Xem mẫu

Chuyên đề :

Vai trò của chính quyền đối với
quản lý đô thị

TS. Nguyễn Đình Tùng

1

Giới thiệu






1. Mối quan hệ giữa đơn vị hành chính
địa phương và không gian đô thị, kinh tế,
Ngân sách đô thị trong vùng lãnh thổ và
quốc gia
2. Ngân sách đô thị và các mối quan hệ
3. Tổ chức quản lý Ngân sách đô thị
4. Xử lý các tình huống trong quản lý
Ngân sách đô thị .
2

1. Mối quan hệ giữa đơn vị hành chính địa phương
và không gian đô thị trong vùng lãnh thổ và quốc
gia
1.1 Đô thị là gì ?
Đô thị là một sản phẩm sinh động của loài người dưới hình
thức một đơn vị hành chính hoặc một bộ phận của một đơn vị
hành chính, trên đó các công trình kiến trúc, chỗ ở liên kết bởi
hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội với cộng đồng dân cư sinh
sống hoạt động tạo nên trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá
xã hội phồn vinh.
1.2 Quan hệ giữa đơn vị hành chính với không gian đô
thị như thế nào ?
Thực tế ở nhiều nước và ở nước ta cho thấy không gian
kinh tế tài chính đô thị phụ thuộc tốc độ đô thị hoá, có
không gian mở xen kẽ với nông thôn và lan toả dần, không
3
phụ thuộc địa giới hành chính.

1. Mối quan hệ (TT)
1.3 Quan niệm trong và ngoài đô thị như thế nào ?
Từ những đặc điểm về không gian và địa giới hành
chính sinh ra khái niệm về trong, ngoài đô thị. Khái niệm
trong và ngoài đô thị cũng chỉ có tính tương đối.
1.4 Thế nào là tăng trưởng đô thị ?
Tăng trưởng đô thị là một trong những tham số điều
chỉnh phát triển không gian đô thị (các khu công nghiệp,
hệ thống cơ sở hạ tầng, các khu dân cư...).
Tốc độ tăng trưởng đô thị là một tỷ lệ dân số đô thị
so sánh giữa 2 mốc thời gian.
4

1. Mối quan hệ (TT)
1.5 Yếu tố nào quyết định thay đổi không gian đô thị?
Sự thay đổi không gian đô thị phụ thuộc yếu tố chính trị,
chính sách kinh tế, đầu tư giữa nông thôn và thành thị.
Các thành phố có thể sinh ra từ tác động của thị trường,
nhưng các thành phố có hiệu quả thì lại không như vậy. Tại
sao lại như vậy ?
1.6 Yếu tố nào thể hiện chi phí và lợi ích của đô thị và
tầm quan trọng về quy mô và tốc độ tăng tưởng của
các khu đô thị ?
Chi phí: Đô thị tồn tại và phát triển cần sử dụng nhiều loại
phí tổn, đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, kiến trúc, nhà, chi
phí duy trì hoạt động. Chi phí đi lại và bảo vệ môi trường và
bảo đảm an toàn đô thị thường chiếm tỷ lệ cao.
5

nguon tai.lieu . vn