Xem mẫu

  1. CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH – BỒI THƯỜNG TỔN THẤT  CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI  TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN THÁI BÌNH
  2. NỘI DUNG CHÍNH
  3. PHẦN 1. CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH – BỒI THƯỜNG TỔN THẤT NGHIỆP VỤ  BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN  THÁI BÌNH
  4. 1. Giới thiệu khái quát về Công ty Bảo hiểm  Bưu điện Thái Bình. - Tên doanh nghiệp: Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thái Bình - Ngày cấp giấy chứng nhận: 02/10/2017 - Đại diện pháp luật: Bùi Thị Tâm - Địa  chỉ  trụ  sở:  Tầng  5,  số  355,  đường  Lý  Bôn,  Phường  Đề  Thám, Thành phố Thái Bình, Thái Bình. - Ngành nghề kinh doanh: Bảo hiểm phi nhân thọ      
  5. Nhằm mở rộng mạng lưới, nâng cao chất lượng phục vụ, chăm  sóc  khách  hàng,  sáng  ngày  27/10,  tại  khách  sạn  Dầu  Khí  Thái  Bình,  Tổng  Công  ty  cổ  phần  Bảo  hiểm  Bưu  điện  (PTI)  long  trọng tổ chức lễ ra mắt Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thái Bình  (PTI Thái Bình). Đây là thành viên thứ 42 của Tổng Công ty cổ  phần Bảo hiểm Bưu điện.
  6. Nhóm  sản phẩm của công ty bao gồm: ­ Bảo hiểm xe cơ giới ­ Bảo hiểm sức khỏe ­ Bảo hiểm tài sản ­ Bảo hiểm kỹ thuật ­ Bảo hiểm hỗn hợp ­ Bảo hiểm hàng hóa ­ Bảo hiểm tàu thủy
  7. 2. Công tác giám định – bồi thường tổn thất nghiệp vụ  Bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm  Bưu điện Thái Bình 2.1. Yêu cầu của giám định – bồi thường tổn thất. - Ghi  nhận  thiệt  hại  phải  đảm  bảo  chính  xác,  kịp  thời,  khách quan trung thực.  - Đề  xuất  các  biện  pháp  bảo  quản  và  phòng  ngừa  thiệt  hại, phải kịp thời và đúng quyền hạn. - Những thông tin mà chuyên viên giám định cung cấp cho  doanh  nghiệp  bảo  hiểm  là  tự  nguyện,  nhưng  nội  dung  của nó là tất cả những chi tiết về những sự kiện đã xảy  ra và các vấn đề liên quan 
  8. 2.2. Mục đích của giám định ­ bồi thường tổn thất - Mục đích quan trọng nhất của việc giám định hàng tổn thất  là  xác  định  mức  độ,  nguyên  nhân  và  thời  điểm  xảy  ra  tổn  thất một cách chính xác, làm căn cứ để xác định đối tượng  chịu trách nhiệm bồi thường. - Bồi thường là khâu cuối cùng để hoàn thành một sản phẩm  bảo  hiểm,  chính  bồi  thường  thể  hiện  chất  lượng  của  sản  phẩm  bảo  hiểm.  Việc  giải  quyết  bồi  thường  nhanh  gọn,  chính  xác  và  kịp  thời  sẽ  giúp  cho  người  được  bảo  hiểm,  khắc  phục  những  khó  khăn  tài  chính,  đảm  bảo  quá  trình  hoạt động sản xuất không bị gián đọan, bùđắp được phần  nào tổn thất về vật chất và tinh thần của nạn nhân và gia  đình họ.
  9. 2.3. Nguyên tắc của giám định – bồi thường tổn thất ­Việc giám định phải được tiến hành sớm nhất sau  khi  nhận  được  thông  tin  tai  nạn  (  theo  quy  định  chung là 5 ngày). Nếu không tiến hành sớm được  thì  lý  do  của  việc  chậm  trễ  phải  được  thể  hiện  trong biên bản giám định. ­ Tất cả các thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm  Nguyên  vật chất, tài sản đều phải tiến hành giám định. tắc của  ­  Trong  trường  hợp  chủ  xe  cơ  giới  không  thồng  giám định  nhất  về  nguyên  nhân  và  mức  độ  thiệt  hại  do  tổn thất DNBH  xác  định,  2  bên  sẽ  thỏa  thuận  chọn  giám  định  viên  kỹ  thuật  chuyên  nghiệp  thực  hiện  ciệc  giám định. ­  Trong  trường  hợp  đặc  biệt  nếu  tổ  chức  bảo  hiểm  không  thực  hiện  được  việc  lập  biên  bản  giám  định,  thì  có  thể căn  cứ  vào  biên  bản  của  cơ  quan chức năng, ảnh chụp, hiện vật thu được, khai 
  10. ­Thứ  nhất:  Bồi  thường  phải  nhanh  chóng,  kịp  thời  và  chính  xác,  đảm  bảo  uy  tín  của  công ty. Nguyên tắc  ­ Thứ hai: Bồi thường phải dựa trên cơ sở  của bồi  của khâu giám định để tính toán và xác định  thường tổn  số tiền bồi thường hợp lý. thất ­  Thứ  ba:  DNBH  chỉ  tiến  hành  bồi  thường  khi đủ căn cứ chứng minh sự xác thực của  người được bảo hiểm và các tổn thất như:  giấy  chứng  nhận  bảo  hiểm  còn  hiệu  lực,  rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm, giấy chứng  nhận y khoa…
  11. 2.4. Quy trình giám định – bồi thường tổn thất. 2.4.1.Quy trình giám định tổn thất
  12. Bước 1: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ các thông tin về tai nạn. Khi  gặp  tai  nạn,  chủ  xe  hay  người  điều  khiển  xe  có  trách  nhiệm phải báo cáo cho cơ quan công an và cơ quan bảo hiểm.  Việc thông báo cho CTB phải được tiến hành trong vòng 5 ngày  kể từ ngày tai nạn xảy ra. CTBH tiếp nhận thông tin về tai nạn,  yêu cầu tiến hành các biện pháp hạn chế tổn thất và bảo vệ xe. Các thông tin về tai nạn gồm: ­Ngày, giờ, địa điểm xảy ra tai nạn. ­Các thông tin về xe gặp nạn: Biển số xe, tên, chủ xe ­Số giấy chứng nhận bảo hiểm, nơi cấp bảo hiểm ­Thời hạn bảo hiểm, loại hình bảo hiểm tham gia
  13. Bước 2: Tiến hành giám định Việc  tiến  hành  giám  định  theo  thỏa  thuận  trước  với  người  được bảo hiểm về thời gian và địa điểm do giám định viên của  CTBH  thực  hiện  hay  một  giám  định  viên  do  2  bên  chỉ  định  và  đồng ý. Qúa trình giám định, ngoài giám định viên còn có sự góp  mặt  của  chủ  xe,  người  điều  khiển  xe  hay  người  đại  diện  hợp  pháp  của  họ.  Đối  với  các  tổn  thất  nhỏ(dưới  1  triệu  đồng  mà  không  có  điều  kiện  giám  định  trực  tiếp  hoặc  không  có  hồ  sơ  công  an),  CTBH  yêu cầu  chủ  xe  cung cấp  thông  tin  chi  tiết  về  nguyên nhân và diễn biến tai nạn.
  14. Đối  với  những  đơn  vị  tổn  thất  của  xe  có  nhiều  chi  tiết  cấu  thành,  cần  tiến  hành  giám  định  và  lập  biên  bản  giám  định  riêng  cho  các  bộ  phận  này.  Đồng  thời  quá  trình  giám  định  cần  phải  chụp  ảnh về các bộ phận tổn thất để phục vụ cho quá trình đánh  giá thiệt hai chứng minh cho tổn thất và nguyên nhân gây ra tổn  thất.
  15. Bước 3: Lập biên bản giám định Việc  giám  định  phải  lập  biên  bản  giám  định,  xác  định  các  bộ  phận tổn thất, mức độ tổn thất và dự trù phương pháp xử lý thiệt  hại.  Biên  bản  giám  định  là  tài  liệu  chủ  yếu  để  xét  duyệt  bồi  thường. Vì vậy nội dung này phải đảm bảo được tính trung thực,  chính xác, rõ ràng,cụ thể. Các số liệu phải phù hợp với thực trạng  và không được mâu thuẫn khi đối chiếu với các giấy tờ liên quan Thông  thường  biên  bản  giám  định  được  hoàn  thiện  tại  chỗ  ngay  sau  khi  giám  định  và  có  đày  đủ  chữ  ký  của  các  bên  có  liên  quan. Biên bản giám định chỉ cấp cho người có yêu cầu giám định,  không được tiết lộ nội dung giám định cho những người khác khi  chưa có yêu cầu của DNBH.
  16. 2.4.2. Quy trình bồi thường tổn thất
  17. Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ khiếu nại bồi thường Cán bộ bồi thường sau khi nhận được hồ sơ khiếu nại bồi  thường của chủ xe do giám định viên chuyển đến cần kiểm tra  sơ bộ các chứng từ cơ bản của hồ sơ vào sổ khiếu nại.  Căn cứ vào loại hình tham gia bảo hiểm, quy tắc bảo hiểm  và hợp đồng bảo hiểm, cán bộ bồi thường kiểm tra lại toàn bộ  tài  liệu  của  hồ  sơ  khiếu  nại.  Trường  hợp  chưa  đủ  tài  liệu  minh  chứng  tổn  thất,  cán  bộ  bồi  thường  yêu  cầu  giám  định  viên cung cấp thêm những tài liệu cần thiết theo đúng quy định  trong quy tắc bảo hiểm hiện hành.
  18. Bước 2: Xác định số tiền bồi thường. Sau khi hoàn tất hồ sơ bồi thường của khách hàng bị tổn thất,  bộ  phận  giải  quyết  bồi  thường  phải  tính  toán  STBT  trên  sơ  sở  khiếu nại của người được bảo hiểm, STBT được xác định căn cứ  vào: ­Biên bản giám định tổn thất và bản kê khai tổn thất ­Điều khoản, điều kiện của HĐBH ­Bảng theo dõi số phí bảo hiểm đã nộp Sau  khi  xem  xét  xong  phòng  nghiệp  vụ  trình  lãnh  đạo  duyệt  bồi thường Sau đó hố sơ bồi thường sẽ được chuyển qua lấy ý kiến của  các  phòng  có  liên  quan.  Trường  hợp  có  ý  kiến  trái  ngược  các  phòng xem xét lại để thống nhất trước khi trình lên lãnh đạo công  ty.
  19. Bước 3. Thông báo bồi thường Sau khi STBT được xác định, DNBH sẽ thông báo chấp nhận  bồi thường và đề xuất các hình thức bồi thường cho khách hàng. Việc  bồi  thường  nhanh  chóng  chính  xác  củ  CTBH  sẽ  giúp  chủ xe khắc phục hậu quả, hạn chế các khiếu kiện xảy ra. Có  nhiều phương pháp bồi thường, nhưng  đối với nghiệp vụ Bảo  hiểm vật chất xe cơ giới thì CTBH thường sd 2 phương pháp là: ­Bồi thường bằng tiền. ­Bồi thường trên cơ sở chi phí thiệt hại. Sau đó phòng kế toán sẽ làm thủ tục bồi thường cho khách  hàng theo đúng quy định
nguon tai.lieu . vn