S  ID .R S Hay VGS  ID .R S STU – KHOA CƠ KHÍ – TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN: NGUYỄN THẾ KIỆT – 2010
  11. BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 1 – CHƯƠNG 3 – TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG - FET 107 Với JFET kinh p hình H3.15 (b) dòng IS qua điện trở RS hình thành nguồn áp âm tại cực Source so với với Gnd. Suy ra VGS  ID .R S Với JFET kinh n hình H3.15 (a) áp giữa Cực Thoát (Drain) so với Gnd được xác định theo quan hệ sau : VD  VDD  ID .RD Vì VS  ID .R S Suy ra VDS  VD  VS  VDD  ID .  RD  R S  Nên nhớ quá trình phân tích JFET kinh p thực hiện tương tự nhưng cần lưu ý dấu của các áp khi khi khảo sát. THÍ DỤ 3.6: Tìm áp VDS và VGS trong hình H3.16. Với JFET cho trong mạch với các thông số nội định trước như : gm ; VGS(off) ; và IDSS sẽ hình thành dòng ID  5 mA . Với một JFET khác, ngay cà khi cùng mã số cùng loại, có thể không tạo ra cùng kết quả khi nối vào mạch vì phụ thuộc vào sự thay đổi giá trị của các thông số. GIẢI: Ta có: VS  ID .R S   5 mA  .  220    1100mV  1,1 V VD  VDD  ID .RD  15 V   5 mA  .  1k   15 V  5 V  10 V Suy ra: VDS  VD  VS  10 V  1,1 V  8,9 V HÌNH H4.16 Vì VG  0 V VGS  VG  VS  0 V  1,1 V  1,1 V ĐỊNH ĐIỂM LÀM VIỆC Q TRONG MẠCH TỰ PHÂN CỰC JFET Phương pháp cơ bản tính gần đúng để đạt được điểm phân cực cho JFET là xác định dòng ID theo giá trị áp VGS định trước hoặc ngược lại. Sau đó tính toán để xác định giá trị điện trở RS theo quan hệ sau: VGS RS  (3.8) ID Để xác định được các giá trị ID và VGS có thể thực hiện theo một trong hai phương pháp: Áp dụng đặc tuyến chuyển của JFET. Áp dụng quan hệ (3.2) THÍ DỤ 3.7: Xác định giá trị điện trở RS trong mạch tự phân cực cho JFET có đặc tuyến chuyển trình bày trong hình H3.17 tại giá trị VGS = 5V. STU – KHOA CƠ KHÍ – TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN: NGUYỄN THẾ KIỆT – 2010
  12. 108 BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 1 – CHƯƠNG 3 – TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG - FET HÌNH H3.17: Đặc tuyến chuyển của JFET cho trong thí dụ 3.7. GIẢI: Từ đồ thị, ta có được kết quả sau : tại VGS = 5 V thì ID = 6,25 mA . Suy ra: VGS 5 V RS    0,8 k  800  ID 6,25 mA Tương tự, khi dùng phương pháp đồ thị xác định muốn xác định điểm làm việc tại điểm VGS = 3 V tương ứng với ID = 12 mA ta cần điện trở RS có giá trị sau: VGS 3 V RS    0,25 k  250  ID 12 mA THÍ DỤ 3.8: Xác định giá trị điện trở RS trong mạch tự phân cực cho JFET kinh p có các thông số như sau : IDSS = 25 mA và VGS(off) = 15 V. Biết điểm làm việc có VGS = 5V. GIẢI: Áp dụng quan hệ (3.2), ta có: 2 2  VGS   5V  ID  IDSS .  1     25 mA  .  1   VGS(off)   15 V  2 2 ID   25 mA  .    11,11mA 3 Suy ra giá trị của điện trở RS là: VGS 5V RS    0, 45 k  450  ID 11,11mA STU – KHOA CƠ KHÍ – TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN: NGUYỄN THẾ KIỆT – 2010
  13. BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 1 – CHƯƠNG 3 – TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG - FET 109 PHÂN CỰC ĐIỂM LÀM VIỆC Q TẠI VỊ TRÍ GIỮA Trong một số mạch phân cực JFET thường yêu cầu điểm làm việc Q ở gần vị trí giữa của I đặc tuyến chuyển, tại vị trí này ta có ID  DSS . Điểm phân cực tại vị trí giữa cho phép dòng ID thay 2 đổi trong phạm vi từ IDSS đến 0 khi cho các tín hiệu biến thiên vào cổng JFET. IDSS Khi áp dụng quan hệ (3.2) khi giá trị ID  ta có kết quả như sau : 2 2  VGS  0,5.IDSS  IDSS .  1   (3.9)  VGS(off )   Suy ra: 2   VGS(off )     0,5   1   K  (3.10)  VGS(off )        VGS(off ) Trong quan hệ (3.10) ta đã đặt VGS  với giá trị K > 1. Thu gọn (3.10) ta có K phương trình xác định gía trị K như sau: 1 1  0,5 K Hay: 1 K  3, 4142 (3.11) 1  0,5 Tóm lại: VGS(off ) IDSS VGS  tại lúc ID  (3.12) 3, 4142 2 VDD Muốn chỉnh đặt giá trị VD  cần chọn giá trị của điện trở RD thích hợp để tạo điện áp 2 đặt ngang qua hai đầu điện trở này đủ lớn để điều chỉnh thay đổi được áp VD. THÍ DỤ 3.8: Xác định các điện trở RD và RS trong mạch tự phân cực JFET, hình H3.18 để điểm làm việc tại vị trí giữa trên đặc tuyến chuyển. Cho JFET có các thông số sau: IDSS = 12 mA và VGS(off) = 3V. Giá trị VD được xác định xấp xỉ giá trị 6 V. GIẢI: IDSS 12 mA Tại vị trí giữa ta có : ID    6 mA 2 2 Áp dụng quan hệ (3.12) ta có: VGS(off ) 3 V VGS    0,87868 V  878,68mV 3, 4142 3, 4142 HÌNH H3.18 STU – KHOA CƠ KHÍ – TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN: NGUYỄN THẾ KIỆT – 2010
  14. 110 BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 1 – CHƯƠNG 3 – TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG - FET Điện trở RS được xác định theo quan hệ : VGS 878,68 mV RS    146, 44   146  ID 6mA Suy ra : VD  VDD  ID .RD Hay : VDD  VD 12 V  6 V RD    1k ID 6 mA GIẢI TÍCH DÙNG ĐỒ THỊ CHO MẠCH TỰ PHÂN CỰC JFET HÌNH H3.19 Chúng ta có thể dùng đặc tuyến chuyển của JFET và các thông số bất kỳ khác để xác định điểm làm việc Q ( ID và VGS) cho mạch tự phân cực. HÌNH H3.20 Cho mạch tự phân cực trong hình H3.19 và đặc tuyến chuyển của JFET theo hình H3.20. Trong trường hợp đặc tuyến không được cho trong các tài liệu kỹ thuật (data sheets), chúng ta có thể vẽ đặc tuyến theo các thông số IDSS và VGD(off) cho trong tài liệu kỹ thuật. Đầu tiên chúng ta cần xác định đường tải điện tỉnh (DC load line) cho mạch tự phân cực. Đây là đồ thị mô tả quan hệ giữa dòng ID theo áp VGS . Khi VGS = 0 V, ta có VGS  ID .R S    470   .ID  0 V . Suy ra ID = 0 A Khi ID = IDSS tacó quan hệ VGS  IDSS .R S    470   .  10mA   4700 mV  4,7 V . Giá trị dòng IDSS = 10 mA được xác định từ đặc tuyến chuyển, xem hình H3.20. Tóm lại đường tải điện tỉnh đi qua 2 điểm đặc biệt: (VGS = 0 V; ID = 0 A) và (VGS = 4,7 V; ID = 10 mA) Đường tải điện DC đưiợc vẽ chung với đặc tuyến chuyển trình bày trong hình H3.21. Từ các đồ thị này ta suy ra tọa độ giao điểm chính là các thông số của điểm làm việc Q cần tìm. STU – KHOA CƠ KHÍ – TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN: NGUYỄN THẾ KIỆT – 2010
  15. BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 1 – CHƯƠNG 3 – TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG - FET 111 Điểm làm việc Q của JFET trong mạch tự phân cực hình H3.19 xác định từ đồ thị hình H3.21 có các thông số như sau: (VGS = 2,3 V; ID = 5,07 mA) HÌNH H3.21 HÌNH H3.22 THÍ DỤ 3.9: Định điểm làm việc Q của JFET trong mạch hình H3.22 với đặc tuyến chuyển của JFET cho trong hình H3.23. GIẢI: Khi VGS = 0 V suy ra ID = 0 A Khi ID = IDSS = 4 mA ta có VGS  IDSS .R S    680   .  4 mA  Suy ra : VGS  2,72 V Tóm lại đường tải điện tỉnh đi qua 2 điểm đặc biệt: (VGS = 0 V; ID = 0 A) và (VGS = 2,72 V; ID = 4 mA) Vẽ đường tải điện tỉnh và xác định tọa độ giao điểm của đặc tuyến chuyển với đường tải điện tỉnh. Ta có thông số điểm làm việc Q của JFET trong mạch tự phân cực hình H3.22 là : (VGS = 1,5 V; ID = 2,25 mA) HÌNH H3.23 STU – KHOA CƠ KHÍ – TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN: NGUYỄN THẾ KIỆT – 2010
  16. 112 BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 1 – CHƯƠNG 3 – TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG - FET 3.1.3.2. MẠCH PHÂN CỰC JFET DÙNG CẦU PHÂN ÁP : Trong hình H3.24 trình bày mạch phân cực JFET kinh n dùng cầu phân áp. Điện thế tại cực nguồn (S) phải dương hơn điện thế tại cực cổng (G) để duy trì điều kiện phân cực nghịch cho mối nối GS. Điện thế tại cực nguồn S (so với điểm Gnd) là: VS  R S .ID (3.13) Điện thế tại cực cổng (G) được xác định bởi các điện trở R1 và R2 của cầu phân áp theo quan hệ sau: R 2 .VDD VG  (3.14) R1  R 2 Điện áp giữa cực cổng và cực nguồn là: VGS  VG  VS (3.15) Dòng qua cực thoát là: HÌNH H3.24 VS VG  VGS ID   (3.16) RS RS THÍ DỤ 3.10: Định dòng ID và áp VGS cho mạch phân cực JFET dùng cầu phân áp theo hình H3.25. Cho áp VD  7V . GIẢI: Dòng qua cực thoát (D) xác định theo quan hệ: VDD  VD 12 V  7 V 5V ID     1,515  1,52mA RD 3,3k 3,3k Điện thế tại cực nguồn (S): VS  R S .ID   1,515 mA  .  2,2k   3,333 V Điện thế tại cực cổng (G) xác định theo cầu phân áp: R 2 .VDD  1M  .  12 V  VG    1,53846  1,54 V R1  R 2 1M  6,8M HÌNH H3.25 Điện áp giữa cực cổng và cực nguồn là: VGS  VG  VS  1,54 V  3,33 V  1,79 V CHÚ Ý: Nếu trong thí dụ này không cho giá trị áp VD ; điểm làm việc Q sẽ không xác định được nếu không có đặc tuyến chuyển. GIẢI TÍCH DÙNG ĐỒ THỊ CHO MẠCH TỰ PHÂN CỰC JFET DÙNG CẦU PHÂN ÁP: Tương tự như trường hợp đã thực hiện khi áp dụng mạch tự phân cực cho JFET, chúng ta có thể áp dụng phương pháp đồ thị xác định điểm làm việc Q cho JFET trong mạch phân cực dùng cầu phân áp. Trong mạch phân cực dùng cầu phân áp, khi ID  0 áp VGS không bằng 0 như trong trường hợp tự phân cực, vì cầu phân áp tạo điện áp tại cực cổng độc lập đối với dòng qua cực thoát. Đường tải điện DC khi dùng cầu phân áp được xác định theo phương pháp sau: Khi ID  0 , VS  R S .ID  R S .0  0 . Suy ra VGS  VG  VS  VG  0  VG STU – KHOA CƠ KHÍ – TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN: NGUYỄN THẾ KIỆT – 2010
  17. BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 1 – CHƯƠNG 3 – TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG - FET 113 Tóm lại điểm  ID  0 ; VGS  VG  là điểm nằm trên đường tải điện DC. Khi VGS  0 , V  VGS VG ID  G  RS RS Tóm lại điểm thứ hai nằm trên đường tải điện DC là  VG   ID  ; VGS  0  .  RS  Vẽ đường tải điện DC trên cùng đồ thị với đặc tuyến chuyển, tọa độ giao điểm của các đường biểu diễn chính là thông số của điểm làm việc Q , xem hình HÌNH H3.26 H3.26. THÍ DỤ 3.11: Định điểm làm việc Q của JFET trong mạch phân cực dùng cầu phân áp theo hình H3.27. Cho đặc tuyến chuyển của JFET cho trong hình H3.28. HÌNH H3.27 HÌNH H3.28: Đặc tuyến chuyển của JFET GIẢI: Đầu tiên xác định các điểm trên đường tải điện tỉnh DC. Với ID  0 . R 2 .VDD  2,2 M  .8 V VGS  VG    4V R1  R 2 2,2M  2,2M Với VGS  0 VG  VGS VG 4V ID     1,2mA RS R S 3,3k STU – KHOA CƠ KHÍ – TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN: NGUYỄN THẾ KIỆT – 2010
  18. 114 BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 1 – CHƯƠNG 3 – TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG - FET Vẽ đường tải điện tỉnh qua hai điểm:  ID  0 ; VGS  4V  và  ID  1,2mA ; VGS  0  trên đồ thị đặc tuyến chuyển, suy ra giao điểm của các đường biểu diễn, xem hình H3.28. Điểm làm việc Q có các thông số  ID  1,8mA ; VGS  1,8 V  ỔN ĐỊNH ĐIỂM LÀM VIỆC Q : Đặc tuyến chuyển của JFET có thể khác biệt nhiều trên các linh kiện có cùng mã số. Thí dụ với JFET 2N5459 được thay thế trong mạch đã phân cực sẵn bằng JFET 2N5459 khác, đặc tuyến chuyển có thể thay đổi nhiều, xem hình H3.29. Trong hình H3.29 cho thấy giá trị dòng IDSS cực đại là 16 mA và giá trị trị dòng IDSS cực tiểu là 4 mA. HÌNH H3.29: Sự thay đổi đặc tuyến chuyển của JFET cùng mã số. Như vậy giá trị áp VGS(OFF) cực đại là 8V và cực tiểu là 2V. Điều này có nghĩa là: nếu ta chọn linh kiện 2N5459 một cách ngẩu nhiên thì giá trị của các thông số sẽ nằm trong vùng giá trị vừa nêu. Nếu vẽ đường tải điện DC cho mạch tự phân cực, với cùng mạch điện thì điểm làm việc có thể nằm trên đường tải điện trong vùng từ Q1 (điểm phân cực cực tiểu) đến điểm Q2 (điểm phân cực cực đại) . Như vậy, dòng ID có thể đạt giá trị từ ID1 đến ID2 , xem vùng giới hạn màu xám trên hình H3.29. Điều này cho thấy, áp DC tại cực D (Drain) có thể có một dảy giá trị phụ thuộc vào giá trị của dòng ID . Hơn nữa, áp giữa các cực GS có thể có giá trị bất kỳ trong phạm vi từ VGS1 đến VGS2 . a.Tự phân cực b. Phân cực dùng cầu phân áp HÌNH H3.30: Phương pháp ổn định điểm làm việc Q bằng cách phân cực dùng cầu phân áp. STU – KHOA CƠ KHÍ – TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN: NGUYỄN THẾ KIỆT – 2010
  19. BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 1 – CHƯƠNG 3 – TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG - FET 115 Trong hình H3.30 trình bày điểm làm việc Q trong các trường hợp phân cực JFET bằng phương pháp tự phân cực và phân cực dùng cầu phân áp. Với phương pháp phân cực dùng cầu phân áp dảy giá trị tha đổi của dòng ID thu hẹp lại do độ dốc của đường tải điện DC giảm thấp hơn so với độ dốc của đường tải điện trong trường hợp tự phân cực. Mặc dù phạm vi của áp VGS có khác biệt giữa hai phương pháp phân cực, nhưng dòng ID ổn định hơn khi áp dụng phương pháp phân cực dùng cầu phân áp. 3.2 MOSFET (METAL OXIDE SEMICONDUCTOR FIELD-EFFECT TRANSISTOR): MOSFET là một dạng khác của transistor áp dụng hiệu ứng trường. Khác với JFET, cấu trúc của MOSFET bao gồm hai lớp bán dẫn pn tạo thành mối nối pn, cực cổng của MOSFET được phân cách với kinh p (hay n) bằng lớp silicon oxide (SiO2). Có hai loại MOSFET cơ bàn : loại D (Depletion) và loại E (Enhancement). Do cực cổng được phân cách với kinh dẫn, các linh kiện này còn được gọi là IGFET (Ignition Gate FET). 3.2.1.DMOSFET (DEPLETION MOSFET): Trong hình H3.31 trình bày cấu trúc cơ bản của D-MOSFET. Cực D (Drain) và cực G (Gate) được khuếch tán trong cùng một lớp vật liệu và kết nối với nhau thông qua kinh hẹp liên kết đến lớp phân cách cực cổng. Các loại D-MOSFET kinh n và kinh p có cấu tạo trình bày trong hình H3.31. Để tìm hiểu nguyên lý hoạt động cơ bản, chúng ta dùng mô hình D-MOSFET kinh n. Với D-MOSFET kinh p nguyên lý hoạt động được giải thích tương tự, nhưng cần đổi ngược cực tính của các nguồn áp so với trường HÌNH H3.31: Cấu trúc cơ bản của D-Mosfet hợp D-MOSFET kinh n. D-MOSFET có thể hoạt động trong cả hai chế độ: nghèo (depletion) và tác động tăng (enhancement). Do cực cổng được cách ly với kinh dẫn nên có thể đặt điện áp dương hay âm trên cực cổng. D-MOSFET kinh n hoạt động theo chế độ nghèo (depletion) khi cấp điện áp âm giữa cực cổng (G) và cực nguồn (S) và hoạt động theo chế độ tác động tăng (enhancement) khi cấp điện áp dương giữa cực cổng (G) và cực nguồn (S). Các linh kiện này thường hoạt động theo chế độ nghèo. 3.2.1.1.CHẾ ĐỘ NGHÈO (DEPLETION MODE): Từ sơ đồ cấu tạo nguyên lý của D-MOSFET ta có thể xem cực cổng và kinh n như là 2 bản cực của tụ điện phẳng; lớp Oxide Silicon phân cách đóng vai trò của điện môi. Khi đặt điện áp âm lên cực cổng, các HÌNH H3.32: Chế độ nghèo (Depletion) điện tích âm tại cực cổng đầy lùi các âm điện tử trên kinh dẫn và để lại các điện tích dương. VGS < 0 và VGS < VGS(Off) STU – KHOA CƠ KHÍ – TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN: NGUYỄN THẾ KIỆT – 2010
  20. 116 BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 1 – CHƯƠNG 3 – TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG - FET Như vậy, khi số lượng điện tử trong kinh dẫn n giảm tính dẫn cũng giảm theo. Sự gia tăng điện áp âm tại cực cổng càng làm « nghèo » đi điện tử trong kinh dẫn n . Với mức điện áp âm đủ lớn cấp vào cực cổng, VGS(Off) , kinh dẫn hoàn toàn « nghèo » và dòng điện thoát ID = 0 . Chế độ nghèo được trình bày trong hình H3.32. Tương tự như trường hợp kinh dẫn n của JFET, kinh dẫn n của D-MOSFET có dòng điện ID phụ thuộc vào áp đặt giữa cực cổng (G) và cực nguồn (S) trong phạm vi từ VGS(Off) đến 0. D-MOSFET dẫn khi giá trị VGS > 0 . HÌNH H3.33: Chế độ tác động tăng (Enhancement) VGS > 0 3.2.1.2. CHẾ ĐỘ TÁC ĐỘNG TĂNG (ENHANCEMENT MODE): Khi cấp điện áp dương vào cổng, một số lượng lớn điện tử được hấp dẫn vào kinh dẫn, như vậy tính dẫn của kinh dẫn được gia tăng. Chế độ tác động tăng được trình bày trong hình H3.33. 3.2.1.3. KÝ HIỆU CỦA D-MOSFET: Sơ đồ biểu diễn cho các loại D-MOSFET kinh n và kinh p trình Kinh n Kinh p bày trong hình H3.34 HÌNH H3.34: 3.2.2.EMOSFET (ENHANCEMENT MOSFET): E-MOSFET chỉ hoạt động theo chế độ tác động tăng không hoạt động theo chế độ nghèo. Về cấu trúc, E-MOSFET không có kinh dẫn như D-MOSFET; với linh kiện kinh n, lớp bán dẫn p mở rộng hoàn toàn đến lớp Oxide Silicon (SiO2) , xem hình H3.35 a. Với linh kiện kinh n khi cấp điện áp dương vào cực cổng trên mức áp ngưỡng sẽ hình thành một kinh cảm ứng (induced channel) là một lớp điện tích âm nằm trong lớp vận liệu p và đối diện với lớp Oxide Silicon. Tính dẫn của kinh được gia tăng bằng cách tăng áp giữa cực cổng (G) và nguồn (S). Biên pháp gia tăng áp sẽ kéo thêm nhiều điện tử vào vùng kinh dẫn. Nếu cấp áp giữa cực cổng (G) và nguồn (S) thấp a./ Cấu trúc cơ bản b/ Kinh cảm ứng khi VGS > VGSTh hơn mức ngưỡng thì sẽ không tạo được HÌNH H3.35: Chế độ tác động tăng (Enhancement) VGS > 0 kinh dẫn. STU – KHOA CƠ KHÍ – TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN: NGUYỄN THẾ KIỆT – 2010
nguon tai.lieu . vn